MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................... 3 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ................................................................ 4 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 7. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4 8. Giả thiết khoa học .......................................................................................... 5 9. Cấu trúc đề tài ................................................................................................ 5 NỘI DUNG ........................................................................................................ 6 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................................................................. 6 1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................... 6 1.1.1. Một số khái niệm cần xác định ................................................................. 6 1.1.1.1. Văn miêu tả ........................................................................................... 6 1.1.1.2. Phương pháp dạy học ............................................................................ 6 1.1.1.3. Kỹ năng làm văn .................................................................................... 7 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc dạy học tập làm văn ........................................... 8 1.1.2.1. Cơ sở tâm lý học .................................................................................... 8 1.1.2.2. Cơ sở ngôn ngữ học ............................................................................. 10 1.1.2.3. Cơ sở văn học ...................................................................................... 11 1.1.3. Mục tiêu và nội dung chương trình Tập làm văn miêu tả lớp 4, 5 ........... 11 1.1.3.1. Mục tiêu .............................................................................................. 11 1.1.3.2. Nội dung chương trình TLV lớp 4, 5 ................................................... 12 1.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................... 14 1.2.1. Thực trạng dạy học TLV miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Hạ - Huyện Phù Yên – Tỉnh Sơn La ..................................................... 14 1.2.1.1. Mục đích khảo sát ................................................................................ 14 1.2.1.2. Nội dung khảo sát ................................................................................ 14 1.2.1.3. Phương pháp khảo sát .......................................................................... 14 1.2.1.4. Thời gian và địa bàn khảo sát .............................................................. 14 1.2.1.5. Kết quả khảo sát .................................................................................. 15 1.2.1.6. Kết luận ............................................................................................... 17 1.2.2. Thực trạng về kết quả viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học Tường Hạ - Phù Yên – Sơn La................................................................... 20 TIỂU KẾT ……………………………………………………………………..23 CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - PHÙ YÊN - SƠN LA ........................................................................................................... 24 2.1. Giúp học sinh hiểu rõ đối tượng của văn miêu tả ....................................... 24 2.1.1. Đối tượng trong văn miêu tả đồ vật ........................................................ 24 2.1.2. Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối ................................................... 24 2.1.3. Đối tượng của văn miêu tả loài vật ......................................................... 24 2.1.4. Đối tượng tả cảnh ................................................................................... 25 2.1.5. Đối tượng tả người ................................................................................. 25 2.2. Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh .................................................. 25 2.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 25 2.2.2. Vai trò của quan sát trong văn miêu tả .................................................... 26 2.2.3. Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát ..................................................... 26 2.3. Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý ...................................................... 30 2.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm ý ....................................................................... 30 2.3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý ................................................................ 30 2.4. Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và tưởng tượng khi miêu tả ... 33 2.4.1. Tạo điều kiện để học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả. ........................... 33 2.4.2. Hướng dẫn học sinh tưởng tượng khi miêu tả ......................................... 34 2.5. Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn trong bài tập làm văn cho học sinh ............. 35 2.5.1. Kỹ năng viết những câu văn sinh động gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu .......................................................................................................... 35 2.5.2. Kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý ....................... 37 2.5.3. Rèn kỹ năng viết bài văn có bố cục chặt chẽ, lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung, thể loại và kiểu bài ............................................................................ 37 2.6. Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn .............................................................................................................. 38 2.7. Bổ sung vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho học sinh ................................. 40 2.8. Ra đề bài văn miêu tả ................................................................................ 42 TIỂU KẾT…………………………………………………………………...…45 CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM ......................................................... 46 3.1. Mục đích thể nghiệm ................................................................................. 46 3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm ................................................. 46 3.3. Phương pháp thể nghiệm ........................................................................... 47 3.4. Nội dung thể nghiệm ................................................................................. 48 3.5. Kết quả thể nghiệm.................................................................................... 48 TIỂU KẾT……………………………………………………………………...50 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT GV :
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐINH THỊ YẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN -
TỈNH SƠN LA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
SƠN LA, NĂM 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
ĐINH THỊ YẾN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN -
TỈNH SƠN LA
CHUYÊN NGÀNH: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG VIỆT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: ThS Khổng Cát Sơn
SƠN LA, NĂM 2013
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - Thạc sĩ Khổng Cát Sơn, giảng viên khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tây Bắc người đã hướng dẫn và giúp đỡ em tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này
Em xin gửi lời cảm ơn tới phòng Nghiên cứu khoa học và Quan hệ Quốc
tế, phòng Đào tạo, Ban Chủ nhiệm Khoa Tiểu học – Mầm non, các bạn sinh viên lớp K50 ĐHGD Tiểu học đã động viên khuyến khích và tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận
Qua đây em cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, các em học sinh Trường Tiểu học Tường Hạ - Phù Yên – Sơn La và gia đình đã quan tâm, động viên giúp đỡ giúp em hoàn thành khóa luận
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện Đinh Thị Yến
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích nghiên cứu 3
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4
5 Nhiệm vụ nghiên cứu 4
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Phạm vi nghiên cứu 4
8 Giả thiết khoa học 5
9 Cấu trúc đề tài 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6
1.1 Cơ sở lý luận 6
1.1.1 Một số khái niệm cần xác định 6
1.1.1.1 Văn miêu tả 6
1.1.1.2 Phương pháp dạy học 6
1.1.1.3 Kỹ năng làm văn 7
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy học tập làm văn 8
1.1.2.1 Cơ sở tâm lý học 8
1.1.2.2 Cơ sở ngôn ngữ học 10
1.1.2.3 Cơ sở văn học 11
1.1.3 Mục tiêu và nội dung chương trình Tập làm văn miêu tả lớp 4, 5 11
1.1.3.1 Mục tiêu 11
1.1.3.2 Nội dung chương trình TLV lớp 4, 5 12
1.2 Cơ sở thực tiễn 14
1.2.1 Thực trạng dạy học TLV miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Hạ - Huyện Phù Yên – Tỉnh Sơn La 14
Trang 51.2.1.1 Mục đích khảo sát 14
1.2.1.2 Nội dung khảo sát 14
1.2.1.3 Phương pháp khảo sát 14
1.2.1.4 Thời gian và địa bàn khảo sát 14
1.2.1.5 Kết quả khảo sát 15
1.2.1.6 Kết luận 17
1.2.2 Thực trạng về kết quả viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học Tường Hạ - Phù Yên – Sơn La 20
TIỂU KẾT ……… 23
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - PHÙ YÊN - SƠN LA 24
2.1 Giúp học sinh hiểu rõ đối tượng của văn miêu tả 24
2.1.1 Đối tượng trong văn miêu tả đồ vật 24
2.1.2 Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối 24
2.1.3 Đối tượng của văn miêu tả loài vật 24
2.1.4 Đối tượng tả cảnh 25
2.1.5 Đối tượng tả người 25
2.2 Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh 25
2.2.1 Khái niệm 25
2.2.2 Vai trò của quan sát trong văn miêu tả 26
2.2.3 Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát 26
2.3 Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý 30
2.3.1 Hướng dẫn học sinh tìm ý 30
2.3.2 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý 30
