1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2

32 1,8K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 205,5 KB

Nội dung

Chính vì vậy, để sau này lớn lên các em có một nhân cách tốt, biết nói năng lễphép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp và mạnh dạn khi giao tiếp với mọingười xung quanh thì n

Trang 1

Lời cảm ơn

Lời đầu tiên bản thân xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và tập thể giáo viênTrường Tiểu học Thiện Hưng A – huyện Bù Đốp – tỉnh Bình Phước, bạn bè đồngnghiệp đã giúp đỡ bản thân trong quá trình thực hiện đề tài này

Do trong một thời gian ngắn và năng lực bản thân còn hạn chế nên đề tài chắcchắn không thể tránh khỏi những sai sót Rất mong nhận được ý kiến đóng góp củathầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp để đề tài của bản thân được hoàn thiện hơn

Trang 2

A/ ĐẶT VẤN ĐỀI/ Lí do chọn đề tài

1/ Cơ sở lí luận

Không biết từ bao giờ, trải qua hàng ngàn tiến hóa của loài người, ngôn ngữ nói

có tác dụng sơ khai là trao đổi thông tin và đóng vai trò biểu hiện tình cảm, trạng tháitâm lí và là một yếu tố quan trọng để biểu lộ văn hóa, tính cách con người Việc giáodục lời nói trong giao tiếp từ xưa đã được Ông cha ta rất coi trọng: “Học ăn, học nói,học gói, học mở”

Bên cạnh đó, với trẻ em, đây là lứa tuổi đang dần hình thành nhân cách Chính vìvậy, ngay từ khi các em còn rất nhỏ chúng ta đã chú trọng: “Trẻ lên ba, cả nhà họcnói”

Mặt khác, như chúng ta đều biết, ngay từ những ngày đầu tiên trẻ cắp sách tớitrường, trẻ đã được giáo dục đạo đức, giáo dục ăn nói lễ phép theo phương châm

“Tiên học lễ, hậu học văn” Do vậy, từ các lớp đầu cấp tiểu học chúng ta cần rèn chotrẻ biết nói năng lễ phép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp Không nhữngthế mà chúng ta cần rèn cho trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với mọi người và khinói trước tập thể đông người

2/ Cơ sở thực tiễn

Trong những năm qua, trên tinh thần đổi mới phương pháp dạy và học, dạytiếng Việt không chỉ dạy cho các em kĩ năng đọc, viết, nghe mà điều quan trọng làdạy các em sử dụng lời nói tình cảm trong giao tiếp Nếu một người đọc thông, viếtthạo tất cả các văn bản, có tài, có trình độ song khi nói trước tập thể thì sợ sệt, nhútnhát hoặc khi giao tiếp không gây được tình cảm, mối thân thiện với mọi người, để lại

ấn tượng không tốt thì người đó khó mà thành công trong công việc

Trang 3

Chính vì vậy, để sau này lớn lên các em có một nhân cách tốt, biết nói năng lễphép, lịch sự, biết nói lời biểu cảm trong giao tiếp và mạnh dạn khi giao tiếp với mọingười xung quanh thì ngay từ các lớp đầu cấp của tiểu học chúng ta cần rèn cho họcsinh kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt là điều rất quan trọng mà chúng ta cần phảithực hiện

Hiện nay chúng ta đang thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học là lấy họcsinh làm trung tâm, phát huy tính sáng tạo, tích cực học tập của học sinh Theo tôimôn Tiếng Việt là môn học rất cần phải tạo điều kiện cho học sinh tự giác trong luyệntập để rút kinh nghiệm, tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực hành dưới sự chỉ dẫn, điềuhành của giáo viên Qua thực tế giảng dạy, theo bản thân nhận thấy “Rèn kĩ năng nóitrong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2” là điều hết sức cần thiết và quan trọng

Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp, bảnthân đã lựa chọn và nghiên cứu những kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng Việt qua

việc “Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho HS lớp 2” làm đề tài sáng kiến

kinh nghiệm của mình

II/ Mục đích nghiên cứu

Trước hết, bản thân tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: Mạnh dạnhơn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn cho học sinh những kĩ năng, thói quen dùng lời nóibiểu cảm trong giao tiếp, cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân, trướcnhững vấn đề mà bản thân các em phải tự bộc lộ qua những lời nói, lời phát biểu trảlời theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp

III/ Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu về khả năng nói của học sinh lớp 2 trong phạm vi khối 2 Trườngtiểu học Thiện Hưng A, huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước

Trang 4

IV/ Phương pháp nghiên cứu

Ngoài việc học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp bản thân còn sử dụngnhững phương pháp sau:

6.1 Phương pháp quan sát

Quan sát việc thực hành luyện nói của học sinh trong tất cả các tiết học TiếngViệt ở trên lớp, quan sát lời nói của học sinh với bạn bè và mọi người xung quanh ởmọi nơi, mọi lúc

6.2 Phương pháp phân tích tổng hợp

Sử dụng phương pháp này nhằm theo dõi khả năng luyện nói, giao tiếp của họcsinh, từ đó thu thập và xử lí những thông tin để phân tích, tổng hợp Với việc làm nhưvậy sẽ đánh giá, nhận xét học sinh một cách sát thực và cụ thể hơn

6.3 Phương pháp thực hành luyện tập

Sử dụng phương pháp này giúp học sinh thường xuyên được thực hành luyện nóitrong tất cả các tiết học tiếng Việt Rèn cho các em kĩ năng nói trôi chảy, mạch lạc, lờinói thể hiện tình cảm và lịch sự

V/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 2 Trường Tiểu học Thiện Hưng A, BùĐốp, Bình Phước

Đối tượng nghiên cứu: khả năng diễn đạt và dùng từ ngữ của học sinh

VI/ Nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hiện nay trẻ lớp 2 có kiến thức và ý thức như thế nàotrong giao tiếp hằng ngày, những quan điểm, nhận thức mà trẻ bộc lộ lời nói, lời phát

Trang 5

Bản thân đưa ra những giải pháp nhằm rèn luyện cho các em kĩ năng sử dụng từngữ đúng nhằm phát triển khả năng diễn đạt của các em.

Trang 6

B/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I/ THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1/ Đặc điểm tâm lí học sinh

- Tất cả chúng ta đều biết, ở lứa tuổi Tiểu học tư duy của trẻ đang trong thời kỳphát triển nên trẻ rất nhạy cảm, nhất là đối vói học sinh khối 1,2 các em mau nhớnhưng cũng dễ quên Vì vậy, đòi hỏi thầy phải tìm ra những phương pháp mới chohoc sinh hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập

- Ngoài ra, các em rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với sự vật, hiện tượng nào

đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh

- Bên cạnh đó, trẻ rất hiếu động, ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mớinên các em chóng chán nản Do vậy, trong quá trình dạy học người thầy phải sử dụngnhiều đồ dùng dạy học, tổ chức các trò chơi xen kẽ để giúp học sinh bớt nhàmchán

2/ Đặc điểm phát âm của học sinh khối 2

Trường Tiểu Học Thiện Hưng A là một trường thuộc xã miền núi, trình độ dântrí chưa cao, đa số phụ huynh chưa có sự quan tâm chu đáo đến việc học hành của con

em mình, cũng ít quan tâm bày vẽ cho học sinh biết giao tiếp đúng mực, lịch sự Đây

là một điều đáng quan tâm Phần lớn các em ngại giao tiếp, nhút nhát, giao tiếp kém,

có khi nói năng cộc lốc, không biết cách diễn đạt hết ý của mình Đa số là các em phát

âm sai do tiếng địa phương

Trong phương ngữ Bắc và Nam có sự lẫn lộn giữa các chữ ghi âm đầu ch/tr, s/x.

d/gi Mặt khác, người miền Nam còn lẫn lộn v và d Ngoài ra, trong quy ước về chữ

quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ: /k/ ghi bằng c,k,q…) dĩ nhiên là có

Trang 7

yếu) thì rất dễ lẫn lộn Hơn nữa học sinh trong lớp có rất nhiều em là người miền Bắcnên việc phân biệt các âm đầu như l/n, tr/ch hoặc s/x là rất khó.

Do sự phức tạp của chữ quốc ngữ: nguyên âm /ă/ lại được ghi bằng chữ a trong các vần ay, au, các nguyên âm đôi /ie, ươ, uô/ lại được ghi bằng các dạng iê, yê, ia,

ya; ươ, ưa; uô, ua (mía - khuya, tiền – thuyền, sữa - thương, mua - muôn); âm đệm /u/

lại được ghi bằng 2 con chữ u và o (ví dụ: huệ, hoa).

Người miền Nam phát âm hoàn toàn không phân biệt các vần có âm cuối

n/ng/nh và t/c/ch, mà số chữ mang các vần này không ít Mặt khác hai bán nguyên âm

cuối /i, u/ lại được ghi bằng 4 con chữ i/y (trong: lai/lây), u/o (trong: sau/sao) do đó

lỗi về âm cuối là lỗi khó khắc phục đối với học sinh khu vực phía Nam

Thấy được vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm, lịch

sự khi giao tiếp và với thực trạng của học sinh đã nêu trên Bản thân đã nghiên cứu và

lựa chọn biện pháp “Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2”.II/ CƠ SỞ LÍ LUẬN

Tầm quan trọng của lời nói trong giao tiếp

Ngày xưa, ông bà ta rất coi trọng việc giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói là trao đổithông tin, đóng vai trò biểu hiện tình cảm, qua lời nói thể hiện văn hoá, tính nết củacon người Do vậy cần phải giáo dục, rèn luyện lời nói của các em ngay từ nhỏ, từ cáclớp đầu cấp Tiểu học để sau này các em có thói quen cư xử đúng mực, lịch sự trongkhi giao tiếp

Việc giáo dục lời nói từ xa xưa ông bà ta rất chú trọng Ông cha ta thường dạycon, cháu qua các câu ca dao, tục ngữ như:

“ Học ăn, học nói, học gói, học mở”

“ Lời nói không mất tiền mua

Trang 8

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”

Hay câu :

“ Chim khôn kêu tiếng rảnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.”

Ngoài ra, việc giao tiếp ứng xử khéo léo cũng giúp ta thành công trong nhiềulĩnh vực và trong công việc

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 Phương pháp quan sát

Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục Nhằm quansát giờ dạy của giáo viên và việc học tập của học sinh trên lớp Đánh giá kết quả họctập của học sinh thông qua những lời phát biểu của học sinh trong giờ luyện nói củamỗi tiết học, qua lời nói của học sinh với mọi người xung quanh mọi nơi, mọi lúc, quacác bài tập thực hành trong vở bài tập Tiếng Việt

Biện pháp thực hiện: Ngoài những sổ sách của nhà trường qui định, bản thân còn

có thêm một quyển sổ ghi chép những điều quan sát, nhận xét cho từng học sinh tronglớp Đó là cuốn sổ “Theo dõi đánh giá hành vi học sinh” Trong cuốn sổ này, bản thânghi chép những hành vi, lời nói giao tiếp, những thói quen tốt và cả những điểm cònkhiếm khuyết của học sinh để từ đó có cái nhìn khái quát về việc sử dụng vốn ngônngữ biểu cảm của học sinh, và dễ dàng phân loại khả năng giao tiếp của mỗi học sinhtrong lớp, sau đó lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao đối với học sinh giỏi và luyện kĩnăng nói sao cho đạt đến trình độ chuẩn đối với học sinh khá và học sinh trung bình Sau khi phân loại học sinh bản thân chọn lọc những câu hỏi, câu gợi mở sao chophù hợp với từng đối tượng học sinh, để các em phát huy hết khả năng giao tiếp của

Trang 9

mình trong phần luyện nói trong môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trongchương trình.

2 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Từ phương pháp quan sát, thu thập được những thông tin, bản thân đã xử lí nhữngthông tin ấy bằng cách phân tích, tổng hợp với những Biện pháp thực hiện như sau Bản thân tiến hành phân chia học sinh theo nhiều nhóm trình độ khác nhau.Nhóm 1: Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, khi giao tiếp biết thể hiệnlời nói biểu cảm, lịch sự Những học sinh này tôi phân làm nhóm trưởng, những nhânvật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà học sinh rèn luyện kĩnăng nói trên lớp.Những em này là người dẫn chương trình trong các giờ luyện nóitrên lớp

Nhóm 2: Nhóm học sinh có lời nói tương đối rõ ràng, trôi chảy, lịch sự nhưngchưa thể hiện được lời nói tình cảm trong giao tiếp

Nhóm 3: Nhóm học sinh nhút nhát, ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém, ít khi

sử dụng lời nói lịch sự, tình cảm trong giao tiếp, nói năng cộc lốc, chưa diễn đạt trọn

ý, trọn câu Sau khi quan sát theo dõi khả năng giao tiếp của học sinh, tôi thống kêchất lượng đầu năm như sau:

Bảng thống kê khả năng nói, giao tiếp của học sinh lớp 2A2 đầu năm học 2012

Trang 10

Sau khi nắm được đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh bảnthân tiến hành sắp xếp chỗ ngồi của học sinh sao cho phù hợp Học sinh được phân bốđều khắp 3 đối tượng nói trên vào các nhóm, các tổ và ngồi hợp lí theo từng bàn.Trong các giờ học luyện nói của môn Tiếng Việt bản thân hướng dẫn các emgiúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập Những em mạnh dạn, nói lưu loát, có lời nóibiểu cảm trong giao tiếp giúp đỡ những em nhút nhát, giao tiếp kém, ngại giao tiếpdần dần mạnh dạn hơn trong giao tiếp và biết nói năng lịch sự, tình cảm khi giao tiếp.

Từ đó rèn cho các em có lời nói lưu loát, mạch lạc Sự giúp đỡ, cổ vũ, động viên củacác bạn trong tổ, trong nhóm giúp các em mạnh dạn, năng động và tự tin hơn trongquá trình rèn nói và trước lời phát biểu của mình Tạo cho các em sự hưng phấn và cốgắng nhiều trong học tập Các em sẽ thi đua học cho bằng bạn Đây là việc làm hếtsức bổ ích và đem lại kết quả tốt Như chúng ta đã nói: “Học thầy không tày học bạn.”Khi các em nhút nhát, giao tiếp kém có sự tiến bộ bản thân sẽ phân cho các em

đó làm nhóm trưởng trong các giờ học luyện nói của môn Tiếng Việt Để các em pháthuy được khả năng của mình, mạnh dạn nói trước tập thể và biết nói biểu cảm và nóilịch sự Cứ tiếp tục như vậy cho các em thay phiên nhau làm nhóm trưởng để các emphát huy hết năng lực của mình

Bên cạnh đó, bản thân thường xuyên khen ngợi, tuyên dương và có những phầnthưởng nho nhỏ như cây bút, quyển vở để động viên khuyến khích cho những em có

sự tiến bộ Còn những em chưa tiến bộ bản thân không phê bình các em mà bản thânđộng viên, giúp đỡ và áp dụng mọi biện pháp hợp lí nhất để giúp các em tiến bộ dầntrong khi luỵên nói và giao tiếp

Sau khi áp dụng biện pháp này bản thân thấy các em tiến bộ rõ rệt Những emgiỏi đã phát huy hết được vai trò của mình Những em yếu, kém mạnh dạn hơn tronggiao tiếp, biết nói năng lịch sự, có lời nói biểu cảm trong khi giao tiếp

Trang 11

3/ Phương pháp thực hành luyện tập

Là một phương pháp chính giúp các em được thường xuyên thực hành luyện nóitrong tất cả các tiết học Tiếng Việt Nhờ đó, khả năng giao tiếp các em ngày đượcnâng cao và hoàn thiện hơn Rèn cho các em nói sao cho trôi chảy, mạch lạc, lời nóithể hiện tình cảm và lịch sự

Biện pháp thực hiện:

Học sinh được rèn kĩ năng nói qua các bài tập thực hành trong SGK Tiếng việt 2

* Bài tập rèn luyện cho học sinh phát âm theo chuẩn

Loại bài tập này bản thân thường chú ý đến những đối tượng học sinh phát âmchưa chuẩn các tiếng, từ khó trong phần rèn đọc từ khó của phân môn Tập Đọc ở tiết1

Rèn cho các em phát âm chưa chuẩn, các em biết phát âm chuẩn, chính xác từ đócác em đủ tự tin phát biểu ý kiến và lời nói trong giờ luyện nói

Để các em phát âm đúng và chính xác bản thân lựa chọn các loại âm, vần mà các

em thường phát âm sai do tiếng địa phương Điều quan trọng là giáo viên phải phát

âm chuẩn và chính xác

Đối với học sinh lớp 2A2 là lớp bản thân đang chủ nhiệm, đa số các em phát âmsai âm x/ s, âm d/gi, âm l/n, dấu hỏi/ ngã, vần ên/ ênh, vần an/ ang, vần ân/âng,…

Do vậy trong tiết tập đọc bản thân luôn lựa chọn những từ có âm đầu và từ ngữ

có chứa dấu hỏi, ngã, các âm, vần dễ lẫn để học sinh luyện phát âm Để tạo sự hứngthú trong học tập bản thân đã áp dụng những trò chơi vào các tiết học giúp học sinhvừa học vừa chơi tạo được sự thoải mái trong học tập nhưng đạt kết quả cao

Trò chơi 1: Thi đọc đúng, đọc nhanh

Trang 12

Bản thân đã cho các em chuẩn bị mỗi em tự nghĩ hoặc sưu tầm một số câu thơcâu văn có những cặp âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn lộn do cách phát âm của địaphương rồi ghi vào vở nháp theo yêu cầu của giáo viên (nhóm 1: tìm các câu thơ haycâu văn có âm đầu là s /x, nhóm 2: tìm các câu thơ hay câu văn có âm đầu là d/ gi,nhóm 3: tìm các câu thơ hay câu văn có âm đầu là l / n Sau đó các em thi đọc trongnhóm Từng học sinh đọc to rõ câu thơ, câu văn mà mình tìm được để các bạn trongnhóm nghe Cả nhóm cùng nghe thống nhất đánh giá kết quả của bạn theo tiêu chuẩnđọc to rõ, nhanh, phát âm đúng và xếp theo 3 loại A, B, C hoặc cho điểm theo thangđiểm 10 Khi cả nhóm đã đọc xong tính điểm của từng bạn để chọn ra bạn đạt giảinhất, nhì, ba Cả nhóm bình chọn và tuyên dương những bạn sưu tầm được nhiều câuvăn, câu thơ có cặp âm đầu, vần, dấu thanh dễ lẫn lộn và đọc nhanh, to rõ ràng vàđúng Tiếp đó các nhóm cử đai diện và thi trước lớp.

Cả lớp và giáo viên nhận xét tuyên dương những nhóm đọc đúng, rõ ràng và đọcđúng tốc độ qui định

Giáo viên đưa ra những đề bài gợi ý để học sinh có thể tìm thêm hoặc tự suynghĩ ra để tham gia vào cuộc thi cùng các bạn

*Ví dụ1: Đọc phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn lộn

a/ Phân biệt s/x

- Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm.

