Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn trong bài tập làm văn cho học sinh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 42 - 45)

9. Cấu trúc đề tài

2.5.Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn trong bài tập làm văn cho học sinh

Trong một bài văn miêu tả nói chung hay trong bài văn miêu tả đồ vật, cây cối, con vật.. là sản phẩm của sự vận dụng tổng hợp các kiến thức và kỹ năng tiếp nhận được trong q trình học tập mơn Tiếng Việt. Do vậy, từ việc nắm ý tới việc diễn đạt thành văn, từ văn nói tới văn viết có một khoảng cách khá xa. Vì thế, bên cạnh bồi dưỡng tình cảm tư tưởng tình cảm, vốn sống cho học sinh qua các bài học ở phân môn Tiếng Việt, mỗi giáo viên phải chú trọng rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn cho các em từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp sao cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tư duy của học sinh.

2.5.1. Kỹ năng viết những câu văn sinh động gợi tả, gợi cảm, giàu hình ảnh và nhạc điệu

Từ cách dẫn dắt, gợi mở của GV và từ một ý cho trước hay từ một câu đơn (chỉ có một cụm chủ ngữ, vị ngữ), GV hướng dẫn HS tập mở rộng câu bằng cách thêm các thành phần phụ cho câu như: trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ…Sử dụng các hình ảnh, chi tiết sinh động biểu cảm; các biện pháp nghệ thuật như: nhân hóa, ẩn dụ, so sánh, điệp từ, điệp ngữ, cường điệu hóa…làm cho cách diễn đạt câu văn, đoạn văn thêm cụ thể, sống động giúp người đọc như cùng cảm nhận với mình.

Yêu cầu rèn luyện kỹ năng này có thể thực hiện ở những tiết học luyện từ và câu hoặc tiết trả bài tập làm văn. Bài tập luyện viết câu sẽ giúp HS có ý thức viết văn ngày càng chặt chẽ về ý tứ, sinh động giàu cảm xúc…Từ đó, giúp các em thêm hứng thú học tập mơn Tiếng Việt nói chung và phân môn TLV nói riêng. Sau đây là một số ví dụ về cách dùng từ, câu văn sinh động:

Bài 1: Từ những câu văn đã cho viết câu văn sinh động, gợi cảm xúc bằng cách thêm biện pháp nghệ thuật:

+ Bông hồng xinh đẹp đang tươi cười và thì thầm tỏa hương thơm.(biện

pháp nhân hóa)

- Hai sừng trâu cong cong.

+ Hai cái sừng trâu cong cong như hai cái lưỡi liềm. (biện pháp so sánh)

- Con ngan có bộ lơng màu vàng.

+ Con ngan khốc lên mình một chiếc áo màu vàng. (biện pháp nhân hóa)

- Chiếc đồng hồ giúp em thức dậy đi học.

+ Chiếc đồng hồ giống như người bạn thân thiết đánh thức tôi mỗi sáng đi học.

- Em yêu cây phượng vào mỗi ngày hè.

+ Sao yêu thế cái cây phượng ở sân trường em. Yêu những tán lá, yêu

từng chùm hoa đỏ rực vào mỗi ngày hè và yêu cả tiếng ve râm ran trong sân

trường. ( biện pháp điệp từ)

- Xa xa, những cành liễu rủ thấp thoáng trên bờ hồ.

+ Xa xa , thấp thoáng những cành liễu trên bờ hồ. (biện pháp đảo ngữ)

Bài 2: Điền thêm từ thích hợp vào chỗ chấm để tạo thành những câu văn gợi tả, gợi cảm

- Trong sân trường, cây bàng…chúng em vào lớp.

+ Trong sân trường cây bàng như đang vẫy tay đón chào chúng em vào

lớp. (biện pháp nhân hóa)

- Chú mèo mướp có đơi mắt trịn đen…

+ Chú mèo mướp có đơi mắt trịn đen như hai hạt nhãn, bộ râu rung

rung trắng như cước. (biện pháp so sánh) - Cái bàn học…

+ Cái bàn học cùng em học bài, cùng em viết những trang nhật ký, cùng

em tâm sự những lúc vui buồn. (biện pháp điệp từ)

Bài 3: Diễn đạt lại những câu văn sau đây bằng cách thêm các từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật cho sinh động, gợi cảm.

- Đơi cánh gà mẹ xịe ra rất rộng.

+ Đơi cánh gà mẹ xịe ra rất rộng như một chiếc ô vững chãi che trở cho (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đàn con khỏi mưa cánh gà mẹ xòe ra rất rộng. - Chiếc bảng đen xinh xắn.