2.4 Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và tưởng tượng khi miêu tả 33
2.4.1 Tạo điều kiện để học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả 33
2.4.2 Hướng dẫn học sinh tưởng tượng khi miêu tả 34
2.5 Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn trong bài tập làm văn cho học sinh 35
Trang 62.5.1 Kỹ năng viết những câu văn sinh động gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và
nhạc điệu 35
2.5.2 Kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý 37
2.5.3 Rèn kỹ năng viết bài văn có bố cục chặt chẽ, lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung, thể loại và kiểu bài 37
2.6 Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn 38
2.7 Bổ sung vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho học sinh 40
2.8 Ra đề bài văn miêu tả 42
TIỂU KẾT……… …45
CHƯƠNG 3: THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM 46
3.1 Mục đích thể nghiệm 46
3.2 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 46
3.3 Phương pháp thể nghiệm 47
3.4 Nội dung thể nghiệm 48
3.5 Kết quả thể nghiệm 48
TIỂU KẾT……… 50
KẾT LUẬN 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ mở đầu thiên nhiên kỷ mới, trên thế giới có biết bao sự thay đổi lớn lao và mạnh mẽ Những công trình khoa học, mạng lưới công nghiệp và nền giáo dục cũng từng bước được phát triển mang lại nhiều lợi ích phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước Với Việt Nam, bước vào thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa là cơ hội cũng như chứa nhiều thử thách đối với đất nước và con người thời đại mới Đây là một quá trình đầy gian khổ kéo dài nhiều năm dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển sản xuất, khoa học kỹ thuật…Những thay đổi đó đã tác động vào giáo dục, đòi hỏi phải có những đổi mới tư duy giáo dục, phải thực hiện cải cách giáo dục,
giáo dục phải đi trước một bước, “đi tắt đón đầu” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội, nhu cầu đào tạo ra những con người có trình độ, năng động sáng tạo trong thời đại đổi mới
Nước ta cũng đã tiếp tục đổi mới giáo dục và đổi mới giáo dục theo tinh thần của đại hội VI, Nghị quyết Trung ương V (khóa 7), Nghị quyết Hội nghị Trung ương II (khóa 8), cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 9 theo
phương châm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là nhân tố quan trọng
nhất, là động lực, mục tiêu cho sự phát triển bền vững của xã hội
Theo điều 28, Luật giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phải phát huy
tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh” Do đó, đổi mới giáo dục là vấn
đề có tính cấp bách và cần thiết trong sự nghiệp giảng dạy và học tập nhằm nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học đóng vai trò là tiền đề, nền tảng Vì vậy, phải chú trọng chăm lo hình thành cho các em những tri thức ban đầu đúng đắn, vững chắc để làm cơ sở cho những bậc học cao hơn, góp phần phát triển đạo đức, trí tuệ, hình thành nhân cách con người mới
Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong hai môn chính
có vai trò rất quan trọng Dạy tiếng Việt ở tiểu học tạo cho học sinh (HS) kỹ năng sử dụng tiếng Việt thành thạo để sử dụng trong học tập, giao tiếp; cung cấp cho HS những hiểu biết phong phú về tiếng Việt, mở mang kiến thức về tự nhiên, xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và nước ngoài Môn Tiếng Việt
Trang 9gồm có bảy phân môn, mỗi phân môn có một vai trò và nhiệm vụ khác nhau nhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tích hợp với nhau
Phân môn Tập Làm Văn (TLV) có nhiệm vụ rèn cho HS các kỹ năng sản sinh ngôn bản; sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩ năng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác đã hình thành Đây là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm dấu ấn cá nhân TLV, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học môn Tiếng Việt Đối với HS tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó
Để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều Cái khó ấy chính
là cái đích của phân môn TLV đòi hỏi người học cần diễn đạt tới Từ đó, các em được mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm
mỹ, hình thành nhân cách
Chương trình TLV ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả Ngay từ lớp 2 -3, các em đã được làm quen với loại văn này khi được tập quan sát và trả lời câu hỏi Lên lớp 4, 5 các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn với các loại văn như: miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, tả người, tả cảnh - những đối tượng gần gũi và thân thiết của các em
Để hoàn thành bài văn miêu tả, đối với HS lớp 4, 5 thường rất khó khăn
Do đặc điểm tâm lý chưa ổn định, hơn nữa các em còn ham chơi, khả năng tập trung chú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt… Dẫn đến khi viết văn, HS còn thiếu hiểu biết về đối tượng miêu tả hoặc không biết cách diễn đạt điều muốn tả
Đối với giáo viên (GV) đây cũng là loại bài khó dạy GV còn thiếu linh hoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động học tập của HS Vì vậy, không phải dạy loại văn nào cũng đạt hiệu quả như mong muốn và không phải GV nào cũng dạy tốt văn miêu tả Việc tìm ra các phương pháp để hướng dẫn HS quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng…của
GV cũng còn nhiều hạn chế
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số
biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Hạ - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phân môn TLV được chia thành nhiều kiểu bài khác nhau, mỗi kiểu bài có vị trí và vai trò nhất định trong việc cung cấp kiến thức cho các em Đối với phân
Trang 10môn TLV ở tiểu học, văn miêu tả có vị trí đặc biệt quan trọng Thực tế, hiện nay
có rất nhiều nhà giáo dục đã tiến hành các công trình nghiên cứu rèn kĩ năng làm văn trong đó có văn miêu tả, để nâng cao chất lượng bài văn cho HS
Trong các tài liệu “Bồi dưỡng giáo viên” (NXB GD – 2004, 2005, 2006),
đã đề cập đến một số yêu cầu cơ cơ bản về kiến thức, kĩ năng mà HS cần phải nắm được trong phân môn TLV Qua đó đề xuất các biện pháp dạy học TLV theo nội dung khá đa dạng và phong phú cho GV tiểu học
Cuốn “Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt” (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu
học hệ cao đẳng sư phạm và sư phạm 12/2) của Tác giả Đào Ngọc – Nguyễn Đăng Ninh đã đưa ra cách cảm thụ văn bản cho HS
Cuốn “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học” (tài liệu đào tạo giáo
viên - 2007 của Bộ GD và ĐT), dự án phát triển GV tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo giáo dục trong đó có nêu ra các phương pháp dạy học cũng như quy trình dạy học phân môn TLV theo chương trình sách giáo khoa ở tiểu học
Cuốn “Dạy văn cho học sinh tiểu học” (NXB GD-1997), tác giả Hoàng
Bình đã có những đề xuất giúp GV tiểu học để hướng dẫn HS cảm nhận được cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học
Cuốn Văn miêu tả và phương pháp dạy học văn miêu tả ở tiểu học (Nhà
xuất bản Giáo dục - 1996) , tác giả Nguyễn Trí đã đề cập đến cách dạy văn miêu
tả trong chương trình Tiểu học
Trong các tài liệu trên đây, các tác giả đã đề cập đến vấn đề dạy học phân môn TLV trên phương diện vị trí, nhiệm vụ, nội dung chương trình, phương pháp dạy học nói chung và văn miêu tả nói riêng nhưng chưa đề đi sâu nghiên cứu việc rèn kỹ năng viết văn miêu tả ở một khối lớp cụ thể
Những công trình nghiên cứu trên là những tiền đề lí luận quan trọng để
chúng tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho
học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Hạ - Huyện Phù Yên - Tỉnh Sơn La” làm vấn đề nghiên cứu
3 Mục đích nghiên cứu
Phân môn TLV là phân môn đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểu học, song chất lượng dạy – học văn chưa cao, biểu hiện cụ thể đó là tình trạng viết văn khô khan, kém hấp dẫn Nhất là ở trường tiểu học vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, miền núi
Trang 11Thực hiện đề tài, chúng tôi mong đề xuất được các biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 tại Trường Tiểu học Tường Hạ - Huyện
Phù Yên – Tỉnh Sơn La
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học văn miêu tả ở lớp 4, 5
- Đối tượng nghiên cứu: một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho
HS lớp 4 ,5
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ đề tài hướng tới là:
- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy - học văn miêu tả lớp 4, 5
- Thực trạng dạy - học văn miêu tả ở lớp 4, 5
- Một số biện pháp dạy học văn miêu tả lớp 4, 5
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp nghiên cứu lí luận: Về việc nghiên cứu nội dung viết
văn miêu tả ở một số tài liệu có liên quan
6.2 Phương pháp điều tra: Được tiến hành dưới các hình thức:
+ Trao đổi trực tiếp với GV và HS
+ Dự giờ tiết dạy văn ở trường tiểu học để tìm hiểu các hình thức và phương pháp dạy học của GV
6.3 Phương pháp phân tích thống kê: Tổng hợp các số liệu điều tra từ
thực tế để phân tích, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 4, 5
6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Từ các biện pháp đã đề xuất
tiến hành thể nghiệm tại Trường Tiểu học Tường Hạ - Huyện Phù Yên – Tỉnh Sơn La
Trang 128 Giả thiết khoa học
Tìm hiểu biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 là một vấn đề còn nhiều khó khăn được GV tiểu học quan tâm Nếu các biện pháp chúng tôi đề xuất chứng minh được tính khả thi sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt nói chung Đề tài mong muốn sẽ là tài liệu cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non trong quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện nghiệp
vụ sư phạm
9 Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương II: Đề xuất biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Hạ - Huyện Phù Yên – Tỉnh Sơn La Chương III: Thể nghiệm sư phạm
Trang 13
NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ
NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Một số khái niệm cần xác định
1.1.1.1 Văn miêu tả
Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu tả là dùng
ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.”
