1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH

76 1,9K 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 714,5 KB

Nội dung

Lời cảm ơnTrong quá trình nghiên cứu đề tài: " Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc" , em đã gặp phải mộ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

TỈNH VĨNH PHÚC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Tâm lý học

HÀ NỘI – 2008

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Trang 3

Lời cảm ơn

Trong quá trình nghiên cứu đề tài: " Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc" , em đã gặp phải một số khó khăn vì đây là lần đầu tiên

nghiên cứu khoa học Nhưng được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Th.s

Hà Kim Dung, cùng sự giúp đỡ của các cô giáo Nguyễn Thị Đức - giáo viênchủ nhiệm lớp 4A1, Nguyễn Thị Minh - giáo viên chủ nhiệm lớp 4A2 vàNguyễn Thị Tuyết Mai - giáo viên chủ nhiệm lớp 4A3, cùng toàn thể các emhọc sinh trường tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, các thầy, cô trong tổ

bộ môn Tâm lí - Giáo dục, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học TrườngĐại học Sư phạm Hà Nội 2, bạn Lê Thị Yến cùng nhóm

Qua đây, em xin trân trọng gửi tới các thầy cô, các bạn sinh viên, các

em học sinh, đặc biệt xin trân trọng gửi tới cô giáo Hà Kim Dung lời cảm ơn,

sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2008

Sinh viên

Đỗ Thị Thu Trang

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứucủa tôi dưới sự chỉ bảo, dìu dắt của các thầy cô giáo, đặc biệt là sự hướng dẫnnhiệt tình của cô giáo Hà Kim Dung

Khóa luận tốt nghiệp với đề tài: " Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc" không có sự trùng lặp với các khóa luận khác và kết quả thu được

trong đề tài là hoàn toàn xác thực

Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2008

Sinh viên

Đỗ Thị Thu Trang

Trang 5

MỤC LỤC

1.2.3 Đặc điểm giao tiếp của học sinh Tiểu học 111.2.4 Một số nét về nhân cách học sinh Tiểu học 12

Chương 2 Thực trạng khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4

trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

15

2.1 Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4

trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh

Phúc

15

2.1.1 Khó khăn trong giao tiếp với giáo viên 152.1.2 Khó khăn trong giao tiếp với bạn bè 182.1.3 Khó khăn trong giao tiếp với người thân trong gia đình 232.2 Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của học

sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh 27

Trang 6

Vĩnh Phỳc

Chơng 3 Một số tác động thử nghiệm nhằm hạn chế khó

khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trờng Tiểu học

Lu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

40

3.2 Cơ sở khoa học để lựa chọn các biện pháp thử nghiệm 40

3.4.1 Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động

nhằm giảm bớt khó khăn trong giao tiếp với giáo viên

41

3.4.2 Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động

nhằm giảm bớt khó khăn trong giao tiếp với bạn bè

47

3.4.3 Kết quả thử nghiệm một số biện pháp tác động

nhằm giảm bớt khó khăn trong giao tiếp với gia đình

2 Trò chơi: "Nếu… thì…" thì… thì…"" 63

3 Trò chơi: "Đặt tên cho bạn" 63

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Con người từ khi xuất hiện trên Trái đất, để có thể tồn tại và phát triển,

đã không ngừng nhận thức thế giới xung quanh cũng như thế giới bên trongmình Trong quá trình nhận thức, loài người phải tiến hành giao tiếp, khôngchỉ để trao đổi thông tin, truyền đạt kinh nghiệm, mà còn trao đổi cả tư tưởng,tình cảm, góp phần làm cho cuộc sống của mình trở nên đa dạng, phong phú

Việc trao đổi, truyền đạt những kinh nghiệm đã được tích lũy, đã đượckhái quát hóa và hệ thống hóa dẫn đến sự ra đời của hoạt động giáo dục Nhờ

có giáo dục mà nhân cách con người được hình thành và phát triển đúng đắn

Ở lứa tuổi học sinh Tiểu học, nhân cách đang được hình thành và pháttriển Lúc này, giao tiếp cũng có vị trí đặc biệt quan trọng, bởi vì các phẩmchất nhân cách chỉ được hình thành trong hoạt động học, hoạt động cùngnhau, trong đó giao tiếp là điều kiện

Đối với học sinh bậc Tiểu học, sự phát triển chung nhiều mặt của nhâncách, trong đó đặc biệt là sự phát triển thể chất và ngôn ngữ ảnh hưởng rất lớnđến việc giao tiếp với những người xung quanh Lúc này, cơ thể trẻ đang có

sự phát triển mạnh mẽ, hoạt động học tập, vui chơi cũng được mở rộng, theo

đó, vốn ngôn ngữ của trẻ cũng mở rộng thêm

Mặt khác, trình độ phát triển tâm lý của giai đoạn lứa tuổi này cũng ảnhhưởng mạnh mẽ đến sự phát triển nhu cầu giao tiếp của các em Có thể nói,đây là giai đoạn "quá độ" chuyển từ tuổi nhi đồng sang tuổi thiếu niên, đã tạo

sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động giao tiếp, nhất là giao tiếp với bạn cùngtuổi Vì thế, học sinh cuối bậc Tiểu học sẽ gặp phải một số khó khăn tronggiao tiếp Nội dung những khó khăn đó như thế nào, nhiều hay ít, cản trở đến

Trang 9

hoạt động học tập, vui chơi của các em như thế nào cần phải được nghiên cứu

để xác định những biện pháp và nội dung giáo dục phù hợp cũng như điềukhiển, điều chỉnh quá trình phát triển nhân cách của học sinh lứa tuổi này

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tìm hiểu cơ sở lý luận của đề tài

- Xây dựng phiếu điều tra tìm hiểu khó khăn trong giao tiếp của học sinhlớp 4

- Tiến hành điều tra qua một số phương pháp nghiên cứu để lấy số liệu

- Phân tích kết quả nghiên cứu để làm rõ khó khăn trong giao tiếp củahọc sinh lớp 4 và nguyên nhân gây ra khó khăn này

- Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm giảm bớt khó khăn tronggiao tiếp của học sinh lớp 4

4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

- Khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý

Trang 10

- Nghiên cứu những khó khăn mà học sinh lớp 4 bậc Tiểu học gặp phảitrong giao tiếp với giáo viên, bạn bè và những người thân trong gia đình.

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu trên học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị

xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc là quan trọng và cần thiết, trên cơ sở đó cungcấp những kiến thức, hiểu biết cơ bản về khó khăn trong giao tiếp và việc điềutra sẽ trang bị cho ta những hiểu biết về khó khăn trong giao tiếp của học sinhlớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Từ đó

có biện pháp tích cực giúp học sinh Tiểu học khắc phục khó khăn trong giaotiếp, góp phần tạo thuận lợi cho sự phát triển nhân cách của các em

7 Giả thuyết khoa học

Học sinh lớp 4 bậc Tiểu học là những nhân cách đang hình thành vàphát triển Mặc dù cơ thể và các đặc điểm tâm lý của các em đã phát triển hơn

so với giai đoạn trước nhưng các em vẫn gặp một số khó khăn trong giao tiếp.Nếu phát hiện kịp thời những khó khăn này của các em và có biện pháp tácđộng đúng đắn thì sẽ tạo thuận lợi cho học sinh Tiểu học phát triển nhân cáchtoàn diện

8 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp trò chuyện

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

- Phương pháp thực nghiệm

- Phương pháp thống kê toán toán học

Trang 11

9 Dự kiến dàn ý công trình nghiên cứu

Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

5 Phạm vi nghiên cứu

6 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

7 Giả thuyết khoa học

8 Phương pháp nghiên cứu

9 Dự kiến dàn ý công trình nghiên cứu

Nội dung

Chương 1 Cơ sở lý luậnChương 2 Thực trạng khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp

4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Chương 3 Một số tác động thử nghiệm nhằm hạn chế khó khăntrong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xãPhúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Kết luận và kiến nghị

