Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 32 - 37)

9. Cấu trúc đề tài

2.2.Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh

Với bất kì một kiểu bài TLV miêu tả nào thì trước khi tạo ra được sản phẩm HS đều phải trải qua q trình quan sát rồi từ đó nhận xét, tưởng tượng, ví von, so sánh… Để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật. Nghĩa là trên cơ sở có sự thu thập trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc…của mình, HS mới bắt tay vào làm bài.

2.2.1. Khái niệm

Quan sát là quá trình sử dụng các giác quan để tri giác về một hoặc nhiều đối tượng trong thực tế.

Phương pháp dạy học quan sát là phương pháp dạy học mà trong đó GV tổ chức cho HS độc lập quan sát các sự vật, hiện tượng của tự nhiên hay xã hội để chứng minh một luận điểm nào đó.

Quan sát trong văn miêu tả là GV tổ chức hướng dẫn cho HS độc lập quan sát đối tượng, từ đó thấy được đặc điểm về ngoại hình, đặc tính cũng như hoạt động của đối tượng được miêu tả làm cơ sở cho bài văn miêu tả.

2.2.2. Vai trò của quan sát trong văn miêu tả

Tổ chức cho HS quan sát đối tượng miêu tả (các đồ vật, cây cối, con vật, con người, cảnh vật) là một công việc thuộc về nguyên tắc khi dạy học TLV miêu tả.

Luyện tập quan sát giúp HS tích lũy vốn sống, vốn từ, rèn luyện tư duy logic, tư duy hình tượng trong bài văn. Thông qua quan sát, HS có thêm vốn hiểu biết về các đối tượng xung quanh mình. Với HS, đây không phải là lần đầu tiên các em tiếp xúc hay quan sát đối tượng đó, các em được quan sát một cách có ý thức, có mục đích rõ ràng và được quan sát theo một phương pháp khoa học. Thơng qua quan sát có mục đích và phương pháp khoa học như thế, HS cịn nhận ra đâu là dấu hiệu bản chất và không bản chất để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác. Đồng thời, khi quan sát và tìm ra từ ngữ để diễn đạt những gì mình đang thấy hoặc đang tưởng tượng ra, HS cũng sử dụng và tích lũy cho mình một vốn từ khá phong phú.

2.2.3. Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát

Quan sát theo trình tự từ xa đến gần và ngược lại, từ trong ra ngoài, từ bao quát đến chi tiết và ngược lại. Ghi chép những điều đã quan sát được. Tổ chức quan sát từng đối tượng cụ thể. Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức: quan sát trực tiếp đối tượng (buổi chào cờ đầu tuần, quang cảnh trước buổi học, trong giờ ra chơi, thầy giáo, cô giáo, người thân…); quan sát ở nhà (ngôi nhà em đang ở, buổi sum họp của gia đình, quang cảnh con đường nơi em ở vào buổi sáng …); quan sát qua báo, đài ( một ca sĩ đang biểu diễn, một danh hài mà em thích)… Cụ thể:

- Khi quan sát đối tượng cần lưu ý:

- Trong khi HS quan sát, GV có thể hướng dẫn lựa chọn các trình tự quan sát khác nhau, như:

 Trình tự khơng gian: Quan sát đối tượng từ dưới lên trên hoặc từ trên

xuống dưới; từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái; Từ ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngồi;…

Ví dụ 1:

Tả từ ngoài vào trong: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bơng rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa. Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hồnh phi treo chính giữa.”

Ví dụ 2:

Tả từ dưới lên trên “Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).

 Trình tự thời gian: Quan sát từ sáng đến tối; từ lúc bắt đầu đến lúc kết

thúc; Từ khi mới mua đến lúc đã cũ; từ khi còn nhỏ đến lúc đã lớn; từ khi mới trồng đến lúc ra hoa kết trái;…

Ví dụ 1:

“...Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmơng, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hồng hơn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt” (Đường đi Sa Pa - Tiếng Việt 4).

Ví dụ 2:

“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.” (Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5)

 Trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật, thu hút bản thân, gây cảm xúc;…

Ví dụ :

“ Bà tơi ngồi cạnh tơi chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xỗ xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chng. Nó khắc sâu vào trí nhớ tơi dễ dàng và như những đố hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả...” (Bà Tơi - Tiếng Việt 5- Tập 1).

Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt. Mái tóc “dày kì lạ”.

- Hướng dẫn và khích lệ HS quan sát bằng nhiều giác quan:

 Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc, hình khối, kích thước của đối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tượng…

 Quan sát bằng thính giác: Giúp nhận ra âm thanh, nhịp điệu, tiếng kêu

… gợi cảm xúc mà đối tượng đó tạo ra.

