0

tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 trường tiểu học lê quý đôn thành phố huế

31 2,191 3

Đang tải.... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Tài liệu liên quan

Thông tin tài liệu

Ngày đăng: 04/02/2015, 21:37

Tiểu luận Tâm lý học nhận thức MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tâm lí người có một đặc điểm quan trọng là sự phản ánh thế giới khách quan luôn được sử dụng trong hành vi sau đó của cá thể. Sự phức tạp lên của hành vi được thực hiện nhờ sự tích luỹ. Sự tích luỹ kinh nghiệm sẽ không thể có được nếu những hình ảnh của hiện thực khách quan bị mất đi, không để lại dấu vết nào. Trong thực tế các hình ảnh đó được cũng cố gìn giữ và tái hiện lại khi cần. Quá trình ấy gọi là trí nhớ. Trí nhớ là quá trình tâm lí phản ánh những kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng. Do đó, trí nhớ đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Con người muốn hoạt động phải có khả năng lặp lại các thao tác cũ, sử dụng hiểu biết đã có vào công việc hiện tại. Trong những hành động phức tạp, vai trò của trí nhớ càng quan trọng. Vì vậy, trí nhớ là điều kiện không thể thiếu để tiến hành hoạt động. Đối với đời sống tâm lí, trí nhớ là điều kiện để con người phát triển được những chức năng tâm lí bậc cao, là điều kiện để con người tích luỹ kinh nghiệm, sử dụng kinh nghiệm đó trong cuộc sống và hoạt động. Nếu không có trí nhớ thì không có bất cứ sự phát triển tâm lí nào. Con người mãi mãi ở tình trạng trẻ sơ sinh. Trí nhớ là điều kiện để con người có đời sống tâm lí bình thường, ổn định, lành mạnh, trở thành một nhân cách. Trí nhơ đảm bảo cho sự thống nhất, toàn vẹn của nhân cách. Không có trí nhớ con người không có nhân cách. Không chỉ vậy, trí nhớ còn là công cụ để lưu giữ các kết quả của quá trình nhận thức, là điều kiện để diễn ra các quá trình tư duy, tưởng tượng làm cho các quá trình này đạt kết quả hợp lí (cung cấp các tài liệu do nhận thức cảm tính thu nhận được cho nhận thức lí tình một cách trung thành và đầy đủ). Nguyễn Thị Na – TLGD 3 1 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức Việc tìm hiểu năng lực trí nhớ đã tạo nên những đóng góp to lớn cho nghiên cứu lí luận cũng như thực tiễn. Đặc biệt giai đoạn đầu lứa tuổi tiểu học trí nhớ của trẻ chưa thực sự hoàn thiện, điều đó gây nên những khó khăn cho trẻ khi tập trung kiến thức. Vì vậy việc nghiên cứu năng lực trí nhớ của trẻ đóng vai trò rất quan trọng đối với quá trình học tập, hình thành và phát triển nhân cách. Trong khi đó, vấn đề nghiên cứu về trí nhớ (đặc biệt là trí nhớ hình ảnh) hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Trên địa bàn thành phố Huế hiện nay chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu 1 cách cụ thể về năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh tiểu học. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế” để nghiên cứu, từ đó có những biện pháp nâng cao năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 trường tiểu học Lê Quý Đôn, trên cơ sở đó đề ra một số biện pháp phát triển trí nhớ hình ảnh cho các em. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 3.2 Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 2C trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lí luận về năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2. Nghiên cứu thực trạng về độ nhanh, độ bền, độ chính xác của học sinh lớp 2C trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế. Nguyễn Thị Na – TLGD 3 2 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức Đề ra các biện pháp giúp học sinh lớp 2 nhớ nhanh, nhớ bền, nhớ chính xác. 5. Giả thuyết khoa học Nếu tìm hiểu được thực trạng về năng lực trí nhớ hình ảnh của các em thì có thể đề xuất những biện pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực này cho các em. - Trí nhớ hình ảnh của trẻ lớp 2 nhớ nhanh nhưng không bền, không chính xác. - Trí nhớ hình ảnh của trẻ lớp 2 có đặc điểm: trí nhớ không chủ định chiếm ưu thế. Trí nhớ có chủ định bắt đầu hình thành. - Năng lực trí nhớ hình ảnh của trẻ lớp 2 phụ thuộc vào: đặc điểm, tính chất của nội dung ghi nhớ: tri thức, kinh nghiệm, hoàn cảnh sống của trẻ. - Trí nhớ hình ảnh của trẻ lớp 2 có sự khác nhau giữa nam và nữ, tuy nhiên sự khác nhau này là không nhiều. 6. Phương pháp nghiên cứu 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận - Phân tích - Tổng hợp - Hệ thống hoá 6.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp quan sát - Phương pháp dùng bảng hỏi - Phương pháp thống kê toán học 7. Phạm vi và thời gian nghiên cứu 7.1. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Thị Na – TLGD 3 3 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức Nghiên cứu trên 38 học sinh lớp 2C trường tiểu học Lê Quý Đôn -Huế 7.2 .Thời gian nghiên cứu Học kì I, năm học 2009 – 2010. Nguyễn Thị Na – TLGD 3 4 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Lịch sử nghiên cứư về vấn đề Trí nhớ là thuộc tính chung của các vật chất hữu cơ. Đối với con người, trí nhớ là điều khiển chủ yếu, điều kiện cơ sở của toàn bộ đời sống tâm lý con người. Vì vậy trong suốt lịch sử phát triển của khoa học tâm lý trí nhớ thường xuyên là đối tượng nghiên cứu được các nhà tâm lý học ưa thích. Do những cách tiếp cận khác nhau nên nghiên cứu về trí nhớ hết sức đa dạng. 1.1.1.Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài về trí nhớ Công trình khoa học đầu tiên về trí nhớ được Hermann Ebbingheus – một học giả người Đức tiến hành năm 1885. Đề tài này đã nghiên cứu về cách thức hình thành và ghi nhớ các liên tưởng trong trí nhớ bằng phương pháp thực nghiệm. Trong tác phẩm “Phân tích trí nhớ về mặt thần kinh của A.R.Luria năm 1970 đã trình bày xuất phát điểm coi trí nhớ là một hoạt động tâm lý có cấu trúc tâm lý và cấu trúc thần kinh của trí nhớ. Công trình: “Child development” do Peter Ornstein và các đồng nghiệp của ông tiến hành năm 1975. Mục tiêu đặt ra của nghiên cứu là thấy được các khác biệt có nguyên nhân độ tuổi diễn ra trong xu hướng trẻ em thường nhẩm lại những từ mà người ta yêu cầu chúng phải nhớ. Kết quả của công trình khẳng định rằng khả năng nhớ kém hơn của các em nhỏ tuổi liên quan đến việc chúng sử dụng các phương pháp nhớ kém hiệu quả hơn. 1.1.2 Các công trình nghiên cứu trí nhớ trong nước Công trình “Ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa của học sinh lớp 5,6,8 dùng phương pháp thực nghiệm đo khối lượng từ và số”. Nhóm nghiên cứu trí nhớ, tổ Tâm lý học, khoa Tâm lý học, Trường ĐHSP Hà Nội do Phạm Minh Hạc chủ trì, 1963. Công trình kết luận rằng : Khối lượng nhớ từ Nguyễn Thị Na – TLGD 3 5 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức lớn hơn khối lượng nhớ số. Khối lượng ghi nhớ thị giác là tốt nhất, khối lượng ghi nhớ riêng rẽ bằng thị giác, thính giác nhỏ hơn khối lượng ghi nhớ bằng thị giác, thính giác phối hợp. Quá trình quên xảy ra không theo tỉ lệ thuận với thời gian. Công trình “Tìm hiểu độ nhanh và độ bền trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm non Hoa Sen” do sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục, trường ĐHSP Hà Nội tiến hành năm 2005 đã thu được kết luận sau : trí nhớ của trẻ mẫu giáo lớn có đặc điểm dễ nhớ, nhớ nhanh nhưng không bền. Khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của đối tượng ghi nhớ, vào giới tính, vào môi trường, vào điều kiện sống của trẻ và sự giảng dạy của giáo viên. 1.2. Các khái niệm liên quan  Trí nhớ Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh những kinh nghiệm của con người dưới hình thức biểu tượng bao gồm sự ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện lại sau đó ở trong óc cái mà con người đã cảm giác, rung động, hành động, suy nghĩ trước đây (Nguyễn Quang Uẩn)  Trí nhớ hình ảnh Năng lực trí nhớ hình ảnh là hiệu suất (hiệu quả) tổng quát của trí nhớ hình ảnh được xác định bởi một loạt các phẩm chất của nó như: Độ nhanh, độ bền, độ chính xác.  Những phẩm chất căn bản của trí nhớ - Độ nhanh (Tốc độ ghi nhớ) : Được xác định bởi thời gian cần thiết để ghi nhớ đầy đủ tài liệu - Độ bền (Sự gìn giữ lâu bền) : Được xác định bằng thời gian mà tài liệu ghi nhớ được giữ lại trong trí nhớ, tức là bằng một thời hạn tối đa mà sau đó một tài liệu ghi nhớ vẫn có thể nhớ lại. Nguyễn Thị Na – TLGD 3 6 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức - Độ chính xác: Là mức độ phù hợp giữa tài liệu được tri giác với biểu tượng tương ứng mà ta nhớ lai. - Khối lượng ghi nhớ: Là số lượng những tài liệu mà chúng ta có thể trực tiếp nhớ lại sau chỉ một lần tri giác  Phân loại Trí nhớ được phân loại theo đặc điểm của hoạt động mà trong đó diễn ra quá trình ghi nhớ cũng như tái hiện: - Dựa vào tính chất của tính tích cực tâm lý nổi bật nhất (giữa địa vị thống trị) trong hoạt động nào đó, trí nhớ được phân thành trí nhớ vận động, trí nhớ xúc cảm, trí nhớ hình ảnh và trí nhớ từ ngữ - logic Trí nhớ vận động: Là loại trí nhớ phản ánh những cử động và hệ thống các cử động khác nhau. Loại trí nhớ này là cơ sở để hình thành các kĩ xảo thực hành và lao động khác nhau. Tiêu chí đánh giá trí nhớ vận động là tốc độ hình thành và mức độ bền vững của những kĩ xảo này. Trí nhớ xúc cảm: là trí nhớ về một xúc cảm, tình cảm đã diễn ra trong hoạt động trước đây. Trí nhớ xúc cảm giúp cá nhân cảm nhận được những giá trị thẩm mĩ trong hành vi, cử chỉ, lời nói và trong nghệ thuật. Trí nhớ hình ảnh: là trí nhớ đối với một ấn tượng mạnh thuộc về một cơ quan cảm giác. Dựa vào các cơ quan cảm giác tham gia vào ghi nhớ và nhớ lại trí nhớ hình ảnh được chia ra thành trí nhớ nghe, trí nhớ nhìn…. Trí nhớ từ ngữ - logic: là loại trí nhớ về những mối liên hệ, quan hệ mà nội dung được tạo nên bởi tư tưởng của con người. Trí nhớ này phát triển trên cơ sở các loại trí nhớ đã nêu trên, ngày càng có vị trí thống trị và ảnh hưởng trở lại các loại trí nhớ đó. - Dựa vào tính chất mục đích của của hoạt động, trí nhớ được chia thành trí nhớ không chủ định và trí nhớ có chủ định: Nguyễn Thị Na – TLGD 3 7 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức Trí nhớ không chủ định: là trí nhớ không có mục đích chuyên biệt ghi nhớ, gìn giữ và tái hiện tài liệu. Trí nhớ này có trước trong đời sống cá thể. Trí nhớ có chủ định: là loại trí nhớ có mục đích ghi nhớ, giữ gìn và tái hiện cái gì đó. Trí nhớ này có sau trí nhớ không chủ định trong đời sống cá thể nhưng ngày càng tham gia nhiều hơn vào quá trình tiếp thu tri thức. Trong hoạt động và công việc, trí nhớ có chủ định chiếm một vai trò hết sức to lớn - Dựa vào mức độ kéo dài của sự giữ gìn tài liệu đối với hoạt động, trí nhớ được chia thành trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn và trí nhớ thao tác Trí nhớ ngắn hạn: là trí nhớ ngay sau giai đoạn vừa ghi nhớ. Quá trình này chưa ổn định, nhưng có ý nghĩa lớn trong tiếp thu kinh nghiệm. Đây là một sự đặc biệt của sự ghi nhớ, của tích lũy và tái hiện thông tin và là cơ sở của trí nhớ dài hạn. Trí nhớ dài hạn: Là trí nhớ sau giai đoạn ghi nhớ một khoảng thời gian cho đến mãi mãi. Nó rất quan trọng để con người tiếp thu tri thức. Để trí nhớ dài hạn có chất lượng tốt, ở giai đoạn đầu cá nhân cần có sự luyện tập, củng cố và tái hiện nhiều lần, sử dụng nhiều biện pháp củng cố và tái hiện khác nhau. Trí nhớ thao tác: là trí nhớ ở sau giai đoạn trí nhớ ngắn hạn và trước trí nhớ dài hạn, về bản chất trí nhớ thao tác là trí nhớ làm việc, tức là huy động từ trí nhớ dài hạn (đôi khi cả trí nhớ ngắn hạn) để cá nhân thực hiện những hành động khẩn thiết, đặc biệt là các hành động phức tạp. 1.3. Các quan điểm tâm lý học về bản chất của trí nhớ Kể từ khi tâm lý học tách khỏi triết học trở thành một khoa học độc lập, thì trí nhớ trở thành một trong những vấn đề quan trọng của đời sống Nguyễn Thị Na – TLGD 3 8 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức con người. Trí nhớ được quan tâm nghiên cứu chẳng những trên bình diện tâm lý, có nhiều khuynh hướng và luận điểm khác nhau về trí nhớ. Những người theo thuyết liên tưởng (Gartli, Miler, Ben) xem liên tưởng là nguyên tắc quan trọng nhất của sự hình thành trí nhớ nói riêng và các hiện tượng tâm lý nói chung. Theo quan điểm này, sự xuất hiện một hình ảnh tâm lý trong vỏ não bao giờ cũng diễn ra đồng thời (hoặc kế tiếp nhau) với một hiện tượng tâm lý khác. Đóng góp quan trọng nhất của các nhà tâm lý học liên tưởng là họ đã đề cập đến vai trò của chú ý có điều kiện và của ý chí như là một điều kiện trong ghi nhớ (trước khi tâm lý học liên tưởng ra đời, trí nhớ chưa được phân loại thành trí -nhớ không chủ định và có chủ định. Tất cả đều được xem là trí nhớ không chủ định, dẫn đến trí nhớ máy móc). Trong công trình nghiên cứu của Ebbinghaus về sự khác nhau cá biệt ở hai nhóm người: học thuộc lòng máy móc và học hiểu thấu ý nghĩa, hai dấu hiệu cơ bản của trí nhớ chủ định và không chủ định. Trí nhớ đã trở thành đối tượng thực nghiệm. Tuy nhiên các nhà liên tưởng đã sai lầm khi khẳng định tính vạn năng của liên tưởng và giải tthích cơ chế của sự liên tưởng dựa trên hoạt động máy móc của não. Do hiểu máy móc về liên tưởng, mà trí nhớ không được xem như một quá trình, không phải là hoạt động xác định của con người với các đối tượng hoặc với các hình ảnh của chúng, mà như là sản phẩm của các liên tưởng. Thuyết này mới chỉ dừng lại ở việc những điều kiện ở bên ngoài của sự xuất hiện những ấn tượng đồng thời. Trong tâm lý học, sự mô tả này là rất cần thiết, song các nhà liên tưởng đã sai lầm khi giải thích đó là những mối liên hệ nhân quả. Thuyết liên tưởng chỉ mới dừng lại ở sự khẳng định các sự kiện chứ chưa giải thích chúng một cách khoa học. Năm 1913 có một dòng tâm lý chống lại thuyết liên tưởng là tâm lý học Gestalt. Họ xem ghi nhớ là sự tạo “dấu vết” trong vỏ não, nó phụ thuộc vào việc tổ chức tài liệu khi tri giác và khả năng cấu trúc hóa của tài liệu Nguyễn Thị Na – TLGD 3 9 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức (Keler đã làm thực nghiệm với tài liệu cần nhớ, nếu chúng được