Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 37 - 40)

9. Cấu trúc đề tài

2.3. Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý

2.3.1. Hướng dẫn học sinh tìm ý

Sau khi HS đã quan sát và có những ghi chép cơ bản ban đầu về đối tượng, GV hướng dẫn HS tìm ý cho bài TLV của mình bằng cách:

- Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn được khi quan sát - Căn cứ vào nội dung đã ghi chép

- Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc đặc trưng riêng, đẹp và khác biệt của đối tượng để miêu tả tả chi tiết

- Lựa chọn hình ảnh, hoạt động khác của đối tượng để tả khái quát, bổ trợ, tạo hình ảnh tổng thể về đối tượng. Có thể tả lồng ghép các hình ảnh, sự việc gắn bó với đối tượng.

2.3.2. Hướng dẫn học sinh lập dàn ý

Trước khi lập dàn ý cho bài TLV, HS cần nắm chắc bố cục của một bài văn miêu tả.

Một bài TLV miêu tả trong chương trình tiểu học gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài. Riêng với phần mở bài và kết bài thì HS có thể lựa chọn: mở bài trực tiếp hoặc mở bài gián tiếp; kết bài mở rộng hoặc kết bài không mở rộng. Chỉ khi nào nắm chắc được bố cục của bài TLV thì bài viết mới đi đúng hướng, mạch lạc, sáng sủa …

- Bố cục của bài văn miêu tả đồ vật: + Mở bài: Giới thiệu đồ vật mình định tả. + Thân bài: Tả bao quát toàn bộ đồ vật

Tả chi tiết và tả những đặc điểm của đồ vật

+ Kết bài: nêu một số lợi ích của đồ vật và tình cảm của ngưới viết đối với đồ vật.

- Bố cục của bài văn miêu tả cây cối: + Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây.

+ Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kỳ phát triển của cây. + Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây.

- Bố cục của bài văn miêu tả con vật: + Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả. + Thân bài: Tả hình dáng.

Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật.

+ Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật. - Bố cục bài văn tả cảnh:

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về cảnh sẽ tả.

+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian + Kết bài: Nhận xét cảm nghĩ của người viết.

- Bố cục của bài văn tả người:

+ Mở bài: Giới thiệu về người định tả.

+ Thân bài: Tả ngoại hình (về tầm vóc, cách ăn mặc, khn mặt..) Tả tình hình hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen… ) + Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

Để củng cố, khắc sâu cho HS về bố cục của một bài TLV miêu tả, GV có thể đưa ra một số đoạn hoặc bài TLV miêu tả để HS xác định cấu tạo cũng như nội dung chính của từng phần.

Ví dụ 1:

Văn miêu tả đồ vật:

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

“Ông cụ thợ gặt tháo cái hái ở tay ra rồi đua cho Ban. Cậu đỡ lấy để ngắm nghía. Cái hái có một thân chính bằng gỗ dài hơn một cánh tay. Về phía giữa thân, có ghép một cái lưới bằng thép rất sắc. một đầu cái thân có dây bằng tre gập lại gần như thước thợ đối với thân chính nhưng nhỏ hơn và vút nhọn như một cái sừng. Người gặt dùng cái ấy để vơ lúa rồi đưa lưỡi hái ở giữa thân chính ra cắt.”

Thạch Lam

a/ Đoạn văn viết về cái gì ? Hãy đặt tên cho đoạn văn.

b/ Đoạn văn trên ứng với phần nào trong ba phần của bài văn miêu tả đồ vật? c/ Những câu nào trong đoạn có thể tách ra để tọa thành đoạn mở bài trong bài văn tả cái hái ?

Ví dụ 2:

Miêu tả người (Tiếng Việt 5, tập 2) Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Công nhân sửa đường

Bác Tâm mẹ của Thư đang chăm chú làm việc, bác đeo một đôi găng tay bằng vải rất dày. Vì thế, tay bác y như tay một người khổng lồ. Bác độ nón, khăn trùm gần kín mặt, chỉ để hở mỗi cái mũi và đôi mắt. Tay bác phải cầm một chiếc búa. Tay trái bác xếp rất khéo những viên đá bọc nhựa đường đen nhánh vào chỗ trũng. Bác đập búa đều đều xuống những viên đá để chúng ken chắc vào nhau. Hai tay bác đưa lên hạ xuống rất nhịp nhàng. Dường như bác đang làm một cơng vệc gì đấy rất nhịp nhàng chứ khơng phải là công việc vá đường vất vả kia. Chỉ có mảng áo ướt đẫm mồ hơi ở lưng bác là cứ loang ra mãi.

Mảng đường hình chữ nhật đen nhánh hiện ra thay thế cho cái ổ gà quái ác lúc trước. Thư say sưa ngắm miếng vá hình chữ nhật, thơm mùi đường nhựa hăng hắc ấy rồi ôm cổ mẹ:

Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền. Bác nheo mắt nhìn mặt đường. Nắng chói chang. Một nụ cười làm rạng rỡ khn mặt bác.

Theo NGUYỄN THỊ XUYẾN

a, Xác định các đoạn của bài văn. b, Nêu nội dung chính của từng đoạn.

c, Tìm những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong đoạn văn

Thông qua những bài tập như trên giúp HS khắc sâu phần kiến thức về bố cục của một bài TLV miêu tả đồ vật, đồng thời HS có thể học trong đó cả cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu.

Sau khi nắm chắc bố cục của bài văn miêu tả, kết hợp với những chi tiết tiêu biểu đã lựa chọn được trong khi quan sát và tìm ý học sinh tiến hành lập dàn ý.

Dàn ý bài miêu tả trong nhà trường thường có mục phát biểu cảm nghĩ của các em đối với đối tượng được miêu tả. Tốt nhất nên hướng dẫn các em trình bày những suy nghĩ, tình cảm của mình lồng vào các chi tiết miêu tả hoặc phát biểu xen kẽ trong quá trình miêu tả. Một số GV khơng hiểu rõ u cầu của phần này đã hướng dẫn HS đưa vào những nội dung: ca ngợi lợi ích, tác dụng, cơng dụng..làm như vậy là biến bài miêu tả thành bài khoa học thưởng thức.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)