1 Kết luận

2 Kiến nghị

Phụ lục Tài liệu tham khảo

Trang 12

T.s Nguyễn Xuân Thức - ĐHSP Hà Nội đã có nhiều công trình nghiêncứu về tâm lý giao tiếp của học sinh Tiểu học, trong đó có thể kể đến công

trình nghiên cứu "Khó khăn tâm lí của trẻ đi học lớp 1" Tác giả đã nhận xét:

"Trẻ gặp khó khăn trong việc thiết lập quan hệ giao tiếp với thầy cô và bạn bè,đặc biệt là giao tiếp với giáo viên Ở mẫu giáo, quan hệ cô - trò nặng về khíacạnh tình cảm, dỗ dành và nhẹ về công việc Nhưng khi đi học lớp 1, dù cóniềm nở và nhân hậu thì giáo viên vẫn là người có uy tín và nghiêm khắc, đưa

ra những nguyên tắc nhất định và ngăn chặn mọi hành vi vi phạm quy tắc nhàtrường của trẻ Mặt khác, giáo viên là người đánh giá công việc của trẻ nênkhi đứng trước giáo viên, trẻ thường có thái độ sợ sệt, không chủ động và dễmất bình tĩnh"

[17,tr18]

Có thể thấy rằng tác giả đã đề cập đến mối quan hệ giao tiếp mới củatrẻ rất cụ thể Tuy nhiên, tác giả chưa chỉ ra rõ nguyên nhân dẫn đến nhữngrắc rối mà trẻ gặp phải khi xuất hiện những mối quan hệ mới này

Tác giả cũng chỉ rõ những rắc rối trẻ gặp phải trong quan hệ giao tiếp

với bạn bè Cụ thể, trong công trình nghiên cứu: "Xung đột tâm lí trong giao tiếp nhóm bạn bè của học sinh Tiểu học", ông đã nhận xét: "Trong nhóm bạn

giao tiếp của học sinh Tiểu học có xảy ra các va chạm, xung đột tâm lí vớinhau Nguyên nhân dẫn đến xung đột đa dạng, nhưng nhiều nhất là do bấtđồng về quan điểm, ý kiến cá nhân của các thành viên trong nhóm"

Trang 13

[20,tr24]

Về nguyên nhân tác giả đã nêu là có thực, nó xuất phát từ bản thân trẻ,với nội dung giao tiếp rất đa dạng Thực tế, trẻ gặp phải một số khó khăntrong mối quan hệ với các bạn cùng lớp Vì thế, vấn đề nghiên cứu trên có ýnghĩa rất quan trọng trong việc khắc phục những khó khăn giao tiếp với bạn

[3,tr34]

Phan Thị Hạnh Mai, trong công trình nghiên cứu: "Khảo sát khả năng hòa nhập vào tập thể lớp của học sinh Tiểu học bằng trắc đạc xã hội" thì nhận xét: "Hòa nhập vào tập thể lớp học, đối với trẻ, là một công việc chẳng hề

đơn giản chút nào so với việc học tập Bởi lẽ, công việc này của trẻ diễn ramột cách tự phát, âm thầm "sau cánh cửa" của lớp học, ngoài những hoạtđộng "chính thức" của người học sinh, và ở đó, lần đầu tiên trong đời trẻ phải

tự lập lấy vị trí của mình mà không có được bất kì một sự quan tâm êm dịu

Trang 14

[12,tr34]Điểm qua các công trình nghiên cứu đã cho thấy đặc điểm giao tiếp củahọc sinh Tiểu học Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chưa xác định rõ khókhăn, biểu hiện và nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của họcsinh cuối bậc Tiểu học Vì vậy, việc tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếpcủa học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh VĩnhPhúc là việc làm cần thiết để xác định nội dung và phương pháp giáo dục phùhợp nhằm hạn chế những khó khăn các em thường gặp phải trong giao tiếp,giúp các em phát triển nhân cách hoàn thiện nhất.

1.2 Những vấn đề lí luận chung

1.2.1 Giao tiếp là gì?

Sống trong xã hội, con người không chỉ có quan hệ với thế giới sự vật,hiện tượng bằng hoạt động có đối tượng, mà còn có quan hệ giữa con ngườivới con người, giữa con người với xã hội - đó là quan hệ giao tiếp

Có thể hiểu một cách giản dị rằng: Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin

từ người này sang người khác, với một mục đích nhất định nào đó

Sự giao tiếp được thực hiện giữa hai hoặc hơn hai người với nhau,trong một bối cảnh nhất định và bằng một phương tiện giao tiếp chung

Các kết quả nghiên cứu về sinh lí học và tâm lí học cho thấy rằng ở conngười, nhu cầu giao tiếp dường như mang tính bẩm sinh Khi giao tiếp, người

ta trao đổi tư tưởng, tình cảm, trí tuệ, sự hiểu biết với nhau và tác động đếnnhau Chính nhờ thế mà con người mới tập hợp với nhau thành cộng đồng xãhội, có tổ chức và hoạt động của xã hội, những tư tưởng và trí tuệ của ngườinày, thế hệ này mới truyền tới người khác, thế hệ khác được

Các nhà nghiên cứu cho tới nay đã xây dựng rất nhiều định nghĩa về sựgiao tiếp Mỗi tác giả, tùy theo phạm trù nghiên cứu của mình (y học, tâm lí,

Trang 15

xã hội học, tổ chức, kinh doanh…) đã định nghĩa sự giao tiếp và làm nổi bậtkhía cạnh nào đó của vấn đề.

1 Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện từ góc độ tâm lí liệu pháp (1991) định

nghĩa: "Sự giao tiếp là sự trao đổi giữa người với người thông qua nói, viết, cử chỉ, bộ điệu Ngày nay, từ này hàm ngụ sự trao đổi ấy thông qua một bộ mã (Code) Người phát tin mã hóa một số tín hiệu, người tiếp nhận giải mã, một bên truyền một ý nghĩa nhất định, để bên kia hiểu được".

2 Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991) định nghĩa: "Sự giao tiếp là

sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong một cộng đồng xã hội Cộng đồng không có giao tiếp chỉ là một quần thể không có tính chất xã hội Loài động vật cũng có thể làm thành những xã hội vì chúng sống, có giao tiếp với nhau, như xã hội loài ong, xã hội loài kiến…".

3 Laswell (dẫn theo Gruêre) đã xác định: "Giao tiếp nói theo nghĩa hẹp là truyền đi một thông điệp, nhưng tới nay được hiểu là sự làm cho hai con người cùng chấp nhận một cái gì là chung nhờ một quá trình hai chiều".

4 Nhà nghiên cứu về sự giao tiếp ở trẻ em Perdonici (1963) đã định

nghĩa sự giao tiếp gắn liền với khái niệm "thông tin" Ông viết: "Giao tiếp là xác lập mối quan hệ thông tin và tương hỗ giữa hai cá nhân hoặc giữa một cá nhân với một nhóm người Ở đây cần tránh một sự hiểu lập lờ do sự định nghĩa đơn giản từ "thông tin", không sử dụng từ này với ý nghĩa thông dụng trong báo chí, tức là thông báo về một biến cố xảy ra ở đâu đó Thông tin là

sự biểu hiện cảm nhận được của một chức năng cao cấp nhất của con người,

là sự biểu hiện ý tưởng"

Đối với các nhà tâm lí học ứng dụng, sự giao tiếp được xem là một tậphợp các quá trình nhằm truyền đạt và tri giác các thái độ, các niềm tin và các

ý định, dựa vào bộ máy sinh học - tâm lí chung của loài người, làm sao để chocác bên đối thoại hiểu được nhau và đạt được các mục tiêu giao tiếp

Trang 16

Đối với các nhà tâm lí học nhân cách, giao tiếp là quá trình tác độngqua lại giữa người và người, thông qua đó sự tiếp xúc tâm lí được thực hiện

và các quan hệ liên nhân cách được cụ thể hóa

[9,tr59]

Hybels và Weaver (1992) thì định nghĩa: "Giao tiếp là bất cứ quá trình nào trong đó người ta chia sẻ thông tin, ý niệm và tình cảm; nó viện đến không chỉ ngôn từ ở dạng khẩu ngữ và bút ngữ mà cả ngôn ngữ thân thể, phong cách và kiểu cách cá nhân, ngoại cảnh và mọi thứ bổ sung ý nghĩa cho thông điệp".