- Cây xanh thì lá cũng xanh

Cha mẹ hiền lành để đức cho con

(Tục ngữ)

Trang 13

- Bầu trời xám xịt như sà xuống sát tận chân trời Sấm rền vang, chớp loé sáng Cây sung già trước cửa sổ trút lá theo trận lốc, trở lại những cành xơ xác,

khẳng khiu

b/ Phân biệt d/gi

Dung dăng dung dẻ

- Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ thầy.

- Lúa nếp là lúa nếp làng

Lúa lên lớp lớp lòng nàng lâng lâng.

*Ví dụ2: Đọc phân biệt các tiếng có thanh dễ lẫn ( thanh hỏi / thanh ngã)

- Tôi đi qua ngõ thấy nhà bạn cửa còn bỏ ngỏ.

- Làng tôi có luỹ tre xanh

Có sông Tô Lịch chảy quanh xóm làng

Trên bờ, vải nhãn hai hàng

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

( Ca dao )

Trang 14

- Quả măng cụt tròn như quả cam, to bằng nắm tay trẻ con, toàn thân tím sẫm

ngả sang đỏ.

*Ví dụ3: Đọc phân biệt các tiếng có vần dễ lẫn

a/ Phân biệt vần ên/ ênh

- Cái gì cao lớn lênh khênh

Đứng mà không tựa ngã kềnh ngay ra

- Tò vò mà nuôi con nhện

Đến khi nó lớn, nó quện nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi, nhện hỡi, nhện đi đằng nào?

b/ Phân biệt vần an/ ang

Một năm trời hạn hán Suối cạn, cỏ héo khô Lấy gì nuôi đôi bạn

Chờ mưa đến bao giờ

Bê Vàng đi tìm cỏ

Lang thang quên đường về

Dê Trắng thương bạn quá

Chạy khắp nẻo tìm Bê

c/ Phân biệt ươn/ương

Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.

Trang 15

*Ví dụ4: Loại bài tập xử lý tình huống

Loại bài tập này giúp các em phát triển ngôn ngữ nói, luyện tập cho học sinh cácnghi thức lời nói Đặc biệt chương trình SGK đã tạo điều kiện cho học sinh lớp 2được thực hành rất nhiều loại bài tập này Trong các phần luyện nói ở các bài Tậpđọc, Kể chuyện, Tập làm văn học sinh được chơi đóng vai, đóng kịch kể lại theo chủ

đề của bài học Học sinh được tham gia đóng các vai ông bà, cha mẹ các cháu nhỏ,người mua hàng, người bán hàng, cô tiên để luyện tập nghi thức lời nói (nói lời cảm

ơn, xin lỗi, yêu cầu đề nghị một việc gì, chào hỏi khi gặp mặt, chia tay, biết đáp lờicảm ơn, xin lỗi, đáp lời khẳng định, phủ định, ) Hoạt động này nhằm luyện tập họcsinh phát triển ngôn ngữ qua hình thức vừa học vừa chơi, vừa phát triển ngôn ngữ nói,vừa giáo dục tác phong văn minh, lịch sự Với loại bài tập này hình thức tổ chức lớphọc sẽ thay đổi, sôi động hơn Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới chú trọng đếnloại bài tập tình huống để học sinh học cách thức nói và phát triển khẩu ngữ

Biện pháp: Để giờ luyện nói đạt hiệu quả cao, bản thân phải nghiên cứu nội dungbài luyện nói thật kĩ để đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sao cho phù hợp với nội dungbài học cũng như phù hợp với từng đối tượng học sinh Tuỳ theo nội dung của bàiluyện nói giáo viên cần tìm tòi, sáng tạo đưa ra những tiểu phẩm ngắn gọn phù hợpvới nội dung bài để học sinh tập đóng vai thể hiện ngôn ngữ của mình thật tự nhiên