xếp theo các đối tượng gần nhau và giống nhau thì nhớ tốt hơn các đối tượng khác loại. Ông cho trẻ em nhớ các từ, số, hình, được nhóm thành các cặp đồng loại và khác loại. Trong tất cả các trường hợp, các thành phần đồng loại giống nhau đã được trẻ ghi nhớ tốt hơn là khác loại). Mặt khác, theo các nhà tâm lý học Gestalt, mỗi đối tượng là một cấu trúc thống nhất các yếu tố tạo nên. Cấu trúc ấy của đối tượng, theo họ là cơ sở để thống nhất các yếu tố tạo nên. Cấu trúc ấy của đối tượng, theo họ là cơ sở để tạo nên trong vỏ bán cầu đại não một cấu trúc tương tự của những dấu vết, và do đó trí nhớ được hình thành. Các nhà tâm lý học Gestalt coi nguyên tắc tính trọn vẹn của những hình ảnh là quy luật (được gọi là quy luật Gestalt) tách ra khỏi hoạt động của bản thân con người. Về phương diện này, quan điểm của các nhà tâm lý học Gestalt không vượt xa được quan điểm của các nhà tâm lý học liên tưởng. Bởi vì, để ghi nhớ được thì cấu trúc vật chất là cái căn bản, song cấu trúc này được phát hiện thông qua hoạt động của cá nhân. Nhờ hoạt động chúng ta phát hiện ra cấu trúc của vật chất và sử dụng vào mục đích ghi nhớ. Hơn nữa, việc tổ chức tài liệu nhớ cần được xem xét không phải như một yếu tố tự thân của quá trình trí nhớ như một trong những điều kiện cơ bản của hoạt động trí nhớ. Lối tiếp cận như vậy, mở ra khả năng nghiên cứu, đánh giá vai trò và ý nghĩa của việc tổ chức tài liệu đối với quá trình nhớ. Như vậy, lý thuyết liên tưởng đi từ cái bộ phận đến toàn thể, còn lý thuyết cấu trúc đi từ cái toàn thể đến cái bộ phận. Hai lý thuyết này chỉ giải thích được trí nhớ căn cứ vào tổ chức kích thích ở bên ngoài, không đi vào diễn biến giải phẩu sinh lý, hóa sinh ở bên trong não, không lưu ý đến tính tích cực của chủ thể mang quá trình ghi nhớ, cách tạo nên dấu vết khác nhau, tính lựa chọn của trí nhớ. Nguyễn Thị Na – TLGD 3 10 [...]... Nguyễn Thị Na – TLGD 3 27 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức Trẻ nhớ tốt hơn rất nhiều nếu giáo viên đưa ra yêu cầu ghi nhớ và đặc biệt hướng dẫn trẻ cách ghi nhớ cụ thể Nguyễn Thị Na – TLGD 3 28 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận Trí nhớ của học sinh lớp 2C trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế có đặc điểm nhanh, khá chính xác nhưng không bền Trẻ ghi nhớ tranh vẽ tốt hơn... tiểu học khả năng nhận thức của trẻ nữ tốt hơn của trẻ nam Bảng 2. 5 Trí nhớ tranh và từ của trẻ nam STT Mức độ 1 2 3 4 Tranh (%) Từ(%) Giỏi 21 .1 7.9 Khá 26 .3 18.4 Trung bình 2. 6 21 .1 Yếu 0 2. 6 Qua bảng số liệu trên cho ta thấy trẻ nam nhớ tranh tốt hơn nhớ từ Cụ thể, ở mức độ khá giỏi nhớ từ đạt 26 .3%, nhớ tranh đạt tỉ lệ 47.4% lớn hơn nhớ từ 21 .1% Ở mức độ trung bình và yếu nhớ tranh là 2. 6%, nhớ từ 23 .7%... lần 1 là 10.5%) 2. 4 Nhận xét chung Từ phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn của để tài cho phép chúng tôi nhận xét một cách khách quan về năng lực trí nhớ của học sinh lớp 2C trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế như sau: Trẻ nhớ nhanh tranh vẽ vì tranh là đối tượng trực quan, sống động, hấp dẫn, gần gũi với cuộc sống của trẻ Do đó, gây được hứng thú và sự chú ý của trẻ Trẻ nhớ từ chậm hơn... chính xác của trí nhớ tranh và từ của trẻ) Tranh STT 2 Mức độ Giỏi Nguyễn Thị Na – TLGD 3 Số lượng 20 % 52. 7 26 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức 1 3 2 4 Khá Trung bình 3 5 Yếu 14 36.8 4 10.5 0 0 4 Qua bảng số liệu thể hiện trí nhớ trẻ (Bảng 2. 