Nhà văn Phạm Hổ:" Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc
như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, con vật, một dòng sông, người đọc có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi nước hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc Nhưng đó chỉ là miêu tả bên ngoài, còn sự miêu tả bên trong nữa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ."
Như vậy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúc làm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật, cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống Một bài văn miêu tả hay không những phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thể hiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượng được miêu tả Bởi vì trong thực tế, không ai tả mà để tả, mà thường tả để gửi gắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà học sinh yêu mến, thích thú Vì vậy, qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm tình yêu thương với những gì mình miêu tả
1.1.1.2 Phương pháp dạy học
Phương pháp là tổ hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và trò trong quá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò của người thầy thực hiện các
nhiệm vụ dạy học (Giáo dục tiểu học 1 - NXB Giáo dục - 1997)
Phương pháp dạy học là bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học: + Phương pháp dạy: Phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điều khiển hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục thái độ và hình thành ý thức đúng đắn cho học sinh
Trang 14+ Phương pháp học: Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành
hệ thống tri thức và kỹ năng thực hành, hình thành nhân cách cho người học
Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định Nếu mục đích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đích hoặc nó không được sử dụng đúng
Bất kì phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương pháp thực hành - luyện tập, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũng phải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác động của phương pháp đó Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan của đối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệ thống những thao tác cùng với những phương tiện tương ứng để nhận thức và để hành động thực tiễn
1.1.1.3 Kỹ năng làm văn
Kỹ năng là một khái niệm phức tạp, xung quanh khái niệm này có nhiều
định nghĩa khác nhau Tác giả Nguyễn Sinh Huy cho rằng: “Kỹ năng là khả năng
của con người thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn, vận dụng tri thức, những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo phù hợp với mục tiêu, điều kiện thưc tế.” (Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm – NXB sư phạm)
Kỹ năng làm văn là kỹ năng thông qua hệ thống kiến thức đã có, HS cảm nhận bằng sự tinh tế của bản thân mà có được những bài văn hay
Các kỹ năng làm văn bao gồm:
- Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp
+ Nhận diện loại văn bản
+ Phân tích đề bài
- Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp
+ Xác định dàn ý của bài văn miêu tả đã cho
+ Quan sát đối tượng tìm và xắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả
- Kỹ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp
+ Xây dựng đọan văn
+ Liên kết các đoạn văn thành bài văn
- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp
Trang 15+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt
+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt
1.1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy học tập làm văn
Tập làm văn là môn học mang tính tổng hợp Nó dựa trên kết quả nghiên cứu của nhiều khoa học khác nhau như: Tâm lý học, ngôn ngữ học, lý luận văn học Sau đây, chúng tôi đi vào phân tích một số cơ sở khoa học chi phối một cách trực tiếp đến dạy học TLV
1.1.2.1 Cơ sở tâm lý học
* Dạy tập làm văn là dạy một hoạt động
Thành tựu to lớn của Tâm lý học Xô Viết đã xác định bản chất của tâm lý
là hoạt động và chỉ ra năng lực của con người chỉ được hình thành và phát triển trong hoạt động Nói năng cũng là một hoạt động, hoạt động lời nói Hoạt động nói năng còn có tên gọi khác là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Cũng như các hoạt động tâm lý khác, hoạt động lời nói chỉ nảy sinh khi có động cơ nói
năng, bởi vì: “Chúng ta nói không phải để nói mà để bảo vệ một cái gì đó, tác
động đển một người nào đó” (A.N.Lê-ôn-chép) Chính vì vậy, công việc đầu
tiên của dạy học TLV - dạy sản sinh lời nói - là tạo được động cơ, nhu cầu nói năng, kích thích học sinh tham gia giao tiếp
Khi nghiên cứu hoạt động lời nói, người ta thấy rằng cái kích thích hành vi nói là cái gì đó nằm ngoài ngôn ngữ Chính vì vậy, xét đến tận cùng, dạy TLV không phải bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn ngữ
mà phải bắt đầu từ sự hoạt động khác của HS Nói cách khác, những kích thích nói năng không thể tách rời những ký năng sống khác
Vì vậy, để dạy tốt TLV trước hết phải trau dồi vốn sống của HS, phải dạy cho các em biết suy nghĩ, tạo cho các em cảm xúc, tình cảm rồi mới dạy cho các
em cách thể hiện những suy nghĩ, tình cảm đó bằng ngôn ngữ nói và viết
* Các giai đoạn của hoạt động lời nói và kỹ năng làm văn
Theo trường phái tâm lý học hoạt động thì nhận thức của trẻ em được phát triển qua hoạt động thực tiễn Các nhà bác học Xô Viết như: L.X.Vu-gôt-xki, A.N.Lê-ôn-chép…đã góp phần xây dựng và phát triển tâm lý học hoạt động Trong tâm lý học, hoạt động được coi là sự vận động của chủ thể, của con người Hoạt động quy định nguồn gốc, nội dung và vận hành của tâm lý Chúng tôi nêu sơ đồ của tâm lý hoạt động như sau:
Trang 16Hoạt động cụ thể ↔ Động cơ mục đích chung Hành động ↔ Mục đích cụ thể
Thao tác ↔ Điều kiện phương tiện
Lý thuyết hoạt động lời nói, vận dụng thành tựu của tâm lý học hành động,
đi sâu nghiên cứu các mối quan hệ qua lại, các giai đoạn của hoạt động lời nói
Theo A.N.Lê-ôn-chép “để giao tiếp được trọn vẹn về mặt nguyên tắc thì
con người phải nắm được hàng loạt các kỹ năng:
Một là: phải định hướng nhanh chóng và đúng đắn trong các điều kiện giao tiếp Hai là: phải biết lập đúng chương trình lời nói của mình, lựa chọn nội dung giao tiếp một cách đúng đắn
Ba là: phải tìm được phương tiện hợp lý để truyền đạt những nội dung đó Bốn là: phải đảm bảo mối liên hệ qua lại
Nếu như một mắt xích của hoạt động giao tiếp bị phá huỷ thì người nói không thể đạt được kết quả giao tiếp như mong đợi, kết quả đó sẽ không hiệu quả”
Như vậy, theo A.N.Lê-ôn-chép, cấu trúc bao gồm 4 giai đoạn kế tiếp nhau: định hướng, lập chương trình, thực hiện hoá chương trình và kiểm tra Mỗi giai
+ Ứng với giai đoạn định hướng là kỹ năng xác định đề bài, giới hạn đề bài
và kỹ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết + Ứng với giai đoạn lập chương trình là kỹ năng lập ý, tìm ý, xây dựng dàn
ý Việc làm này sẽ giúp học sinh trình bày bài nói (viết) một cách đầy đủ, mạch lạc, có lôgic Khi lập dàn ý, phải sắp xếp được ý chủ đạo và sắp sếp ý theo một trình tự nhất định
+ Ứng với giai đoạn hiện thực hoá chương trình là kỹ năng nói (viết) thành bài, bao gồm các kỹ năng bộ phận như: dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viết bài
+ Ứng với giai đoạn kiểm tra kết quả là nhóm kỹ năng phát hiện lỗi - lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi dựng câu và kỹ năng chữa lỗi
* Các nhân tố của hoạt động lời nói và dạy học tập làm văn
Việc chỉ ra các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp có ý nghĩa lớn trong việc dạy học TLV Hoạt động nói năng không thể có hiệu quả nếu không tính đến những nhân tố này Đây là những căn cứ để đánh giá chất lượng một
Trang 17ngôn bản: Có lựa chọn với vai nói không? Có lựa chọn đúng phương tiện giao tiếp không? Có đạt được mục đích giao tiếp không…?
