LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp” là công trình
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG VÀ DOANH
NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
HÀ NỘI - 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ HỒNG NHUNG
GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG VÀ DOANH
NGHIỆP
Chuyên ngành: GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Mã số: 0799
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHẠM NHƯ THUẦN
Hà Nội - 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Với những tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, phòng đào tạo sau Đại học, khoa tâm lý giáo dục Quý thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Như Thuần,Thầy đã cung cấp những kiến thức quý báo, chỉ bảo tận tình, giúp
đỡ và động viên em hoàn thành nghiên cứu đề tài này
Xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo và chuyên viên PGD&ĐT huyện
Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre Cảm ơn cán bộ quản lý và quý thầy, cô giáo ở các trường THCS trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre đã tạo điều kiện thuận lợi, cung cấp số liệu, tư liệu và đóng góp nhiều ý kiến cho tôi trong quá trình nghiên cứu
Cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu
Mặc dù bản thân đã rất nỗ lực cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong quý Thầy giáo, Cô giáo và các bạn đồng nghiệp chỉ dẫn, góp ý
để luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả
Lê Thị Hồng Nhung
Trang 4LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, luận văn “Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh trung học
cơ sở huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp” là công trình nghiên cứu cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên
cứu lý luận, khảo sát tình hình thực tiễn của các trường THCS huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre và sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Phạm Như Thuần
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Tác giả
Lê Thị Hồng Nhung
Trang 5GD&ĐT Giáo dục và đào tạo
CNH- HĐH Công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Số liệu học sinh THPT bỏ học tại huyện Mỏ Cày Bắc 48 Bảng 2.2 Số lượng trường, CBQL, GV, HS, PHHS tham gia khảo sát 49 Bảng 2.3 Số lượng doanh nghiệp, cán bộ quản lí doanh nghiệp tham gia khảo
sát
49
Bảng 2.4 Số liệu trường, CBQL, GV, HS, PHHS tham gia khảo sát 51 Bảng 2.5 Số liệu doanh nghiệp, cán bộ quản lí doanh nghiệp tham gia khảo sát 52 Bảng 2.6 Nhận thức về vai trò GDHN của GV và HS 52 Bảng 2.7 Nhận thức về vai trò GDHN của CBQL và PHHS 54 Bảng 2.8 Thực trạng xác đinh mục tiêu GDHN của GV 55 Bảng 2.9 Thực trạng triển khai nội dung GDHN của GV 56 Bảng 2.10 Phương pháp giảng dạy GDHN 58 Bảng 2.11 Thực trạng xác định các hình thức tổ chức GDHN của GV 60 Bảng 2.12 Mức độ tổ chức hoạt động GDHN tại trường 62 Bảng 2.13 Thái độ của học sinh tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại
trường
63
Bảng 2.14 Mức độ tìm hiểu thông tin các ngành/ nghề của phụ huynh và học
sinh trong xã hội
64
Bảng 2.15 Phân công giáo viên tham gia giảng dạy hướng nghiệp 65 Bảng 2.16 Quyền lợi của giáo viên tham gia giảng dạy hướng nghiệp 66 Bảng 2.17 Các hình thức GDHN được áp dụng trong nhà trường 67 Bảng 2.18 Tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy hướng nghiệp 69 Bảng 2.19 Định hướng của học sinh sau khi tốt nghiệp THCS 74 Bảng 2.20 Thực trạng nhu cầu tuyển dụng trình độ chuyên môn của nhân viên
trong doanh nghiêp
76
Bảng 3.1 Thống kê kết quả kiểm chứng tính cần thiết của giải pháp 107 Bảng 3.2 Thống kê kết quả kiểm chứng tính khả thi của giải pháp 109
Trang 8DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Hình, sơ đồ, biểu đồ Trang Hình 1.1 Tam giác hướng nghiệp của K.K.Platonov 17
Sơ đồ 1.2 Các hướng đi sau tốt nghiệp THCS 26
Biểu đồ 2.1 Nhận thức về vai trò GDHN của GV và HS 53 Biểu đồ 2.2 Nhận thức về vai trò GDHN của CBQL và PHHS 54 Biểu đồ 2.3 Thực trạng xác định mục tiêu GDHN của GV 55 Biểu đồ 2.4 Thực trạng triển khai nội dung GDHN 57 Biểu đồ 2.5 Phương pháp giảng dạy GDHN 59 Biểu đồ 2.6 Thực trạng các hình thức tổ chức GDHN của GV 60 Biểu đồ 2.7 Mức độ tổ chức hoạt động GDHN tại trường 62 Biểu đồ 2.8 Thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động GDHN tại
trường
63
Biểu đồ 2.9 Mức độ tìm hiểu thông tin các ngành/nghề của phụ huynh và
học sinh trong xã hội
64
Biểu đồ 2.10 Phân công giáo viên tham gia giảng dạy hướng nghiệp 65 Biểu đồ 2.11 Quyền lợi của giáo viên tham gia giảng dạy hướng nghiệp 66 Biểu đồ 2.12 Các hình thức GDHN được áp dụng trong nhà trường 68 Biểu đồ 2.13 Tiêu chí kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy hướng nghiệp 69 Biểu đồ 2.14 Định hướng của HS sau THCS 74 Biểu đồ 2.15 Trình độ chuyên môn của nhân viên trong doanh nghiệp 76 Hình 3.1 Mô hình đào tạo liên thông 89
Sơ đồ 3.1 Mối quan hệ giữa các giải pháp 105 Biểu đồ 3.1 Mức độ cần thiết của các giải pháp 108 Biểu đồ 3.2 Mức độ khả thi của các giải pháp 110
Trang 9MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích 3
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 3
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu 3
7 Phương pháp nghiên cứu 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG HIỆN NAY TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG VÀ DOANH NGHIỆP 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề về hướng nghiệp 6
1.2 Các văn bản chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp 9
1.3 Hoạt động hướng nghiệp 14
1.4 Hoạt động phân luồng 35
1.4.1 Đặc điểm tâm lý 35
1.4.2 Phân luồng 36
1.5 Yếu tố ảnh hưởng 37
1.5.1 Khách quan 37
1.5.2 Chủ quan 39
Trang 101.5.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh trung học cơ sở (từ 11-15 tuổi) 40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THCS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE 45
2.1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MỎ CÀY BẮC 45
2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 45
2.1.2 Kinh tế - xã hội 46
2.1.3 Giáo dục - đào tạo 47
2.2 Thực trạng giáo dục hướng nghiệp 48
2.3 Thực trạng phân luồng tại 3 trường THCS huyện Mỏ Cày Bắc 70
2.3.1 Phân luồng học sinh vào trung học phổ thông 71
2.3.2 Phân luồng học sinh vào trung cấp chuyên nghiệp và cơ sở dạy nghề 72
