Ra đề bài văn miêu tả

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 49 - 53)

9. Cấu trúc đề tài

2.8. Ra đề bài văn miêu tả

Đề bài văn miêu tả phải đảm bảo cho HS có điều kiện quan sát đối tượng miêu tả, tả chân thực. Muốn vậy, trước tiên, đề bài chỉ chọn các đối tượng HS có thể quan sát, khơng nên ra đề miêu tả các loại con vật, cây cối…xa lạ với HS. HS miền núi không bắt tả biển, ngược lại HS ở vùng biển khơng địi hỏi tả núi. GV cần căn cứ vào đối tượng HS cụ thể để ra đề bài văn miêu tả cho phù hợp nếu ra đề văn miêu tả không sát với địa phương, với vốn hiểu biết của các em, xa lạ với đời sống thực chỉ dẫn đến tả sáo, tả công thức hoặc tả sao chép của người khác.

- HS tiểu học vùng thuận lợi nói chung có thể viết được những bài văn miêu tả chỉ bằng quan sát qua tranh ảnh, phim…Nhưng đối với HS ở vùng khó khăn, những đề tài xa lạ là điều cần tránh. HS đến trường học tập bằng ngôn ngữ Tiếng Việt tương đối hạn hẹp mà GV lại yêu cầu HS hình dung, tưởng tượng rồi đặt câu, viết một bài văn miêu tả hoàn chỉnh với một đối tượng mà HS chưa nhìn thấy bao giờ thì đúng là điều quá sức đối với các em.

Ví dụ: Khi ra đề bài tả người cho HS làm bài kiểm ta viết, chúng tôi chọn

bốn đề bài sau:

a) Tả một người thân trong gia đình em.

b) Tả một người bạn cùng lớp hoặc người bạn thân gần nhà em. c) Tả một ca sĩ hay một nghệ sĩ hài mà em yêu thích.

d) Tả thầy giáo hoặc cơ giáo mà em kính mến.

Với bốn đề bài trên, HS có thể chọn đối tượng miêu tả là một nhân vật quen thuộc, gần gũi. Nhưng với một vài HS khác, các em cũng có thể chọn tả ca sĩ đang biểu diễn với rất nhiều chi tiết sống động mà các em đã có dịp quan sát trên ti vi qua các chương trình ca nhạc hoặc phim ảnh.

- Dựa vào gợi ý của các đề bài mẫu trong sách giáo khoa, GV có thể tự ra một số đề TLV miêu tả đối tượng khá quen thuộc như sau:

Ví dụ:

 Đề bài TLV miêu tả đồ vật:

Đề 1: Em hãy miêu tả cái bút máy của mình. Đề 2: Hãy miêu tả chiếc cặp sách của em.

 Đề bài TLV miêu tả cây cối:

Đề 1: Em hãy miêu tả một cây ở sân trường.

Đề 2: Em hãy miêu tả một cây gắn với nhiều kỷ niệm của mình.

 Đề bài TLV miêu tả loài vật:

Đề 1: Em hãy miêu tả con vật nuôi trong nhà em.

Đề 2: Thường ngày em hay chơi đùa với con vật nào? Em hãy miêu tả con

vật đó.

 Đề bài TLV miêu tả cảnh:

Đề 1: Tả cảnh một buổi sáng.

Đề 2: Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phịng ở của gia đình em).

 Đề bài TLV miêu tả người:

Đề 1: Tả ông (bà) của em.

Đề 2: Tả một người lao động đang làm việc (công nhân, bác sĩ, giáo viên..) đang làm việc.

Tuy nhiên cần lưu ý, phải đảm bảo mọi HS trong lớp đều biết và đã từng được quan sát đối tượng đó.

- GV có thể đưa ra những đề bài TLV có yêu cầu được nêu ra một cách gián tiếp. Đối tượng miêu tả là do các em tự lựa chọn sẽ khiến các em cảm thấy rất hứng thú và được chủ động, có thể đưa ra một số đề như sau:

Ví dụ:

Đề bài TLV miêu tả đồ vật:

Đề 1: Những đồ vật quanh em tuy nhỏ bé nhưng rất có ích: chiếc đồng hồ báo thức, cây bút, cái thước kẻ, quyển sách… Em hãy tả một trong những đồ vật đó.

Đề 2: Tuổi thơ ai cũng có những đồ chơi đã từng gắn bó với mình như một người bạn. Hãy tả lại một trong những đồ chơi đó.

 Đề bài TLV miêu tả cây cối:

Đề 1: Trước cổng nhà em hay trong khu nhà nơi em ở, trên đường đi học hoặc giữa sân trường, có một cây cho bóng mát. Em hãy tả lại cây đó.

Đề 2: Có những cái cây đã gắn bó với em như một người bạn thân thiết. Em hãy viết một bài văn miêu tả một trong những cây đó.

 Đề bài TLV miêu tả lồi vật:

Đề 1: Có nhiều câu chuyện kể về những con vật rất đặc biệt, có tình, có nghĩa. Em hãy viết bài văn tả lại một trong những con vật đó.

Đề 2: Đến thăm vườn thú em đã được thấy những con vật làm trò rất vui. Hãy tả lại một trong những con vật đó.

Khi HS đã có hứng thú đối với đối tượng miêu tả GV cần phải duy trì hứng thú đó ở các em, khơi gợi giúp các em có thể miêu tả đối tượng đó khơng những đúng mà phải hay.

Như vậy, khi ra đề bài văn miêu tả GV cần phải chú ý đến đặc điểm tâm lý, vùng miền, khơi gợi cảm xúc ở các em bằng chính cách ra đề bài phải ln ln phù hợp với đối tượng HS.

TIỂU KẾT

Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn, ở chương 2, chúng tôi đề xuất một số biện pháp để rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 như sau:

1. Giúp học sinh hiểu rõ đối tượng của văn miêu tả

2. Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh

3. Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý

4. Giúp học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và làm giàu trí tương tượng

5. Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn trong bài tập làm văn cho học sinh

6. Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn

7. Bổ sung vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho học sinh 8. Ra đề bài văn miêu tả

Nội dung của mỗi biện pháp đều có phân tích và có dẫn chứng cụ thể minh họa giúp cho người đọc có thể hiểu và vận dụng một cách hiệu quả nhất vào quá trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)