Sự hiểu biết về hoạt động lời nói đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được các
đề bài gắn với tình huống giao tiếp, tổ chức các giờ học TLV làm sao để cho học sinh có nhu cầu giao tiếp
1.1.2.2 Cơ sở ngôn ngữ học
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong cộng đồng người, đồng thời cũng là phương tiện để phát triển tư duy Khi có ngôn ngữ phong phú thì lời văn khi viết mới hay Nói cách khác, muốn viêt đúng, viết hay thì cần phải nói đúng, nói hay Do vậy, trong quá trình dạy học, GV phải coi ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng trong quá trình giáo dục trẻ thơ thành con người phát triển toàn diện
Trong giao tiếp, diễn ra hoạt động trau dồi các ngôn bản, sự trau dồi này bao gồm hai loại hành động luôn gắn bó vào nhau: hành động sản sinh ngôn bản (bao gồm hành động nói ra hoặc viết ra các nội dung giao tiếp) và hành động lĩnh hội văn bản tiếp nhận được (bao gồm hành động hiểu ngôn bản, đọc được, nghe được) Các hành động sản sinh và lĩnh hội ngôn bản đó được coi là hành động ngôn ngữ
Ngôn ngữ ở dạng nói là ngôn ngữ của âm thanh nên khả năng truyền cảm lớn Điểm khó khăn khi “nói” là phải đáp ứng lập tức, người nói không được chuẩn bị trước, không có thời gian suy nghĩ để lập ý, chọn từ Người nói phải ứng xử nhanh, sử dụng cú pháp đơn giản hơn khi viết Ngoài ra, người nói không thể diễn đạt hết ý mà nhờ ngữ cảnh cảnh hoặc những yếu tố ngoài lời để làm cho người nghe hiểu được
Lời nói miệng có hai dạng: hội thoại và độc thoại Vì vậy, các dạng bài tập luyện nói trong giờ TLV lại sẽ được chia ra: nói trong hội thoại và độc thoại
Sự phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học trong những năm gần đây đã đặt hội thoại vào một vị thế mới Trong những kết quả nghiên cứu về hội thoại có nhiều ứng dụng thực tế trong dạy học luyện nói Các quy tắc hội thoại thường gặp như: quy tắc thương lượng, quy tắc luôn phiên lượt lời, quy tắc tôn trọng, quy tắc khiêm tốn của người nói, quy tắc cộng tác Đó trở thành những chỉ dẫn quan trọng để tổ chức các bài tập hội thoại và trở thành căn cứ để đánh giá HS
Kỹ năng viết là sản phẩm của quá trình học tập Nó là một phương tiện học tập
và giao tiếp có hiệu quả, năng lực viết chính tỏ trình độ văn hoá, văn minh của từng người
Trang 18Trong văn bản, các câu hỏi thường đầy đủ và phức tạp hơn trong khẩu ngữ, dùng nhiều từ ngữ sách vở hơn, văn bản có khối lượng lớn hơn so với một bài nói miệng cùng đề tài Trong khi viết, không có sự hỗ trợ của các yếu tố phi ngôn ngữ như trong khi nói người ta nên phải sử dụng các dấu câu, phân chia văn bản thành từng đoạn, dùng các kiểu chữ khác nhau Kỹ năng viết ngày càng phát triển ở các lớp trên
1.1.2.3 Cơ sở văn học
Các kiến thức về loại thể văn học, đặc biệt là kiến thức về kể chuyện và miêu tả thực sự cần thiết để dạy hai kiểu bài viết văn bản nghệ thuật: kể chuyện, miêu tả Để có thể dạy tốt các bài TLV ở tiểu học, GV cần vận dụng các tri thức
về miêu tả và kể chuyện, trong đó có các hiểu biết về cốt truyện, chi tiết, nhân vật, về ngôn ngữ, về đề tài, tư tưởng Các tri thức này góp phần chỉ ra nội dung luyện tập của các kỹ năng làm văn Nói cách khác, có các hiểu biết về loại thể văn học, GV mới hiểu rõ tính đặc thù của từng kỹ năng trong từng kiểu văn Để
“vẽ được bằng lời”, GV phải dạy HS tìm ý trong bài văn miêu tả bằng cách dạy quan sát và ghi chép các nhận xét GV phải hướng dẫn HS biết vận dụng các giác quan để quan sát, biết lựa chọn vị trí và thời gian quan sát, biết liên tưởng, tưởng tượng khi nhận xét sự vật và diễn đạt điều quan sát được một cách gợi cảm, gợi tả, tức là có hình ảnh và cảm xúc
1.1.3 Mục tiêu và nội dung chương trình Tập làm văn miêu tả lớp 4, 5
a Kiến thức
- HS nắm được cấu tạo các dạng văn miêu tả
- Trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn
- Góp phần cùng với các môn học khác cung cấp cho HS các kiến thức tổng hợp về văn hóa, tự nhiên và xã hội
b Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng làm văn làm văn cho HS
- Rèn kỹ năng quan sát, óc tưởng tượng, tư duy, sáng tạo cho HS
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích các sự vật, sự việc
c Thái độ
- Góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho HS
Trang 19- Bồi dưỡng cho HS thêm yêu thích môn học
1.1.3.2 Nội dung chương trình TLV lớp 4, 5
* Chương trình tập làm văn lớp 4 được thiết kế tổng cộng là 62 tiết/ năm Trong đó, văn miêu tả (gồm tả con vật, tả đồ vật, tả cây cối) có 30 tiết được
phân bố như sau:
HỆ THỐNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TLV MIÊU TẢ LỚP 4
(học kỳ I và học kỳ II)
2 Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
2 Quan sát đồ vật
2 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật Tuần 19
1 Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật
2 Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật
2 Cấu tạo bài văn miêu tả cây cối
2 Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối
2 Đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối
2 Luyện tập miêu tả cây cối
2 Trả bài văn miêu tả cây cối
Trang 20Tuần 29 Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật
2 Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả con vật
* Chương trình TLV lớp 5 được thiết kế tổng cộng 62 tiết/ năm Trong đó, văn miêu tả (gồm tả cảnh, tả người) có 35 tiết (ôn tập cả tả cây cối,con vật,đổ vật ở lớp 4) được phân bố như sau:
HỆ THỐNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TLV MIÊU TẢ LỚP 5
(học kỳ I và học kỳ II)
2 Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày)
2 Kiểm tra viết (tả cảnh)
2 Viết bài văn tả cây cối
Trang 212 Viết bài tả con vật
1 Viết bài văn về tả cảnh
2 Viết bài văn tả người
2 Trả bài văn tả người
Mặt khác chúng tôi tìm hiểu tâm lý của học sinh lớp 4, 5 và khảo sát thực trạng học tập để thấy được những hạn chế còn tồn tại Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5
1.2.1.2 Nội dung khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát trên những nội dung sau:
- Tìm hiểu SGK, SGV và các đồ dùng dạy học phân môn TLV dạng văn miêu tả
- Hoạt động dạy và học văn miêu tả của học sinh lớp 4, 5
- Thái độ của học sinh khi tham gia học phân môn TLV
1.2.1.3 Phương pháp khảo sát
- Phương pháp dự giờ trực tiếp
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh
- Phương pháp trắc nghiệm
1.2.1.4 Thời gian và địa bàn khảo sát
- Thời gian tiến hành khảo sát: từ 18 tháng 2 năm 2013 đến 22 tháng 3 năm
2013
Trang 22- Địa bàn khảo sát tại: Trường Tiểu học Tường Hạ - Huyện Phù Yên - Tỉnh
Sơn La
1.2.1.5 Kết quả khảo sát
Sau khi khảo sát thực tế tại trường chúng tôi thu được kết quả như sau:
* Kết quả khảo sát số liệu thống kê tại Trường Tiểu học Tường Hạ - Phù
