Với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, côngchức tại UBND quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng”, tôi muốn đóng góp một chút ítcông sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU Đất nước ta đang trong giai đoạn Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa và
đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Song song với quá trình đó là sựphát triển không ngừng về kinh tế - xã hội, sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, đờisống nhân dân ngày càng được nâng cao Quá trình đó đã tạo cho đất nướcchúng ta những cơ hội lớn, bên cạnh đó cũng có những thách thức không nhỏ màchúng ta cần phải cố gắng để vượt qua
Tình hình mới đòi hỏi những người cán bộ, công chức trong cơ quanhành chính Nhà nước, không chỉ ở cấp Trung ương mà cả cấp địa phương củngphải có đủ năng lực, giỏi về chuyên môn và tốt về phẩm chất chính trị mới có thểđưa nước ta vượt qua những thách thức và khó khăn để đưa nước ta tiến lên conđường XHCN mà Đảng và Nhà nước ta đã chọn
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Cán bộ là gốc của vấn đề” Đội ngũ cán
bộ, công chức nước ta là lực luợng nòng cốt của Bộ máy hành chính Nhà nước,đóng vai trò rất quan trọng, cán bộ công chức là công bộc của dân, là người thựcthi chính sách của Nhà nước, là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân Vàtrong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều mối quan hệ đã được thiết lập, nhưvậy có nghĩa là gia tăng khối lượng các vấn đề, các công việc cần nghiên cứu.Cán bộ, công chức là những người phải đóng góp sức mình vào công cuộc pháttriển đất nước, đặc biệt là phát triển kinh tế, xã hội, giới thiệu Việt Nam đến vớithế giới, để thế giới biết đến dân tộc Việt Nam bất khuất, kiên cường Muốnđược như vậy thì người cán bộ, công chức phải không ngừng học hỏi, trao dồicác kiến thức, phát huy nội lực của bản thân để tạo sức mạnh cho tập thể
Trong Bộ máy hành chính Nhà nước, cấp huyện (quận) là vô cùng quan
Trang 2cấp trực tiếp thực hiện các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, của Nhànước, là cấp thực hiện các Quyết định, Chỉ thị của UBND cấp chỉ đạo, điều hànhmọi hoạt động của cấp xã Tuy nhiên thực tế cho thấy năng lực làm việc của cán
bộ, công chức còn nhiều mặt yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu trong côngcuộc đổi mới dẫn đến nhiều bất cập trong công tác quản lý cũng như trách nhiệmphục vụ nhân dân
Với đề tài: “Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, côngchức tại UBND quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng”, tôi muốn đóng góp một chút ítcông sức của mình vào việc nghiên cứu thực trạng và tìm ra các giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong Bộ máy cơ quan hành chínhNhà nước cấp quận để hoàn thiện hơn về trình độ chuyên môn và thái độ phục
vụ nhân dân
Tuy nhiên với kiến thức còn nhiều hạn chế, tôi rất mong nhận được sựđóng góp của quý thầy cô trong nhà trường, các anh chị, cô chú trong UBNDquận Cẩm Lệ để báo cáo của tôi được hoàn chỉnh hơn
Trang 3
PHẦN I: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
Thực hiện theo quy chế của Học Viện Hành Chính Quốc Gia cơ sở TP
Hồ Chí Minh và theo sự phân công của Học viện, tôi thuộc đoàn thực tập 12 dothầy Mai Đình Lâm làm trưởng đoàn và trực tiếp hướng dẫn
- Địa điểm thực tập: Phòng Nội vụ quận Cẩm lệ - TP Đà Nẵng
- Thời gian thực tập: Bắt đầu từ ngày 15/03/2010 đến hết ngày15/05/2010
- Tuần 1 và tuần 2: từ ngày 15/03/2010 đến ngày 26/03/2010.
+ Tiếp xúc với lãnh đạo, các chuyên viên của phòng
+ Trao đổi với cán bộ về nội dung thực tập, dự thảo đề cương báo cáothực tập
- Tuần 3 và tuần 4.
+ Phụ giúp các cán bộ những công việc có liên quan đến nội dungchuyên đề thực tập
Trang 4+ Đọc và phân tích số liệu, thu thập số liệu và viết báo cáo thực tập.