 Quan sát bằng khứu giác: Giúp nhận ra những mùi vị của đối tượng tác

động đến tình cảm…

 Quan sát bằng vị giác và xúc giác: Đây là quan sát để cảm nhận. Nếu sử

dụng xúc giác thì HS có thể cảm nhận được những đặc điểm của đối tượng như: mềm hay cứng, mịn màng hay sần sùi, nặng hay nhẹ…

Ví dụ:

Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 33) ta thấy tác giả đã quan sát bằng các giác quan như sau:

+ Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi. + Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.

+ Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa đầu mùa.

+ Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót của chào mào.

Nhờ có sự quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, đi sâu vào bản chất bên trong. Bài văn đa dạng, phong phú và sinh động…

Biết chú ý đến những đặc điểm nổi bật của đối tượng.

Ví dụ:

 Đồ vật có đặc điểm nổi bật là: mặt bàn rộng, phẳng, nhẵn, màu sặc sỡ…

 Cái cây: Tán lá rộng, thân rất to, thân thẳng, hoa màu sắc sặc sỡ…

 Con vật: lông màu sắc sặc sỡ, mượt, thông minh, nhanh nhẹn, mắt sáng

vào ban đêm

 Tả người: Tầm vóc, cách ăn mặc, khn mặt, mái tóc, thói quen,lời nói... Bất cứ đồ vật nào cũng có những đặc điểm bản chất và khơng bản chất, đặc điểm nổi bật và không nổi bật. Khi hướng dẫn HS quan sát, GV phải hướng HS quan sát những đặc điểm nổi bật của đồ vật để HS có thể miêu tả đúng và hay về đối tượng.

- Hướng dẫn HS quan sát các sự vật hiện tượng có liên quan để từ đó thấy được nét đẹp của đối tượng mình đang quan sát.

- Hướng dẫn HS quan sát theo hệ thống các câu hỏi:

Để HS lớp 4, 5 quan sát đối tượng một cách có hiệu quả, GV cần đặt ra một hệ thống các câu hỏi phù hợp theo một trình tự hợp lý.

 Trong khi quan sát đồ vật GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

+ Đồ vật có hình dạng như thế nào (trịn, vng, dài, ngắn…)? + Kích thước của nó ra sao (to, nhỏ…)?

+ Màu sắc của đồ vật đó như thế nào (xanh, đỏ, tím…sặc sỡ, nhã nhặn…)? + Đồ vật được làm bằng chất liệu gì (nhựa, sắt, gỗ, đồng, vải, giấy,…)? + Đồ vật cứng hay mềm, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ…?

+ Đồ vật ấy có phát ra tiếng động hay khơng? Tiếng động đó như thế nào? + Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật,có thu hút khơng?

+ Đồ vật đó mang lại những lợi ích gì trong học tập và cuộc sống hàng ngày?

 Trong khi quan sát cây cối, GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

+ Nhìn từ xa cây đó trơng như thế nào; đến gần thì trơng như thế nào? + Tán lá cây như thế nào (tròn, xum xuê, thưa thớt lá…)? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lá cây hình gì, màu gì?

+ Cây có hoa, quả khơng? Nếu có thì hoa, quả đó như thế nào? + Thân cây như thế nào (to hay nhỏ, sần sùi hay nhẵn nhụi…)?

+ Xung quanh cây đó có cây nào khác nữa khơng? Có con vật nào không?

 Trong khi quan sát con vật GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

+ Con vật có hình dạng như thế nào (to, nhỏ, béo, gầy, trịn, dài…)? + Con vật đó gồm những bộ phận nào?

+ Các bộ phận đó có gì nổi bật khơng (mắt sáng, mũi thính, lơng mượt, màu sắc sặc sỡ, chân khỏe…)

+ Thức ăn của nó là gì?

+ Hoạt động thường ngày của nó là gì?

 Trong khi quan sát cảnh vật có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

+ Cảnh được tả vào thời điểm nào trong ngày?

+ Trong cảnh có những chi tiết, đồ vật… nổi bật như thế nào? + Sự thay đổi của cảnh vậi theo thời gian?

 Trong khi tả người có thể đưa ra hệ thống câu hỏi sau:

+ Khn mặt như thế nào? ( trịn, trái xoan, chữ điền…) + Cách ăn mặc ra sao? (luộm thuộm, gọn gàng…)

+ Lời nói thế nào? (nhẹ nhàng, cáu gắt..)

- Hướng dẫn HS thu nhận những điều rút ra được khi quan sát.

Có nhiều HS sau khi quan sát lại không đưa ra được những nhận xét cụ thể, chính xác mà chỉ là những nhận xét chung chung, mơ hồ…GV cần hướng dẫn HS đưa ra nhận xét bắt nguồn từ sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kết hợp với kinh nghiệm sống và trí tưởng tượng của các em.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 32 - 37)