Yên - Sơn La Trường có tất cả 20 lớp tập trung tại một điểm trường với tổng số
323 HS, 100% em đi học đúng độ tuổi với 22 GV đều đạt chuẩn GV tiểu học Trong đó, có 2 GV trình độ trung cấp, có 15 GV trình độ cao đẳng, 3 GV trình
độ đại học Hầu hết GV đều đạt GV dạy giỏi cấp trường trở lên
Trường có 2 lớp 4 với tổng số 67 em và 2 lớp 5 với tổng số 56 em
* Kết quả khảo sát phiếu điều tra như sau:
Qua khảo sát 15 GV trong trường bao gồm các GV đã và đang dạy lớp 4,
5 Chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 1:Mức độ quan trọng của phân môn TLV
Trang 23Bảng 3: Mức độ sử dụng các biện pháp dạy học khi dạy TLV
Bảng 4: Mức độ đặt những đề văn gây hứng thú cho học sinh
Bảng 2: Tài liệu khi học phân môn TLV
Các tài liệu tham khảo khác
Trang 24Câu 3: Mức độ thích học các loại văn
Câu 5:Mức độ tham khảo các tài liệu văn mẫu vào bài viết của mình
1.2.1.6 Kết luận
a Về phía giáo viên
Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân môn TLV nói riêng, GV là người giữ vai trò quan trọng khi hướng dẫn HS trong quá
trình học tập Qua khảo sát thực tế ở Trường Tiểu học Tường Hạ - Phù Yên -
Sơn La Chúng tôi thấy rằng các GV tham gia dạy học khối lớp 4 - 5, hầu hết đều có quá trình giảng dạy lâu năm nên tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm tương đối vững chắc Tuy vậy, để dạy tốt phân môn TLV hay bất cứ phân môn nào, việc nhận thức được tầm quan trọng của phân môn đó là cần thiết Vì vậy,
chúng tôi đã đưa ra câu hỏi: “Theo thầy cô Tập làm văn là phân môn có vai trò
như thế nào?” và đã được 86,6% GV trả lời là rất quan trọng, còn 13,3% GV trả
lời là bình thường Điều này cho thấy mỗi GV có nhận thức khác nhau về phân môn TLV Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định rằng, phân môn TLV giúp các
em rèn khả năng quan sát, miêu tả, tư duy trừu tượng Vì vậy, GV không thể xem nhẹ hay lơ là quá trình dạy học
Đối với HS, việc học TLV đôi khi không dễ dàng Bên cạnh những thuận lợi các em vẫn gặp không ít những khó khăn Tư duy của các em còn mang
Trang 25tính cụ thể, những gì các em nhìn thấy sẽ giúp các em ghi nhớ tốt hơn và hứng thú hơn
Do đó, đồ dùng trực quan là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong giờ học Để biết các thầy cô sử dụng đồ dùng trực quan thế nào trong giờ TLV
chúng tôi có câu hỏi: “Khi dạy Tập làm văn thầy cô thường sử dụng đồ dùng
trực quan nào?” thì thu được mức độ sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên là
thấp Như vậy việc đầu tư thiết bị, phương tiện dạy học còn rất hạn chế
Việc sử dụng các biện pháp dạy học sao cho có hiệu quả cũng là một vấn
đề cần quan tâm Với câu hỏi: “ Khi dạy tập làm văn thầy (cô) thường sử dụng
các biện pháp dạy học nào ?” thì đa số các GV đều đưa ra các biện pháp tạo
hứng thú ở HS như: Trau dồi vốn từ, rèn kỹ năng quan sát, luyện viết câu văn, đoạn văn sao cho liên kết được các ý, đoạn…
Tuy vậy, việc vận dụng nó như thế nào trong giờ dạy mới mang lại hiệu quả
cao là điều GV còn lúng túng Chúng tôi đã đặt câu hỏi như sau: “Để rèn luyện kỹ
năng làm văn cho các em, thầy cô thường xây dựng đề văn gắn với đời sống để các
em luyện tập không?” Tất cả các GV mà chúng tôi điều tra đều trả lời là “có”
Hầu hết các GV mà chúng tôi điều tra, phỏng vấn đều có quá trình công tác lâu năm, có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy phân môn này Do vậy, khi chúng tôi đưa
ra câu hỏi: “Thầy cô hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong quá trình
giảng dạy phân môn Tập làm văn là gì?” Thì chúng tôi thu được là:
- Thuận lợi:
+ Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn nhằm nâng cao tay nghề cho GV
+ Tổ chuyên môn đã tổ chức chuyên đề dạy học TLV lớp 4 - 5
+ GV đều được trang bị đầy đủ SGK, SGV, sách tham khảo…
+ Đối tượng miêu tả khá gần gũi với HS nông thôn (cây bàng, con gà…) + Đặc điểm tâm lý của HS có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc
và sức sáng tạo Thế giới của các em là thế giới cổ tích Những đồ vật, con vật, cây cối, cảnh vật là những người người bạn thân thiết gần gũi mà các em có thể tâm tư, chia sẻ tình cảm của mình Đặc điểm tâm lý này rất thuận lợi cho việc khơi gợi cho các em những cảm xúc miêu tả thú vị, bất ngờ…
- Khó khăn:
+ Lên lớp 4 - 5, HS mới bắt đầu học cách lập dàn ý, dựng đoạn và viết thành bài văn hoàn chỉnh Hơn nữa, khả năng ngôn ngữ của các em còn hạn chế
Trang 26Mỗi bài văn miêu tả hay lại đòi hỏi khả năng tưởng tượng và sử dụng ngôn ngữ diễn đạt thật sinh động Thực tế cho thấy, đa số HS lớp 4 - 5 viết văn miêu tả chưa hay, sắp xếp ý còn lộn xộn, lủng củng, hình ảnh trong bài văn còn chưa gợi
tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách sống sượng bài văn mẫu
+ Việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa phổ biến vì trình độ của HS không đồng đều nên đôi khi sử dụng tốn nhiều thời gian
+ Về phía nhà trường, dù đã được đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ đặc biệt là có giáo án giảng bằng điện tử nhưng do trình độ tin học, tiếng Anh còn hạn chế nên việc sử dụng phần mềm powerpoint vào giảng dạy chương trình tiếng Việt nói chung và phân môn TLV nói riêng chưa phổ biến dẫn đến chưa phát huy hết được năng lực của GV và HS
b Về phía học sinh
Nhìn chung, HS khối 4 - 5 trong nhà trường đã có hứng thú học tập đối với phân môn TLV, phần lớn các em tỏ ra yêu thích môn này Vì vậy, khi chúng tôi
đưa ra câu hỏi: “Em có thích học phân môn Tập làm văn không?” thì có đến
43,1% HS trả lời là có, 45,6% trả lời bình thường, 13,7% là không thích
Điều đó chứng tỏ rằng, các em đã ý thức được phần nào tầm quan trọng của phân môn TLV nhưng chưa thực sự yêu thích phân môn này
Có hứng thú học tập nhưng để viết được văn hay và cách miêu tả độc đáo thì tài liệu học tập cũng đóng một vai trò quan trọng Qua điều tra chúng tôi thấy rằng, 100% HS đến trường đều có đủ SGK tiếng Việt, còn các tài liệu tham khảo khác như bài văn hay, bài văn mẫu thuộc chương trình lớp 4 - 5 các em sử dụng phổ biến (chiếm khoảng 57,7%)
Mặc dù đã có hứng thú học tập, nhưng mỗi dạng văn lại mang lại cho các
em những cảm nhận khác nhau Khi được hỏi: “Em thích học dạng văn nào
nhất?” 43,1% các em cho rằng thích học văn miêu tả, 37,9% thích học văn kể
chuyện, 18,9% thích học các kiểu văn bản như viết thư, văn bản hành chính ) Điều đó chứng tỏ rằng, các bài viết văn miêu tả vẫn hấp dẫn và thu hút HS hơn Bởi vì nó thường là những sự vật, sự việc, cây cối, con vật…gắn liền với đời sống thực tế xung quanh các em nên các em dễ tưởng tượng, miêu tả Nhưng không phải vì thế các em coi nhẹ các dạng viết văn khác, cho nên khi áp dụng vào dạy những dạng văn cụ thể GV phải có biện pháp tạo hứng thú ở HS