- Tuần 5 và tuần 6: Từ ngày 12/04/2010 đến 23/04/2010
+ Tiếp tục làm việc, học hỏi các kinh nghiệm
+ Tiếp tục thu thập các số liệu
+ Đánh giá thực trạng, tìm giải pháp
- Tuần 7 và tuần 8: Từ ngày 26/04/2010 đến ngày 10/005/2010.
+ Chỉnh sửa và hoàn thành báo cáo
+ Xin ý kiến cán bộ phụ trách về đề tài thực tập
+ Xin ý kiến lãnh đạo của cơ quan
Đà Nẵng cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc và cách Tp Hồ ChíMinh 964 km về hướng Nam Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố ĐàNẵng là một trong những cửa ngõ quan trọng với các nước thông qua hành langkinh tế Đông Tây và kết thúc ở Cảng Tiên Sa
Trang 5Nằm ngay trên tuyến đường hàng không quốc tế, Tp Đà Nẵng có vị tríchiến lược đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển nhanh và bền vững Thành phố ĐàNẵng - đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, bao gồm 6 quận nội thành và 1huyện ngoại thành, 1 huyện đảo với tổng diện tích là 1.255,53 km2 và dân số là752.493 người.
Bao gồm các Quận, Huyện sau:
- Quận Hải Châu
- Quận Thanh Khê
- Quận Sơn Trà
- Quận Cẩm Lệ
- Quận Ngũ Hành Sơn
- Quận Liên Chiểu
- Huyện Hoà Vang
- Huyện đảo Trường sa
Với 8 quận, huyện thì quận Cẩm Lệ mới được thành lập năm 2005
2.1 Lịch sử hình thành quận Cẩm Lệ
Cẩm Lệ là một quận mới thành lập theo Nghị định số 102/2005/NĐ-CPngày 05/08/2005 của Chính phủ trên cơ sở phường Khuê Trung, quận HảiChâu và 3 xã: Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà Xuân để thành lập nên 6 phường:Khuê Trung, Hoà Thọ Đông, Hoà Thọ Tây, Hoà Phát, Hoà An và Hoà Xuânthuộc quận Cẩm Lệ với diện tích đất tự nhiên là 3.375ha, dân số là 66.318người, mật độ trung bình là 987 người km2 Ngay từ khi mới thành lập, trongđiều kiện tự nhiên bước đầu còn nhiều khó khăn và thử thách nhưng quận đãnhanh chóng ổn định tình hình bộ máy tổ chức và đưa các hoạt động chung
Trang 62.2.Tình hình kinh tế- xã hội.
- Về Kinh tế:
Giá trị sản xuất hàng hoá tăng bình quân 19%, cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng tích cực, số Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất mới được hình thànhmỗi năm trên 200 đơn vị, thu ngân sách tăng hàng năm trên 25% Thu nhậpbình quân tính trên đầu người đến 2009 đạt 20,5 triệu đồng/người/ năm và giảiquyết việc làm cho hơn 1.500 lao động
- Về cơ sở hạ tầng:
Xây dựng 75 km đường giao thông, 122 km đường điện, xây mới các trungtâm Hành chính và các công trình có quy mô lớn như: Trung tâm hành chính vàthể thao, đường Hoà Thọ Tây- Hoà Nhơn Tích cực phối hợp với Thành phổtriển khai xây dựng những công trình khác như: Hoà Xuân, quốc lộ 1A, tuyếnchính ra quốc lộ 1A
- Về giáo dục đào tạo, văn hoá, xã hội
Xây dựng 3 ngôi trường mới với 118 phòng học, phòng chức năng Cáclĩnh vực văn hoá cũng có nhiều chuyển biến tích cực cả về quy mô và chấtlượng, thời gian qua quận đã đào tạo nghề và giải quyết chỗ ở cho khoảng4.500 lao động, giảm 1.103 hộ nghèo Đặc biệt giải quyết chỗ ở cho hơn 17.000
hộ dân diện giải toả di dời, sớm đảm bảo cuộc sống, xoá hết diện nhà tạm, hàngnăm giảm hơn 600 hộ nghèo, kịp thời giải quyết các vấn đề bức xúc của xã hội
- Về hoạt động thương mại:
Hệ thống Ngân hàng, Siêu thị, Chợ, đại lý bán sỉ, lẻ, các dịch vụ đáp ứngnhu cầu sản xuất và tiêu dùng, với tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ gần
1000 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu lên đến 10 triệu USD Ngoài ra quận có bến xeTrung tâm thành phố, là cửa ngõ đưa đón khách đến với Đà Nẵng Có Trung
Trang 7tâm Hội chợ triển lãm quốc tế, Khu du lịch sinh thái Hoà Xuân và Đồng Nòđang quy hoạch xây dựng thuận lợi.