2.3.3 Phân luồng học sinh vào các lĩnh vực khác 73
2.4 Thực trạng tham gia lao động sản xuất và nhu cầu tuyển dụng tại doanh nghiệp 75
2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng……… 80
Chương 3: GIẢI PHÁP HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH THCS HUYỆN MỎ CÀY BẮC, TỈNH BẾN TRE 85
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 85
3.1.1 Các văn bản chỉ đạo công tác hướng nghiệp 85
3.1.2 Những vấn đề về nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa 85 3.1.3 Định hướng giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông ở nước ta trong những năm tới 86
3.1.4 Nguyên tắc xây dựng giải pháp 87
Trang 113.2 Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre
trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp 88
3.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh về hướng nghiệp 88
3.2.2 Thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh về hướng nghiệp 92
3.2.3.Tăng cường hoạt động kiểm tra và tổng kết đánh giá công tác HN 94
3.2.4 Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác hướng nghiệp 96
3.2.5 Tăng cường xã hội hóa cho công tác hướng nghiệp 99
3.2.6 Đẩy mạnh liên kết lao động với doanh nghiệp 103
3.3 Mối quan hệ giữa các giải pháp 105
3.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 106
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 113
1 Kết luận 113
2 Kiến nghị 114
TÀI LIỆU THAM KHẢO 116
Phụ lục 1 121
Phụ lục 2 123
Phụ lục 3 125
Phụ lục 4 1257
Phụ lục 5 129
Phụ lục 6 12931
Trang 121
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
1.1 GDHN cho học sinh phổ thông nói chung, cho học sinh trung học cơ sở nói
riêng là vấn đề đang được Đảng và nhà nước quan tâm được qui định rõ ràng trong các điều khoản của luật giáo dục Việt Nam 2005, cụ thể là:
- Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo hình thành nhân cách con người việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
- Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về
kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động
- Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ thông cơ bản tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp
1.2 GDHN là một bộ phận của nội dung giáo dục phổ thông toàn diện đã được
xác định trong luật giáo dục Chiến lược phát triển giáo dục và chủ trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay cũng nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường GDHN nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả vào việc phân luồng học sinh, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc được tiếp tục đào tạo phù hợp với năng lực bản thân và nhu cầu của xã hội
- Đối với học sinh lớp 9, việc chọn trường, chọn hướng học tiếp THPT hay chuyển sang loại hình đào tạo khác là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến tương lai Đối với các bậc phụ huynh, việc chọn trường gần nhà, trường phù hợp với sức học của học sinh, cơ hội nghề nghiệp trong tương lai, rất được quan tâm
Trang 132
- Hoạt động hướng nghiệp hiện nay chưa được các cấp quản lý giáo dục và các trường quan tâm đúng mức, còn nhiều địa phương và trường học chưa thực hiện đầy đủ các nội dung GDHN, chất lượng hoạt động hướng nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu của học sinh và xã hội, HSPT cuối các cấp học và bậc học chưa được chuẩn bị chu đáo để lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành cho phù hợp với bản thân và yêu cầu xã hội Ban giám hiệu các trường chỉ đẩy mạnh về tư vấn nguyện vọng, chọn trường THPT công lập, mà thiếu sự tư vấn thêm về loại hình GDTX, trung cấp chuyên nghiệp và trường nghề Đặc biệt, trong khâu làm công tác tâm lý và phân tích những yếu tố giúp phụ huynh, HS chọn trường chọn hướng đi phù hợp chưa được chú trọng
- Hệ quả của việc xem nhẹ tư vấn hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS là tình trạng bỏ học, thừa thầy nhưng thiếu thợ lành nghề Kết quả tuyển sinh những năm gần đây cho thấy, có nhiều học sinh dù thi điểm cao, nhưng do không biết cách chọn trường đã không trúng tuyển, hoặc có nhiều học sinh cố sức để theo lớp 10, nhưng nửa đường bỏ học vì không theo kịp chương trình Nếu những đối tượng này được tư vấn hướng nghiệp kịp thời sẽ chọn được một hướng đi phù hợp với bản thân, tiết kiệm được thời gian và công sức, tránh lãng phí trong giáo dục
- Mỏ Cày Bắc là huyện mới thành lập của tỉnh Bến Tre với nhiều doanh nghiệp
có nhu cầu về nguồn lao động như công ty chế biến hạt điều, công ty may giày xuất khẩu, công ty may mặc, công ty đồ thủ công mỹ nghệ, trong huyện có 11 trường THCS với số lượng học sinh lớp 9 gần 1815 HS Người dân địa phương chủ yếu là lao động nông nghiệp, chưa ý thức đầy đủ vai trò quan trọng của việc học cũng như chưa
có đủ kiến thức để giúp học sinh lựa chọn hướng đi đúng đắn trong tương lai Một số
bộ phận dân số trong huyện, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên việc học tập của thanh thiếu niên chưa được đảm bảo, một số phải bỏ học giữa chừng Nếu được GDHN kịp thời, thực hiện tốt phân luồng học sinh, chuyển các học sinh này sang đào tạo nghề rút ngắn thời gian học, giải quyết khó khăn về kinh tế, tránh lãng phí trong giáo dục, giúp thanh niên có được việc làm phù hợp với năng lực và sở thích, tự tin trong cuộc sống, đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển kinh tế địa phương
Trang 143
1.3.Với những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài : “Giáo dục hướng
nghiệp cho học sinh THCS huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp”
2 Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiển đề xuất các giải pháp nhằm hướng nghiệp cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở tại huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre
4 Giả thuyết khoa học
Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện mỏ cày Bắc, tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp còn bất cập nếu đề xuất các giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hướng nghiệp học sinh THCS thì việc phân luồng các em sau THCS sẽ phù hợp với năng lực và khả năng của học sinh
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Hệ thống hóa cơ sở lý luận của hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS
5.2 Đánh giá thực trạng hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS tại huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp
5.3 Đề xuất giải pháp cho hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS tại huyện Mỏ Cày Bắc, Tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp
6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài được tiến hành nghiên cứu về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh
Trang 154
THCS tại 3/11 trường THCS trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc tỉnh Bến Tre, đặc biệt quan tâm đến công tác tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Nghiên cứu các tài liệu, sách báo, các văn bản, báo cáo tổng kết của Sở GD&ĐT Bến Tre, Phòng GD&ĐT Mỏ Cày Bắc, báo cáo tổng kết năm học của các trường THCS trên địa bàn, báo cáo định hướng phát triển KT-XH của huyện Mỏ Cày Bắc, hồ sơ giảng dạy của GV, Ban giám hiệu ….từ đó, hệ thống hóa cơ sở lí luận, các bảng số liệu phục vụ công tác nghiên cứu
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiển
7.2.1 phương pháp quan sát
Quan sát thực tế công tác giáo dục hướng nghiệp cho hoc sinh ở các trường THCS huyện Mỏ Cày Bắc
7.2.2 phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Dùng phiếu hỏi, phân tích, so sánh đối chiếu kết quả khảo sát để tìm ra những thông tin cần thiết theo hướng nghiên cứu luận văn
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn
Trao đổi, nói chuyện với các đồng nghiệp, nhất là cán bộ quản lý, giáo viên để
Trang 165
nắm bắt thông tin liên quan đến đề tài
7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
Rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lí hoạt động GDHN
7.3 Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Sử dụng các phép toán thống kê trong nghiên cứu
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông hiện nay trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động hướng nghiệp cho học sinh THCS trên địa bàn huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp
Chương 3: Giải pháp hướng nghiệp cho học sinh THCS huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp
Trang 176
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG HIỆN NAY TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI CỘNG ĐỒNG VÀ DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề về hướng nghiệp
1.1.1 Lược sử nghiên cứu về hướng nghiệp ở ngoài nước
GDHN là hoạt động quan trọng trong trường phổ thông cho nên mọi quốc gia
trên thế giới đều quan tâm đến hoạt động GDHN
Ở các nước có nền giáo dục tiên tiến, công tác hướng nghiệp được coi trọng và được bắt đầu ngay từ những năm đầu của cấp trung học
Tại Đức, những nhà giáo dục học và những nhà nghiên cứu về lao động, kỹ thuật
và kinh tế đã nghiên cứu về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học lao động nghề nghiệp Qua đó, tổ chức cho học sinh thực tập tại các nhà máy, xí nghiệp, các cơ sở kinh doanh, dịch vụ Nhờ vậy, học sinh được làm quen với môi trường lao động và được giáo dục một số kỹ năng lao động cần thiết, giúp các
em phát triển thành những con người trưởng thành trong cuộc sống xã hội
Trang 18Có khoảng 27,9% số trường THPT vừa học văn hoá phổ thông vừa học các môn học kỹ thuật thuộc các lĩnh vực cơ khí, ngư nghiệp, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,…Sau khi tốt nghiệp cấp II có đến 94% HS vào cấp III, trong đó 70% theo học loại hình trường phổ thông cơ bản và 30% HS theo hướng học nghề
Tại Hàn Quốc, trong các loại hình trường phổ thông, nội dung giảng dạy kỹ thuật lao động là một bộ phận cấu thành quan trọng trong chương trình giáo dục Khi học hết cấp II, HS sẽ đi theo hai luồng chính: phổ thông và chuyên nghiệp Các trường kỹ thuật nghề nghiệp tuyển sinh trước rồi mới chọn HS theo luồng phổ thông
1.1.2 Ở Việt Nam
Tại Việt Nam, vấn đề đào tạo người lao động được Đảng ta rất coi trọng
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ IX đã ghi rõ: “Coi trọng
công tác GDHN và phân luồng HS trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên
đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”.[33]
Tại Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X, Đảng ta tiếp tục xác định đổi mới toàn diện GD&ĐT trên cơ sở làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng từ cấp THCS.[30]
Quyết định 126/CP ngày 19-3-1981 của Chính phủ về Công tác hướng nghiệp
trong trường phổ thông và việc sử dụng hợp lý học sinh THCS, THPT tốt nghiệp
ra trường [29] đã nêu rõ vai trò, vị trí, nhiệm vụ công tác hướng nghiệp, phân
Trang 198
công cụ thể chính quyền các cấp, các ngành kinh tế, văn hóa từ Trung ương đến địa phương tham gia vào hoạt động HN Tất cả các cấp, các ngành có nhiệm vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ các trường phổ thông trong việc đào tạo, sử dụng hợp lý và tiếp tục bồi dưỡng HS phổ thông sau khi ra trường Thông tư 31/TT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn thực hiện quyết định 126/CP của Chính phủ cũng nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và hình thức hướng nghiệp cho HS phổ thông [34], đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên đang công tác tại trường THPT
Công tác GDHN cho học sinh THPT ở Việt Nam từ lâu đã được các nhà khoa học, các nhà quản lí giáo dục quan tâm nghiên cứu như:
- Nguyễn Thị Bình (1982) về trách nhiệm của ngành ta đối với công tác
hướng nghiệp và sử dụng HS ra trường; Trần Xuân Nhĩ (1982) về nắm vững những quan điểm đúng đắn, ra sức đẩy mạnh công tác hướng nghiệp; Võ Nguyên Giáp (1984) về công tác hướng nghiệp trong các nhà trường phổ thông; Phạm Huy Thụ (1996) về hoạt động lao động-hướng nghiệp của học sinh phổ thông Việt Nam
- GS.TS Phạm Tất Dong với đề tài “Đổi mới công tác hướng nghiệp phục
vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.[6]
- TS Hồ Văn Thống nghiên cứu về “Quản lý giáo dục hướng nghiệp trung
học phổ thông theo định hướng tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” [ 3 1 ]
- Năm 2010, tác giả Lê Thị Thanh Hương đã nghiên cứu đề tài “Tư vấn hướng
nghiệp cho học sinh THPT thực trạng ở Việt Nam và kinh nghiệm ở quốc tế” Tác
giả đã chỉ ra những giai đoạn hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp, các lí thuyết tư vấn hướng nghiệp, các mô hình hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp ở các nước trên thế giới và nêu lên những thực trạng về tư vấn hướng nghiệp ở trường THPT
Trang 209
- Năm 2012, tác giả Phạm Văn Sơn nghiên cứu đề tài “Xây dựng và sử dụng bản