Trang 27Để học tốt phân môn TLV, ngoài giờ học trên lớp, HS phải thường xuyên tìm hiểu ngoài thực tế cuộc sống Tuy nhiên, mức độ tìm hiểu cũng như thời gian dành cho việc học của mỗi HS có khác nhau
Khi điều tra việc học ở trường, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Ngoài giờ học
trên lớp, ở nhà em có thường xuyên luyện viết văn không?” Và kết quả thu
được là phần lớn các em đã có ý thức học ở nhà Điều đó được biểu hiện bằng con số sau: 59,7% tổng số HS lớp 4 - 5 trả lời đã dành thời gian cho việc luyện viết văn, 29,8% trả lời là thỉnh thoảng, còn lại 10,4% không tự giác Như vậy, đa
số các em đều có phụ huynh làm nghề lao động chân tay nên việc quan tâm tới việc học tập của con em mình còn chưa có, mặt khác ý thức tự học ở nhà chưa cao nên tỉ lệ HS dành thời gian cho việc luyện viết ở nhà còn rất thấp
Với câu hỏi “Khi viết bài tập làm văn các em có tham khảo tài liệu tham
khác vào bài viết của mình không?” Với câu hỏi này có 35,8% HS trả lời
thường xuyên sử dụng tài liệu tham khảo vào bài viết của mình, 50,7% là thỉnh thoảng sử dụng và một tỷ lệ nhỏ trả lời rằng không bao giờ sử dụng tài liệu tham khảo vào bài viết của mình Con số này tuy không lớn nhưng điều đó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả dạy học phân môn TLV nói riêng, các phân môn khác trong chương trình tiếng Việt nói chung Bởi vậy, giáo dục ý thức tự giác trong dạy học dạng viết văn miêu tả cho các em cũng gặp phải không ít những khó khăn
đó là:
Sự phân hóa giữa các HS trong một lớp và giữa các lớp về khả năng nhận thức Có em học tốt và vận dụng những hiểu biết vào học tập rất hiệu quả Tuy nhiên, số lượng này không nhiều, còn rất nhiều em khả năng hiểu biết và vận dụng còn yếu Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy và sáng tạo của các
em trong quá trình viết văn
1.2.2 Thực trạng về kết quả viết văn miêu tả cho học sinh lớp 4, 5 trường tiểu học Tường Hạ - Phù Yên – Sơn La
Để tìm hiểu thực trạng về kết quả viết văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Hạ - Phù Yên – Sơn La Chúng tôi đã tiến hành điều tra
116 HS lớp 4, 5 bằng phiếu điều tra
Chúng tôi đã tiến dựa trên chương trình SGK lớp 4, 5 để thiết kế phiếu điều tra, với nội dung phiếu điều tra như sau:
Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích nhất
Sau quá trình điều tra, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích bài làm của
HS và thu được những nhận xét sau đây:
Trang 28Đa số các em có tinh thần học tập, hứng thú khi thực hiện bài nhưng trong quá trình làm bài các em chưa có kỹ năng quan sát, hồi tưởng nhanh nên thời gian tiết học không đủ cho các em hoàn thiện bài văn nên chất lượng bài viết chưa cao HS mắc lỗi trong khi viết văn còn nhiều Cụ thể các lỗi như sau:
Thứ nhất, về viết câu và dùng từ
Số lượng HS viết câu và dùng từ hợp lý chiếm tỷ lệ thấp, đa số bài viết của các em thường viết câu văn cụt lủn, kể lể, ít hình ảnh trong câu văn dẫn đến bài viết của các em không sinh động, không thu hút được người đọc, người
nghe Chẳng hạn có em viết: “Vừa qua tớ được bố tớ mua cho con mèo, tớ rất
thích” cách dùng từ “tớ”, lặp đi lặp lại khiến người đọc nhàm chán
Ngoài ra, cách dùng từ chung chung không làm nổi bật lên được đặc điểm
nổi bật của con vật đó vẵn còn phổ biến Chẳng hạn có em viết: “Con mèo có bộ
lông trắng tinh” hay “ Con mèo nặng khoảng 2 tạ”
Thứ hai, về cách diễn đạt
Đối với HS vùng sâu, vùng xa điều kiện để các em phát triển đa chiều các mối quan hệ giao tiếp không được mở rộng như HS vùng thành thị, chưa nhạy bén, khả năng ứng xử chưa cao, vốn sống của các em chưa thật phong phú dẫn đến vốn từ hạn chế nên ảnh hưởng tới khả năng diễn đạt
Do vậy, đa số bài viết của các em yếu về khả năng diễn đạt, chưa biết sử dụng dấu câu một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả diễn đạt Chẳng hạn có em
viết: “Mắt nó màu đen Râu của nó dài Lông thì đen.” cách dùng dấu chấm câu
liên tục khiến các câu trong đoạn văn chưa được liên kết chặt chẽ với nhau Khả năng khái quát chưa cao, HS chú trọng đi sâu vào chi tiết cụ thể mà chưa có khả năng tổng hợp vấn đề cần diễn đạt nên trong bài văn của các em chưa lột tả được đối tượng cần miêu tả
Thứ ba, về cách trình bày bài văn
Ở lớp 4, 5 HS đã nắm được cấu tạo của các bài văn miêu tả gồm 3 phần:
mở bài, thân bài, kết bài Nhưng rất nhiều bài viết của HS vẫn mắc lỗi về cách trình bày bố cục của một bài văn miêu tả Tình trạng viết phần mở bài các em quên xuống dòng để viết thân bài nên dẫn tới bài văn của các em không đẹp về
bố cục, về cách trình bày Nguyên nhân của tình trạng trên đó là, HS chưa nắm chắc được bố cục của một bài văn miêu tả
Trang 29Như vậy, qua việc khảo sát thực trạng về kết quả viết văn miêu tả của HS lớp 4, 5 ở trường tiểu học Chúng tôi thấy rằng: HS đã chú ý và có hứng thú song hiệu quả còn chưa cao vì còn mắc một số lỗi phổ biến như:
- HS viết sai lỗi chính tả
- Chưa hiểu rõ được đặc điểm cơ bản của bài văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài khác
- Lạc đề, chưa xác định rõ mục đích, yêu cầu của đầu bài
- Chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả
- Kỹ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kỹ năng diễn đạt còn hạn chế
- Chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng chưa khoa học
- Vốn từ ngữ còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt
- HS chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả
- Trong tiết trả bài, HS chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kỹ càng, đầy đủ, các
em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình
- HS chưa thực sự cảm thấy yêu môn học
Vì vậy, để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho HS, nhà trường cũng như GV cần có biện pháp kích thích chất lượng học tập phân môn TLV cho HS Trên đây là những thực trạng dạy học phân môn TLV miêu tả lớp 4, 5 và thực
trạng về kết quả viết văn miêu tả của HS lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học Tường Hạ -
Phù Yên - Sơn La Từ vấn đề thực tiễn nêu trên, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho HS
Trang 30TIỂU KẾT
Về cơ sở lý luận, người viết tìm hiểu về một số khái niệm cần xác định,
cơ sở khoa học của việc dạy văn ở tiểu học, đi tìm hiểu thế nào là phương pháp dạy học tích cực Đây là những vấn đề người viết tìm hiểu qua tài liệu tham khảo Thông qua cơ sở lý luận trên cho thấy, rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho các em có vai trò rất cần thiết, nó là tiền đề để các em học tập tốt hơn môn học này ở các cấp học về sau
Về cơ sở thực tiễn, qua kết quả thu được từ khảo sát thực tế của việc dạy học Tập làm văn lớp 4, 5 chúng tôi thấy rằng: Các thầy cô đã có sự quan tâm đến việc luyện viết văn cho học sinh và cũng đã thu được một số kết quả nhất định Tuy nhiên, thực trạng dạy và học viết văn miêu tả còn chưa cao Trong quá trình thực hành viết cũng như giảng dạy còn nhiều khó khăn Việc áp dụng các
