Khoá luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 63)

còn hạn chế”, “Trẻ nhút nhát, thiếu tự tin”, “Trẻ luôn cảm giác thua kém các bạn”, “Ít có học sinh giữa giáo viên và học sinh”, “Giáo viên chưa tạo cơ hội kết bạn cho học sinh”, “Giáo viên ít động viên khuyến khích các em”, “Giáo viên kiểm tra đánh giá công việc của trẻ không phù hợp”, “ Gia đình chưa hiểu rõ nhu cầu giao tiếp của trẻ”, “Môi trường gia đình không thuận lợi” là những nguyên nhân gây trở ngại trong giao tiếp của học sinh.

Để tháo gỡ được khó khăn trong giao tiếp của học sinh Tiểu học cần có sự kết hợp đồng bộ của gia đình, nhà trường, xã hội. Các lực lượng này cần động viên, khuyến khích trẻ, tạo cho trẻ tâm lý được tôn trọng, yêu thương, quan tâm đúng mức tới nhu cầu giao tiếp của các em, tạo điều kiện mở rộng giao lưu với môi trường bên ngoài.

2. Kiến nghị

Giao tiếp của học sinh Tiểu học là một trong những nhân tố cấu thành nên đặc điểm nhân cách của các em. Với lứa tuổi học sinh Tiểu học, nhân cách đang được hình thành và phát triển. Để giúp học sinh có giao tiếp tốt và phát triển đúng hướng, chúng tôi nghĩ rằng những việc làm sau đây là rất cần thiết:

+ Về phía nhà trường Tiểu học:

. Tổ chức nhiều hoạt động tập thể để trẻ có thể tham gia, tạo hứng thú giúp trẻ học tập tốt hơn.

. Thường xuyên động viên, khuyến khích trẻ trước tập thể trong giờ chào cờ, thể dục, múa hát giữa giờ.

+ Về phía giáo viên:

. Phải tìm hiểu đặc điểm cá nhân của từng trẻ, hiểu rõ những nét tâm lí đặc thù của từng học sinh.

. Đối xử công bằng và yêu cầu như nhau đối với mọi học sinh.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu những khó khăn trong giao tiếp của học sinh lớp 4 trường Tiểu học Lưu Quý An, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc_Khóa luận tốt nghiệp khoa GDTH (Trang 63)