Kết quả thể nghiệm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 55 - 76)

CHƯƠNG 3 : THỂ NGHIỆM SƯ PHẠM

3.5.Kết quả thể nghiệm

* Chỉ tiêu đánh giá

Để đánh giá kết quả thể nghiệm, chúng tôi xác định chỉ tiêu đánh giá cơ bản dựa vào kết quả học tập của HS (bằng điểm số) thông qua bài viết của HS theo thang điểm 10. Kết quả này được chia thành 4 loại: loại giỏi (9 – 10 điểm); loại khá (7 – 8 điểm); loại trung bình (5 – 6 điểm); loại yếu ( 0 – 4 điểm).

* Kết quả thể nghiệm

Sau khi tiến hành thể nghiệm, tôi kiểm tra chất lượng của HS và thu được kết quả như sau:

Bảng 3: Bảng đánh giá chất lượng của khối 4. (Bài luyện tập quan sát con vật)

Lớp/ Xếp loại Số bài/ phần trăm Giỏi (9 – 10 điểm) Khá (7 – 8 điểm) Trung bình (5 – 6 điểm) Yếu (0 – 4 điểm) Số bài Tỉ lệ (%) Số bài Tỉ lệ (%) Số bài Tỉ lệ (%) Số bài Tỉ lệ (%) Thể nghiệm 4A 10 33,3 15 30 4 13,4 1 3,3 Đối chứng 4B 7 23,3 13 43,3 8 26,6 2 6,7

Bảng 4: Bảng đánh giá chất lượng của khối 5. (Bài ôn tập về tả cảnh) Lớp/ Xếp loại Số bài/ phần trăm Giỏi (9 – 10 điểm) Khá (7 – 8 điểm) Trung bình (5 – 6 điểm) Yếu (0 – 4 điểm) Số bài Tỉ lệ (%) Số bài Tỉ lệ (%) Số bài Tỉ lệ (%) Số bài Tỉ lệ (% Thể nghiệm 5A 9 31 14 48,3 5 17,2 1 3,5 Đối chứng 5B 5 18,5 12 44,4 9 33,3 1 3,7 * Những kết luận rút ra từ thể nghiệm

Từ kết quả thể nghiệm, chúng ta thấy được rằng mức độ phân loại HS ở lớp thể nghiệm và lớp đối chứng có sự chênh lệnh nhau rõ rệt.

Ở khối lớp 4, số bài của HS đạt loại giỏi ở lớp thể nghiệm cao hơn số bài của HS đạt loại giỏi ở lớp đối chứng là 3 bài, chênh lệch 10%. Số bài của HS đạt loại khá ở lớp thể nghiệm cũng cao hơn số bài của HS đạt loại khá ở lớp đối chứng là 2 bài, chênh lệch 13,3%. Số bài của HS đạt loại trung bình ở lớp thể nghiệm nhỏ hơn so với số bài của HS đạt loại trung bình ở lớp đối chứng là 5 bài, chênh lệch 13,2%. Số bài của HS đạt loại yếu ở lớp thể nghiệm lại ít hơn số bài của HS đạt loại yếu ở lớp đối chứng là 1 bài, chênh lệch 3,4%.

Ở khối lớp 5, số bài của HS đạt loại giỏi ở lớp thể nghiệm cao hơn số bài của HS đạt loại giỏi ở lớp đối chứng là 4 bài, chênh lệch 12,5%. Số bài của HS đạt loại khá ở lớp thể nghiệm cũng cao hơn số bài của HS đạt loại khá ở lớp đối chứng là 2 bài, chênh lệch 3,9%. Số bài của HS đạt loại trung bình ở lớp thực nghiệm nhỏ hơn so với số bài của HS đạt loại trung bình ở lớp đối chứng là 4 bài, chênh lệch 16,1%. Số bài của HS đạt loại yếu ở lớp thể nghiệm bằng số bài của HS đạt loại yếu ở lớp đối chứng là 1 bài .

Điều đó chứng tỏ, sau khi thể nghiệm, với việc vận dụng các biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 đã đưa chất lượng bài viết của HS phát triển theo hướng tích cực. Đến đây ,chúng tơi có thể khẳng định được tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp mà đề tài xây dựng.