kỹ năng, cũng như phương pháp vào rèn luyện kỹ năng viết văn cho các em còn hạn chế HS chưa thực sự yêu thích phân môn TLV, bài viết của các em mắc rất nhiều lỗi về dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt Do vậy, chúng tôi mạnh dạn đề
ra một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu
học Tường Hạ - Phù Yên - Sơn La
Trang 31CHƯƠNG 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ -
PHÙ YÊN - SƠN LA
2.1 Giúp học sinh hiểu rõ đối tượng của văn miêu tả
2.1.1 Đối tượng trong văn miêu tả đồ vật
Đối tượng của văn miêu tả đồ vật là những vật các em thường thấy trong đời sống hàng ngày gần gũi và quen thuộc với các em Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển sách, cặp sách, cái bàn, cái chổi, quyển lịch treo tường … Chúng
là những vật vô tri vô giác nhưng gần gũi và có ích đối với các em
Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu … Các
em cần miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình Với những đồ vật
có nhiều bộ phận, các em chỉ cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất
Đó chính là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác
Đồ vật lại thường gắn liền với đời sống con người Cho nên, khi miêu tả phải nói được công dụng, ích lợi của đồ vật, cũng như tình cảm của con người đối với nó Có như vậy, đồ vật mới hiện lên một các sinh động và có hồn
2.1.2 Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối
Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối là những cây xung quanh các em Đó
có thể là một cây cho bóng mát, cây lấy hoa, cây ăn quả… Chúng đều là những đối tượng gần gũi và thân thiết với con người Đối tượng miêu tả nâng cao hơn
là những cây mà các em không được quan sát trực tiếp nhưng hình dung được nhờ sự gợi ý từ một bài văn, bài thơ, câu truyện
Mỗi loại cây lại có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định Vì vậy, khi miêu tả, các em phải làm nổi bật được điểm này Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả; tả cây lấy hoa cần tả hương sắc của hoa; tả cây bóng mát phải làm nổi rõ dáng cây, tán lá…
Cây cối luôn nằm trong một khung cảnh thiên nhiên Vì vậy, khi miêu tả cần gắn chúng với miêu tả cảnh xung quanh như mây trời, chim chóc, đình chùa,
ao hồ và cả con người
2.1.3 Đối tượng của văn miêu tả loài vật
Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc, gần gũi với các em: trâu, bò, chó, mèo, gà, lợn… Có khi các em chỉ cần tả một con vật,
Trang 32có khi lại phải tả cả bầy, cả đàn Đôi khi có thể là những con vật mà các em không được quan sát trực tiếp, chúng có thể được gợi ra qua một đoạn văn, câu thơ, bài thơ, câu chuyện
Mỗi loài vật đều có đặc điểm tiêu biểu cho loài đó và mỗi con vật lại có những đặc điểm riêng khác với loài của nó nói chung Vì vậy, khi miêu tả, không thể bỏ qua những nét tiêu biểu của loài vật đó cũng như những đặc điểm đặc trưng của cá thể như màu sắc vóc dáng, tính nết…
2.1.4 Đối tượng tả cảnh
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các em: một dòng sông, một cánh đồng, những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh ở khắp mọi miền đất nước chúng ta
Mỗi cảnh vật đều nằm trong một không gian và thời gian, đó là cái nền cho cảnh vật được miêu tả Khi tả cần nêu được khung cảnh chung này, nhưng đặc biệt cần tập chung tả nét tiêu biểu của cảnh làm cho nó khác với cảnh khác Khi
tả cảnh cảnh có thể lồng với tả người, tả vật để bài văn sinh động
2.1.5 Đối tượng tả người
Bài văn tả người trong chương trình tiểu học thường lấy đối tượng miêu tả
là những người thân quen, những gương tốt gần gũi, thân thuộc và để lại nhiều
ấn tượng tốt đẹp cho các em Để tả người, trước hết các em phải tập chung quan sát trực tiếp người định tả Khi viết bài phải nhớ lại những gì đã quan sát được
về người đó
Ngoài ngôn ngữ của nhân vật, phần còn lại trong văn bản là ngôn ngữ viết Ngôn ngữ người viết được sử dụng nhiều động từ, tính từ để tả hoạt động, cách nói năng, cách suy nghĩ của nhân vật
2.2 Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh
Với bất kì một kiểu bài TLV miêu tả nào thì trước khi tạo ra được sản phẩm HS đều phải trải qua quá trình quan sát rồi từ đó nhận xét, tưởng tượng, ví von, so sánh… Để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật Nghĩa là trên cơ sở có sự thu thập trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc…của mình,
HS mới bắt tay vào làm bài
2.2.1 Khái niệm
Quan sát là quá trình sử dụng các giác quan để tri giác về một hoặc nhiều đối tượng trong thực tế
Trang 33Phương pháp dạy học quan sát là phương pháp dạy học mà trong đó GV tổ chức cho HS độc lập quan sát các sự vật, hiện tượng của tự nhiên hay xã hội để chứng minh một luận điểm nào đó
Quan sát trong văn miêu tả là GV tổ chức hướng dẫn cho HS độc lập quan sát đối tượng, từ đó thấy được đặc điểm về ngoại hình, đặc tính cũng như hoạt động của đối tượng được miêu tả làm cơ sở cho bài văn miêu tả
2.2.2 Vai trò của quan sát trong văn miêu tả
Tổ chức cho HS quan sát đối tượng miêu tả (các đồ vật, cây cối, con vật, con người, cảnh vật) là một công việc thuộc về nguyên tắc khi dạy học TLV miêu tả
Luyện tập quan sát giúp HS tích lũy vốn sống, vốn từ, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng trong bài văn Thông qua quan sát, HS có thêm vốn hiểu biết về các đối tượng xung quanh mình Với HS, đây không phải là lần đầu tiên các em tiếp xúc hay quan sát đối tượng đó, các em được quan sát một cách
có ý thức, có mục đích rõ ràng và được quan sát theo một phương pháp khoa học Thông qua quan sát có mục đích và phương pháp khoa học như thế, HS còn nhận ra đâu là dấu hiệu bản chất và không bản chất để phân biệt đồ vật này với
đồ vật khác Đồng thời, khi quan sát và tìm ra từ ngữ để diễn đạt những gì mình đang thấy hoặc đang tưởng tượng ra, HS cũng sử dụng và tích lũy cho mình một vốn từ khá phong phú
2.2.3 Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát
Quan sát theo trình tự từ xa đến gần và ngược lại, từ trong ra ngoài, từ bao quát đến chi tiết và ngược lại Ghi chép những điều đã quan sát được Tổ chức quan sát từng đối tượng cụ thể Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (buổi chào cờ đầu tuần, quang cảnh trước buổi học, trong giờ ra chơi, thầy giáo, cô giáo, người thân…); quan sát ở nhà (ngôi nhà em đang ở, buổi sum họp của gia đình, quang cảnh con đường nơi em ở vào buổi sáng …); quan sát qua báo, đài ( một ca sĩ đang biểu diễn, một danh hài mà em thích)… Cụ thể:
- Khi quan sát đối tượng cần lưu ý:
- Trong khi HS quan sát, GV có thể hướng dẫn lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau, như:
xuống dưới; từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái; Từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài;…
Trang 34Ví dụ 1:
Tả từ ngoài vào trong: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”
Ví dụ 2:
Tả từ dưới lên trên “Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng)
thúc; Từ khi mới mua đến lúc đã cũ; từ khi còn nhỏ đến lúc đã lớn; từ khi mới trồng đến lúc ra hoa kết trái;…
Ví dụ 1:
“ Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ Nắng phố huyện vàng hoe Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt” (Đường đi Sa Pa - Tiếng Việt 4)
Ví dụ 2:
“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới Sự sinh sôi sao mà mạnh
mẽ vậy.” (Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5)
Ví dụ :
“ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay,
bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày
Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống Khi
bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả ” (Bà Tôi
- Tiếng Việt 5- Tập 1)
Trang 35Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt Mái tóc “dày kì lạ”
- Hướng dẫn và khích lệ HS quan sát bằng nhiều giác quan:
tượng…
… gợi cảm xúc mà đối tượng đó tạo ra
động đến tình cảm…
dụng xúc giác thì HS có thể cảm nhận được những đặc điểm của đối tượng như:
mềm hay cứng, mịn màng hay sần sùi, nặng hay nhẹ…
Ví dụ:
Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 33) ta thấy tác giả
đã quan sát bằng các giác quan như sau:
+ Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi + Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước
+ Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa đầu mùa
+ Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót của chào mào
Nhờ có sự quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, đi sâu vào bản chất bên trong Bài văn đa dạng, phong phú và sinh động…
Biết chú ý đến những đặc điểm nổi bật của đối tượng
Ví dụ:
vào ban đêm
Trang 36 Tả người: Tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, thói quen,lời nói Bất cứ đồ vật nào cũng có những đặc điểm bản chất và không bản chất, đặc điểm nổi bật và không nổi bật Khi hướng dẫn HS quan sát, GV phải hướng HS quan sát những đặc điểm nổi bật của đồ vật để HS có thể miêu tả đúng và hay
về đối tượng
- Hướng dẫn HS quan sát các sự vật hiện tượng có liên quan để từ đó thấy được nét đẹp của đối tượng mình đang quan sát
- Hướng dẫn HS quan sát theo hệ thống các câu hỏi:
Để HS lớp 4, 5 quan sát đối tượng một cách có hiệu quả, GV cần đặt ra một hệ thống các câu hỏi phù hợp theo một trình tự hợp lý
+ Đồ vật có hình dạng như thế nào (tròn, vuông, dài, ngắn…)?
+ Kích thước của nó ra sao (to, nhỏ…)?
+ Màu sắc của đồ vật đó như thế nào (xanh, đỏ, tím…sặc sỡ, nhã nhặn…)? + Đồ vật được làm bằng chất liệu gì (nhựa, sắt, gỗ, đồng, vải, giấy,…)? + Đồ vật cứng hay mềm, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ…?
+ Đồ vật ấy có phát ra tiếng động hay không? Tiếng động đó như thế nào? + Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật,có thu hút không?
+ Đồ vật đó mang lại những lợi ích gì trong học tập và cuộc sống hàng ngày?
+ Nhìn từ xa cây đó trông như thế nào; đến gần thì trông như thế nào? + Tán lá cây như thế nào (tròn, xum xuê, thưa thớt lá…)?
+ Lá cây hình gì, màu gì?
+ Cây có hoa, quả không? Nếu có thì hoa, quả đó như thế nào?
+ Thân cây như thế nào (to hay nhỏ, sần sùi hay nhẵn nhụi…)?
+ Xung quanh cây đó có cây nào khác nữa không? Có con vật nào không?
+ Con vật có hình dạng như thế nào (to, nhỏ, béo, gầy, tròn, dài…)?
+ Con vật đó gồm những bộ phận nào?
Trang 37+ Các bộ phận đó có gì nổi bật không (mắt sáng, mũi thính, lông mượt, màu sắc sặc sỡ, chân khỏe…)
+ Thức ăn của nó là gì?
+ Hoạt động thường ngày của nó là gì?
+ Cảnh được tả vào thời điểm nào trong ngày?
+ Trong cảnh có những chi tiết, đồ vật… nổi bật như thế nào?
+ Sự thay đổi của cảnh vậi theo thời gian?
+ Khuôn mặt như thế nào? ( tròn, trái xoan, chữ điền…)
+ Cách ăn mặc ra sao? (luộm thuộm, gọn gàng…)
+ Lời nói thế nào? (nhẹ nhàng, cáu gắt )
- Hướng dẫn HS thu nhận những điều rút ra được khi quan sát
Có nhiều HS sau khi quan sát lại không đưa ra được những nhận xét cụ thể, chính xác mà chỉ là những nhận xét chung chung, mơ hồ…GV cần hướng dẫn
HS đưa ra nhận xét bắt nguồn từ sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống và trí tưởng tượng của các em
2.3 Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý
2.3.1 Hướng dẫn học sinh tìm ý
Sau khi HS đã quan sát và có những ghi chép cơ bản ban đầu về đối tượng,
GV hướng dẫn HS tìm ý cho bài TLV của mình bằng cách:
- Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn được khi quan sát
- Căn cứ vào nội dung đã ghi chép
- Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc đặc trưng riêng, đẹp
và khác biệt của đối tượng để miêu tả tả chi tiết
- Lựa chọn hình ảnh, hoạt động khác của đối tượng để tả khái quát, bổ trợ, tạo hình ảnh tổng thể về đối tượng Có thể tả lồng ghép các hình ảnh, sự việc gắn bó với đối tượng
2.3.2 Hướng dẫn học sinh lập dàn ý
Trước khi lập dàn ý cho bài TLV, HS cần nắm chắc bố cục của một bài văn miêu tả
Trang 38Một bài TLV miêu tả trong chương trình tiểu học gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài Riêng với phần mở bài và kết bài thì HS có thể lựa chọn: mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp; kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng Chỉ khi nào nắm chắc được bố cục của bài TLV thì bài viết mới đi đúng hướng, mạch lạc, sáng sủa …
- Bố cục của bài văn miêu tả đồ vật:
+ Mở bài: Giới thiệu đồ vật mình định tả
+ Thân bài: Tả bao quát toàn bộ đồ vật
Tả chi tiết và tả những đặc điểm của đồ vật
+ Kết bài: nêu một số lợi ích của đồ vật và tình cảm của ngưới viết đối với
đồ vật
- Bố cục của bài văn miêu tả cây cối:
+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây
+ Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kỳ phát triển của cây + Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây
- Bố cục của bài văn miêu tả con vật:
+ Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả
+ Thân bài: Tả hình dáng
+ Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật
- Bố cục bài văn tả cảnh:
+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về cảnh sẽ tả
+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian + Kết bài: Nhận xét cảm nghĩ của người viết
- Bố cục của bài văn tả người:
+ Mở bài: Giới thiệu về người định tả
+ Thân bài: Tả ngoại hình (về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt )
Tả tình hình hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen… ) + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả