1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 trường tiểu học số 1 phúc trạch

70 424 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 123,89 KB

Nội dung

Lên lớp 4, 5 các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết quan sát, tìm ý,lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn với các loại vănnhư: miêu tả đồ vật, cây cối, c

Trang 1

DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

GV : Giáo viên

HS : Học sinhSGK : Sách giáo khoaSGV : Sách giáo viênNXB : Nhà xuất bản

VD : Ví dụTLV : Tập làm văn

Trang 2

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bước vào thế kỷ XXI - thế kỷ mở đầu thiên nhiên kỷ mới, trên thế giới cóbiết bao sự thay đổi lớn lao và mạnh mẽ Những công trình khoa học, mạng lướicông nghiệp và nền giáo dục cũng từng bước được phát triển mang lại nhiều lợiích phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước Với Việt Nam, bước vào thời kỳcông nghiệp hóa - hiện đại hóa là cơ hội cũng như chứa nhiều thử thách đối vớiđất nước và con người thời đại mới Đây là một quá trình đầy gian khổ kéo dàinhiều năm dẫn đến những thay đổi quan trọng trong cơ cấu kinh tế, trình độ pháttriển sản xuất, khoa học kỹ thuật…Những thay đổi đó đã tác động vào giáo dục,đòi hỏi phải có những đổi mới tư duy giáo dục, phải thực hiện cải cách giáo dục,

giáo dục phải đi trước một bước, “đi tắt đón đầu” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày

càng cao của xã hội, nhu cầu đào tạo ra những con người có trình độ, năng độngsáng tạo trong thời đại đổi mới

Nước ta cũng đã tiếp tục đổi mới giáo dục và đổi mới giáo dục theo tinhthần của đại hội VI, Nghị quyết Trung ương V (khóa 7), Nghị quyết Hội nghịTrung ương II (khóa 8), cũng như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 9 theo

phương châm “giáo dục là quốc sách hàng đầu” Giáo dục là nhân tố quan trọng

nhất, là động lực, mục tiêu cho sự phát triển bền vững của xã hội

Theo điều 28, Luật giáo dục 2005: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo cho học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh” Do đó, đổi mới giáo dục là vấn

đề có tính cấp bách và cần thiết trong sự nghiệp giảng dạy và học tập nhằm nângcao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học đóng vai trò là tiền đề, nềntảng Vì vậy, phải chú trọng chăm lo hình thành cho các em những tri thức banđầu đúng đắn, vững chắc để làm cơ sở cho những bậc học cao hơn, góp phầnphát triển đạo đức, trí tuệ, hình thành nhân cách con người mới

Trang 3

Trong chương trình tiểu học, môn Tiếng Việt là một trong hai môn chính

có vai trò rất quan trọng Dạy tiếng Việt ở tiểu học tạo cho học sinh (HS) kỹnăng sử dụng tiếng Việt thành thạo để sử dụng trong học tập, giao tiếp; cung cấpcho HS những hiểu biết phong phú về tiếng Việt, mở mang kiến thức về tựnhiên, xã hội, văn hóa của dân tộc Việt Nam và nước ngoài Môn TiếngViệtgồm có bảy phân môn, mỗi phân môn có một vai trò và nhiệm vụ khác nhaunhưng có mối quan hệ chặt chẽ, tích hợp với nhau

Phân môn Tập Làm Văn (TLV) có nhiệm vụ rèn cho HS các kỹ năng sảnsinh ngôn bản; sử dụng và hoàn thiện một cách tổng hợp các kiến thức và kĩnăng tiếng Việt mà các phân môn Tiếng Việt khác đã hình thành Đây là phânmôn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành, thể hiện đậm dấu ấn cá nhân.TLV, viết văn, hành văn là cái đích cuối cùng cao nhất của việc học môn TiếngViệt Đối với HS tiểu học, biết nói đúng, viết đúng, diễn đạt mạch lạc đã khó

Để nói, viết hay, có cảm xúc, giàu hình ảnh lại khó hơn nhiều Cái khó ấy chính

là cái đích của phân môn TLV đòi hỏi người học cần diễn đạt tới Từ đó, các emđược mở rộng vốn sống, rèn luyện tư duy, bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc, thẩm

mỹ, hình thành nhân cách

Chương trình TLV ở tiểu học chủ yếu là dạy văn miêu tả Ngay từ lớp 2 -3,các em đã được làm quen với loại văn này khi được tập quan sát và trả lời câuhỏi Lên lớp 4, 5 các em phải hiểu thế nào là văn miêu tả, biết quan sát, tìm ý,lập dàn ý, viết đoạn văn và liên kết đoạn văn thành một bài văn với các loại vănnhư: miêu tả đồ vật, cây cối, con vật, tả người, tả cảnh - những đối tượng gầngũi và thân thiết của các em

Để hoàn thành bài văn miêu tả, đối với HS lớp 5 thường rất khó khăn Dođặc điểm tâm lý chưa ổn định, hơn nữa các em còn ham chơi, khả năng tập trungchú ý quan sát chưa tinh tế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa phát triển tốt…Dẫn đến khi viết văn, HS còn thiếu hiểu biết về đối tượng miêu tả hoặc khôngbiết cách diễn đạt điều muốn tả

Đối với giáo viên (GV) đây cũng là loại bài khó dạy GV còn thiếu linhhoạt trong vận dụng phương pháp và chưa sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt

Trang 4

động học tập của HS Vì vậy, không phải dạy loại văn nào cũng đạt hiệu quảnhư mong muốn và không phải GV nào cũng dạy tốt văn miêu tả Việc tìm racác phương pháp để hướng dẫn HS quan sát, tìm ý, lập dàn ý, tưởng tượng…của

GV cũng còn nhiều hạn chế

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Một số

biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 5 Trường Tiểu học

số 1 Phúc Trạch”

2 Mục đích nghiên cứu

Phân môn TLV là phân môn đặc biệt quan trọng trong chương trình tiểuhọc, song chất lượng dạy – học văn chưa cao, biểu hiện cụ thể đó là tình trạngviết văn khô khan, kém hấp dẫn Nhất là ở trường tiểu học vùng sâu, vùng xa,vùng khó khăn, miền núi

Thực hiện đề tài, chúng tôi mong đề xuất được các biện pháp rèn kỹ năngviết văn miêu tả cho học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Số 1 Phúc Trạch

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học văn miêu tả ở lớp 5

- Đối tượng nghiên cứu: một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho

HS lớp 5

4 Giả thiết khoa học

- Tìm hiểu biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5 là một vấn

đề còn nhiều khó khăn được GV tiểu học quan tâm Nếu các biện pháp chúng tôi

đề xuất chứng minh được tính khả thi sẽ góp phần rèn luyện kỹ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5 nói riêng và góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Việt nói chung Đề tài mong muốn sẽ là tài liệu cho sinh viên khoa Tiểu học - Mầm non trong quá trình học tập, nghiên cứu, rèn luyện nghiệp vụ sư phạm

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ đề tài hướng tới là:

- Tìm hiểu mục tiêu, nội dung dạy - học văn miêu tả lớp 5

- Thực trạng dạy - học văn miêu tả ở lớp 5

Trang 5

- Một số biện pháp dạy học văn miêu tả lớp 5

6 Giới hạn nghiên cứu của đề tài

Đề tài được nghiên cứu trong các giờ dạy tập làm văn, các buổi phụ dạo học sinh yếu

7 Cơ sở phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu

7.1 Đọc và phân tích các tài liệu dạy học

Chúng tôi đã đọc và phân tích các tài liệu sau: đọc và phân tích sách giáo khoa, sách giáo viên, vở bài tập Tiếng Việt, các tài liệu chỉ đạo dạy học phan môn tập làm văn, đọc và phân ích sách tham khảo, các bài báo cáo nội dung liên quan đến đề ài như : tạp cvhis giáo dục, tạp chí thế giới trong ta…

7.2 Khảo sát thực tế dạy học chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạng dạy

học phân môn tập làm văn lớp 5 tại trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch Qua đó tổng hợp đánh giá và phân tích nguyên nhân của thực trạng

7.3Dạy thực nghiệm: chúng tôi soạn giáo án và dạy thực nghiệm bài:

7.4Phương pháp nghiên cứu lí luận: Về việc nghiên cứu nội dung viết

văn miêu tả ở một số tài liệu có liên quan

7.5 Phương pháp điều tra: Được tiến hành dưới các hình thức:

+ Dùng phiếu điều tra

+ Trao đổi trực tiếp với GV và HS

+ Dự giờ tiết dạy văn ở trường tiểu học để tìm hiểu các hình thức và

phương pháp dạy học của GV

Phương pháp phân tích thống kê: Tổng hợp các số liệu điều tra từ thực tế

để phân tích, làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp rèn kỹ năng viếtvăn miêu tả cho HS lớp 5

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Từ các biện pháp đã đề xuất tiến

hành thể nghiệm tại Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch

8Đóng góp mới của đề tài

Trang 6

Đề tài mà tôi đang nghiên cứu này sẻ giúp các em khối lớp 5 phát huy tối

đa tính tích cực trong học tập, biết sử dụng đúng ngôn ngữ trong quá rình làmvăn , tổ chức cho học sinh các buổi học theo nhóm nhằm phát truển năng lựccho học sinh , tạo hứng thú trong các buổi luyện tập viết văn cho học sinh

9 Thời gian thực hiện đề tài

Thời gian thực hiện đề tài keo dài trong vòng 1 năm Từ tháng 9 năm

2018 đến tháng 9 năm 2019

10 Kết cấu đề tài, bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục,tài liệu tham khảo, phần nội dungthì đề tài của tôi gồm có 3 chương;

+ Chương 1:Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

+ chương 2: một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinhlớp 4, 5 trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch

+ Chương 3: Thể nghiệm sư phạm

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ

NGHIÊN CỨU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số khái niệm cần xác định

1.1.1.1.Văn miêu tả

Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên định nghĩa: “Miêu tả là dùng ngôn ngữ hoặc một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người.”

Nhà văn Phạm Hổ:" Miêu tả là khi đọc những gì chúng ta biết, người đọc như thấy cái đó hiện ra trước mắt mình: một con người, con vật, một dòng sông, người đọc có thể nghe được cả tiếng nói, tiếng kêu, tiếng nước chảy, thậm chí còn ngửi thấy mùi hôi, mùi sữa, mùi nước hoa hay mùi rêu, mùi ẩm mốc Nhưng đó chỉ là miêu tả bên ngoài, còn sự miêu tả bên trong nữa là miêu tả tâm trạng vui, buồn, yêu, ghét của con người, con vật và cả cây cỏ."

Như vậy, miêu tả là thể loại văn dùng lời nói có hình ảnh và có cảm xúclàm cho người nghe, người đọc hình dung một cách rõ nét, cụ thể về người, vật,cảnh vật, sự việc như nó vốn có trong đời sống Một bài văn miêu tả hay khôngnhững phải thể hiện rõ nét, chính xác, sinh động đối tượng miêu tả mà còn thểhiện được trí tưởng tượng, cảm xúc và đánh giá của người viết với đối tượngđược miêu tả Bởi vì trong thực tế, không ai tả mà để tả, mà thường tả để gửigắm suy nghĩ, cảm xúc, sự đánh giá, những tình cảm yêu ghét cụ thể của mình.Các bài văn miêu tả ở tiểu học chỉ yêu cầu tả những đối tượng mà học sinh yêumến, thích thú Vì vậy, qua bài làm của mình, các em phải gửi gắm tình yêuthương với những gì mình miêu tả

1.1.1.2.Phương pháp dạy học

Phương pháp là tổ hợp các cách thức hoạt động của cả thầy và trò trongquá trình dạy học, được tiến hành dưới vai trò của người thầy thực hiện cácnhiệm vụ dạy học (Giáo dục tiểu học 1 - NXB Giáo dục - 1997)

Trang 8

Phương pháp dạy học là bao gồm phương pháp dạy và phương pháp học:+ Phương pháp dạy: Phương pháp tổ chức nhận thức, phương pháp điềukhiển hoạt động trí tuệ và thực hành, phương pháp giáo dục thái độ và hìnhthành ý thức đúng đắn cho học sinh

+ Phương pháp học: Phương pháp nhận thức và rèn luyện để hình thành

hệ thống tri thức và kỹ năng thực hành, hình thành nhân cách cho người học

Khi sử dụng đúng phương pháp sẽ dẫn đến kết quả theo dự định Nếu mụcđích không đạt được thì có nghĩa là phương pháp không phù hợp với mục đíchhoặc nó không được sử dụng đúng

Bất kì phương pháp nào, dù là phương pháp nhận thức hay phương phápthực hành - luyện tập, để thực hiện có kết quả vào đối tượng nào đó thì cũngphải biết được tính chất của đối tượng, tiến trình biến đổi của nó dưới tác độngcủa phương pháp đó Nghĩa là phải nhận thức những quy luật khách quan củađối tượng mà chủ thể định tác động vào thì mới đề ra những biện pháp hoặc hệthống những thao tác cùng với những phương tiện tương ứng để nhận thức và đểhành động thực tiễn

1.1.1.3.Kỹ năng làm văn

Kỹ năng là một khái niệm phức tạp, xung quanh khái niệm này có nhiều

định nghĩa khác nhau Tác giả Nguyễn Sinh Huy cho rằng: “Kỹ năng là khả năng của con người thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách lựa chọn, vận dụng tri thức, những kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ xảo phù hợp với mục tiêu, điều kiện thưc tế.” (Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư phạm – NXB sư

phạm)

Kỹ năng làm văn là kỹ năng thông qua hệ thống kiến thức đã có, HS cảm nhận bằng sự tinh tế của bản thân mà có được những bài văn hay

Các kỹ năng làm văn bao gồm:

- Kỹ năng định hướng hoạt động giao tiếp

+ Nhận diện loại văn bản

+ Phân tích đề bài

- Kỹ năng lập chương trình hoạt động giao tiếp

Trang 9

+ Xác định dàn ý của bài văn miêu tả đã cho

+ Quan sát đối tượng tìm và xắp xếp ý thành dàn ý trong bài văn miêu tả

- Kỹ năng thực hiện hoá hoạt động giao tiếp

+ Xây dựng đọan văn

+ Liên kết các đoạn văn thành bài văn

- Kỹ năng kiểm tra, đánh giá hoạt động giao tiếp

+ Đối chiếu văn bản nói, viết của bản thân với mục đích giao tiếp và yêu cầu diễn đạt

+ Sửa lỗi về nội dung và hình thức diễn đạt

1.1.2 Cơ sở khoa học của việc dạy học tập làm văn

Tập làm văn là môn học mang tính tổng hợp Nó dựa trên kết quả nghiêncứu của nhiều khoa học khác nhau như: Tâm lý học, ngôn ngữ học, lý luận vănhọc Sau đây, chúng tôi đi vào phân tích một số cơ sở khoa học chi phối mộtcách trực tiếp đến dạy học TLV

1.1.2.1.Cơ sở tâm lý học

* Dạy tập làm văn là dạy một hoạt động

Thành tựu to lớn của Tâm lý học Xô Viết đã xác định bản chất của tâm lý

là hoạt động và chỉ ra năng lực của con người chỉ được hình thành và phát triểntrong hoạt động Nói năng cũng là một hoạt động, hoạt động lời nói Hoạt độngnói năng còn có tên gọi khác là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Cũng nhưcác hoạt động tâm lý khác, hoạt động lời nói chỉ nảy sinh khi có động cơ nói

năng, bởi vì: “Chúng ta nói không phải để nói mà để bảo vệ một cái gì đó, tác động đển một người nào đó” (A.N.Lê-ôn-chép) Chính vì vậy, công việc đầu

tiên của dạy học TLV - dạy sản sinh lời nói - là tạo được động cơ, nhu cầu nóinăng, kích thích học sinh tham gia giao tiếp

Khi nghiên cứu hoạt động lời nói, người ta thấy rằng cái kích thích hành

vi nói là cái gì đó nằm ngoài ngôn ngữ Chính vì vậy, xét đến tận cùng, dạy TLVkhông phải bắt đầu từ hoạt động ngôn ngữ, từ sự tổ chức hoạt động ngôn ngữ

mà phải bắt đầu từ sự hoạt động khác của HS Nói cách khác, những kích thíchnói năng không thể tách rời những ký năng sống khác

Trang 10

Vì vậy, để dạy tốt TLV trước hết phải trau dồi vốn sống của HS, phải dạycho các em biết suy nghĩ, tạo cho các em cảm xúc, tình cảm rồi mới dạy cho các

em cách thể hiện những suy nghĩ, tình cảm đó bằng ngôn ngữ nói và viết

* Các giai đoạn của hoạt động lời nói và kỹ năng làm văn

Theo trường phái tâm lý học hoạt động thì nhận thức của trẻ em được pháttriển qua hoạt động thực tiễn Các nhà bác học Xô Viết như: L.X.Vu-gôt-xki,A.N.Lê-ôn-chép…đã góp phần xây dựng và phát triển tâm lý học hoạt động.Trong tâm lý học, hoạt động được coi là sự vận động của chủ thể, của conngười Hoạt động quy định nguồn gốc, nội dung và vận hành của tâm lý Chúngtôi nêu sơ đồ của tâm lý hoạt động như sau:

Hoạt động cụthể

↔ Động cơ mục đích chung

Hành động ↔ Mục đích cụ thểThao tác ↔ Điều kiện phương tiện

Lý thuyết hoạt động lời nói, vận dụng thành tựu của tâm lý học hànhđộng, đi sâu nghiên cứu các mối quan hệ qua lại, các giai đoạn của hoạt động lờinói

Theo A.N.Lê-ôn-chép “để giao tiếp được trọn vẹn về mặt nguyên tắc thì con người phải nắm được hàng loạt các kỹ năng:

Một là: phải định hướng nhanh chóng và đúng đắn trong các điều kiện giao tiếp.

Hai là: phải biết lập đúng chương trình lời nói của mình, lựa chọn nội dung giao tiếp một cách đúng đắn.

Ba là: phải tìm được phương tiện hợp lý để truyền đạt những nội dung đó Bốn là: phải đảm bảo mối liên hệ qua lại.

Nếu như một mắt xích của hoạt động giao tiếp bị phá huỷ thì người nói không thể đạt được kết quả giao tiếp như mong đợi, kết quả đó sẽ không hiệu quả”

Trang 11

Như vậy, theo A.N.Lê-ôn-chép, cấu trúc bao gồm 4 giai đoạn kế tiếpnhau: định hướng, lập chương trình, thực hiện hoá chương trình và kiểm tra.Mỗi giai đoạn này sử dụng các kỹ năng cụ thể như sau:

+ Ứng với giai đoạn định hướng là kỹ năng xác định đề bài, giới hạn đềbài và kỹ năng xác định tư tưởng cơ bản của bài viết

+ Ứng với giai đoạn lập chương trình là kỹ năng lập ý, tìm ý, xây dựngdàn ý Việc làm này sẽ giúp học sinh trình bày bài nói (viết) một cách đầy đủ,mạch lạc, có lôgic Khi lập dàn ý, phải sắp xếp được ý chủ đạo và sắp sếp ý theomột trình tự nhất định

+ Ứng với giai đoạn hiện thực hoá chương trình là kỹ năng nói (viết)thành bài, bao gồm các kỹ năng bộ phận như: dùng từ, đặt câu, viết đoạn, viếtbài

+ Ứng với giai đoạn kiểm tra kết quả là nhóm kỹ năng phát hiện lỗi - lỗichính tả, lỗi dùng từ, lỗi dựng câu và kỹ năng chữa lỗi

* Các nhân tố của hoạt động lời nói và dạy học tập làm văn

Việc chỉ ra các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp có ý nghĩa lớntrong việc dạy học TLV Hoạt động nói năng không thể có hiệu quả nếu khôngtính đến những nhân tố này Đây là những căn cứ để đánh giá chất lượng một

Ngôn bản: Có lựa chọn với vai nói không? Có lựa chọn đúng phương tiện giao tiếp không? Có đạt được mục đích giao tiếp không…?

Sự hiểu biết về hoạt động lời nói đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được các

đề bài gắn với tình huống giao tiếp, tổ chức các giờ học TLV làm sao để cho họcsinh có nhu cầu giao tiếp

Trang 12

Trong giao tiếp, diễn ra hoạt động trau dồi các ngôn bản, sự trau dồi nàybao gồm hai loại hành động luôn gắn bó vào nhau: hành động sản sinh ngôn bản(bao gồm hành động nói ra hoặc viết ra các nội dung giao tiếp) và hành độnglĩnh hội văn bản tiếp nhận được (bao gồm hành động hiểu ngôn bản, đọc được,nghe được) Các hành động sản sinh và lĩnh hội ngôn bản đó được coi là hànhđộng ngôn ngữ.

Ngôn ngữ ở dạng nói là ngôn ngữ của âm thanh nên khả năng truyền cảmlớn Điểm khó khăn khi “nói” là phải đáp ứng lập tức, người nói không đượcchuẩn bị trước, không có thời gian suy nghĩ để lập ý, chọn từ Người nói phảiứng xử nhanh, sử dụng cú pháp đơn giản hơn khi viết Ngoài ra, người nóikhông thể diễn đạt hết ý mà nhờ ngữ cảnh cảnh hoặc những yếu tố ngoài lời đểlàm cho người nghe hiểu được

Lời nói miệng có hai dạng: hội thoại và độc thoại Vì vậy, các dạng bàitập luyện nói trong giờ TLV lại sẽ được chia ra: nói trong hội thoại và độc thoại

Sự phát triển mạnh mẽ của ngữ dụng học trong những năm gần đây đã đặthội thoại vào một vị thế mới Trong những kết quả nghiên cứu về hội thoại cónhiều ứng dụng thực tế trong dạy học luyện nói Các quy tắc hội thoại thườnggặp như: quy tắc thương lượng, quy tắc luôn phiên lượt lời, quy tắc tôn trọng,quy tắc khiêm tốn của người nói, quy tắc cộng tác Đó trở thành những chỉ dẫnquan trọng để tổ chức các bài tập hội thoại và trở thành căn cứ để đánh giá HS

Kỹ năng viết là sản phẩm của quá trình học tập Nó là một phương tiện học tập

và giao tiếp có hiệu quả, năng lực viết chính tỏ trình độ văn hoá, văn minh củatừng người

Trong văn bản, các câu hỏi thường đầy đủ và phức tạp hơn trong khẩu ngữ,dùng nhiều từ ngữ sách vở hơn, văn bản có khối lượng lớn hơn so với một bàinói miệng cùng đề tài Trong khi viết, không có sự hỗ trợ của các yếu tố phingôn ngữ như trong khi nói người ta nên phải sử dụng các dấu câu, phân chiavăn bản thành từng đoạn, dùng các kiểu chữ khác nhau Kỹ năng viết ngày càngphát triển ở các lớp trên

Trang 13

1.1.2.3 Cơ sở văn học

Các kiến thức về loại thể văn học, đặc biệt là kiến thức về kể chuyện vàmiêu tả thực sự cần thiết để dạy hai kiểu bài viết văn bản nghệ thuật: kể chuyện,miêu tả Để có thể dạy tốt các bài TLV ở tiểu học, GV cần vận dụng các tri thức

về miêu tả và kể chuyện, trong đó có các hiểu biết về cốt truyện, chi tiết, nhânvật, về ngôn ngữ, về đề tài, tư tưởng Các tri thức này góp phần chỉ ra nội dungluyện tập của các kỹ năng làm văn Nói cách khác, có các hiểu biết về loại thểvăn học, GV mới hiểu rõ tính đặc thù của từng kỹ năng trong từng kiểu văn Để

“vẽ được bằng lời”, GV phải dạy HS tìm ý trong bài văn miêu tả bằng cách dạyquan sát và ghi chép các nhận xét GV phải hướng dẫn HS biết vận dụng cácgiác quan để quan sát, biết lựa chọn vị trí và thời gian quan sát, biết liên tưởng,tưởng tượng khi nhận xét sự vật và diễn đạt điều quan sát được một cách gợicảm, gợi tả, tức là có hình ảnh và cảm xúc

1.1.3 Mục tiêu và nội dung chương trình Tập làm văn miêu tả lớp 5 1.1.3.1 Mục tiêu

a Kiến thức

- HS nắm được cấu tạo các dạng văn miêu tả

- Trang bị kiến thức và rèn luyện các kỹ năng làm văn

- Góp phần cùng với các môn học khác cung cấp cho HS các kiến thức tổnghợp về văn hóa, tự nhiên và xã hội

b Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng làm văn làm văn cho HS

- Rèn kỹ năng quan sát, óc tưởng tượng, tư duy, sáng tạo cho HS

- Kỹ năng tổng hợp, phân tích các sự vật, sự việc

c Thái độ

- Góp phần bồi dưỡng tâm hồn, cảm xúc thẩm mĩ, hình thành nhân cách cho HS

- Bồi dưỡng cho HS thêm yêu thích môn học

1.1.3.2 Nội dung chương trình TLV lớp 5

Trang 14

*Chương trình TLV lớp 5 được thiết kế tổng cộng 62 tiết/ năm Trong đó,văn miêu tả (gồm tả cảnh, tả người) có 35 tiết (ôn tập cả tả cây cối,con vật,đổvật ở lớp 4) được phân bố như sau:

Trang 15

HỆ THỐNG NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH TLV MIÊU TẢ LỚP 5

(Học kỳ I và học kỳ II)

Tuần 1 1 Cấu tạo của bài văn tả cảnh

2 Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày)

Tuần 2 Luyện tập tả cảnh (một buổi trong ngày)Tuần 3 Luyện tập tả cảnh (2 tiết)

Tuần 4 1 Luyện tập về tả cảnh (trường học)

2 Kiểm tra viết (tả cảnh)Tuần 5 Trả bài văn tả cảnh

Tuần 6 Luyện tập tả cảnh (sông nước)Tuần 7 Luyện tập tả cảnh (sông nước – 2 tiết)Tuần 8 Luyện tả cảnh địa phương

Tuần 11 Trả bài văn tả cảnhTuần 14 Luyện tập tả ngườiTuần 15 Luyện tập tả người (tả hoạt động – 2 tiết)Tuần 16 Kiểm tra viết (tả người)

Tuần 17 Trả bài văn tả ngườiTuần 19 Luyện tập tả người (2 tiết)Tuần 20 Viết bài văn tả ngườiTuần 21 Trả bài văn tả ngườiTuần 24 Ôn tập về tả đồ vật (2 tiết)Tuần 25 Viết bài văn tả đồ vậtTuần 16 Trả bài văn tả đồ vậtTuần 27 1 Ôn tập về tả cây cối

2 Viết bài văn tả cây cốiTuần 29 Trả bài văn tả cây cốiTuần 30 1 Ôn tập về tả con vật

Trang 16

2 Viết bài tả con vậtTuần 31 Ôn tập về tả cảnh (2 tiết)Tuần 32 Trả bài văn tả con vật và viết bài văn tả

Mặt khác chúng tôi tìm hiểu tâm lý của học sinh lớp 5 và khảo sát thựctrạng học tập để thấy được những hạn chế còn tồn tại Trên cơ sở đó, chúng tôiđưa ra một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy học văn miêu tả chohọc sinh lớp 5

1.2.1.2.Nội dung khảo sát

Đề tài tiến hành khảo sát trên những nội dung sau:

- Tìm hiểu SGK, SGV và các đồ dùng dạy học phân môn TLV dạng văn miêu tả

- Hoạt động dạy và học văn miêu tả của học sinh lớp 5

- Thái độ của học sinh khi tham gia học phân môn TLV

1.2.1.3.Phương pháp khảo sát

- Phương pháp dự giờ trực tiếp

- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp giáo viên và học sinh

- Phương pháp trắc nghiệm

1.2.1.4.Thời gian và địa bàn khảo sát

Trang 17

- Thời gian tiến hành khảo sát: từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 9 năm

2019

- Địa bàn khảo sát tại: Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch

1.2.1.5 Kết quả khảo sát

Sau khi khảo sát thực tế tại trường chúng tôi thu được kết quả như sau:

*Kết quả khảo sát số liệu thống kê tại Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch.Trường có tất cả 20 lớp tập trung tại một điểm trường với tổng số 323 HS, 100%

em đi học đúng độ tuổi với 22 GV đều đạt chuẩn GV tiểu học Trong đó, có 2

GV trình độ trung cấp, có 15 GV trình độ cao đẳng, 3 GV trình độ đại học Hầuhết GV đều đạt GV dạy giỏi cấp trường trở lên

Trường có 2 lớp 5 với tổng số 56 em

*Kết quả khảo sát phiếu điều tra như sau:

Qua khảo sát 15 GV trong trường bao gồm các GV đã và đang dạy lớp 4,

6 Chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1:Mức độ quan trọng của phân môn TLV

Mức độ Rất quan trọng Bình thường Không quan trọng

Trang 18

Bảng 4: Mức độ đặt những đề văn gây hứng thú cho học sinh

- Qua khảo sát học sinh 116 HS lớp 4, 5 chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 1: Mức độ yêu thích phân môn TLV

Bảng 2: Tài liệu khi học phân môn TLV

Các tài liệu tham khảo khác

Trang 19

Câu 3: Mức độ thích học các loại văn

Dạng văn Văn miêu tả Văn kể chuyện Các văn bản khác

Câu 5:Mức độ tham khảo các tài liệu văn mẫu vào bài viết của mình

1.2.1.6 Kết luận

a Về phía giáo viên

Để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt nói chung và phân mônTLV nói riêng, GV là người giữ vai trò quan trọng khi hướng dẫn HS trong quátrình học tập Qua khảo sát thực tế ở Trường Tiểu học số 1 Phúc Trạch Chúngtôi thấy rằng các GV tham gia dạy học khối lớp 5, hầu hết đều có quá trìnhgiảng dạy lâu năm nên tích lũy được kiến thức và kinh nghiệm tương đối vữngchắc Tuy vậy, để dạy tốt phân môn TLV hay bất cứ phân môn nào, việc nhậnthức được tầm quan trọng của phân môn đó là cần thiết Vì vậy, chúng tôi đã

đưa ra câu hỏi: “Theo thầy cô Tập làm văn là phân môn có vai trò như thế nào?” và đã được 86,6% GV trả lời là rất quan trọng, còn 13,3% GV trả lời là

bình thường Điều này cho thấy mỗi GV có nhận thức khác nhau về phân mônTLV Tuy nhiên, chúng ta phải khẳng định rằng, phân môn TLV giúp các em

Trang 20

rèn khả năng quan sát, miêu tả, tư duy trừu tượng Vì vậy, GV không thể xemnhẹ hay lơ là quá trình dạy học.

Đối với HS, việc học TLV đôi khi không dễ dàng Bên cạnh những thuận lợi các em vẫn gặp không ít những khó khăn Tư duy của các em còn mangtính

cụ thể, những gì các em nhìn thấy sẽ giúp các em ghi nhớ tốt hơn và hứng thú hơn

Do đó, đồ dùng trực quan là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong giờhọc Để biết các thầy cô sử dụng đồ dùng trực quan thế nào trong giờ TLV

chúng tôi có câu hỏi: “Khi dạy Tập làm văn thầy cô thường sử dụng đồ dùng trực quan nào?” thì thu được mức độ sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên là

thấp Như vậy việc đầu tư thiết bị, phương tiện dạy học còn rất hạn chế

Việc sử dụng các biện pháp dạy học sao cho có hiệu quả cũng là một vấn

đề cần quan tâm Với câu hỏi: “ Khi dạy tập làm văn thầy (cô) thường sử dụng các biện pháp dạy học nào ?” thì đa số các GV đều đưa ra các biện pháp tạo

hứng thú ở HS như: Trau dồi vốn từ, rèn kỹ năng quan sát, luyện viết câu văn,đoạn văn sao cho liên kết được các ý, đoạn…

Tuy vậy, việc vận dụng nó như thế nào trong giờ dạy mới mang lại hiệu

quả cao là điều GV còn lúng túng Chúng tôi đã đặt câu hỏi như sau: “Để rèn luyện kỹ năng làm văn cho các em, thầy cô thường xây dựng đề văn gắn với đời sống để các em luyện tập không?” Tất cả các GV mà chúng tôi điều tra đều trả lời là “có” Hầu hết các GV mà chúng tôi điều tra, phỏng vấn đều có quá trình

công tác lâu năm, có rất nhiều kinh nghiệm giảng dạy phân môn này Do vậy,

khi chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Thầy cô hãy cho biết những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạy phân môn Tập làm văn là gì?” Thì chúng tôi

thu được là:

- Thuận lợi:

+ Nhà trường luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác chuyên môn nhằmnâng cao tay nghề cho GV

+ Tổ chuyên môn đã tổ chức chuyên đề dạy học TLV lớp 5

+ GV đều được trang bị đầy đủ SGK, SGV, sách tham khảo…

Trang 21

+ Đối tượng miêu tả khá gần gũi với HS nông thôn (cây bàng, con gà…)+ Đặc điểm tâm lý của HS có tâm hồn trong sáng, thơ ngây, giàu cảm xúc

và sức sáng tạo Thế giới của các em là thế giới cổ tích Những đồ vật, con vật,cây cối, cảnh vật là những người người bạn thân thiết gần gũi mà các em có thểtâm tư, chia sẻ tình cảm của mình Đặc điểm tâm lý này rất thuận lợi cho việckhơi gợi cho các em những cảm xúc miêu tả thú vị, bất ngờ…

tả, ít liên tưởng hoặc chỉ là sao chép một cách sống sượng bài văn mẫu

+ TLV là phân môn khó dạy, khó học và khó đạt hiệu quả cao đã là nhậnthức chung của nhiều thầy cô giáo dạy lớp 5

+ Việc sử dụng đồ dùng dạy học chưa phổ biến vì trình độ của HS khôngđồng đều nên đôi khi sử dụng tốn nhiều thời gian

+ Về phía nhà trường, dù đã được đầu tư một hệ thống cơ sở vật chất, trangthiết bị đầy đủ đặc biệt là có giáo án giảng bằng điện tử nhưng do trình độ tinhọc, tiếng Anh còn hạn chế nên việc sử dụng phần mềm powerpoint vào giảngdạy chương trình tiếng Việt nói chung và phân môn TLV nói riêng chưa phổbiến dẫn đến chưa phát huy hết được năng lực của GV và HS

b Về phía học sinh

Nhìn chung, HS khối 5 trong nhà trường đã có hứng thú học tập đối vớiphân môn TLV, phần lớn các em tỏ ra yêu thích môn này Vì vậy, khi chúng tôi

đưa ra câu hỏi: “Em có thích học phân môn Tập làm văn không?” thì có đến

43,1% HS trả lời là có, 45,6% trả lời bình thường, 13,7% là không thích

Điều đó chứng tỏ rằng, các em đã ý thức được phần nào tầm quan trọng củaphân môn TLV nhưng chưa thực sự yêu thích phân môn này

Trang 22

Có hứng thú học tập nhưng để viết được văn hay và cách miêu tả độc đáothì tài liệu học tập cũng đóng một vai trò quan trọng Qua điều tra chúng tôi thấyrằng, 100% HS đến trường đều có đủ SGK tiếng Việt, còn các tài liệu tham khảokhác như bài văn hay, bài văn mẫu thuộc chương trình lớp 5 các em sử dụng phổbiến (chiếm khoảng 57,7%)

Mặc dù đã có hứng thú học tập, nhưng mỗi dạng văn lại mang lại cho các

em những cảm nhận khác nhau Khi được hỏi: “Em thích học dạng văn nào nhất?” 43,1% các em cho rằng thích học văn miêu tả, 37,9% thích học văn kể

chuyện, 18,9% thích học các kiểu văn bản như viết thư, văn bản hành chính )Điều đó chứng tỏ rằng, các bài viết văn miêu tả vẫn hấp dẫn và thu hút HShơn Bởi vì nó thường là những sự vật, sự việc, cây cối, con vật…gắn liền vớiđời sống thực tế xung quanh các em nên các em dễ tưởng tượng, miêu tả Nhưngkhông phải vì thế các em coi nhẹ các dạng viết văn khác, cho nên khi áp dụngvào dạy những dạng văn cụ thể GV phải có biện pháp tạo hứng thú ở HS

Để học tốt phân môn TLV, ngoài giờ học trên lớp, HS phải thường xuyêntìm hiểu ngoài thực tế cuộc sống Tuy nhiên, mức độ tìm hiểu cũng như thờigian dành cho việc học của mỗi HS có khác nhau

Khi điều tra việc học ở trường, chúng tôi đưa ra câu hỏi: “Ngoài giờ học trên lớp, ở nhà em có thường xuyên luyện viết văn không?” Và kết quả thu

được là phần lớn các em đã có ý thức học ở nhà Điều đó được biểu hiện bằngcon số sau: 59,7% tổng số HS 5 trả lời đã dành thời gian cho việc luyện viết văn,29,8% trả lời là thỉnh thoảng, còn lại 10,4% không tự giác Như vậy, đa số các

em đều có phụ huynh làm nghề lao động chân tay nên việc quan tâm tới việc họctập của con em mình còn chưa có, mặt khác ý thức tự học ở nhà chưa cao nên tỉ

lệ HS dành thời gian cho việc luyện viết ở nhà còn rất thấp

Với câu hỏi “Khi viết bài tập làm văn các em có tham khảo tài liệu tham khác vào bài viết của mình không?” Với câu hỏi này có 35,8% HS trả lời

thường xuyên sử dụng tài liệu tham khảo vào bài viết của mình, 50,7% là thỉnhthoảng sử dụng và một tỷ lệ nhỏ trả lời rằng không bao giờ sử dụng tài liệu thamkhảo vào bài viết của mình Con số này tuy không lớn nhưng điều đó cũng ảnh

Trang 23

hưởng tới hiệu quả dạy học phân môn TLV nói riêng, các phân môn khác trongchương trình tiếng Việt nói chung Bởi vậy, giáo dục ý thức tự giác trong dạyhọc dạng viết văn miêu tả cho các em cũng gặp phải không ít những khó khăn

đó là:

Sự phân hóa giữa các HS trong một lớp và giữa các lớp về khả năng nhậnthức Có em học tốt và vận dụng những hiểu biết vào học tập rất hiệu quả Tuynhiên, số lượng này không nhiều, còn rất nhiều em khả năng hiểu biết và vậndụng còn yếu Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển tư duy và sáng tạo của các

em trong quá trình viết văn

1.2.2 Thực trạng về kết quả viết văn miêu tả cho học sinh 5 trường

tiểu học số 1 Phúc Trạch

Để tìm hiểu thực trạng về kết quả viết văn miêu tả cho HS lớp 5 TrườngTiểu học số 1 Phúc Trạch Chúng tôi đã tiến hành điều tra 116 HS lớp 5 bằngphiếu điều tra

Chúng tôi đã tiến dựa trên chương trình SGK lớp 5 để thiết kế phiếu điềutra, với nội dung phiếu điều tra như sau:

Đề bài: Em hãy tả một con vật nuôi trong gia đình mà em yêu thích nhất.

Sau quá trình điều tra, chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân tích bài làm của

HS và thu được những nhận xét sau đây:

Đa số các em có tinh thần học tập, hứng thú khi thực hiện bài nhưng trongquá trình làm bài các em chưa có kỹ năng quan sát, hồi tưởng nhanh nên thờigian tiết học không đủ cho các em hoàn thiện bài văn nên chất lượng bài viếtchưa cao HS mắc lỗi trong khi viết văn còn nhiều Cụ thể các lỗi như sau:

Thứ nhất, về viết câu và dùng từ

Số lượng HS viết câu và dùng từ hợp lý chiếm tỷ lệ thấp, đa số bài viết củacác em thường viết câu văn cụt lủn, kể lể, ít hình ảnh trong câu văn dẫn đến bàiviết của các em không sinh động, không thu hút được người đọc, người nghe

Chẳng hạn có em viết: “Vừa qua tớ được bố tớ mua cho con mèo, tớ rất thích” cách dùng từ “tớ”, lặp đi lặp lại khiến người đọc nhàm chán.

Trang 24

Ngoài ra, cách dùng từ chung chung không làm nổi bật lên được đặc điểm

nổi bật của con vật đó vẵn còn phổ biến Chẳng hạn có em viết: “Con mèo có bộ

lông trắng tinh” hay “ Con mèo nặng khoảng 2 tạ”

Thứ hai, về cách diễn đạt

Đối với HS vùng sâu, vùng xa điều kiện để các em phát triển đa chiều cácmối quan hệ giao tiếp không được mở rộng như HS vùng thành thị, chưa nhạybén, khả năng ứng xử chưa cao, vốn sống của các em chưa thật phong phú dẫnđến vốn từ hạn chế nên ảnh hưởng tới khả năng diễn đạt

Do vậy, đa số bài viết của các em yếu về khả năng diễn đạt, chưa biết sửdụng dấu câu một cách hợp lý để nâng cao hiệu quả diễn đạt Chẳng hạn có em

viết: “Mắt nó màu đen Râu của nó dài Lông thì đen.” cách dùng dấu chấm câu

liên tục khiến các câu trong đoạn văn chưa được liên kết chặt chẽ với nhau.Khả năng khái quát chưa cao, HS chú trọng đi sâu vào chi tiết cụ thể màchưa có khả năng tổng hợp vấn đề cần diễn đạt nên trong bài văn của các emchưa lột tả được đối tượng cần miêu tả

Thứ ba, về cách trình bày bài văn

Ở lớp 4, 5 HS đã nắm được cấu tạo của các bài văn miêu tả gồm 3 phần:

mở bài, thân bài, kết bài Nhưng rất nhiều bài viết của HS vẫn mắc lỗi về cáchtrình bày bố cục của một bài văn miêu tả Tình trạng viết phần mở bài các emquên xuống dòng để viết thân bài nên dẫn tới bài văn của các em không đẹp về

bố cục, về cách trình bày Nguyên nhân của tình trạng trên đó là, HS chưa nắmchắc được bố cục của một bài văn miêu tả

Trang 25

- HS viết sai lỗi chính tả.

- Chưa hiểu rõ được đặc điểm cơ bản của bài văn miêu tả, chưa phân biệt được sự khác biệt giữa văn bản miêu tả với các kiểu bài khác

- Lạc đề, chưa xác định rõ mục đích, yêu cầu của đầu bài

- Chưa xác định được trọng tâm đề bài cần miêu tả

- Kỹ năng lựa chọn từ ngữ, dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, kỹ năng diễn đạt còn hạn chế

- Chưa biết cách sắp xếp ý khi viết bài, bố cục thiếu rõ ràng chưa khoa học

- Vốn từ ngữ còn nghèo nàn, khuôn sáo, quan sát sự vật còn hời hợt

- HS chưa biết cách sử dụng các biện pháp nghệ thuật khi miêu tả

- Trong tiết trả bài, HS chưa được sửa lỗi và tự sửa lỗi kỹ càng, đầy đủ, các

em cảm thấy nặng nề, thất vọng về bài viết của mình

- HS chưa thực sự cảm thấy yêu môn học

Vì vậy, để nâng cao chất lượng viết văn miêu tả cho HS, nhà trường cũng như GV cần có biện pháp kích thích chất lượng học tập phân môn TLV cho HS.Trên đây là những thực trạng dạy học phân môn TLV miêu tả lớp 5 và thựctrạng về kết quả viết văn miêu tả của HS lớp 5 ở Trường Tiểu học số 1 PhúcTrạch vấn đề thực tiễn nêu trên, chúng tôi xin đề xuất một số biện pháp rènluyện kỹ năng làm văn miêu tả cho HS

Trang 26

TIỂU KẾT

Về cơ sở lý luận, người viết tìm hiểu về một số khái niệm cần xác định, cơ

sở khoa học của việc dạy văn ở tiểu học, đi tìm hiểu thế nào là phương pháp dạyhọc tích cực Đây là những vấn đề người viết tìm hiểu qua tài liệu tham khảo.Thông qua cơ sở lý luận trên cho thấy, rèn kỹ năng viết văn miêu tả cho các em

có vai trò rất cần thiết, nó là tiền đề để các em học tập tốt hơn môn học này ởcác cấp học về sau

Về cơ sở thực tiễn, qua kết quả thu được từ khảo sát thực tế của việc dạyhọc Tập làm văn lớp 5 chúng tôi thấy rằng: Các thầy cô đã có sự quan tâm đếnviệc luyện viết văn cho học sinh và cũng đã thu được một số kết quả nhất định.Tuy nhiên, thực trạng dạy và học viết văn miêu tả còn chưa cao Trong quá trìnhthực hành viết cũng như giảng dạy còn nhiều khó khăn Việc áp dụng các kỹnăng, cũng như phương pháp vào rèn luyện kỹ năng viết văn cho các em cònhạn chế HS chưa thực sự yêu thích phân môn TLV, bài viết của các em mắc rấtnhiều lỗi về dùng từ, cách đặt câu, cách diễn đạt Do vậy, chúng tôi mạnh dạn đề

ra một số biện pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho HS lớp 5 Trường Tiểu học

số 1 Phúc Trạch

Trang 27

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 1 PHÚC

TRẠCH 2.1.Giúp học sinh hiểu rõ đối tượng của văn miêu tả

2.1.1 Đối tượng trong văn miêu tả đồ vật

Đối tượng của văn miêu tả đồ vật là những vật các em thường thấy trongđời sống hàng ngày gần gũi và quen thuộc với các em Đó có thể là cái trống,cái bút, quyển sách, cặp sách, cái bàn, cái chổi, quyển lịch treo tường … Chúng

là những vật vô tri vô giác nhưng gần gũi và có ích đối với các em

Mỗi đồ vật đều có một hình dáng, màu sắc, kích thước, chất liệu … Các

em cần miêu tả những đặc điểm này trong bài văn của mình Với những đồ vật

có nhiều bộ phận, các em chỉ cần tập trung tả những bộ phận quan trọng nhất

Đó chính là những nét tiêu biểu để phân biệt đồ vật này với đồ vật khác

Đồ vật lại thường gắn liền với đời sống con người Cho nên, khi miêu tảphải nói được công dụng, ích lợi của đồ vật, cũng như tình cảm của con ngườiđối với nó Có như vậy, đồ vật mới hiện lên một các sinh động và có hồn

2.1.2 Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối

Đối tượng của bài văn miêu tả cây cối là những cây xung quanh các em Đó

có thể là một cây cho bóng mát, cây lấy hoa, cây ăn quả… Chúng đều là nhữngđối tượng gần gũi và thân thiết với con người Đối tượng miêu tả nâng cao hơn

là những cây mà các em không được quan sát trực tiếp nhưng hình dung đượcnhờ sự gợi ý từ một bài văn, bài thơ, câu truyện

Mỗi loại cây lại có một hình dáng, đặc điểm, lợi ích nhất định Vì vậy, khimiêu tả, các em phải làm nổi bật được điểm này Tả cây ăn quả cần tập trungmiêu tả hình dáng của cây, mùi vị của quả; tả cây lấy hoa cần tả hương sắc củahoa; tả cây bóng mát phải làm nổi rõ dáng cây, tán lá…

Cây cối luôn nằm trong một khung cảnh thiên nhiên Vì vậy, khi miêu tảcần gắn chúng với miêu tả cảnh xung quanh như mây trời, chim chóc, đình chùa,

ao hồ và cả con người

2.1.3 Đối tượng của văn miêu tả loài vật

Trang 28

Đối tượng của văn miêu tả loài vật là những con vật quen thuộc, gần gũivới các em: trâu, bò, chó, mèo, gà, lợn… Có khi các em chỉ cần tả một con vật,

có khi lại phải tả cả bầy, cả đàn Đôi khi có thể là những con vật mà các emkhông được quan sát trực tiếp, chúng có thể được gợi ra qua một đoạn văn, câuthơ, bài thơ, câu chuyện

Mỗi loài vật đều có đặc điểm tiêu biểu cho loài đó và mỗi con vật lại có nhữngđặc điểm riêng khác với loài của nó nói chung Vì vậy, khi miêu tả, không thể

bỏ qua những nét tiêu biểu của loài vật đó cũng như những đặc điểm đặc trưngcủa cá thể như màu sắc vóc dáng, tính nết…

2.1.4 Đối tượng tả cảnh

Đối tượng của bài văn tả cảnh là những cảnh vật quen thuộc xung quanhcác em: một dòng sông, một cánh đồng, những di tích lịch sử, những danh lamthắng cảnh ở khắp mọi miền đất nước chúng ta

Mỗi cảnh vật đều nằm trong một không gian và thời gian, đó là cái nềncho cảnh vật được miêu tả Khi tả cần nêu được khung cảnh chung này, nhưngđặc biệt cần tập chung tả nét tiêu biểu của cảnh làm cho nó khác với cảnh khác.Khi tả cảnh cảnh có thể lồng với tả người, tả vật để bài văn sinh động

2.1.5 Đối tượng tả người

Bài văn tả người trong chương trình tiểu học thường lấy đối tượng miêu tả

là những người thân quen, những gương tốt gần gũi, thân thuộc và để lại nhiều

ấn tượng tốt đẹp cho các em Để tả người, trước hết các em phải tập chungquan sát trực tiếp người định tả Khi viết bài phải nhớ lại những gì đã quan sát được về người đó

Ngoài ngôn ngữ của nhân vật, phần còn lại trong văn bản là ngôn ngữviết Ngôn ngữ người viết được sử dụng nhiều động từ, tính từ để tả hoạt động,cách nói năng, cách suy nghĩ của nhân vật

2.2 Rèn luyện kỹ năng quan sát cho học sinh

Với bất kì một kiểu bài TLV miêu tả nào thì trước khi tạo ra được sảnphẩm HS đều phải trải qua quá trình quan sát rồi từ đó nhận xét, tưởng tượng, vívon, so sánh… Để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật Nghĩa là

Trang 29

trên cơ sở có sự thu thập trực tiếp các nhận xét, ấn tượng, cảm xúc…của mình,

HS mới bắt tay vào làm bài

2.2.1 Khái niệm

Quan sát là quá trình sử dụng các giác quan để tri giác về một hoặc nhiềuđối tượng trong thực tế

Phương pháp dạy học quan sát là phương pháp dạy học mà trong đó GV

tổ chức cho HS độc lập quan sát các sự vật, hiện tượng của tự nhiên hay xã hội

để chứng minh một luận điểm nào đó

Quan sát trong văn miêu tả là GV tổ chức hướng dẫn cho HS độc lập quansát đối tượng, từ đó thấy được đặc điểm về ngoại hình, đặc tính cũng như hoạtđộng của đối tượng được miêu tả làm cơ sở cho bài văn miêu tả

2.2.2 Vai trò của quan sát trong văn miêu tả

Tổ chức cho HS quan sát đối tượng miêu tả (các đồ vật, cây cối, con vật,con người, cảnh vật) là một công việc thuộc về nguyên tắc khi dạy học TLVmiêu tả

Luyện tập quan sát giúp HS tích lũy vốn sống, vốn từ, rèn luyện tư duylogic, tư duy hình tượng trong bài văn Thông qua quan sát, HS có thêm vốnhiểu biết về các đối tượng xung quanh mình Với HS, đây không phải là lần đầutiên các em tiếp xúc hay quan sát đối tượng đó, các em được quan sát một cách

có ý thức, có mục đích rõ ràng và được quan sát theo một phương pháp khoahọc Thông qua quan sát có mục đích và phương pháp khoa học như thế, HS cònnhận ra đâu là dấu hiệu bản chất và không bản chất để phân biệt đồ vật này với

đồ vật khác Đồng thời, khi quan sát và tìm ra từ ngữ để diễn đạt những gì mìnhđang thấy hoặc đang tưởng tượng ra, HS cũng sử dụng và tích lũy cho mình mộtvốn từ khá phong phú

2.2.3 Hướng dẫn học sinh trình tự quan sát

Quan sát theo trình tự từ xa đến gần và ngược lại, từ trong ra ngoài, từ baoquát đến chi tiết và ngược lại Ghi chép những điều đã quan sát được Tổ chứcquan sát từng đối tượng cụ thể Có thể hướng dẫn quan sát theo nhiều hình thức:quan sát trực tiếp đối tượng (buổi chào cờ đầu tuần, quang cảnh trước buổi học,

Trang 30

trong giờ ra chơi, thầy giáo, cô giáo, người thân…); quan sát ở nhà (ngôi nhà emđang ở, buổi sum họp của gia đình, quang cảnh con đường nơi em ở vào buổisáng …); quan sát qua báo, đài ( một ca sĩ đang biểu diễn, một danh hài mà emthích)… Cụ thể:

- Khi quan sát đối tượng cần lưu ý:

- Trong khi HS quan sát, GV có thể hướng dẫn lựa chọn các trình tựquan sát khác nhau, như:

 Trình tự không gian: Quan sát đối tượng từ dưới lên trên hoặc từ trênxuống dưới; từ trái qua phải hoặc từ phải qua trái; Từ ngoài vào trong hoặc từtrong ra ngoài;…

Ví dụ 1:

Tả từ ngoài vào trong: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay dập dờn như đang múa quạt xoè hoa Trong đền dòng chữ vàng Nam Quốc Sơn Hà uy nghiêm đề ở bức hoành phi treo chính giữa.”

Ví dụ 2:

Tả từ dưới lên trên “Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cành khế Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành” (Rừng hồi xứ Lạng).

 Trình tự thời gian: Quan sát từ sáng đến tối; từ lúc bắt đầu đến lúc kếtthúc; Từ khi mới mua đến lúc đã cũ; từ khi còn nhỏ đến lúc đã lớn; từ khi mớitrồng đến lúc ra hoa kết trái;…

Ví dụ 1:

“ Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ Nắng phố huyện vàng hoe Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt” (Đường đi Sa Pa - Tiếng Việt 4).

Ví dụ 2:

Trang 31

“Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng qua một năm, đã lớn cao đến bụng người Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy.” (Mùa thảo quả - Tiếng Việt 5)

 Trình tự tâm lý: Thấy nét gì nổi bật, thu hút bản thân, gây cảm xúc;…

Ví dụ :

“ Bà tôi ngồi cạnh tôi chải đầu Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng và như những đoá hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống Khi

bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra long lanh, dịu hiền khó tả ” (Bà Tôi

- Tiếng Việt 5- Tập 1).

Tác giả đã quan sát và tập trung tả mái tóc, giọng nói rồi đến ánh mắt Mái tóc “dày kì lạ”.

- Hướng dẫn và khích lệ HS quan sát bằng nhiều giác quan:

● Quan sát bằng mắt: nhận ra màu sắc, hình khối, kích thước của đối tượng…

● Quan sát bằng thính giác: Giúp nhận ra âm thanh, nhịp điệu, tiếng kêu

… gợi cảm xúc mà đối tượng đó tạo ra

● Quan sát bằng khứu giác: Giúp nhận ra những mùi vị của đối tượng tác động đến tình cảm…

● Quan sát bằng vị giác và xúc giác: Đây là quan sát để cảm nhận Nếu sửdụng xúc giác thì HS có thể cảm nhận được những đặc điểm của đối tượng như:mềm hay cứng, mịn màng hay sần sùi, nặng hay nhẹ…

Ví dụ:

Phân tích bài “Mưa rào” (Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 33) ta thấy tác giả

đã quan sát bằng các giác quan như sau:

+ Thị giác: Thấy những đám mây biến đổi trước cơn mưa, thấy mưa rơi.

Trang 32

+ Xúc giác: Gió bỗng thấy mát lạnh, nhuốm hơi nước.

+ Khứu giác: Biết được mùi nồng ngai ngái, xa lạ man mác của những trận mưa đầu mùa.

+ Thính giác: Nghe thấy tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng sấm, tiếng hót của chào mào.

Nhờ có sự quan sát này mà các em ghi nhận được nhiều đặc điểm của sựvật, hiện tượng, đi sâu vào bản chất bên trong Bài văn đa dạng, phong phú vàsinh động…

Biết chú ý đến những đặc điểm nổi bật của đối tượng

Ví dụ:

● Đồ vật có đặc điểm nổi bật là: mặt bàn rộng, phẳng, nhẵn, màu sặc sỡ…

● Cái cây: Tán lá rộng, thân rất to, thân thẳng, hoa màu sắc sặc sỡ…

● Con vật: lông màu sắc sặc sỡ, mượt, thông minh, nhanh nhẹn, mắt sáng vào ban đêm

● Tả cảnh: hoàng hôn, trời sáng, chiều tàn…

● Tả người: Tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, thói quen,lời nói

Bất cứ đồ vật nào cũng có những đặc điểm bản chất và không bản chất,đặc điểm nổi bật và không nổi bật Khi hướng dẫn HS quan sát, GV phải hướng

HS quan sát những đặc điểm nổi bật của đồ vật để HS có thể miêu tả đúng vàhay về đối tượng

- Hướng dẫn HS quan sát các sự vật hiện tượng có liên quan để từ đó thấy được nét đẹp của đối tượng mình đang quan sát

- Hướng dẫn HS quan sát theo hệ thống các câu hỏi:

Để HS lớp 5 quan sát đối tượng một cách có hiệu quả, GV cần đặt ra một

hệ thống các câu hỏi phù hợp theo một trình tự hợp lý

● Trong khi quan sát đồ vật GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

+ Đồ vật có hình dạng như thế nào (tròn, vuông, dài, ngắn…)?

+ Kích thước của nó ra sao (to, nhỏ…)?

Trang 33

+ Màu sắc của đồ vật đó như thế nào (xanh, đỏ, tím…sặc sỡ, nhã

+ Đồ vật đó có đặc điểm gì nổi bật,có thu hút không?

+ Đồ vật đó mang lại những lợi ích gì trong học tập và cuộc sống hàng ngày?

● Trong khi quan sát cây cối, GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

+ Nhìn từ xa cây đó trông như thế nào; đến gần thì trông như thế nào? + Tán lá cây như thế nào (tròn, xum xuê, thưa thớt lá…)?

+ Lá cây hình gì, màu gì?

+ Cây có hoa, quả không? Nếu có thì hoa, quả đó như thế nào?

+ Thân cây như thế nào (to hay nhỏ, sần sùi hay nhẵn nhụi…)?

+ Xung quanh cây đó có cây nào khác nữa không? Có con vật nào

không?

● Trong khi quan sát con vật GV có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau:

+ Con vật có hình dạng như thế nào (to, nhỏ, béo, gầy, tròn, dài…)? + Con vật đó gồm những bộ phận nào?

+ Các bộ phận đó có gì nổi bật không (mắt sáng, mũi thính, lông mượt, màu sắc sặc sỡ, chân khỏe…)

+ Thức ăn của nó là gì?

+ Hoạt động thường ngày của nó là gì?

● Trong khi quan sát cảnh vật có thể đưa ra hệ thống câu hỏi như sau: + Cảnh được tả vào thời điểm nào trong ngày?

+ Trong cảnh có những chi tiết, đồ vật… nổi bật như thế nào?

+ Sự thay đổi của cảnh vậi theo thời gian?

● Trong khi tả người có thể đưa ra hệ thống câu hỏi sau:

+ Khuôn mặt như thế nào? ( tròn, trái xoan, chữ điền…)

Trang 34

+ Cách ăn mặc ra sao? (luộm thuộm, gọn gàng…)

+ Lời nói thế nào? (nhẹ nhàng, cáu gắt )

- Hướng dẫn HS thu nhận những điều rút ra được khi quan sát

Có nhiều HS sau khi quan sát lại không đưa ra được những nhận xét cụthể, chính xác mà chỉ là những nhận xét chung chung, mơ hồ…GV cần hướngdẫn HS đưa ra nhận xét bắt nguồn từ sự quan sát trực tiếp đối tượng miêu tả, kếthợp với kinh nghiệm sống và trí tưởng tượng của các em

2.3 Hướng dẫn học sinh tìm ý và lập dàn ý

2.3.1 Hướng dẫn học sinh tìm ý

Sau khi HS đã quan sát và có những ghi chép cơ bản ban đầu về đối

tượng, GV hướng dẫn HS tìm ý cho bài TLV của mình bằng cách:

- Căn cứ vào hình ảnh đã lựa chọn được khi quan sát

- Căn cứ vào nội dung đã ghi chép

- Chọn lọc những hình ảnh, chi tiết, hoạt động đặc sắc đặc trưng riêng, đẹp và khác biệt của đối tượng để miêu tả tả chi tiết

- Lựa chọn hình ảnh, hoạt động khác của đối tượng để tả khái quát, bổtrợ, tạo hình ảnh tổng thể về đối tượng Có thể tả lồng ghép các hình ảnh, sự việcgắn bó với đối tượng

- Bố cục của bài văn miêu tả đồ vật:

+ Mở bài: Giới thiệu đồ vật mình định tả

+ Thân bài: Tả bao quát toàn bộ đồ vật

Tả chi tiết và tả những đặc điểm của đồ vật

Trang 35

+ Kết bài: nêu một số lợi ích của đồ vật và tình cảm của ngưới viết đối với

đồ vật

- Bố cục của bài văn miêu tả cây cối:

+ Mở bài: Giới thiệu bao quát về cây

+ Thân bài: Tả từng bộ phận của cây hoặc tả từng thời kỳ phát triển của cây

+ Kết bài: Có thể nêu ích lợi của cây, ấn tượng đặc biệt hoặc tình cảm của người tả với cây

- Bố cục của bài văn miêu tả con vật:

+ Mở bài: Giới thiệu con vật sẽ tả

+ Thân bài: Tả hình dáng

Tả thói quen sinh hoạt và một vài hoạt động chính của con vật

+ Kết luận: Nêu cảm nghĩ đối với con vật

- Bố cục bài văn tả cảnh:

+ Mở bài: Giới thiệu khái quát về cảnh sẽ tả

+ Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian

+ Kết bài: Nhận xét cảm nghĩ của người viết

- Bố cục của bài văn tả người:

+ Mở bài: Giới thiệu về người định tả

+ Thân bài: Tả ngoại hình (về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt ) Tả tình hình hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen… )

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả

Để củng cố, khắc sâu cho HS về bố cục của một bài TLV miêu tả, GV cóthể đưa ra một số đoạn hoặc bài TLV miêu tả để HS xác định cấu tạo cũng nhưnội dung chính của từng phần

Ví dụ 1:

Văn miêu tả đồ vật:

Bài 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Ngày đăng: 10/02/2019, 09:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê A (1996), Phương pháp dạy học tiếng Việt - Giáo trình chính thức đào tạo giáo viên tiểu học - NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phương pháp dạy học tiếng Việt
Tác giả: Lê A
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1996
2. Hoàng Hòa Bình (1997), Dạy văn cho học sinh tiểu học - NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: văn cho học sinh tiểu học
Tác giả: Hoàng Hòa Bình
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1997
3. Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo trình tâm lý học tiểu học - NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tâm lý học tiểu học
Tác giả: Nguyễn Sinh Huy
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1997
5. Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh (1996), Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở tiểu học - NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh
Nhà XB: NXB GD
Năm: 1996
6. Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học - Dự án phát triển giáo viên tiểu học - NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Phương pháp dạy học tiếng Việt ở tiểu học
Tác giả: Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2007
7. Mông Ký Slay (2006), Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học - NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy Tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp tiểu học
Tác giả: Mông Ký Slay
Nhà XB: NXB GD
Năm: 2006
8. Bùi Minh Toán - Đỗ Việt Hùng (2002), Tiếng Việt thực hành - NXB GD 9. Nguyễn Trí (2002), Dạy tập làm văn ở trường tiểu học - NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt thực hành "- NXB GD9. Nguyễn Trí (2002), "Dạy tập làm văn ở trường tiểu học -
Tác giả: Bùi Minh Toán - Đỗ Việt Hùng (2002), Tiếng Việt thực hành - NXB GD 9. Nguyễn Trí
Nhà XB: NXB GD9. Nguyễn Trí (2002)
Năm: 2002
10. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt lớp 5 - NXB GD 11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt lớp 4 - NXB GD Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK Tiếng Việt lớp 5 "- NXB GD11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), "SGK Tiếng Việt lớp 4
Tác giả: Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010), SGK Tiếng Việt lớp 5 - NXB GD 11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên)
Nhà XB: NXB GD11. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2010)
Năm: 2010
4. Nguyễn Quang Ninh (2008), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình SGK mới - NXB GD Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w