mô tả nghề trong tư vấn hướng nghiệp chọ học sinh phổ thông” Tác giả đã đề cập
đến mục đích sử dụng bản mô tả nghề nghiệp trong tư vấn, cung cấp những yêu cầu
về phẩm chất và năng lực cần thiết giúp cho cán bộ tư vấn có cơ sở đối chiếu với từng học sinh để xác định sự phù hợp nghề
- Năm 2013, tác giả Phan Ngọc Linh đã nghiên cứu đề tài “Tư vấn hướng nghiệp
cho học sinh THPT” Tác giả đã khái quát thực trạng tư vấn hướng nghiệp ở một số
trường THPT, các biểu hiện tâm lí trong tư vấn hướng nghiệp
- Năm 2016, nhóm tác giả Nguyễn Minh Đường, Đỗ Thị Bích Loan nghiên cứu
đề tài “Định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu xây
dựng nông thôn mới ở Việt Nam” Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực
tiễn có liên quan, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu định hướng giá trị nghề nghiệp cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Tóm lại, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT ở trong và ngoài nước Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến hoạt động giáo dục hướng nghiệp của các trường THPT Đặc biệt, chưa có công trình nào nghiên cứu về công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp Chính vì vậy, tôi cho rằng nghiên cứu công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh THCS trong mối quan hệ với cộng đồng và doanh nghiệp hiện nay là vấn
đề có ý nghĩa cấp bách và cần thiết
1.2 Các văn bản chỉ đạo hoạt động hướng nghiệp
1.2.1 Các văn bản của Trung ương
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương kịp thời và đúng đắn đối với GDHN Quan điểm nhất quán trong các Nghị quyết của Đảng đó là: “Học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn liền với xã hội”
Năm 1979, Nghị quyết 14 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương khóa IV về cải cách giáo dục đã khẳng định hướng nghiệp là bộ phận khắng khít với giáo dục
Trang 2110
đào tạo
Văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX (19/4-22/4/2001) đã ghi rõ:
“Coi trọng công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”
Nghị quyết số 37/2004/QH11 về giáo dục của Quốc hội đã định hướng cho phát triển giáo dục nghề nghiệp: “Phát triển mạnh giáo dục nghề nghiệp, thực hiện phân luồng sau trung học cơ sở và liên thông trong hệ thống giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh, thiếu niên lựa chọn nhiều hình thức học tập và sau khi học xong trung học cơ sở và trung học phổ thông, học sinh có cơ hội được học nghề Phát triển giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của nhân dân và xây dựng xã
hội học tập” (Phần 2 Nghị quyết số 37/2004/QH11 ngày 03 tháng 12 năm 2004)
Năm 2004, trong Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Giáo dục, ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cũng đã đề nghị: “Phải thay đổi chính sách phát triển giáo dục theo hướng tập trung phát triển các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề dài hạn, tương đương với hệ thống trung học phổ thông để trong tương lai, thu hút khoảng 40 - 50% học sinh tốt nghiệp THCS đi vào các loại trường này”
Văn kiện Đại hội X (18/4-25/04/2006) cũng nêu: “ Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân, chú trọng phân luồng đào tạo sau THCS, đảm bảo liên thông giữa các cấp đào tạo ”
Kể từ ngày Chính phủ ban hành Quyết định số 126/CP ngày 19/3/1981 về CTHN trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý HS tốt nghiệp ra trường và Thông tư 31/TT của Bộ Giáo dục hướng dẫn việc thực hiện quyết định cho các cơ quan quản
lý giáo dục, trường phổ thông các cấp và các cơ quan liên ngành, giáo dục phổ thông và những vấn đề có liên quan tới vấn đề hướng nghiệp đã được nhận thức sâu sắc và thực tiễn hơn
Trong loạt bài viết được đăng trên nhiều số báo Nhân Dân tháng 3/1999, vấn đề
Trang 2211
PLHS sau THCS đã được cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đề cập rất bức xúc: “Nước
ta trong tiến trình đẩy mạnh CNH-HĐH từ trình độ thấp, thì giáo dục ngành, nghề lại càng quan trọng, cho nên càng phải coi trọng PLHS sau THCS vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, một mặt hàng năm giảm dần tỉ lệ học sinh sau THCS vào THPT từ 76% hiện nay xuống 50% vào những năm sau 2000, một mặt tăng dần tỷ lệ HS vào các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tương ứng với việc giảm tỷ lệ HS vào THPT” (Số báo ra ngày 5/3/1999)
Điều 27 của Luật giáo dục năm 2005 có ghi: “Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp
để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động”
Điều 3 - Nghị định 75/2006 NĐ- CP về hướng dẫn thi hành Luật giáo dục năm
- Phân luồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức các hoạt động giáo dục trên cơ
sở thực hiện hướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để HS tốt nghiệp THCS, THPT tiếp tục học ở cấp cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phù hợp với năng lực, phù hợp điều kiện cụ thể của cá nhân và nhu cầu của XH, góp phần điều tiết cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động phù hợp nhu cầu phát triển của đất nước
Từ những văn bản trên, ta nhận thấy hướng nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục được cấp Trung ương quan tâm thể hiện trong các Nghị quyết, Quyết định, Điều lệ, Văn kiện đại hội Đảng, và liên tục sửa đổi
bổ sung phù hợp với yêu cầu của thời đại mới
Trang 2312
1.2.2 Các văn bản của Bộ Giáo dục & Đào tạo về giáo dục hướng nghiệp
Chỉ thị số 33/2003/CT-BGD-ĐT ngày 23/7/2003/ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường GDHN cho HSPT Chỉ thị nêu rõ: “Giáo dục hướng nghiệp là một
bộ phận của nội dung giáo dục triển khai thực hiện sinh hoạt hướng nghiệp ở các trường THCS, THPT và Trung tâm KTTH-HN theo tài liệu hướng dẫn của Bộ GD&ĐT giúp học sinh đặc biệt là học sinh cuối cấp, tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động và đánh giá về năng lực của bản thân, hướng dẫn học sinh lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn ngành học phù hợp với năng lực cá nhân và yêu cầu của
xã hội”
Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ của giáo dục - lao động hướng nghiệp 2004-2005 của Bộ GD&ĐT đã đề cập: “Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về việc tăng cường giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động, sinh hoạt hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, nâng cao chất lượng và mở rộng việc dạy nghề phổ thông một cách vững chắc tiếp tục củng cố và phát triển Trung tâm KTTH-HN”
Công văn số 7078/ BGD-ĐT ngày 12/8/2005 về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ lao động hướng nghiệp trong trường phổ thông
Nghị quyết số 16/2006/QĐ-BGĐ-ĐT ngày 06/5/2006 về ban hành chương trình giáo dục phổ thông, chương trình phổ thông gồm chương trình chuẩn của 23 môn học, hoạt động GDHN và dạy NPT
Chỉ thị số 39/2007/CT-BGD-ĐT ngày 31/07/2007 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, GDTX, giáo dục chuyên nghiệp năm 2007-2008 Chỉ thị yêu cầu thực hiện đầy đủ chương trình hoạt động GDHN, tăng cường TVHN cho HS cấp THCS, thực hiện phân luồng sau THCS, gắn đào tạo với nhu cầu xã hội Công văn số 8410/BGD&ĐT-VP ngày 10/08/2007 về hướng dẫn thực hiện nhiệm
vụ giáo dục lao động - hướng nghiệp năm học 2007-2008 Đẩy mạnh công tác TVHN cho HSPT để góp phần phân luồng và chuẩn bị cho HS lớp 9 lựa chọn các ban học ở trường THPT hợp lý và giúp HS lớp 12 lựa chọn học lên hoặc đi vào
Trang 2413
cuộc sống lao động phù hợp với điều kiện của bản thân và yêu cầu đào tạo nhân lực của địa phương và cả nước
Quyết nghị số 68/2008/QĐ-BGĐ-ĐT từ ngày 09/12/2008 về ban hành quyết định
về CTHN, về vấn đề việc làm trong các cơ sở giáo dục ĐH và TCCN do Bộ GD&ĐT ban hành
Theo chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT đã nêu rõ hướng nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục được quy định cụ thể trong các Chỉ thị, Nghị quyết, Công văn hướng dẫn hoạt động
1.2.3 Các văn bản của địa phương
Văn bản số 3166/GDĐT-TrH ngày 10 tháng 9 năm 2014 hướng dẫn thực hiện
hoạt động giáo dục hướng nghiệp, hoạt động giáo dục nghề phổ thông và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp năm học 2014-2015
Thực hiện kế hoạch số 1704/KH-SGD&ĐT ngày 12 tháng 7 năm 2016 của Sở GD&ĐT Bến Tre về Thực hiện công tác giáo dục khởi nghiệp trong trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm học 2016 – 2017
Phòng GD&ĐT Huyện Mỏ Cày Bắc
Văn bản số 652/GD Phòng GD&ĐT Mỏ Cày Bắc ngày 08/09/2006 về hướng dẫn
Trang 2514
thực hiện công tác lao động - hướng nghiệp tại các trường THCS Văn bản có nội dung yêu cầu các trường THCS thực hiện đầy đủ và có chất lượng hoạt động GDHN và TVHN cho HSPT nhằm thực hiện thật tốt và hiệu quả việc PLHS lớp 9 sau tốt nghiệp THCS
Văn bản số 191/GD Phòng GD&ĐT Mỏ Cày Bắc ngày 09/03/2007 về thực hiện TVHN tại các trường THCS trong huyện Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học và nhiệm vụ PLHS sau THCS Phòng giáo dục huyện đề nghị các trường có kế hoạch thực hiện chuyên đề “Tư vấn hướng nghiệp” cho HS
Thông tri số 01-TT/Tu ngày 22/7/2016 của tỉnh ủy Bến Tre về nhiệm vụ năm học 2016-2017 Đổi mới nội dung phương pháp và hình thức hoạt động giáo dục hướng nghiệp đáp ứng mục tiêu phân luồng học sinh sau THCS đồng thời gắn với mục tiêu
”Đồng khởi khởi nghiệp” theo chỉ đạo của tỉnh ủy
Thực hiện công văn số 2164/SGD&ĐT-GDTrH ngày 29/8/2016 của sở giáo dục và đào tạo về việc thực hiện giáo dục hướng nghiệp trong cơ sở giáo dục trong năm học 2016-2017
Khái niệm nêu trên về hướng nghiệp là sự kết hợp tương đối hài hoà nhu cầu của mỗi cá nhân với nhu cầu xã hội, đặt việc đào tạo con người cho xã hội làm nhiệm
vụ trung tâm, đồng thời luôn đảm bảo tính chủ thể trong sự phát triển tự do của mỗi nhân cách Khái niệm trên cũng đề cập đến cá tính phức tạp của CTHN, đòi hỏi phải
Trang 2615
có sự tham gia đồng bộ của nhiều bộ phận xã hội nhằm giải quyết hợp lý lực lượng lao động dự trữ có sẵn của đất nước Khái niệm trên là đầy đủ vì nó bao gồm nội dung, cấu trúc, đặc trưng cơ bản, phương pháp tiến hành và mục đích hướng nghiệp Dưới góc độ giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là sự tác động của một tổ hợp các lực lượng xã hội, lấy sự chỉ đạo của một hệ thống sư phạm làm trung tâm vào thế hệ trẻ, giúp HS quen biết với một số ngành nghề phổ biến để khi tốt nghiệp ra trường,
HS có thể lựa chọn cho mình một cách có ý thức nghề nghiệp tương lai.[13]
Với quan điểm kinh tế, hướng nghiệp được hiểu là quá trình điều chỉnh sự lựa chọn nghề và vị trí lao động của tuổi trẻ tương ứng với nhu cầu của xã hội và năng lực bản thân Với quan điểm này, hướng nghiệp nghiên cứu cấu trúc nguồn nhân lực
xã hội, những xu thế cơ bản phân bố nguồn lực này theo các lĩnh vực nghề nghiệp trong điều kiện phát triển KT-XH của khu vực, của đất nước và thế giới, nghiên cứu nguyên nhân dẫn tới quá trình luân chuyển lao động và đội ngũ cán bộ trong các lĩnh vực nghề nghiệp HĐHN sẽ thiếu sót khi HS lựa chọn cho mình một nghề nhưng lại không đáp ứng sở trường, năng lực bản thân và từ đó, HS làm việc không phải với tất cả tâm huyết và sức lực để hướng tới những hiệu quả tối ưu trong sản xuất Đó cũng chính là nguyên nhân làm giảm năng suất lao động
Quan niệm mới về hướng nghiệp: “Hướng nghiệp (orientation) là một quá trình liên tục giúp đỡ mọi người suốt cả cuộc đời để họ thực hiện được dự án cá nhân cũng như nghề nghiệp của mình bằng cách xác định những mong muốn và năng lực của mình thông qua thông tin và tư vấn về thực tế thế giới công việc, sự phát triển của nghề nghiệp, thị trường lao động, thực tiễn kinh tế và nhu cầu trong đào tạo”
(Sách trắng về Giáo dục và đào tạo ở Châu Âu)
Theo quan niệm mới, hướng nghiệp là một quá trình, không chỉ diễn ra ở một thời điểm mà diễn ra trong suốt đời người Mục đích không chỉ giúp con người lựa chọn nghề nghiệp phù hợp mà còn hỗ trợ con người vượt qua khó khăn, thích ứng với hoàn cảnh của một xã hội phát triển và có nhiều thay đổi, phát huy được tối đa năng lực để đạt được thành công trong nghề nghiệp, xây dựng được cuộc sống tốt
Trang 2716
đẹp cho bản thân.[35]
1.3.1.2 Công tác/Hoạt động hướng nghiệp
Trong giáo dục phổ thông, hướng nghiệp là một hình thức hoạt động dạy của thầy
và hoạt động học của trò Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể GV, tập thể sư phạm, có mục đích giáo dục
HS trong việc chọn trường, chọn nghề, giúp HS tự quyết định nghề tương lai trên cơ
sở phân tích khoa học về hứng thú, năng lực của bản thân với yêu cầu của nghề và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội Nói một cách khác, hướng nghiệp trong trường phổ thông là một hệ thống tác động sư phạm nhằm giúp HS lựa chọn nghề nghiệp tương lai một cách hợp lý Xét về hoạt động của trò, HĐHN giúp mỗi HS tìm hiểu thông tin về thế giới nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là những nghề nghiệp ở địa phương, biết được những yêu cầu của nghề định chọn, đối chiếu những yêu cầu đó với phẩm chất năng lực bản thân trước khi có quyết định cuối cùng hợp lý nhất
Tuy nhiên, nếu chỉ riêng nhà trường làm nhiệm vụ hướng nghiệp thì hiệu quả không thể cao Việc tác động đến nhận thức của HS phải được thực hiện liên tục, bằng nhiều hình thức hoạt động về văn hóa, nghệ thuật, đài phát thanh, truyền hình, sách báo, thì tác dụng hướng dẫn chọn nghề cho HS sẽ cao hơn Chính vì vậy, hướng nghiệp trong nhà trường và hướng nghiệp trong toàn xã hội là hai bộ phận có quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, thống nhất với nhau để dẫn dắt thế hệ trẻ tự giác chọn nghề tương lai, phát triển được năng lực nghề nghiệp và có cuộc sống thỏa mãn với lao động nghề nghiệp mai sau
Hướng nghiệp là một tính chất của nhà trường phổ thông xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tính chất hướng nghiệp được quán triệt trong toàn bộ chương trình, nội dung,
kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo, xây dựng CSVC kỹ thuật, trong các nhà trường từ tiểu học, THCS đến THPT Điều này có ý nghĩa là mỗi HS trong suốt quá trình học tập ở trường phổ thông, đều được tác động của CTHN, đều được chuẩn bị
để sẵn sàng tham gia LĐSX sau khi tốt nghiệp cấp học được đào tạo
Trang 2817
Hướng nghiệp bao gồm 3 bộ phận có liên quan chặt chẽ với nhau:
Định hướng nghề - Tư vấn nghề - Tuyển chọn nghề Được nhà tâm lý học người Nga K.K Platonov khái quát bằng “Tam giác hướng nghiệp”
Hình 1.1 Tam giác hướng nghiệp của K.K.Platonov
2 Tư vấn nghề
Tư vấn nghề là khâu trung gian giữa định hướng nghề và tuyển chọn nghề Căn cứ vào những biện pháp chuyên môn, cho HS những lời khuyên về việc chọn nghề thích hợp và có cơ sở khoa học
Tư vấn nghề đòi hỏi người làm công tác này phải có tinh thần trách nhiệm cao khi đưa ra những lời khuyên, đồng thời phải tôn trọng nguyên tắc tự do chọn nghề của mỗi cá nhân
Để tiến hành tư vấn nghề, một trong những công cụ không thể thiếu là bản mô tả nghề, thường có các mục sau:
Trang 2918
- Tên nghề và những chuyên môn thường gặp trong nghề
- Nội dung và tính chất lao động của nghề
- Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề
Giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng trong 2 khâu đầu: Định hướng nghề và Tư vấn nghề cho HS
1.3.1.3 Giáo dục hướng nghiệp
GDHN về cơ bản là quá trình giáo dục điều chỉnh liên tục động cơ chọn nghề của
HS, giúp HS hình thành hứng thú và năng lực nghề nghiệp vào những nghề mà xã hội cần phát triển
Chương trình GDHN được xây dựng trên quan điểm đổi mới giáo dục cấp THCS, THPT và kế thừa những ưu điểm của chương trình “Sinh hoạt hướng nghiệp” trước đây
Nội dung chương trình được xây dựng theo quan điểm chủ đề để HS chủ động tìm hiểu một số thông tin cơ bản về tình hình phát triển KT-XH của đất nước, địa phương, về thị trường lao động, về thế giới nghề nghiệp và những cơ sở đào tạo Ngoài ra, HS còn tự đánh giá năng lực bản thân, truyền thống nghề nghiệp và hoàn
Trang 30Về phương pháp tổ chức: GDHN là một hoạt động giáo dục trong trường phổ thông, có những đặc thù riêng về phương pháp tổ chức Các phương pháp này thể hiện vai trò HS là chủ thể của hành động chọn nghề, đem lại cho HS kinh nghiệm tìm hiểu thông tin nghề, củng cố các quan điểm lao động, định hướng giá trị nghề nghiệp, hình thành động cơ đúng đắn trong việc lựa chọn nghề nghiệp
Có 4 phương thức hướng nghiệp cho HS trung học:
1 Hướng nghiệp thông qua hoạt động dạy các bộ môn văn hóa
Hoạt động giảng dạy các môn văn hóa là một trong những mặc giáo dục chủ yếu trong nhà trường phổ thông mang tính ổn định qua sự truyền đạt kiến thức của thầy và tiếp thu kiến thức của trò theo nội dung chương trình sách giáo khoa Ngoài ra, GV còn rèn luyện kỹ năng thực hành của HS qua các bài thực hành, thí nghiệm chứng minh, đồng thời liên hệ nội dung bài giảng lý thuyết và thực hành có liên quan đến nghề nghiệp ngoài xã hội để hình thành tư tưởng, tình cảm, tác phong nghề nghiệp của HS
2 Hướng nghiệp qua giảng dạy bộ môn kỹ thuật và NPT
Ở các trường phổ thông thường xem nội dung giảng dạy các bộ môn kỹ thuật và dạy NPT là những môn học “hướng nghiệp” vì nó mang rõ tính hướng nghiệp hơn các bộ môn văn hóa khác
3 Hướng nghiệp thông qua sinh hoạt hướng nghiệp
Giới thiệu các nghề nghiệp có ở địa phương qua các bài giảng hướng nghiệp
Trang 31Chọn lựa nghề theo năng lực của học sinh
4 Hướng nghiệp thông qua các hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường
Các hoạt động này thường tổ chức cho HS lao động làm vệ sinh trường lớp, trồng cây xanh ở trường Tham gia hoạt động tham quan ở các nhà máy, lao động giúp dân HĐHN này đòi hỏi có sự tham gia của các bộ phận trong nhà trường và các cơ quan ban ngành, đoàn thể, nhà máy, xí nghiệp
Kết quả tham gia hoạt động GDHN của HS được thể hiện qua “Phiếu hướng nghiệp” Nội dung của phiếu được xây dựng để theo dõi quá trình tham gia hoạt động GDHN của HS, kết hợp với ý kiến của gia đình và nhà trường, được dùng làm
cơ sở cho TVHN.[25]
1.3.1.4 Tư vấn/Tham vấn hướng nghiệp
Heppner (1978) và Fretz (1982) nói về mục đích của tham vấn: “Hỗ trợ cá nhân giải quyết các vấn đề và đối mặt với những khó khăn của cuộc sống hay nói một cách khác là giúp cá nhân thay đổi”
Hill (1993) nhắc lại định nghĩa về các lĩnh vực can thiệp của tham vấn:
- Chữa trị”: hỗ trợ giải quyết các vấn đề, ra quyết định
- “Phòng ngừa”: dự đoán, phòng trước các khó khăn trong tương lai
- “Giáo dục và phát triển”: khám phá và phát triển tiềm năng [35]
Đối tượng của tư vấn/tham vấn được gọi là thân chủ (client) Trong tư vấn/tham vấn hướng nghiệp thân chủ chính là HS, giữa nhà tham vấn và thân chủ có mối quan hệ bình đẳng
Trang 3221
Bản chất của tham vấn là sự hướng tới cá nhân với mục đích giúp cá nhân tự lập ra được kế hoạch, tìm ra lựa chọn phù hợp nhất trước nhiều lựa chọn.Tuy nhiên, vai trò của nhà tư vấn/tham vấn không phải là đưa ra lời khuyên hay cách giải quyết cụ thể.[35]
1.3.1.5 Nghề nghiệp
Nghề nghiệp theo chữ La tinh (Prôfessio) có nghĩa là công việc chuyên môn được hình thành một cách chính thống là dạng lao động đòi hỏi một trình độ học vấn nào
đó, là hoạt động cơ bản giúp con người tồn tại.[13]
Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu xã hội
Trong lĩnh vực hướng nghiệp, người ta thường dùng định nghĩa nghề của A.Climov Nghề là nhóm các chuyên môn gần nhau, còn chuyên môn là một dạng hoạt động mà trong đó con người dùng thể lực và trí tuệ của mình làm ra những phương tiện cần thiết cho xã hội tồn tại và phát triển
Nghề bao gồm nhiều chuyên môn Chuyên môn là một lĩnh vực lao động sản xuất hẹp mà ở đó, con người bằng năng lực thể chất và tinh thần của mình làm ra những giá trị vật chất hoặc giá trị tinh thần Trên thế giới hiện nay có trên dưới 70.000 nghề và chuyên môn
Vì hệ thống nghề nghiệp trong xã hội có số lượng nghề và chuyên môn nhiều như vậy nên người ta gọi hệ thống đó là “Thế giới nghề nghiệp” Nhiều nghề chỉ thấy có
ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn
ở trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, TCCN và CĐ-ĐH) đào tạo trên dưới
Trang 33Mức độ hiệu quả hoạt động nghề nghiệp chịu sự chi phối của mức độ sự phù hợp nghề Người ta có thể phân sự phù hợp nghề thành các mức độ, phù hợp hoàn toàn
và phù hợp từng phần
Mỗi cá nhân đều tiềm ẩn những năng lực, những sở trường đặc biệt để tạo nên sự phù hợp nghề Nếu biết tận dụng đầy đủ những cơ sở ấy, đặc biệt là những sở trường sẵn có, kiên trì luyện tập, kết hợp với sự học hỏi ở những người có kinh nghiệm thì sự phù hợp nghề sẽ nhanh đến với bản thân
Các nhà tâm lý học đã chứng minh mỗi nghề đòi hỏi một trình độ phát triển năng lực chung và những năng lực chuyên biệt cần thiết để thực hiện thành công cho
riêng nghề đó Đồng thời mỗi nghề còn có những yêu cầu riêng về trạng thái sức
khỏe, tâm lý của con người
Sự phù hợp nghề trước hết phụ thuộc vào quá trình nhận thức sâu sắc đối với nghề mình chọn để biết mình, biết nghề và sau đó là quá trình tự rèn luyện để tạo phù hợp trong khuôn khổ mà nghề nghiệp đã đặt ra.[13]
Nguyên tắc chọn nghề:
- Không chọn những nghề mà bản thân không yêu thích
- Không chọn những nghề mà bản thân không đủ các điều kiện về tâm lý, sinh
lý, thể chất cũng như điều kiện xã hội để đáp ừng những yêu cầu của nghề
- Không chọn những nghề nằm ngoài kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương,
của đất nước.[10]
Trang 3423
Miền chọn nghề tối ưu:
Sơ đồ 1.1: Miền chọn nghề tối ưu
Giao diện giữa 3 vòng tròn A, B, C là những nghề phù hợp nhất với mỗi HS, đó là giao diện miền chọn nghề tối ưu Chọn nghề tối ưu là chọn những nghề vừa phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân vừa phù hợp với yêu cầu xã hội.[10]
1.3.1.7 Hứng thú đối với nghề nghiệp
Hứng thú là một động lực thúc đẩy con người hăng say hoạt động Trong CTHN, người ta đặc biệt chú trọng đến hứng thú học tập và hứng thú nghề nghiệp Hứng thú học tập, nhất là hứng thú với môn học, liên quan chặt chẽ với việc chọn nghề Hứng thú nghề nghiệp là sự biểu hiện thái độ của con người đối với lĩnh vực nghề nghiệp hay một nghề cụ thể, nó góp phần tạo nên động lực thúc đẩy cá nhân tìm hiểu kỹ về nghề, làm cơ sở cho việc thực hiện nguyện vọng nghề
Đại văn Hào người Nga M.Goóc-ki nhận xét: Có hứng thú thì công việc lao động đơn giản cũng trở thành hoạt động sáng tạo
Nhà triết học người Pháp, ông Hen-vê-ti-ớt, đã viết trong tác phẩm “Bàn về trí tuệ” như sau: “Những tài năng khác nhau của một con người giống như những phím của cây đàn dương cầm, còn hứng thú là bàn tay của người nghệ sĩ Hứng thú tạo ra giai điệu, giai điệu cuộc sống”.[10]
E.M Chevlov cho rằng: Hứng thú là động lực quan trọng nhất trong việc nắm
Trang 3524
vững tri thức, mở rộng học vấn, làm giàu nội dung của đời sống tâm lý con người Thiếu hứng thú, hoặc hứng thú mờ nhạt, cuộc sống của con người sẽ trở nên ảm đạm và nghèo nàn Một khi con người ý thức về giá trị nghề nghiệp đối với mình,
có được những cảm xúc và sự say mê tích cực trong lao động, học tập nhằm hoàn thiện mình để đạt tới nghề nghiệp, khi đó ở con người đã có được hứng thú nghề nghiệp
N.C Krupxcaia đã chỉ rõ: Chỉ khi nào nghề nghiệp tạo cho nó tâm hồn, khi ở con người có hứng thú đối với việc mà họ đang làm, bị cuốn hút vào công việc, chỉ khi
đó con người mới có thể nâng cao tối đa xu hướng hoạt động của mình không kể đến sự mệt mỏi.[13]
Lựa chọn nghề nghiệp là một công việc hệ trọng của tuổi học trò, vì thế nếu HS
có sự định hướng đúng trong việc hình thành hứng thú tích cực đối với nghề nghiệp thì sẽ giúp cho việc hình thành động cơ mạnh mẽ trong lựa chọn nghề nghiệp
1.3.1.8 Nguyện vọng nghề nghiệp
Nguyện vọng nghề nghiệp của con người là một hiện tượng tâm lý biểu thị sự hướng tới một nghề nghiệp nào đó trong thế giới đa dạng và phong phú của nghề nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu được hoạt động trong nghề nghiệp đó
Nguyện vọng nghề không chỉ liên quan tới nhu cầu của cá nhân mà còn chịu sự chi phối của sự hiểu biết về nội dung, vai trò và ý nghĩa nghề, cùng với những yêu cầu của nghề nghiệp đối với cá nhân
Nguyện vọng nghề nghiệp là sự xác định vị trí xã hội mà cá nhân mong muốn vươn tới trên cơ sở nhu cầu và hứng thú của bản thân Tính tích cực hay tiêu cực của nguyện vọng, mức độ cao thấp của nguyện vọng nghề nghiệp của HS còn phụ thuộc vào những hoàn cảnh cụ thể của sự phát triển KT-XH khi lựa chọn nghề, vào
sự điều chỉnh, định hướng đúng đắn của cá nhân HS dưới tác động của các nội dung, biện pháp GDHN của nhà trường [13]
Trang 3625
1.3.1.9 Năng lực nghề nghiệp
Năng lực là những thuộc tính của nhân cách, khác với những phẩm chất cá nhân khác ở chỗ chúng không tồn tại độc lập mà chỉ tồn tại trong mối tương quan với một hoạt động nhất định nào đó
Năng lực nghề nghiệp là một tập hợp các thuộc tính nhân cách tương đối bền vững, được hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động có liên quan tới nghề nghiệp
Theo K.K Platônôv: “Năng lực đối với một ngành nghề nhất định nào đó được xác định bởi những yêu cầu mà ngành nghề đó đặt ra cho cá nhân nào tiếp thu được nó” Điều đó có nghĩa là năng lực nghề nghiệp được phát triển không chỉ trong hoạt động nghề nghiệp mà còn có thể được hình thành và phát triển trong quá trình chuẩn bị nghề nghiệp tương lai của mỗi cá nhân Hứng thú, sở thích đối với một nghề nào đó nếu cộng với sự tham gia tích cực vào lao động chiếm lĩnh nghề thì năng lực nghề nghiệp của cá nhân càng có điều kiện phát triển
Mỗi con người đều tiềm ẩn những năng lực và sở trường đặc biệt, nếu biết phát huy những sở trường để lựa chọn nghề nghiệp thì dễ dẫn đến thành công.[13]
1.3.1.10 Các hướng đi sau tốt nghiệp trung học cơ sở
Sau khi tốt nghiệp THCS, HS có thể lựa chọn cho mình một hướng đi phù hợp theo các hướng sau:
Trang 372 Học bổ túc trung học phổ thông
Hệ bổ túc THPT được tổ chức dạy ở các Trung tâm GDTX Đây là cơ sở học tập được tổ chức tại cấp tỉnh thành và quận huyện Tại đây người học có thể được bổ túc văn hóa, cũng có thể được học nghề, từ đó hoàn thiện dần học vấn và nâng cao trình độ kỹ thuật HS tốt nghiệp bổ túc THPT cũng có quyền dự thi ĐH, CĐ như học sinh THPT
3 Học trường Trung cấp chuyên nghiệp
Mục tiêu của trường TCCN là đào tạo những cán bộ thực hành có trình độ trung cấp về kỹ thuật, nghiệp vụ kinh tế, giáo dục, văn hóa, y tế, nghệ thuật Hệ TCCN gồm các trường Trung cấp kỹ thuật và Trung cấp nghiệp vụ, tuyển sinh trình độ THCS, thời gian đào tạo từ 3 đến 4 năm Tốt nghiệp ra trường, HS được cấp bằng
Trang 38độ trung cấp)
Học nghề sơ cấp tại các trung tâm dạy nghề, trung tâm KTTH-HN, cơ sở sản xuất, thời gian đào tạo từ 3 tháng đến 1 năm HS tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận hoặc chứng chỉ tốt nghiệp nghề
Học nghề dài hạn (hệ chính quy) tại các trường dạy nghề, thời gian đào tạo từ 2 đến 3 năm, trong đó có 1 năm học thêm các môn văn hóa HS tốt nghiệp được cấp bằng nghề
5 Tham gia lao động sản xuất
HS sau khi tốt nghiệp THCS chưa có điều kiện học tiếp, có thể tham gia LĐSX
ở địa phương trong các lĩnh vực: nông nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, khi có điều kiện, HS có thể tiếp tục học tập để nâng cao trình độ và được đào tạo nghề mà mình yêu thích.[10 ]
Học xong THCS, HS có nhiều hướng đi nhưng dù theo hướng đi nào thì vấn đề học thường xuyên, học liên tục vẫn luôn luôn được đặt ra
1.3.2 Phương hướng thực hiện công tác hướng nghiệp
Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của công cuộc CNH-HĐH và nền kinh tế tri thức ở nước ta, việc thực hiện nội dung hướng nghiệp cho HSPT đã, đang
và sẽ theo các định hướng sau đây:
- Nội dung phải đáp ứng được mục tiêu đào tạo con người toàn diện, năng động sáng tạo, tạo điều kiện cho HS chiếm lĩnh được các nội dung khác và khả năng phát triển ngành nghề đã học, có khả năng xử lý tốt các vấn đề thực tiễn đặt ra
Trang 3928
- Nội dung phải đủ mềm dẻo, có sự phân hoá phù hợp với năng lực, sở trường của
HS, tăng thời lượng thực hành, vận dụng tri thức, kỹ năng để giải quyết các vấn đề thực tiễn, đặc biệt chú ý tới năng lực khai thác thông tin để biến các nguồn thông tin thành tri thức
- Nội dung bao gồm cả những yêu cầu của nghề nghiệp về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tâm sinh lý và điều kiện sức khoẻ, khơi dậy định hướng và hứng thú nghề nghiệp cho HS Những HS có thiên hướng nghề rõ rệt cần được phát hiện, duy trì và giúp đỡ phát triển
- Cung cấp cho HS sự hiểu biết về hệ thống nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt đối với những nghề phổ biến và quan trọng của nền kinh tế, giúp HS tiếp cận với trình
độ khoa học công nghệ tiên tiến của nhân loại đồng thời cũng phải giúp cho HS quen biết với những nghề chính của địa phương, của khu vực và những nghề có tính chất truyền thống để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Xác định rõ hướng nghiệp là cầu nối giữa giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp Giáo dục phổ thông dưới góc độ hướng nghiệp là để tạo nền tảng phát triển nguồn nhân lực đi vào CNH-HĐH đất nước Thay đổi nội dung, giáo trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải chú ý đến hướng nghiệp, dành tỷ lệ số giờ cho hướng nghiệp một cách hợp lý và thích ứng hơn, tạo điều kiện cho HS có thể học tập suốt đời để nâng cao trình độ và hoàn thiện nhân cách người lao động trong nền sản xuất hiện đại
- Thông qua các giờ hướng nghiệp, giúp HS có thái độ đúng đắn đối với nền
KT-XH và người lao động, thấy rõ trách nhiệm của mình giữa hưởng thụ và cống hiến, giữa cá nhân và tập thể, đánh giá đúng những khó khăn và thuận lợi của địa phương của đất nước.[13]
Hướng nghiệp là một trong những hình thức học tập của HS Thông qua hoạt động này, mỗi HS phải lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp của địa phương và đất nước, hệ thống yêu cầu của nghề, kỹ năng tự đối chiếu phẩm chất, năng lực bản thân với yêu cầu của các nghề mà HS định chọn, ý thức tôn trọng người lao động
Trang 4029
thuộc các ngành nghề khác nhau trong xã hội, thái độ lao động xã hội chủ nghĩa, tinh thần yêu thích lao động, thái độ sẵn sàng tham gia LĐSX
1.3.3 Vị trí của hướng nghiệp trong hệ thống giáo dục
Trong giáo dục phổ thông thì giáo dục cơ bản (các môn học: toán, lý, hoá, ) có nhiệm vụ trang bị cho HS những kiến thức khoa học về tự nhiên, xã hội và tư duy, nhằm phát triển ở HS năng lực nhận thức, năng lực hoạt động và thế giới quan khoa học, đây là nền tảng của giáo dục kỹ thuật tổng hợp, GDHN và giáo dục lao động cho HS Cùng với nhiệm vụ tham gia các hoạt động LĐSX phải hình thành cho HS những kỹ năng, kỹ xảo thực hành phổ biến và những nghề nghiệp chủ chốt của địa phương và đất nước
Nếu lấy con người làm trung tâm của công tác giáo dục thì việc chuẩn bị cho HS tham gia vào LĐSX là trách nhiệm chung của những thành phần khác nhau trong sự nghiệp giáo dục Giáo dục phổ thông, LĐSX, lao động công ích, chính là những phương tiện chủ yếu để thực hiện những nhiệm vụ của CTHN Trong đó các khoa học cơ bản là nền tảng khoa học cho sự lựa chọn nghề nghiệp của HS, là môi trường thử thách và tích lũy kinh nghiệm ban đầu của HS
Nhà trường được coi là hạt nhân thực hiện hoạt động GDHN cho HS, cung cấp cho HS những kiến thức cần thiết cho việc lựa chọn nghề nghiệp thông qua các hoạt động giáo dục và giáo dưỡng Nhiệm vụ này chỉ có thể được giải quyết khi tiến hành song song cả hai việc, đảm bảo truyền đạt cho HS một nền học vấn chung mang tính kỹ thuật tổng hợp và mặt khác giáo dục cho HS sự sẵn sàng về mặt tâm
lý đối với lao động xã hội, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, tạo ra những điều kiện thuận lợi để HS có thể tự do lựa chọn nghề.[13]
1.3.4 Chức năng của hướng nghiệp
1.3.4.1 Chức năng xã hội
Được biểu hiện trong việc hình thành định hướng giá trị cho tuổi trẻ đối với việc
tự định hướng nghề, hiểu rõ uy tín nghề, đồng thời triển khai các biện pháp hợp lý