Bổ sung vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho học sinh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 47 - 49)

9. Cấu trúc đề tài

2.7.Bổ sung vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho học sinh

- Trước hết, người GV phải tạo tình huống khiến HS háo hức, khám phá điều thú vị trong đối tượng miêu tả. Bổ xung vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho HS có nghĩa là giúp cho HS nắm một số từ gợi tả để có thể dùng trong miêu tả.

VD: GV yêu cầu HS tìm các từ ngữ gợi tả mái tóc (vàng hoe, đen nhánh,

bạc phơ, cháy nắng, óng ả, xoăn tít…); khn mặt (bầu bĩnh, vng chữ điền, trái xoan, khắc khổ…); nước da (trắng trẻo, trắng hồng, ngăm ngăm, bánh mật, đen sạm…); dáng người (nhỏ nhắn, gầy gò, đẫy đà, to khoẻ, cao cao…); nụ cười

(khanh khách, sằng sặc, mủm mỉm, ha hả…).

Cho HS tìm từ bằng các hình thức như: quan sát thực tế (quan sát người bạn), quan sát tranh ảnh, xem phim, đọc sách, nhất là qua các phân môn của Tiếng Việt hoặc các môn học khác và qua hình thức trị chơi…

VD: GV cho HS quan sát bức tranh cây hoa phượng đang ra hoa đỏ rực và

hỏi: Quan sát tranh, em thấy cây hoa có đặc điểm gì mà nhà văn Xn Diệu đã

ví “như mn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.”?

GV phân tích tìm ra đặc điểm tương đồng của bộ phận nào đó của cây hoa với mn ngàn con bướm đậu khít nhau. Qua việc phân tích sẽ rèn cho HS óc quan sát tinh tế, sự liên tưởng và tư duy phân tích, kích thích ở HS kĩ năng suy luận.

- Dạy HS viết văn miêu tả phải gắn liền với việc bổ sung một số kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội đồng thời hình thành kỹ năng sống cho các em.

- Dạy HS biết phân biệt các đối tượng xung quanh mình bằng những dấu hiệu bản chất, chẳng hạn như:

 Biết phân biệt một số đồ vật quen thuộc: các đồ dùng vật dụng trong gia

đình (bàn ghế, giường, tủ…), đồ dùng học tập (cặp, sách, bút…).

 Biết một số loại cây xung quanh nơi các em sinh sống: Một số cây ăn

quả (cây nhãn, cây xồi, cây na, cây mít…), cây bóng mát (cây bàng, cây

phượng, cây bằng lăng…), cây lấy gỗ (cây keo, cây bạch đàn…).

 Biết một số loài vật quen thuộc và gần gũi với các em: Con vật ni trong

nhà (gà, lợn chó, mèo, trâu…), loài vật hoang dã (hổ, sư tử, cá sấu…).

 Biết những người thân, người bạn thân thiết với các em: ông bà, cha mẹ,

anh chị, bạn bè cùng lớp, cùng xóm.

 Biết một số cảnh mà HS đã rất quen thuộc: cảnh ăn cơm trong gia đình,

con đường đến trường…

Giúp HS hiểu được lợi ích của đối tượng mà mình miêu tả với kiểu bài miêu tả đồ vật, con vật, cây cối.

 Khi HS viết kiểu bài miêu tả đồ vật, HS phải hiểu được đồ vật đó dùng để

làm gì.

Ví dụ: Bộ bàn ghế trong gia đình có nhiều cơng dụng như tiếp khách, ngồi

xem tivi, ngồi họp mặt cả gia đình..; quyển truyện đọc lớp 4 có thể dùng để học tốt phân mơn kể chuyện, giải trí và cung cấp nhiều kiến thức thuộc nhiều mặt khác nhau.

 Khi HS viết kiểu bài miêu tả cây cối, HS sẽ hiểu được lợi ích của các lồi

Ví dụ: Cây mít vừa là cây lấy gỗ vừa là cây ăn quả, cây phượng vừa là cây

bóng mát vừa là cây làm cảnh.

 Khi HS viết kiểu bài miêu tả con vật, HS sẽ biết về một số lồi vật, tập (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tính sinh sống cũng như lợi ích của chúng.

Ví dụ: con chó thường được ni để làm cảnh và trông nhà, con mèo ni

để làm cảnh và bắt chuột…

Từ đó, giáo dục ý thức và thái độ và hành vi phù hợp cho các HS. Biết yêu quý, giữ gìn và sử dụng hợp lý các đồ vật. Có ý thức chăm sóc, bảo vệ các cây cối và lồi vật.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 47 - 49)