Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và tưởng tượng khi miêu tả

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 40 - 42)

9. Cấu trúc đề tài

2.4.Hướng dẫn học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và tưởng tượng khi miêu tả

2.4.1. Tạo điều kiện để học sinh tích lũy vốn từ ngữ miêu tả.

- Biện pháp đầu tiên là giúp HS tích lũy vốn từ ngữ miêu tả qua các bài tập đọc. Nhiều bài tập đọc là các bài miêu tả hay của nhà văn. Số lượng từ ngữ miêu tả ở các bài đó phong phú, cách sử dụng chúng sáng tạo.

Muốn lựa chọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn có hình ảnh, HS phải có vốn từ phong phú. Do vậy, GV cần giúp HS tích lũy vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng trong làm văn miêu tả.

- Ghi chép từ ngữ dùng để miêu tả, cụ thể như:

+ Các từ dùng trong miêu tả cây cối: xanh mướt, mơn mởn, khẳng khiu,

xum xuê, rực rỡ, đo đỏ…

+ Các từ thường dùng trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, nhỏ nhắn…

+ Các từ thường dùng trong miêu tả con vật: tinh nhanh, rón rén, oai vệ…

+ Các từ thường dùng trong miêu tả cảnh: trong xanh, đám mây, nắng

+ Các từ thường dùng trong miêu tả người: xinh xắn, dế thương, xinh đẹp, hóm hỉnh…

Các từ miêu tả đó thường là các từ láy, gợi lên hình ảnh, âm thanh…để miêu tả cho sinh động.

- Các tiết học từ ngữ cũng là một dịp để GV giúp HS không chỉ hiểu rõ nghĩa của từ mà cịn mở rộng chúng khi tìm từ gần nghĩa hoặc trái nghĩa.

VD: GV hướng dẫn để HS thấy bên cạnh tính từ gầy nói về hình dáng một

người cịn có nhiều từ gần nghĩa khác tương tự: khô đét, xương xẩu, hom hem

hay lép kẹp… Bên cạnh tính từ đẹp cịn có hàng loạt các từ ngữ khác: trơng dễ

mến, xinh, xinh xắn, dễ coi…

Việc học tập và mở rộng vốn từ láy, từ tượng thanh, từ tượng hình cũng có ý nghĩa tích cực đối với việc tích lũy vốn từ ngữ miêu tả của HS.

2.4.2. Hướng dẫn học sinh tưởng tượng khi miêu tả

Tưởng tượng như một hình dung về đối tượng mà ta nhắm mắt lại thì đối tượng sẽ hiện ra rõ nét hơn, cụ thể hơn, gần gũi hơn. Tưởng tượng giúp ta thấy được nét đặc sắc của đối tượng, thấy được điểm khác biệt tương đối giữa đối tượng này với tượng khác, thấy được mối quan hệ của đối tượng với sự vật hiện tượng xung quanh, với những kỷ niệm mang dấu ấn sâu sắc trong lòng người viết. Từ tưởng tượng, HS sẽ cảm nhận được đối tượng miêu tả bằng tình cảm, tình u của chính mình, thấy được tầm quan trọng của đối tượng được tả đối với chính mình và cả đối với những người xung quanh. Miêu tả gắn với tưởng tượng là một cách bộc lộ cảm xúc, tình cảm và khả năng cảm thụ cái đẹp của người viết văn. Tưởng tượng làm cho đối tượng miêu tả hoàn thiện hơn, sống động hơn và gần gũi hơn.

GV có thể hướng dẫn HS tưởng tượng theo cách:

- Không trực tiếp quan sát, tập trung tất cả các giác quan vào đối tượng. - Nhắm mắt hình dung về đối tượng: hình ảnh, hoạt động của đối tượng, những ảnh hưởng, tác động của đối tượng đến sự vật xung quanh.

- So sánh đối tượng được miêu tả đối với các đối tượng khác tương đồng. - Phân tích, đánh giá cái hay, cái đẹp có ở đối tượng.

- Nhân hóa hay tự nhiên hóa một vài hình ảnh đặc sắc ở đối tượng.

- Dự đoán trước khả năng và những điều tốt đẹp mà đối tượng có thể vươn tới.

- Liên tưởng với những điều mình đã biết; đã nghe, đọc, cảm nhận về đối tượng từ trước tới nay.

- Ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa vào bài viết của mình.

Nhờ tưởng tưởng, liên tưởng, phong phú, táo bạo, mới mẻ, người quan sát sẽ có nhiều nhận xét cụ thể, sinh động tạo nên sức hấp dẫn cho đoạn miêu tả có tác động mạnh tới người đọc.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 40 - 42)