9. Cấu trúc đề tài
2.1. Giúp học sinh hiểu rõ đối tượng của văn miêu tả
2.1.1. Đối tượng trong văn miêu tả đồ vật
Đối tượng của văn miêu tả đồ vật là những vật các em thường thấy trong đời sống hàng ngày gần gũi và quen thuộc với các em. Đó có thể là cái trống, cái bút, quyển sách, cặp sách, cái bàn, cái chổi, quyển lịch treo tường … Chúng là những vật vô tri vơ giác nhưng gần gũi và có ích đối với các em.
Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu … Các em cần miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình. Với những đồ vật có nhiều bộ phận, các em chỉ cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất. Đó chính là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.
Đồ vật lại thường gắn liền với đời sống con người. Cho nên, khi miêu tả phải nói được cơng dụng, ích lợi của đồ vật, cũng như tình cảm của con người đối với nó. Có như vậy, đồ vật mới hiện lên một các sinh động và có hồn.
2.1.2. Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối
Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối là những cây xung quanh các em. Đó có thể là một cây cho bóng mát, cây lấy hoa, cây ăn quả… Chúng đều là những đối tượng gần gũi và thân thiết với con người. Đối tượng miêu tả nâng cao hơn là những cây mà các em khơng được quan sát trực tiếp nhưng hình dung được nhờ sự gợi ý từ một bài văn, bài thơ, câu truyện.
Mỗi loại cây lại có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định. Vì vậy, khi miêu tả, các em phải làm nổi bật được điểm này. Tả cây ăn quả cần tập trung miêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả; tả cây lấy hoa cần tả hương sắc của hoa; tả cây bóng mát phải làm nổi rõ dáng cây, tán lá…
Cây cối luôn nằm trong một khung cảnh thiên nhiên. Vì vậy, khi miêu tả cần gắn chúng với miêu tả cảnh xung quanh như mây trời, chim chóc, đình chùa, ao hồ và cả con người.
2.1.3. Đối tượng của văn miêu tả loài vật
Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc, gần gũi với các em: trâu, bị, chó, mèo, gà, lợn… Có khi các em chỉ cần tả một con vật,
có khi lại phải tả cả bầy, cả đàn. Đơi khi có thể là những con vật mà các em không được quan sát trực tiếp, chúng có thể được gợi ra qua một đoạn văn, câu thơ, bài thơ, câu chuyện.
Mỗi loài vật đều có đặc điểm tiêu biểu cho lồi đó và mỗi con vật lại có những đặc điểm riêng khác với lồi của nó nói chung. Vì vậy, khi miêu tả, không thể bỏ qua những nét tiêu biểu của lồi vật đó cũng như những đặc điểm đặc trưng của cá thể như màu sắc vóc dáng, tính nết…
2.1.4. Đối tượng tả cảnh
Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanh các em: một dịng sơng, một cánh đồng, những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh ở khắp mọi miền đất nước chúng ta.
Mỗi cảnh vật đều nằm trong một không gian và thời gian, đó là cái nền cho cảnh vật được miêu tả. Khi tả cần nêu được khung cảnh chung này, nhưng đặc biệt cần tập chung tả nét tiêu biểu của cảnh làm cho nó khác với cảnh khác. Khi tả cảnh cảnh có thể lồng với tả người, tả vật để bài văn sinh động.
2.1.5. Đối tượng tả người
Bài văn tả người trong chương trình tiểu học thường lấy đối tượng miêu tả là những người thân quen, những gương tốt gần gũi, thân thuộc và để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho các em. Để tả người, trước hết các em phải tập chung quan sát trực tiếp người định tả. Khi viết bài phải nhớ lại những gì đã quan sát được về người đó.
Ngồi ngơn ngữ của nhân vật, phần cịn lại trong văn bản là ngơn ngữ viết. Ngôn ngữ người viết được sử dụng nhiều động từ, tính từ để tả hoạt động, cách nói năng, cách suy nghĩ của nhân vật