+ Chiếc bảng đen xinh xắn, mỗi khi chúng em lau, cậu ta nhòe nhoẹt nước mắt nhưng học hành lại rất chăm chỉ.

- Những chùm hoa phượng đỏ rực.

+ Những chùm hoa phượng đỏ rực đung đưa trong gió như đang đón trào

mùa hè đến.

Ngồi cách viết câu, dùng từ, ngữ nêu trên, trong giảng dạy, GV cần hướng dẫn HS chú ý đến các đặc điểm cấu tạo của từ tiếng việt và sự đa dạng về kiểu loại (từ đơn, từ ghép, từ láy); phong phú về ý nghĩa (từ một nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa, từ đồng âm khác nghĩa…); linh hoạt về cách sử dụng (từ dùng trong sinh hoạt, trong sách vở, từ địa phương…).

2.5.2. Kỹ năng viết đoạn văn đảm bảo sự liên kết chặt chẽ về ý

Để thực hiện tốt kỹ năng này, trước hết cần phải quan sát kỹ đối tượng tìm được nhiều ý, nhiều chi tiết, biết sắp xếp các ý theo một trình tự rõ ràng, hợp lý…

Để sắp xếp ý, đoạn hợp lý chúng ta phải căn cứ vào:

- Căn cứ vào nội dung đã lựa chọn để sắp xếp từng ý (theo một thứ tự nào đó: từ ngồi vào trong, từ trước ra sau, từ xa đến gần, từ trên xuống dưới…)

- Sắp xếp các ý theo đoạn với thứ tự đã lựa chọn cho phù hợp: Để viết được bài văn, HS cần tập viết đoạn. Trong chương trình TLV, bài tập viết đoạn chiếm số lượng nhiều. Đoạn văn được phân loại theo chức năng: đoạn mở bài, đoạn thân bài, đoạn kết bài. Cách phân loại này chi phối cách xây dựng các kiểu bài viết đoạn mở bài, viết đoạn thân bài và đoạn kết bài. Mỗi đoạn văn theo chức năng này lại được phân loại nhỏ hơn: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp, kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.

Trong phân môn Luyện từ và câu có một số bài tập rèn kỹ năng viết đoạn văn, cần được GV chú ý để hướng dẫn HS lập ý trước khi cho HS viết thành lời văn cụ thể, nhằm bổ trợ thiết thực, lôgic, đồng tâm cho phân môn TLV ở tiểu học.

2.5.3. Rèn kỹ năng viết bài văn có bố cục chặt chẽ, lời văn phù hợp với yêu cầu nội dung, thể loại và kiểu bài yêu cầu nội dung, thể loại và kiểu bài

Để bài làm của HS có bố cục chặt chẽ, cần hướng dẫn HS biết cách liên kết các đoạn văn bằng những từ ngữ như: chẳng bao lâu, từ lâu, tuy vậy, trong khi

đó…Nhắc nhở HS xuống dòng khi kết thúc đoạn văn, mở đầu đoạn tiếp theo

bằng câu nối vào ý khác, làm cho bài văn trong sáng, mạch lạc, khúc chiết. Chữ viết phải rõ ràng và cố gắng rèn viết chữ đẹp…Bài làm cần sáng sủa, sạch sẽ. Lưu

ý nhắc nhở HS nắm vững các đặc điểm về thể loại, kiểu loại tập làm văn. Khi miêu tả cần lựa chọn những động từ chỉ hoạt động, chỉ trạng thái; dùng những tính từ gợi hình ảnh, cảm xúc; những từ tượng thanh, tượng hình thích hợp; dùng các hình ảnh so sánh, ví von sinh động…để vừa gợi tả cho cụ thể, vừa thể hiện tình cảm, thái độ của mình với đối tượng được miêu tả.

Vẻ đẹp của một bài văn hay không chỉ ở ý nghĩa nội dung, bộc lộ cảm xúc mà nội dung và cả xúc đó phải được thể hiện, thơng qua vẻ đẹp của tiếng Việt. Trong giảng dạy, cần hướng dẫn HS tiểu học đi từ những cái cụ thể, chắt lọc những điều quan trọng về kiến thức, kỹ năng để truyền thụ cho các em. Khơi dậy tính kiên trì học hỏi, kiên trì rèn luyện của các em. Gắn kiến thức đề tài với vốn sống, vốn hiểu biết của HS, đánh thức ở HS những gì các em đang có và phát triển dần lên.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 42 - 45)