8) và kết hợp so sánh bảng đo lần 2 (Bảng 2. 2), chúng tôi thấy rằng trí nhớ của trẻ nhanh và tương đối chính xác, cụ thể: ở mức độ giỏi và khá (đối với trí nhớ tranh)... 15h20 15h30 - 15h50 Đối tượng ghi nhớ Nhớ tranh Nhớ từ Lịch tiến hành thực nghiệm lần 2 Ngày 27 /11/09 27 /11/09 Buổi Thời gian Đối tượng ghi nhớ 15h – 15h20 Nhớ tranh 15h30 - 15h50 Nhớ từ Lịch tiến hành thực nghiệm lần 3 Ngày 4/ 12/ 09 4/ 12/ 09 Buổi Thời gian Đối tượng ghi nhớ 15h – 15h10 Nhớ tranh 15h – 15h20 Nhớ từ 2. 2 Mô tả phương pháp nghiên cứu 2. 2.1.Thực nghiệm nhớ hình vẽ người trong tranh  Lần 1... tranh và 44.7% đối với trí nhớ từ (so với lần 2 mức độ khá giỏi của nhớ tranh là 89.5%, nhớ từ ở mức độ khá giỏi chiếm 63.1%); ở mức độ trung bình và yếu chiếm khá cao 42. 2% đối với trí nhớ tranh và 55.3% đối với trí nhớ từ (so với lần 2 nhớ tranh chỉ có 10.5%, nhớ từ chỉ có 36.9%) Từ đó cho thấy trí nhớ tranh và từ của trẻ tuy nhanh nhưng chưa bền Bảng 2. 8 Độ chính xác của trí nhớ (%) (Kết quả thực... Na – TLGD 3 25 Tiểu luận Tâm lý học nhận thức Bảng 2. 6 Trí nhớ tranh và từ của trẻ nữ STT 1 2 3 4 Mức độ Tranh (%) Từ(%) Giỏi 10.5 10.5 Khá 31.6 26 .3 Trung bình 7.9 13 .2 Yếu 0 0 Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng trẻ nữ nhớ từ tốt hơn nhớ tranh Cụ thể ở mức độ khá giỏi nhớ từ đạt 36.8%, nhớ tranh đạt 42. 1%, tỉ lệ nhớ từ lớn hơn nhớ tranh 4.7% Ở mức độ trung bình và yếu nhớ từ là 13 .2% , nhớ tranh là... tỉ lệ nhớ từ lớn hơn nhớ tranh 5.3% Bảng 2. 7 Trí nhớ tranh và từ của trẻ (Kết quả thực nghiệm lần 3) Tranh STT 1 2 3 4 Từ Số lượng % Số lượng Mức độ Giỏi 8 21 .1 4 Khá 14 36.7 13 Trung bình 10 26 .3 10 Yếu 6 15.9 11 Kết quả đo lần 3 (Bảng 2. 7) so với lần 2 (Bảng 2. 2) chúng tôi % 10.5 34 .2 26.3 29 .0 thấy rằng mức độ khá và giỏi đối với trí nhớ tranh chiếm tỷ lệ thấp hơn, chỉ chiếm 47.8% đối với trí nhớ. .. đầu của lứa tuổi tiểu học trí nhớ không chủ định vẫn còn chiếm ưu thế Khi không dặn dò hay nhắc nhở nhiệm vụ ghi nhớ thì trẻ nhớ không chính xác và nhớ ít Khi giáo viên đưa ra yêu cầu ghi nhớ để kiểm tra thì trẻ nhớ nhanh nhiều và khá chính xác Do đó trẻ bắt đầu hình thành trí nhớ có chủ định dưới sự hướng dẫn của giáo viên Khả năng ghi nhớ của trẻ phụ thuộc vào đặc điểm, tính chất của nội dung ghi nhớ. .. giá trí nhớ - Nhớ lại: Là khả năng làm sống lại những hình ảnh của sự vật hiện tượng đã được ghi nhớ trước đây khi chúng không còn ở trước mặt Các hình thức nhớ lại : - Nhớ lại không chủ định: Nhớ lại một cách tự nhiên ( chợt nhớ một điều gì khi gặp một hoàn cảnh cụ thể, không cần xác định mục đích một nhiệm vụ ghi nhớ) Nguyên nhân: được kích thích bởi một đối tượng đang tri giác: một hình ảnh của . khoa học nào nghiên cứu 1 cách cụ thể về năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh tiểu học. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 trường tiểu. lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 3 .2 Khách thể nghiên cứu Học sinh lớp 2C trường tiểu học Lê Quý Đôn thành phố Huế 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu các vấn đề lí luận về năng lực trí nhớ. học Lê Quý Đôn thành phố Huế để nghiên cứu, từ đó có những biện pháp nâng cao năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đặc điểm năng lực trí nhớ hình ảnh của
- Xem thêm -

Xem thêm: tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 trường tiểu học lê quý đôn thành phố huế, tìm hiểu năng lực trí nhớ hình ảnh của học sinh lớp 2 trường tiểu học lê quý đôn thành phố huế,

Từ khóa liên quan