TIỂU KẾT

Trong chương 3, chúng tôi đã tiến hành thiết kế 2 giao án thể nghiệm có ứng dụng các biện pháp đã đề ra ở chương 2, sau đó tiến hành thể nghiệm trực tiếp trên 2 khối lớp 4, 5.

Chúng tôi tiến hành kiểm tra kết quả thông qua việc cho HS viết bài văn trong phiếu bài tập, sau đó đánh giá, xếp loại, so sánh, đối chiếu kết quả từ 2 khối lớp để khẳng định tính khả thi của vấn đề nghiên cứu.

Như vậy, với kết quả thể nghiệm, chúng tôi đi đến kết luận rằng việc áp dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất vào dạy học viết văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 hồn tồn có tác dụng và có tính khả thi.

Tóm lại, việc rèn kĩ năng viết văn miêu tả là một quá trình lâu dài, có những HS tiến bộ rất nhanh nhưng cũng có những HS tiến bộ rất chậm đòi hỏi người GV phải kiên trì. Có những biện pháp khắc phục lỗi viết văn, viết văn giàu cảm xúc, rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho HS được coi là tích cực nhưng nếu người GV khơng kiên trì dẫn đến hậu quả khơng cao, thậm chí có thể là thất bại. Hiệu quả của các biện pháp này phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó chủ yếu nói tới ý thức dạy của GV và ý thức học của HS.

KẾT LUẬN

Thông qua một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 ở Trường Tiểu học Tường Hạ - Phù Yên - Sơn La, giúp cho các em mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mỹ, hình thành nhân cách cho các em. Chính vì vậy, rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 nói riêng và phân mơn TLV nói chung có vai trị rất quan trọng trong nhà trường tiểu học.

Về cơ sở lí luận, chúng tơi tìm hiểu đặc điểm của phân mơn TLV và thể loại văn miêu tả ở trường tiểu học. Tìm hiểu những biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5. Đây là những vấn đề chúng tơi tìm hiểu qua tài liệu tham khảo. Thơng qua cơ sở lí luận nêu trên cho thấy, rèn luyện kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 có vai trị cần thiết đối với các em. Qua đó, chúng tơi cũng góp phần nêu lên tác dụng và tầm quan trọng của việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 ở trường tiểu học và sự hình thành và phát triển nhân cách cho các em.

Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát thực trạng dạy học Tập làm văn ở Trường Tiểu học Tường Hạ - Phù Yên - Sơn La và thực trạng về kết quả viết văn ở trường tiểu học. Qua đó thấy được đội ngũ GV ở đây có lịng nhiệt huyết, kiến thức chun mơn vững vàng, HS u thích học phân mơn này. Tuy nhiên vẫn cịn những hạn chế là GV chưa đi sâu vào những biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em trong học tập, HS vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong khi diễn đạt, trình bày, cách chon từ ngữ miêu tả.

Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn, chúng tơi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 4, 5 Trường Tiểu học Tường Hạ - Phù Yên - Sơn La, đó là:

1. Giúp học sinh hiểu rõ đối tượng của văn miêu tả 2. Rèn kỹ năng quan sát cho học sinh

3. Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý

4. Giúp học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và làm giàu trí tưởng tượng. 5. Rèn luyện kỹ năng viết câu, đoạn trong bài tập làm văn cho học sinh

6. Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết bài và xây dựng bố cục bài văn

7. Bổ sung vốn hiểu biết và kỹ năng sống cho học sinh 8. Ra đề bài văn miêu tả

Từ những biện pháp mà đề tài đề xuất, chúng tôi tiến hành thể nghiệm và bước đầu thu được kết quả khả quan, giờ học sôi nổi, hiệu quả, khả năng hành văn của các em cao hơn rất nhiều.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do nỗ lực của bản thân còn nhiều hạn chế, cho nên đề tài cịn nhiều thiếu sót, chúng tơi kính mong thầy cơ và bạn bè đóng góp bổ sung để đề tài được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A - Thành Thị Yên Mĩ - Lê Phương Nga - Cao Đức Tiến (1996),

Phương pháp dạy học tiếng Việt - Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tiểu học - NXB GD.

2. Hồng Hịa Bình (1997), Dạy văn cho học sinh tiểu học - NXB GD.

3. Lê Phương Nga - Nguyễn Trí (2002), Phương pháp dạy học tiếng Việt -

NXB GD

4. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lý học tiểu học - NXB GD

5. Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh (1996), Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt

ở tiểu học - NXB GD.

6. Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt

ở tiểu học - Dự án phát triển giáo viên tiểu học - NXB GD

7. Nguyễn Quang Ninh (2008), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

theo chương trình SGK mới - NXB GD

8. Mơng Ký Slay (2006), Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc

cấp tiểu học - NXB GD.

9. Bùi Minh Toán - Đỗ Việt Hùng (2002), Tiếng Việt thực hành - NXB GD 10. Nguyễn Trí (2002), Dạy tập làm văn ở trường tiểu học - NXB GD

11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt lớp 5 - NXB GD

PHỤ LỤC

THIẾT KẾ MẪU GIÁO ÁN LUYỆN TẬP QUAN SÁT CON VẬT I. MỤC TIÊU

- Biết cách quan sát con vật, chọn lọc các chi tiết chính, cần thiết đề miêu tả. - Tìm hiểu được các từ ngữ, hình ảnh sinh động, phù hợp làm nổi bật ngoại hình, hoạt đơng của con vật được miêu tả.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh minh họa đàn ngan trong sách giáo khoa (phóng to nếu có điều kiện) - Bảng lớp viết sẵn bài văn đàn ngan mới nở.

- Học sinh sưu tầm tranh, ảnh về chó, mèo.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. KIỂM TRA BÀI CŨ

- Gọi một HS nói lại cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.

- 2 HS đọc dàn ý chi tiết tả một con vật nuôi trong nhà.

- Nhận xét học sinh học bài và làm bài.

2. DẠY HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài

- GV giới thiệu bài: chúng ta đã biết cấu tạo một bài văn miêu tả con vật. Khi miêu tả con vật chúng ta cần phải biết các quan sát, chọn lọc những chi tiết nổi bật về hình dáng

- 1 - 3 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét ý kiến của các bạn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- HS thực hiện

và hoạt động của con vật thì bài văn mới hay, con vật được miêu tả mới trở nên sinh đông. Bài học hơm nay sẽ giúp các em điều đó.

2.2. Luyện tập Bài 1:

- Treo tranh minh họa đàn ngan và gọi học sinh đọc bài văn.

- Giới thiệu: đàn ngan con mới nở thật là đẹp. Tác giả sử dụng những từ ngữ hình ảnh làm cho đàn ngan trở nên sinh động và đáng yêu. Chúng ta cùng phân tích để học tập. Bài 2:

- Hỏi:

+ Để miêu tả đàn ngan tác giả đã miêu tả những bộ phận nào của chúng.

+ Những câu văn nào miêu tả đàn ngan mà em cho là hay.

- 2 HS đọc thành tiếng bài văn đàn

ngan mới nở.

- Đọc thầm bài, trao đổi và nối tiếp nhau trả lời trước lớp.

+ Tác giả đã miêu tả các bộ phận: hình

dáng, bộ lông, đôi mứt, cái mỏ, cái đầu, hai cái chân.

+ Hình dáng: chỉ to hơn cái trứng

+ Bộ lơng: vàng óng như màu của

những con tơ non…

+ Đôi mắt: chỉ bằng hột cườm, đen

nhánh hạt huyền, long lanh đưa đi, đưa lại như có nước.

+ Cái mỏ: màu nhung hươu vừa bằng

ngón tay đứa bé mới đẻ và có lẽ cũng mềm như thế, ngăn ngắn.

- Yêu cầu HS ghi lại vào vở những từ ngữ, hình ảnh miêu tả mà em thích.

- Kết luận: Để miêu tả một con vật sinh động, giúp người đọc có thể hình dung ra con vật đó như thế nào, các em cần quan sát thật kỹ hình dáng, một số bộ phận nổi bật chúng ta phải sử dụng những màu sắc đặc biệt, biết liên tưởng đến những con vật, sự vật khác để so sánh thì hình ảnh con vật được miêu tả sinh động. Bài 3:

- Gọi HS đọc theo yêu cầu của đầu bài.

- Kiểm tra việc HS lập dàn ý quan sát tranh, ảnh về chó hoặc mèo. - GV hỏi:

+ Khi tả ngoại hình của con chó hoặc con mèo, em cần tả những bộ phận nào?