[13,tr2]Như vậy, có thể thấy các định nghĩa nêu trên đều đã:

- Nêu bật được các đặc tính của giao tiếp

- Nêu ra được các phương tiện hiện thực hóa giao tiếp

- Nêu rõ được các cấp độ của giao tiếp

Trong giao tiếp, con người không chỉ nhận thức được người khác, nhậnthức được các quan hệ xã hội, mà còn nhận thức được chính bản thân mình, tựđối chiếu, so sánh mình với người khác, với chuẩn mực xã hội, tự đánh giábản thân mình như là một nhân cách, để hình thành năng lực tự ý thức

Tóm lại, giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lí giữa người và người, thông qua

đó, con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau,ảnh hưởng tác động qua lại với nhau Hay nói khác đi, giao tiếp xác lập vàvận hành các quan hệ người người, hiện thực hóa các quan hệ xã hội giữa chủthể này với chủ thể khác

1.2.2 Các trở ngại trong giao tiếp

Các nhà nghiên cứu cho tới nay đã nêu ra một số trở ngại trong giaotiếp Trước hết, cần hiểu các trở ngại trong giao tiếp có thể là: Sự quá chênhlệch giữa người phát và người thu, bản thông điệp được xây dựng có nhiều

Trang 17

nhược điểm, nhiều yếu tố sinh lí, tâm lí làm cho đối thoại không sẵn sàng giaotiếp, các trở ngại do các yếu tố gây nhiễu của môi trường, trạng thái "tâm bấtbại" của học sinh Cụ thể:

+ Sự quá chênh lệch giữa người phát và người thu (tuổi tác, cương vị,thu nhập, môi trường xã hội - văn hóa) có thể là những yếu tố gây hiểu lầmhoặc không hiểu nhau

+ Khả năng xây dựng và trình bày bản thông điệp (diễn đạt) của ngườiphát thông tin được phân tích thành các yếu tố sau:

- Khả năng nói rõ ràng

- Khả năng diễn cảm, biểu hiện được thái độ

- Khả năng quy chiếu, đáp ứng trúng các đặc điểm tâm lí của ngườinghe, các nhu cầu của họ

- Khả năng siêu ngữ làm cho một vài khía cạnh của vấn đề được thậtsáng tỏ, nói ít hiểu nhiều

- Khả năng duy trì được sự tiếp xúc, sự chú ý của đối tượng

- Khả năng sáng tạo, thuật dùng các từ và tổ hợp từ, làm cho bản thôngđiệp đem lại sự thú vị, mang tính văn học nghệ thuật của bài nói

+ Các trạng thái tâm lí hiện hữu của từng người đối thoại Về mặt sinh

lí, sự suy yếu các khả năng cảm nhận thị giác, thính giác, các tật chứng có liênquan đến cơ quan phát âm (nói ngang, nói lắp…) là những trở ngại cho sựtrao đổi Sự mệt mỏi do lao động chân tay căng thẳng có ảnh hưởng đến khảnăng tiếp thu thông tin

Về mặt tâm lí, những yếu tố gây trở ngại trong giao tiếp là:

- Những chấn thương tình cảm

- Những sự khác nhau về chính kiến, những xung đột

Trang 18

- Những sự tưởng tượng, sự đánh giá về người khác, những định kiến,

sự có thiện cảm hay ác cảm, chịu ảnh hưởng của khuynh hướng cá nhân củangười người đối thoại

Các trở ngại do môi trường (tự nhiên và xã hội) có những yếu tố gâynhiễu như:

- Các kích thích thị giác gây phân tán tư tưởng

- Nhiệt đọ không khí quá cao, từ 26 đến 330C làm giảm từ 28 đến 50%khả năng tri giác thông tin

- Tiếng ồn từ 70 đến 100 décibels làm cho số lượng các thông tin tiếpthu sai lệch lên tới 40%

- Đối tượng muốn nói rõ sự thật nhưng cảm thấy không an toàn vì sự cómặt của một người thứ ba…

[9,tr59]

1.2.3 Đặc điểm giao tiếp của học sinh Tiểu học

Cuộc sống tâm lí của con người bắt đầu từ nhu cầu giao tiếp với conngười, trước tiên là với những người xung quanh Giao lưu sơ đẳng đã xuấthiện từ lúc trẻ lên ba tuần tuổi Từ khi biết nói thì việc giao tiếp bằng ngônngữ trở nên cực kì quan trọng trong đời sống tinh thần của trẻ

Việc đi học ở trường phổ thông là bước ngoặt quan trọng trong đờisống của trẻ Những mối quan hệ với người lớn (giáo viên), với các bạn cùngtuổi được hình thành, trẻ được đưa vào hệ thống các tập thể (tập thể học sinhtoàn trường, tập thể lớp, đội thiếu niên) Việc tham gia vào các hoạt động chủđạo mới - hoạt động học tập đề ra hàng loạt yêu cầu buộc trẻ phải làm chocuộc sống của mình phục tùng tổ chức, quy tắc và chế độ sinh hoạt chặt chẽ.Tất cả những điều đó ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và củng cố cácmối quan hệ với hiện thực xung quanh, với tập thể, với người lớn và quan hệbầu bạn

Trang 19

Ở lứa tuổi Tiểu học, bằng hoạt động và giao tiếp với thầy cô giáo, vớingười lớn xung quanh, với bầu bạn cùng tuổi mà học sinh tiếp thu, lĩnh hộicác chuẩn mực và quy tắc đạo đức xã hội, tạo nên ý thức đạo đức, ý thức tập

thể, tình cảm đạo đức, hành vi và các thói quen đạo đức "Lứa tuổi học sinh Tiểu học là lứa tuổi có nhiều khả năng để giáo dục những quan hệ được xây dựng trên nguyên tắc của chủ nghĩa tập thể Vai trò gương mẫu, hướng dẫn

và chỉ đạo hành vi của người lớn cho lứa tuổi này có vị trí đặc biệt quan trọng Ở lứa tuổi này, những sai lệch, thói hư tật xấu và cả hành vi phạm pháp ở một số trẻ cũng đều bắt nguồn từ quan hệ giao tiếp với nhóm tiêu cực, không lành mạnh".

[16,tr93]Thông qua giao tiếp trẻ dần dần hình thành ý thức tự khẳng định mình,

ý thức về "cái tôi" tạo nên những chuyển biến mạnh mẽ về hứng thú, tìnhcảm, tính cách - những chuyển biến quan trọng trong sự hình thành phát triểnnhân cách chuẩn bị cho trẻ bước vào giai đoạn bước ngoặt quan trọng trongcuộc sống của chúng - lứa tuổi thiếu niên

Phạm vi giao tiếp của học sinh Tiểu học chưa rộng, chủ yếu trẻ quan hệgiao tiếp hàng ngày với những người thân trong gia đình, với thầy cô giáo,bạn cùng lớp, cùng làng, cùng phố Nội dung giao tiếp của trẻ ở lứa tuổi nàytập trung xung quanh các vấn đề học tập và cuộc sống vui chơi, hoạt động tậpthể trong nhà trường hoặc ở địa phương

1.2.4 Một số nét về nhân cách học sinh Tiểu học

Học sinh Tiểu học là một thực thể hồn nhiên, đang tiềm ẩn những khảnăng tốt đẹp cho sự phát triển mà ở trong nó hiện tồn tại một nhân cách đanghình thành giữa những tác động muôn vẻ của giáo dục - đào tạo, của thực tạikhách quan không ngừng đổi mới và sôi động Đối với các em, tất thảy những

gì của cuộc sống đều rất mới mẻ Trẻ phải tham gia vào các mối quan hệ xã

Trang 20

hội để chiếm lĩnh đối tượng vô cùng mới mẻ đó, nhằm chuyển tải những nộidung ấy vào bên trong, biến thành những phẩm chất nhân cách của mình.

Trẻ sống bằng hiện tại của các hoạt động, các quan hệ để hướng vềtương lai - ngày mai Cách nghĩ của trẻ nhi đồng không hướng về quá khứ nêncác em sống, hoạt động và quan hệ một cách vô tư và hồn nhiên Trẻ em khitiếp nhận nội dung mới của đối tượng cũng sẽ vô tư, hồn nhiên như chính bảnchất của nó

Trong thực tiễn, trẻ em tuổi nhi đồng luôn bộc lộ những nhận thức, tưtưởng, tình cảm, ý nghĩ của mình một cách vô tư, hồn nhiên, thật thà và ngaythẳng Trẻ rất dễ xúc động và thích sống bằng tình cảm Đời sống tình cảmcủa học sinh tuổi nhi đồng mang tính cụ thể, trực quan và giàu cảm xúc Tìnhcảm của các em dễ nảy sinh, thiếu tính ổn định - bền vững Tình cảm trí tuệcủa trẻ đang phát triển K.Đ.Usinxki, nhà tâm lí học Liên Xô cũ đã cho rằngcác em tuổi nhi đồng đã biết suy nghĩ bằng hình ảnh, màu sắc, âm thanh củađối tượng và bằng cảm xúc mạnh của chính mình Trẻ thích tìm hiểu thông tin

li kì, mạo hiểm trong những chuyện viễn tưởng và nhạy cảm với thành tích và

sự tiến bộ của mình cũng như bạn bè Tình cảm thẩm mĩ của trẻ đang đượcphát triển mạnh Trẻ em thích cái đẹp của đối tượng Các em rất yêu cây - controng tự nhiên, thích âm nhạc - hội họa, múa hát Tình cảm đạo đức của các

em đang phát triển và được thể hiện rõ trong nội dung của quan hệ ứng xử vớimọi người

"Nhân cách của trẻ em là sản phẩm đích thực của một quá trình phát triển trong những điều kiện nhất định của nền kinh tế - văn hóa - xã hội bằng hoạt động và giao tiếp Thông qua hai quá trình nhập tâm và xuất tâm của cơ chế di sản mà nội dung của thế giới đối tượng trong nền kinh tế - văn hóa -

xã hội đó đã được chuyển vào bên trong đời sống tinh thần của trẻ Trên cơ

sở đó, chúng sẽ được cấu tạo lại thành những phẩm chất nhân cách của các

Trang 21

em Nhìn chung, ở mỗi một trẻ em, với đời sống tâm, sinh lí bình thường đều

sẽ có tiềm ẩn ít nhiều khả năng cho sự phát triển tâm lí".

[1,tr118]Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, những khả năngtiềm ẩn trong sự phát triển của nhân cách trẻ em sẽ ngày càng phong phú và

đa dạng Bằng cách nhìn định tính, chúng ta vẫn có thể nhận thấy trẻ em ngàynay thông minh và có điều kiện phát triển tâm lí tốt hơn so với trẻ em của cácthập kỉ trước đây

Trẻ em tuổi nhi đồng rất hồn nhiên Nhân cách của các em là một chỉnhthể trọn vẹn nhưng chưa được định hình Nhân cách của các em đang ở trongquá trình hoàn thiện Học sinh Tiểu học là một thực thể đang lớn lên và pháttriển Ở các em, các tổ chức cấu tạo - cơ thể cũng như chức năng tâm - sinh líchưa được phát triển một cách hài hòa và tương xứng với nhau Do vậy, ở các

em, các quá trình cũng như thuộc tính và trạng thái tâm lí cũng có sự pháttriển không đều

Nhìn chung, có thể cho rằng, đối với học sinh Tiểu học, những gì cóđược trong nhân cách đều cần phải có sự tác động giáo dục của mọi ngườitrong cộng đồng Những gì sẽ có trong nhân cách vẫn còn đang ở phía trướccác em Những gì sẽ có đều phải có được trong toàn bộ những thao tác giáodục của người lớn ở ngày hôm nay Trong đó, những tác động giáo dục - đàotạo của nhà trường Tiểu học giữ vai trò chủ đạo, hành động tự giáo dục củacác em là yếu tố trực tiếp quyết định và tác động giáo dục của mọi tổ chức -

cá nhân của cộng đồng nơi trẻ sống có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự pháttriển nhân cách của nhi đồng

Trang 22

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP CỦA HỌC SINH LỚP 4

TRƯỜNG TIỂU HỌC LƯU QUÝ AN, THỊ XÃ PHÚC YÊN,

TỈNH VĨNH PHÚC

Trong chương này, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích kết quả nghiên cứu

để làm rõ khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học LưuQuý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Khách thể nghiên cứu là 65 họcsinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, trong đó có 30 học sinh lớp 4A1 và

35 học sinh lớp 4A3

2.1 Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

2.1.1 Khó khăn trong giao tiếp với giáo viên

Khó khăn trong giao tiếp với giáo viên của học sinh lớp 4 trường Tiểuhọc Lưu Quý An là có thực Nó diễn ra ở nhiều khía cạnh với những mức độkhác nhau

Bảng 1 Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp với giáo viên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1 Lo lắng, sợ hãi khi bị mắc khuyết

2 Lúng túng, ngượng ngiụ khi tiếp

3 Căng thẳng, sợ hãi khi giáo viên đặt

Trang 23

Nhìn vào bảng 1 ta thấy, trẻ gặp phải một số khó khăn trong giao tiếpvới giáo viên Cụ thể là:

+ Trẻ cảm thấy lo lắng, sợ hãi khi mắc khuyết điểm mà bị giáo viênphát hiện Có 7,69% học sinh thường xuyên gặp phải khó khăn này; 73,85%học sinh thỉnh thoảng gặp phải và 18,46% học sinh không bao giờ gặp phảikhó khăn trên Qua thực tế quan sát chúng tôi thấy, trẻ thường cố gắng giấu đikhuyết điểm mà mình mắc phải, tránh để giáo viên phát hiện Chẳng hạn, khitrẻ làm sai bài tập, không theo sự hướng dẫn của giáo viên, các em sẽ tìmcách xóa bỏ lỗi sai như dùng bút tẩy để tẩy, dùng bút gạch bỏ phần sai, thậmchí có em còn xé bỏ trang giấy đó Khi trẻ gây lộn với bạn bè mà sau đó bịgiáo viên phát hiện thì trên nét mặt của trẻ lộ rõ sự căng thẳng, lo lắng về hìnhphạt giáo viên sẽ đưa ra và ngay lập tức, các em sẽ có thái độ thân thiện trởlại, cùng xin lỗi nhau và thực hiện lời hứa với giáo viên Như vậy, tâm lí "lolắng, sợ hãi khi mắc khuyết điểm mà bị giáo viên phát hiện" là có thực ở các

em Do giáo viên là người có uy tín và luôn nghiêm khắc với mọi hành vi sai

mà trẻ mắc phải, vì thế cần có biện pháp tác động kịp thời để làm giảm bớtkhó khăn này ở trẻ

+ Trẻ thường cảm thấy "lúng túng, ngượng ngiụ khi tiếp xúc với giáoviên" Kết quả nghiên cứu cho thấy: có 7,69% học sinh cảm thấy rất lúng túngkhi đang đi trên đường mà bất chợt gặp cô giáo; 4,62% học sinh cảm thấylúng túng, còn 87,69% học sinh thì không hề lúng túng, trái lại, tỏ ra rất tự tinkhi bất chợt gặp cô giáo Như vậy, tâm lí này có xuất hiện ở trẻ, nhưng đượcbiểu hiện với tỉ lệ rất thấp Hầu hết các em khi bất chợt gặp giáo viên trên

Trang 24

đường đi thì đều chào hỏi rất lễ phép, dù đó có thể không phải là cô giáo trựctiếp giảng dạy của các em.

+ Để tìm hiểu khó khăn: "Căng thẳng, sợ hãi khi giáo viên đặt câu hỏi"

ở trẻ, chúng tôi đã tiến hành điều tra qua câu hỏi: "Em cảm thấy như thế nàokhi đứng lên trả lời cô?" thì nhận được kết quả là 10,77% học sinh thườngxuyên cảm thấy căng thẳng, lúng túng; 35,38% học sinh thỉnh thoảng cảmthấy lúng túng; 53,85% học sinh không bao giờ có tâm lí này Chúng tôi đãtiến hành điều tra, tìm hiểu với 10,77% học sinh thường xuyên có tâm lí "căngthẳng, sợ hãi khi giáo viên đặt câu hỏi", thì được biết, đây là những em có họclực yếu hơn so với các bạn trong lớp, thường có những câu trả lời sai khiđứng lên trả lời cô Trong một số trường hợp, trẻ cảm thấy lúng túng là do khingồi học không chú ý nghe giảng hoặc do trẻ chưa hiểu rõ nội dung câu hỏigiáo viên đưa ra

+ Một khó khăn nữa mà học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý Anthường gặp phải khi giao tiếp với giáo viên là: Các em cảm thấy "khó nói khimuốn thắc mắc với cô một điều gì đó" Để tìm hiểu khó khăn này, chúng tôi

đã nêu câu hỏi: "Khi em không hiểu bài giảng, em có dám thắc mắc lại với côkhông?", thì có 27,69% học sinh trả lời là thường xuyên thắc mắc lại với cô;61,64% học sinh trả lời là đôi khi có thắc mắc; 6,15% học sinh trả lời làkhông bao giờ thắc mắc Qua quan sát, dự giờ một số tiết học, chúng tôi thấy,khi giáo viên giảng bài chưa kĩ hoặc giáo viên "nhầm lẫn" trong việc chép đề,đặt câu hỏi hay chữa bài, thì chỉ những em học khá, giỏi có phản ứng linhhoạt với các môn học thì lập tức sẽ thắc mắc lại với giáo viên Như vậy, khókhăn này có xuất hiện ở trẻ nhưng với tỉ lệ thấp và phần lớn không ảnh hưởngđến hoạt động giao tiếp của trẻ

Trang 25

Tuy nhiên, trẻ vẫn gặp phải một trở ngại lớn là khó trình bày lời nói củamình với cô giáo Cụ thể, kết quả điều tra cho thấy có 6,15% học sinh thườngxuyên gặp phải khó khăn này; 49,23% học sinh đôi khi gặp phải và 44,62%học sinh không bao giờ gặp phải khó khăn này Tâm lí "ngại nói" với giáoviên thường xuất hiện trong một số trường hợp như đang trong giờ học mà xinphép cô giáo ra khỏi chỗ ngồi, để quên sách vở hoặc đồ dùng học tập ở nhà,quên không làm bài tập hoặc làm bài sai Khi đó, trẻ thường đưa ra một số lí

do mà theo trẻ là "có tính thuyết phục nhất" để trình bày với giáo viên Cũng

có khi, trẻ cảm thấy khó trình bày lời nói của mình với cô giáo là do trẻ bỗngdưng quên mất điều định nói hoặc sợ rằng ý kiến của mình không đúng, cũng

có khi do vốn ngôn ngữ của trẻ không đủ nên trẻ không thể diễn đạt chính xácnhững điều mình muốn nói Vì vậy, trẻ cảm thấy rất khó nói khi đứng trướcgiáo viên

Như vậy, những khó khăn mà học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý

An gặp phải trong giao tiếp với giáo viên là có thực Những khó khăn này cóảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập cũng như sự hình thành nhân cách củatrẻ

2.1.2 Khó khăn trong giao tiếp với bạn bè

Khó khăn trong giao tiếp với bạn bè của học sinh lớp 4 trường Tiểu họcLưu Quý An thể hiện ở mối quan hệ của các em với các bạn cùng lứa tuổi

Trang 26

Bảng 2 Biểu hiện của khó khăn trong giao tiếp với bạn bè

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không bao giờ

1 Giờ chơi thường ngồi trong lớp

hoặc chơi một mình, không có bạn

5 Không dám nhận công việc khi

được các bạn trong lớp tín nhiệm

độ biểu hiện của khó khăn "giờ chơi thường ngồi trong lớp hoặc chơi một

Trang 27

mình, không có bạn cùng chơi" ở trẻ là rất thấp Trên thực tế, hầu như khókhăn này không xuất hiện ở trẻ Vì ở lứa tuổi các em là lứa tuổi hồn nhiên, vô

tư, các em dễ nảy sinh tình cảm bạn bè Do đặc điểm tính cách nên các emthường chơi thân với một nhóm nhất định Thường thì các em ngồi cùng bànchơi với nhau rất thân thiết Hơn nữa, các em còn rất đoàn kết với nhau trongtập thể Trong khi chơi, các em thường tụ họp thành nhóm để chơi trò chơicác em yêu thích Như vậy, có thể thấy, trẻ hầu như không gặp khó khăn nàytrong giao tiếp với bạn cùng tuổi

+ Để tìm hiểu khó khăn "Lúng túng, ngượng ngịu khi nói trước cácbạn", chúng tôi đã đặt câu hỏi: "Em cảm thấy như thế nào khi nói trước cácbạn?" có 12,3% học sinh trả lời là rất lúng túng; 9,23% học sinh trả lời là

"lúng túng"; còn lại là 78,46% học sinh trả lời là "không lúng túng" Qua thực

tế quan sát, tìm hiểu, chúng tôi thấy hầu hết các em đều rất tự tin khi trình bàylời nói của mình trước các bạn Trong những giờ kể chuyện, các em rất mạnhdạn, hăng hái lên kể chuyện trước lớp Đặc biệt, các em đã biết kể sáng tạocâu chuyện bằng ngôn ngữ của mình, không phải là thuộc truyện Trongnhững giờ Tập làm văn thì các em mạnh dạn, tự tin đọc bài làm của mìnhtrước lớp Biểu hiện này cho thấy, các em luôn ý thức được bản thân mìnhtrước tập thể lớp học

+ Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An cũng gặp phải khó khăntrong việc hòa nhập vào tập thể lớp học Cụ thể có 1,54% học sinh khôngthích tham gia vào các hoạt động tập thể của lớp; 29,23% học sinh thỉnhthoảng không thích tham gia; số còn lại chiếm 69,23% rất thích tham gia vàocác hoạt động tập thể của lớp Qua thời gian thực tập tại lớp 4A3, tôi thấy các

em rất có hứng thú trong những giờ học thể dục, sinh hoạt ngoại khóa,… Tuynhiên, còn một số em vẫn chưa nhiệt tình tham gia, và khi được hỏi thì các emđưa ra một số lí do như: em không thích chơi trò này, em bị mệt, các bạn ấy

Trang 28

chơi không nghiêm túc,… Đây là một khó khăn mà giáo viên cần có hướngkhắc phục kịp thời để phát triển tình cảm, tăng khả năng giao tiếp giúp hoànthiện nhân cách của trẻ.

+ Trẻ cũng gặp phải khó khăn khi muốn thắc mắc với bạn bè về mộtđiều gì đó mà mình chưa hiểu rõ Có 13,85% học sinh thường xuyên gặp phảikhó khăn này; 70,77% học sinh thỉnh thoảng mới gặp phải; còn lại 15,38%học sinh không gặp phải khó khăn trên Biểu hiện của khó khăn này là ở chỗcác em thường xuyên trao đổi với nhau về kết quả các bài tập, nhưng nếu kếtquả đó sai so với các bạn khác thì các em rất ít khi nhờ bạn giải đáp, tìm rachỗ sai giúp mình, mà thường xuyên tự mình tìm hiểu, nhiều khi các emkhông thể tìm ra chỗ sai, dẫn tới bế tắc trong cách làm Cũng có khi các emtrao đổi, trò chuyện với nhau về một nội dung nào đó và những em khônghiểu rõ thì thường "ngồi im lắng nghe bạn khác nói" Khó khăn này là tất yếu

sẽ hạn chế khả năng giao tiếp với bạn cùng tuổi ở các em Có thể , trẻ có tâm

lý này là do trẻ luôn mang trong mình mặc cảm tự ti, lo sợ mình kém hơn cácbạn, sợ các bạn cười chê

Nhìn chung, học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An rất tự tin,năng động Tuy nhiên, tâm lý này không phải đều có ỏ tất cả các em học sinh.Khi chúng tôi đặt câu hỏi: "Em sẽ làm gì nếu được các bạn trong lớp tínnhiệm bầu em giữ chức vụ nào đó?", có 10,77% học sinh trả lời là "từ chốikhông nhận"; 9,23% học sinh trả lời là "im lặng không nói gì"; 80% học sinhtrả lời là "tự tin nhận công việc được giao" Đối với những em nhút nhát, họckém thì việc đảm nhiệm một chức vụ nào đó trong lớp là việc làm "quá sức"của các em Các em lo sợ mình sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ mà cácbạn trong lớp đã tín nhiệm giao cho Còn những em có lực học khá, giỏi thìlại sẵn sàng đảm nhiệm chức vụ nếu được giao Điều này chứng tỏ, ở các em,tâm lí thích làm lãnh đạo, thích khẳng định khả năng của bản thân mình trước

Trang 29

các bạn luôn tồn tại Đây là một biểu hiện tốt mà giáo viên chủ nhiệm cần tíchcực khai thác để xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ lớp vững mạnh.

+ Học tập trong môi trường năng động, đa số học sinh lớp 4 trườngTiểu học Lưu Quý An là những em chăm ngoan, có lực học khá trở lên Khicác bạn hỏi bài tập, đã có 9 em chiếm 13,85% thường xuyên không sẵn sàngtrả lời bạn; có 46 em chiếm 70,77% thỉnh thoảng không sẵn sàng trả lời bạn;

có 10 em, chiếm 15,38% luôn sẵn sàng trả lời bạn Trong một lớp học, donhận thức không đồng đều nên việc kèm cặp, giúp đỡ bạn trong học tập củacác em còn hạn chế Những em thường xuyên giúp đỡ bạn chủ yếu là những

em có nhận thức tốt và kết quả học tập cao Qua việc quan sát, chúng tôi thấyđược rằng vào đầu giờ học hay giờ ra chơi, có một số nhóm thường xuyêntrao đổi để tìm ra cách giải những bài toán khó Nhưng một số em nhận thứckém hơn thì thường ngại và không bao giờ hỏi bạn về bài tập Đặc biệt, trongmột số tiết học, khi giáo viên tổ chức hình thức thảo luận nhóm, chúng tôi đãthấy được sự nhiệt tình của các em trong việc giúp đỡ nhau tìm ra câu trả lờiđúng Tuy nhiên có một số em còn thờ ơ, chưa thực sự nhiệt tình trong hoạtđộng nhóm Như vậy, cần có biện pháp khắc phục trở ngại này để tăng hiệuquả học tập ở các em

+ Chính tâm lí ngại giao tiếp, lười giao tiếp ở một số trẻ khiến các emluôn rơi vào hoàn cảnh bị bạn bè trêu chọc, gây lộn Có 58,46% học sinhthường xuyên gặp phải; 27,69% đôi khi gặp phải và 13,85% học sinh khôngbao giờ bị bạn bè trêu chọc, gây lộn Qua điều tra, quan sát chúng tôi thấy,những trẻ thường bị bạn bè trêu chọc, gây lộn là những em nhút nhát, có họclực yếu hơn so với các bạn khác trong lớp Vào những giờ ra chơi, những emnày thường ít khi tham gia trò chơi cùng các bạn khác, vì lo sợ sẽ dễ bị cácbạn bắt nạt Khi chúng tôi trò chuyện cùng một số em có học lực khá, giỏi vềnhững bạn học kém trong lớp thì các em đều cho rằng: "Các bạn đó học dốt

Trang 30

lắm, cô giáo nói cũng không biết Chúng em có trêu đùa các bạn ấy cũngkhông có phản ứng gì" Đây là một biểu hiện tâm lí không tốt ở các em lứatuổi này, cần phải điều chỉnh kịp thời, để không làm ảnh hưởng tới sự pháttriển nhân cách của các em.

Cuối cùng, trẻ gặp phải khó khăn trong việc giao lưu, kết bạn với cácbạn khác cùng khối hoặc cùng trường Có 16,92% học sinh ngại chơi với cácbạn khác lớp; 49,23% học sinh thỉnh thoảng vẫn chơi với các bạn khác lớp và38,85% học sinh sẵn sàng chơi với các bạn khác lớp Em Xuân Sơn, lớp 4A3

cho biết: "Em rất ít khi chơi với các bạn khác ở ngoài lớp Các bạn cùng khốithì không học cùng tầng với lớp em Còn các anh lớp 5 thì hay bắt nạt chúng

em, thường lấy bóng của chúng em khi chúng em chơi đá bóng" Em Cẩm Tú,lớp 4A1 thì tâm sự: "Em có chơi với các bạn ở khác lớp vì các bạn ấy ở gầnnhà em Chúng em thường rủ nhau cùng đi học" Như vậy, nhu cầu kết bạn ởtrẻ là rất cần thiết Trẻ luôn mong muốn được giao lưu, kết bạn cùng các bạnkhác Tuy nhiên, có thể phần lớn quỹ thời gian của trẻ là dành cho việc họctập, giáo viên lại ít tạo cơ hội để trẻ giao lưu, kết bạn nên trẻ gặp phải khókhăn trên

Như vậy, mặc dù ở trong một môi trường học tập, tự tin, năng động thìhọc sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An vẫn gặp phải một số khó khănnhất định trong việc giao tiếp với bạn cùng tuổi Những khó khăn này có ảnhhưởng rất lớn tới việc học tập, vui chơi cũng như tới sự hình thành và pháttriển nhân cách của trẻ sau này

2.1.3 Khó khăn trong giao tiếp với người thân trong gia đình

Đối với học sinh Tiểu học, gia đình là cái nôi vững chắc để trẻ hìnhthành và phát triển nhân cách của mình Tuy nhiên, dù các bậc cha mẹ có hiểubiết về tâm lí của trẻ thì cũng không thể hiểu hết tất cả những gì mà trẻ đangnghĩ, cũng không thể đáp ứng hết mọi mong muốn của trẻ Vì thế, trẻ vẫn gặp

Trang 31

phải một số khó khăn trong quan hệ giao tiếp với cha mẹ cũng như với nhữngngười thân khác trong gia đình của trẻ.

Trang 32

Bảng 3 Khó khăn trong giao tiếp với người thân trong gia đình

Khó khăn

Thường xuyên thoảngThỉnh bao giờKhông

1 Rất ngại kể cho bố, mẹ nghe về

bạn bè, thầy cô hoặc những gì

xảy ra ở trường, lớp hàng ngày

2 3,08 29 44,62 34 52,3

2 Lo lắng, sợ sệt khi không thực hiện

được những nghĩa vụ mới trong gia

+ Trẻ rất ngại kể cho bố, mẹ nghe về bạn bè, thầy cô hoặc những gì xảy

ra ở trường, lớp hàng ngày Có 3,08% học sinh rất ít khi kể chuyện ở trường,lớp cho bố mẹ nghe; 44,62% học sinh thỉnh thoảng có kể chuyện ở trường,lớp cho bố, mẹ nghe; còn lại 52,30% học sinh là không bao giờ kể chuyện ởtrường, lớp cho bố, mẹ nghe Hầu hết các em đều ngại kể với bố, mẹ vềnhững điểm số mà các em đạt được trên lớp, nhất là khi điểm số đó khôngcao Các em cũng ngại khi bố, mẹ hỏi về những bạn học khá, giỏi ở trong lớp

Trang 33

Những khi đó, các em thường trả lời rất đại khái và thường bỏ qua một số chitiết quan trọng về kết quả học tập của các bạn mình Điều này cho thấy, với

bố mẹ, các em không muốn nói rõ kết quả học tập của mình ở lớp, cũng nhưkhông muốn bố mẹ can thiệp vào hoạt động học tập của mình ở trường

+ Trẻ luôn cảm thấy lo lắng, sợ sệt khi không thực hiện được nhữngnghĩa vụ mới trong gia đình, chiếm tới 78,44%, tiếp theo là 18,46% học sinhthỉnh thoảng có tâm lí này, còn lại 3,08% học sinh không bao giờ gặp phảitâm lí lo lắng, sợ hãi nêu trên Có một số em tâm sự rằng:"Khi bố, mẹ em có

em bé mới, thì bố, mẹ không quan tâm đến em nữa Em không biết cách cho

em bé ăn bột và dỗ em bé nên thường bị bố mẹ mắng" Như vậy, gia đình cầnquan tâm kịp thời đến trẻ để các em luôn có cảm giác thoải mái, luôn thấy tựtin trong ngôi nhà của mình

+ Trẻ cũng rất ngại thắc mắc với bố, mẹ về những điều trẻ chưa hiểu rõ

Có 6,15% học sinh thường xuyên cảm thấy ngại ngùng khi thắc mắc điềumình chưa hiểu rõ với bố mẹ; tiếp theo 50,77% học sinh thỉnh thoảng gặpphải; còn lại 43,08% học sinh luôn cảm thấy tự tin khi muốn thắc mắc với bố

mẹ về điều mình chưa hiểu rõ Qua điều tra, tìm hiểu chúng tôi được biết, các

em rất ngại nhờ bố mẹ giảng cho bài tập ở trên lớp hoặc bài tập cô giáo giao

về nhà Em Quang Tú, lớp 4A3 cho biết: "Em ít khi hỏi bố mẹ về bài tập lắm,

vì bố mẹ em rất nóng tính, thường mắng và đánh em nếu em không hiểu bài".Tâm lí này có ở rất nhiều em Chỉ những em học giỏi, tự tin thì không thấyngại mà còn thường xuyên đặt các câu hỏi với bố, mẹ, thể hiện tinh thần hamhọc hỏi của bản thân mình

+ Một tâm lí chung rất dễ nhận ra ở bất kì đứa trẻ nào trong bất kì độtuổi nào, đó là tâm lí luôn lo lắng, sợ hãi khi bản thân bị mắc khuyết điểm.Đối với học sinh trường Tiểu học Lưu Quý An cũng vậy, có 18,46% học sinhthường xuyên gặp phải khó khăn này; 76,92% học sinh đôi khi gặp phải và

Trang 34

4,62% học sinh không bao giờ gặp phải khó khăn trên Chúng tôi đã tiến hànhđiều tra với 4,62% học sinh không bao giờ gặp phải khó khăn: "Lo lắng, sợhãi khi bị mắc khuyết điểm" thì nhận được câu trả lời là: Các em đều được giađình cưng chiều Gia đình sẵn sàng đáp ứng mọi đòi hỏi của trẻ, nên trẻ luôn

có cảm giác thỏa mãn, sở hữu với bất kì mong muốn nào của bản thân Những

em thường xuyên có tâm lí "lo lắng, sợ hãi khi bản thân bị mắc khuyết điểm"thường là những em nhút nhát, hay lo sợ và cũng hay mắc khuyết điểm Cũng

có khi tâm lí này xuất hiện ở những em có hoàn cảnh gia đình không thuận lợinhư bố, mẹ thường xuyên cãi nhau, hay đánh mắng các em nên các em luôn

có cảm giác bất an, lo lắng, sợ hãi khi bị mắc khuyết điểm

+ Trẻ cũng gặp phải khó khăn trong mối quan hệ với bố mẹ Để tìmhiểu khó khăn này ở trẻ, chúng tôi đã nêu câu hỏi: "Em thường có cảm giácnhư thế nào khi nói chuyện với bố mẹ?", có 3,08% học sinh trả lời là căngthẳng, sợ hãi; 7,69% học sinh trả lời là lúng túng; còn lại 89,23% học sinh trảlời là rất tự tin Các em tâm sự rằng thường cảm thấy căng thẳng, sợ hãi khimuốn xin tiền bố, mẹ để đóng học, khi báo cáo kết quả học tập,… Những tâm

lí này có xuất hiện ở các em, nhưng với mức độ rất ít Có thể thấy rằng, sựxuất hiện khó khăn này ở trẻ là không đáng kể Mặc dù vậy nó vẫn có ảnhhưởng nhất định đến tâm lí của các em, ảnh hưởng tới sự hình thành và pháttriển nhân cách của trẻ

+ Cuối cùng, trẻ gặp phải khó khăn khi được bố, mẹ giao nhiệm vụ Đểtìm hiểu khó khăn này chúng tôi đưa ra câu hỏi: "Khi được bố mẹ giao nhiệm

vụ, em thường có cảm giác như thế nào?", kết quả nhận được là có 4,62% họcsinh trả lời là "căng thẳng, sợ hãi"; 95,38% học sinh trả lời là "tự tin" Quađiều tra, tìm hiểu, các em cho biết: Các em thường rất vui khi được bố mẹgiao công việc, và luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình Điềunày chứng tỏ trẻ luôn ý thức được rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với

Trang 35

công việc mà bố, mẹ giao cho và luôn nhận thức được khả năng của bản thân

để hoàn thành công việc đó Tâm lí tự tin sẽ là yếu tố rất thuận lợi cho trẻtrong việc thiết lập quan hệ xã hội sau này

Như vậy, học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An cũng gặp phảimột số khó khăn trong giao tiếp với người thân trong gia đình Tuy nhiên,mức độ biểu hiện của những khó khăn này không nhiều và sự ảnh hưởng đếnhoạt động giao tiếp của trẻ là không đáng kể

2.2 Nguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Xuất phát từ những khó khăn trong giao tiếp mà trẻ gặp phải và ảnhhưởng tiêu cực của những khó khăn này gây ra cho trẻ, nên việc tìm hiểu cácnguyên nhân gây ra khó khăn trong giao tiếp để từ đó đề xuất các biện pháptháo gỡ khó khăn là việc làm vô cùng cần thiết và cấp thiết Để tìm hiểunguyên nhân dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểuhọc Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi đã tiến hànhđiều tra trên 16 giáo viên của trường

2.2.1 Nguyên nhân chủ quan

Học sinh Tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên, ngây thơ Nhưng bên cạnh đó,các em còn có những nhược điểm mà ta phải hiểu rõ, hiểu đúng, để mỗi khi

có tình huống xảy ra, ta có đủ bình tĩnh để giao tiếp, ứng xử Vì vậy, việc tìmhiểu những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ

là việc làm cần thiết Để tìm hiểu những nguyên nhân chủ quan ảnh hưởngđến hoạt động giao tiếp của trẻ, chúng tôi tiến hành điều tra qua một sốphương pháp: Phương pháp điều tra, phương pháp quan sát, phương pháp tròchuyện… và đã tổng kết được một số nguyên nhân sau:

Trang 36

Bảng 4 Nguyên nhân chủ quan dẫn đến khó khăn trong giao tiếp của học sinh

06 giáo viên, chiếm 37,5% thì cho rằng nguyên nhân này ít ảnh hưởng; số cònlại, 02 giáo viên, chiếm 12,5% cho rằng không ảnh hưởng đến hoạt động giaotiếp của trẻ Qua thực tế dự giờ và giảng dạy, tôi thấy các em thường không

đủ vốn từ ngữ để diễn đạt hết hiểu biết của mình với cô giáo Chúng tôi đã códịp dự giờ tiết Luyện từ và câu, bài "Mở rộng vốn từ: Cái đẹp" (trang 52,Tiếng Việt 4) ở lớp 4A3, khi giáo viên cho học sinh làm bài tập số 2:

Trang 37

Bài tập 2: Em hãy nêu một trường hợp sử dụng của các câu tục ngữ:

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn

- Trông mặt mà bắt hình dong Con lợn có béo thì lòng mới ngon

+ Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp củatrẻ là "trẻ luôn sợ mắc khuyết điểm" Có 07 giáo viên, chiếm 43,75% cho rằngnguyên nhân này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giao tiếp của các em; 04giáo viên, chiếm 25% thì cho rằng ít ảnh hưởng và 05 giáo viên, chiếm31,25% thì cho rằng không ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của trẻ Quaquan sát, dự giờ một số tiết học, chúng tôi thấy, có một số em trong giờ họchầu như không giơ tay phát biểu ý kiến Không phải vì các em không hiểubài, không tìm ra câu trả lời, mà vì các em sợ câu trả lời của mình khôngđúng, sẽ bị các bạn cười chê Những khi giáo viên đặt câu hỏi, các em thường

Trang 38

rất lúng túng, căng thẳng với câu trả lời của mình Nguyên nhân này có xuấthiện ở trẻ, sẽ ảnh hưởng không tốt đến hoạt động giao tiếp của các em.

+ Học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An là những thực thể hồnnhiên, vô tư, trong sáng Nhu cầu giao lưu, học hỏi, kết bạn ở các em rất lớn

Vì vậy, tính nhút nhát, thiếu tự tin có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt độnggiao tiếp của các em Kết quả điều tra cho thấy: Có 09 giáo viên, chiếm56,25% cho rằng nguyên nhân này ảnh hưởng nhiều đến hoạt động giao tiếpcủa trẻ; 03 giáo viên, chiếm 18,75% cho rằng ít ảnh hưởng và 04 giáo viên,chiếm 25% cho rằng không ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của các em.Qua quan sát, tìm hiểu chúng tôi thấy: Một số em nhút nhát, ít khi cùng chơivới các bạn khác là do hoàn cảnh gia đình éo le, bố mẹ thường xuyên cãi vãnhau, có tác động xấu tới các em Có em thì ngại chơi với các bạn, như trườnghợp của em Hữu Lộc, lớp 4A1, em bị ốm phải nghỉ học một thời gian dài, khitrở lại lớp thường ít khi trò chuyện cùng các bạn Em tâm sự: "Em rất sợ cácbạn nhìn thấy vết sẹo lớn ở bụng em, em cũng sợ các bạn cười em nữa Emkhông thích các thương hại mình, cho là em yếu đuối, hay khóc như con gái"

Có thể, các em chưa nhận thức rõ được những hành động của mình có thể làmtổn thương đến bạn Vì thế, các em vẫn vô tư trêu đùa bạn Giáo viên cần cóbiện pháp khắc phục kịp thời để hạn chế khó khăn này ở trẻ

+ Tâm lí chung ở bất kì đứa trẻ nào, là luôn lo sợ mình sẽ thua kém cácbạn cùng lớp, đặc biệt là ở những trẻ có tinh thần "cầu tiến" Học sinh lớp 4trường Tiểu học Lưu Quý An cũng có tâm lí này Chính tâm lí "luôn cảm giácthua kém các bạn" đã có ảnh hưởng lớn đến hoạt động giao tiếp của các em

Có 06 giáo viên, chiếm 37,5% cho rằng nguyên nhân này ảnh hưởng nhiềuđến hoạt động giao tiếp của trẻ; 09 giáo viên, chiếm 56,25% cho rằng ít ảnhhưởng và 01 giáo viên, chiếm 6,25% cho rằng không ảnh hưởng đến hoạtđộng giao tiếp của các em Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu mức độ ảnh hưởng

Ngày đăng: 29/03/2015, 18:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Đình Chỉnh, Nguyễn Văn Lũy, Phan Ngọc Uyển, Sư phạm học Tiểu học, Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sư phạm học Tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
2. Hồ Ngọc Đại, Tâm lí học dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học dạy học
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
3. Vũ Ngọc Hà, Lê Thị Thu Hà, Khó khăn tâm lí trong giao tiếp của trẻ lớp 1 ở hai trường Tiểu học tỉnh Sơn La. [Tạp chí Tâm lí học số 3 (84), 3- 2006] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khó khăn tâm lí trong giao tiếp của trẻ lớp 1 ở hai trường Tiểu học tỉnh Sơn La
4. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Lê Khanh, Phạm Hoàng Gia, Trần Trọng Thủy, Tâm lí học, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Lê Khanh, Trần Trọng Thủy, Tâm lí học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
6. Phạm Minh Hạc (chủ biên), Nguyễn Kế Hào, Nguyễn Quang Uẩn, Tâm lí học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1991 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Nguyễn Kế Hào, Học sinh Tiểu học và nghề dạy học ở Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Học sinh Tiểu học và nghề dạy học ở Tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
8. Bùi Văn Huệ, Giáo trình Tâm lí học Tiểu học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tâm lí học Tiểu học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
9. NguyễnVăn Lê, Bài giảng Tâm lí học, tập 7, Vấn đề giao tiếp, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Tâm lí học, tập 7, Vấn đề giao tiếp
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Nguyễn Văn Lê, Giao tiếp sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp sư phạm
Nhà XB: Nxb Đại học Sư phạm
11. Phan Thị Hạnh Mai, Khảo sát khả năng hòa nhập vào tập thể lớp của học sinh Tiểu học bằng trắc đạc xã hội, [Tạp chí Tâm lí học, số 2 (4/2001)] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khảo sát khả năng hòa nhập vào tập thể lớp của học sinh Tiểu học bằng trắc đạc xã hội
12. Đào Thị Oanh, Nhu cầu giao tiếp của học sinh cuối bậc Tiểu học, [Tạp chí Tâm lí học, số10/2002].Đỗ Thị Thu Trang 75 K30A – GDTH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhu cầu giao tiếp của học sinh cuối bậc Tiểu học," [Tạp chí Tâm lí học, số10/2002]."Đỗ Thị Thu Trang "75
13. Nguyễn Quang, Giao tiếp, [Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 2/2006] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp
14. Dương Văn Quảng, Giao tiếp và thông tin, [Thông tin Khoa học Xã hội, 6/2001] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp và thông tin
15. Bùi Sĩ Tụng, Trần Quang Đức, 150 trò chơi thiếu nhi, Nxb Giáo dục, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 trò chơi thiếu nhi
Nhà XB: Nxb Giáo dục
16. Trần Trọng Thủy (chủ biên), Nguyễn Quang Uẩn, Lê Ngọc Lan, Tâm lí học, Nxb Giáo dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
17. Nguyễn Xuân Thức, Khó khăn tâm lí của trẻ em đi học lớp 1, [Tạp chí Tâm lí học, số 10/2003] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khó khăn tâm lí của trẻ em đi học lớp 1
18. Nguyễn Xuân Thức, Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh khi đi học lớp 1, [Tạp chí Tâm lí học, số 2/2004] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nguyên nhân dẫn đến khó khăn tâm lí của học sinh khi đi học lớp 1
19. Nguyễn Xuân Thức, Thử nghiệm một biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho trẻ đi học lớp 1, [Tạp chí Tâm lí học, số 9/2004] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thử nghiệm một biện pháp khắc phục khó khăn tâm lí cho trẻ đi học lớp 1
20. Nguyễn Xuân Thức, Xung đột tâm lí trong giao tiếp nhóm bạn bè của học sinh Tiểu học, [Tạp chí Tâm lí học, số 3 (72), 3/2005] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xung đột tâm lí trong giao tiếp nhóm bạn bè của học sinh Tiểu học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w