Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái (Trang 57 - 58)

CHƯƠNG 3 : THỰC NGHIỆM

3.4.Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Chúng tôi thiết kế ba giáo án thực nghiệm vào ba phân mơn chính trong việc luyện nói là phân mơn Tập đọc, Kể chuyện, Luyện từ và câu.

Tập đọc: Đàn gà mới nở (Tuần 16), Tiếng Việt 2, Tập 1 Kể chuyện: Quả tim Khỉ (Tuần 24), Tiếng Việt 2, Tập 2

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ - Từ ngữ chỉ nghề nghiệp (Tuần 33),

Chúng tôi lựa chọn hai lớp: Lớp thực nghiệm là 29 HS lớp 2A và lớp đối chứng là 29 HS lớp 2B tại trường Tiểu học Trần Phú.

Từ lựa chọn trên, chúng tôi đã nhờ một GV dạy môn Tiếng Việt lớp 2 tiến hành dạy thực nghiệm ở lớp 2A và dạy học thông thường ở lớp 2B để đảm bảo sự tương quan, đồng đều.

Lớp 2A và lớp 2B có số lượng HS giống nhau (29 HS), trình độ nhận thức của HS hai lớp tương đương và thời gian tiến hành thực nghiệm là như nhau với cùng bài dạy. Tuy nhiên, quá trình giảng dạy ở hai lớp có sự khác nhau:

Các yếu tố Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

TBDH

Tranh ảnh, trang phục (đóng vai trong phân môn Kể chuyện)

Chủ yếu là SGK và các đồ dùng học tập của HS và GV. Phương pháp dạy học Dạy học tích cực với các phương pháp: Phương pháp quan sát, Phân tích - tổng hợp, Luyện tập - thực hành và phương pháp trò chơi. Phương pháp được sử dụng là: Phương pháp quan sát và phương pháp đàm thoại.

Cuối tiết học, chúng tôi tiến hành kiểm tra ở cả hai lớp với cùng một đề bài nhằm mục đích kiểm tra chất lượng của các giờ học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp rèn kĩ năng nói trong giờ dạy tiếng Việt cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Trần Phú - huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái (Trang 57 - 58)