- Yêu cầu học sinh ghi kết quả quan sát vào vở.

+ Cái đầu: xinh xinh vàng mượt

+ Hai cái chân: lủn chủn, bé tí màu đỏ

hồng.

- Ghi vào vở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lắng nghe.

- 1 HS dọc thành tiếng yêu cầu trong sách giáo khoa.

- HS trả lời:

+ Khi tả ngoại hình con chó hoặc con mèo cần chú ý tả: bộ lông, cái đầu, hai

tai, đôi mắt, bộ ria, bốn chân, cái đuôi.

- Gợi ý: các em viết lại kết quả quan sát cần chú ý những đặc điểm để phân biệt con vật em tả khác những con vật cùng loại ở những nét đặc biệt như màu lông, cái tai, bộ ria,...Khi tả chú ý chỉ chọn những nét nổi bật.

- Giáo viên viết sẵn một cột các bộ phận và hai cột chỉ từ ngữ miêu tả con chó hoặc con mèo.

- Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi nhanh vào bảng viết sẵn.

- 3 đến 5 HS đọc kết quả quan sát.

Các bộ phận Từ ngữ miêu tả con mèo Từ ngữ miêu tả con chó

- Bộ lơng

- Cái đầu

- Hai tai

- Đôi mắt

- Bộ ria

hung hung vằn đen màu vàng nhạt, đen như gỗ mun, tam thể, nhị thể…

Tròn tròn như quả cam sành, tròn to như cái gáo dừa, trịn như quả bóng…

Dong dỏng, dựng đứng, rất thính nhạy, như hai hình tam giác nhỏ ln vểnh lên…

Trịn như hai hịn bi ve, hai hạt nhãn, long lanh, luôn đưa đi dưa lại…

Trắng như cước luôn vểnh lên,

Toàn thân màu đen, màu xám, lông vàng mượt…

Trông như yên xe đạp…

Tai to, mỏng, luôn cụp về phía trước, rất thính, hai tai như hai cái lá mít nhỏ dựng đứng…

Trong xanh như nước biển, mắt xanh pha nâu…

- Bốn chân

- Cái đuôi

bộ ria đen như màu lông, cứng như thép…

Thon nhỏ, bước đi êm, nhẹ như lướt trên mặt đất..

Dài thướt tha, duyên dáng luôn ngoe nguẩy như co lươn….

Chân cao, gầy, với những cái móng đen, cong khoằm lại… Đi dài, cong như cây phất trần, luôn phe phẩy… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhận xét, khen ngợi những học sinh biết dùng những từ ngữ, hình ảnh sinh động để miêu tả con vật. Bài 4:

- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập - GV định hướng: khi miêu tả con vật ngồi miêu tả ngoại hình, các em cịn phải quan sát thật kỹ hoạt động của con vật đó. Mỗi con vật cũng có những tính nết, hoạt động khác với con chó hoặc con mèo khác, khi tả các em chỉ cần tả các đặc điểm nổi bật.

- Yêu cầu HS làm bài vào vở.

- Gọi HS đọc kết quả quan sát. GV ghi nhanh vào hai cột trên bảng.

Hoạt động của con mèo

- Luôn quấn quýt bên người.

- Ghi những từ ngữ hay vào vở

- 1 - 2 HS đọc thành tiếng những yêu cầu trong sách giáo khoa.

- Làm bài.

- 3 đến 5 HS đọc bài làm của mình.

Hoạt động của con chó

- Mỗi lần có người về là vẫy đi mừng rối rít.

- Nũng nịu, dụi đầu vào chân em như đòi bế.

- Ăn nhỏ nhẹ, khoan thai, từ ngoài vào vào trong.

- Bước đi nhẹ nhàng, rón rén. - Nằm im thin thít rình chuột. - Vờn con chuột đến chết mới nhai ngau ngáu.

- Nằm dài sưởi nắng hay lấy tay rửa mặt.

- Nhận xét, khen ngợi những HS biết dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động để miêu tả con vật.

- Nhảy chồm lên em.

- Chạy rất nhanh hay đuổi gà vịt.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4, 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC TƯỜNG HẠ - HUYỆN PHÙ YÊN - TỈNH SƠN LA (Trang 55 - 76)