Ví dụ: Trò chơi “Chọn lời đúng” bản thân đã cho các em sắm vai để xử lí tình

huống với nội dung:

+ Bạn gái xách 1 vật nặng, một bạn trai tới xách giúp

+ Bạn trai chơi chạy đuổi bị vấp ngã, được một bạn khác đỡ dậy

+ Trong giờ học vẽ, bạn gái cho bạn trai mượn bút chì

+ Trên đường đi học về, bạn trai đưa cho bạn gái chai nước uống

Trang 16

Đồ dùng sắm vai: 1 túi xách to đựng một số vật, 1 chiếc bút chì màu, 1 chainước uống.

HS đại diện cho từng nhóm lần lượt lên chơi trò đóng vai ở mỗi tình huống đãcho trong khoảng 1 phút

- 2 HS đại diện cho 1 nhóm tham gia chơi: 1em đóng vai bạn gái đang xách một

chiếc túi to bước đi chậm chạp và nặng nhọc; 1 em đóng vai bạn trai đến bên bạn gái

và nói: “Bạn để mình xách đỡ cho nào!” rồi đỡ chiếc túi từ tay bạn gái Bạn gái nói:

“Cảm ơn bạn, bạn tốt quá !” Bạn trai cười tươi và nói: “Có gì đâu, việc nhỏ thôimà!”

Sau khi đại diện cả 4 nhóm đã chơi xong về một tình huống, cả lớp cùng bìnhchọn lời nói đúng, hay Nếu một vai nói đúng 1 câu sẽ được 1 điểm, nói đúng 2 câu sẽđược 2 điểm Tổng số điểm của hai vai là số điểm của mỗi nhóm trong từng tìnhhuống chơi

Sau mỗi tình huống, giáo viên ghi điểm cho từng nhóm lên bảng lớp Khi cácnhóm đã chơi đóng vai ở tất cả các tình huống thì giáo viên cộng điểm và công bốnhóm có điểm cao nhất để khen thưởng

*Ví dụ 5: Loại bài tập kể chuyện

Học sinh kể chuyện đã đọc, đã nghe, kể về những người xung quanh hoặc bảnthân

Bài tập này áp dụng ở môn Tiếng Việt trong bài có nội dung kể chuyện, cầnhướng dẫn học sinh có giọng kể thích hợp và diễn xuất theo vai, học sinh nắm nộidung câu chuyện định kể

Ví dụ: Phân vai dựng lại câu chuyện.

Ngày đăng: 21/03/2015, 18:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đoàn Thiện Thuật , Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ âm tiếng Việt
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia
3. Lê Trung Hoa, Lỗi chính tả và cách khắc phục, Nxb Khoa học xã hội, Tp Hồ Chí Minh, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lỗi chính tả và cách khắc phục
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
4. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Tiếng Việt 2 Tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 2 Tập một
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên), Tiếng Việt 2 Tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng Việt 2 Tập một
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Nguyễn Như Ý, Từ điển chính tả học sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển chính tả học sinh
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Trần Trọng Kim, Việt Nam văn phạm, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn phạm
Nhà XB: Nxb Thanh niên
2. Lê Phương Nga – Đỗ Xuân Thảo – Lê Hữu Tỉnh, Phương pháp dạy học Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê khả năng nói, giao tiếp của học sinh lớp 2A 2  đầu năm học 2012 - - Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
Bảng th ống kê khả năng nói, giao tiếp của học sinh lớp 2A 2 đầu năm học 2012 - (Trang 9)
Bảng thống kê khả năng nói - giao tiếp của học sinh khối 2 năm học 2010-2011 - Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh lớp 2
Bảng th ống kê khả năng nói - giao tiếp của học sinh khối 2 năm học 2010-2011 (Trang 21)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w