3 Tình hình đơn vị thực tập.
UBND quận (huyện) là cơ quan hành chính Nhà nước tại địa phương,thực hiện quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực theo Hiến pháp, Pháp luật,các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, Nghị quyết của HĐND quận Trongquá trình quản lý, UBND quận tổ chức điều hành, phối hợp hoạt động giữa các
cơ quan Nhà nứơc trên địa
bàn quận, chỉ đạo, đôn đốc,
đảm bảo để các cơ quan
+ 01 Uỷ viên phụ trách về Quân sự;
+ 01 Uỷ viên phụ trách về Công an;
Trang 8+ 01 Uỷ viên phụ trách về Văn phòng UBND quận;
+ 01 Uỷ viên phụ trách về Thanh tra;
+ 01 Uỷ viên phụ trách về Tài nguyên - Môi trường;
Sơ đồ cơ cấu Cán bộ, Công chức quận Cẩm Lệ
3.2 Các Phòng, Ban chuyên môn
Các cơ quan chuyên môn ở quận Cẩm Lệ được tổ chức một cách thốngnhất và cặt chẽ UBND quận Cẩm Lệ gồm có 12 Phòng, Ban chuyên môn
1.Phòng Nội vụ
2 Phòng Tư pháp
3 Phòng Tài chính- Kế hoạch
4 Phòng Tài nguyên- Môi trường
5 Phòng Lao động, Thương binh- Xã hội
6 Phòng Văn hoá- Thông tin
7 Phòng Y tế
Phó Chủ tịch (Văn hoá- xã hội)
Phó Chủ tịch ( TN- MT)
Uỷ viên Uỷ viên Uỷ viên Uỷ viên
Chủ tịch
Phó Chủ tịch
(Kinh tế)
Ủy viên
Trang 98 Thanh tra Nhà nước quận.
- Đề cao sự phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết côngviệc, đảm bảo sự minh bạch trong mọi hoạt động theo đúng nhiệm vụ, quyền hạnđược giao
- Thực hiện tuần làm việc 40 giờ và đảm bảo công tác chuyên môn
- Lãnh đạo đơn vị nếu vắng mặt trong 03 ngày trở lên phải báo cáothường trực UBND quận và thường trực quận ủy theo quy định, cán bộ, côngchức, trong đơn vị nếu vắng mặt phải có sự đồng ý của lãnh đạo đơn vị
Trang 10- Trưởng phòng vắng mặt phải ủy quyền bằng văn bản cho Phó phòng vàbáo cáo cho UBND Quận.
- Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, sử dụng con dấu riêng, tự dự toánkinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quyđịnh
3.3.2) Vị trí, chức năng.
- Phòng Nội vụ quận là cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, là cơquan tham mưu, giúp UBND quận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về cáclĩnh vực, tổ chức, biên chế các cơ quan hành chính, sự nghiệp nhà nước, cải cáchhành chính, chính quyền địa phương, địa giới hành chính, cán bộ, công chức,viên chức phường, tổ chức Phi chính phủ, văn thư, lưu trữ nhà nước, tôn giáo, thiđua, khen thưởng
- Phòng Nội vụ có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng,chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp quận,đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Nội vụ
Phòng Nội vụ
Trang 11- Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạchsau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật vềcác lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý được giao.
- Về tổ chức bộ máy
- Về quản lý và sử dụng biên chế hành chính
- Về công tác xây dựng chính quyền
- Giúp UBND quận trong việc hướng dẫn, kiểm tra tổng hợp báo cáo việcthực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sựnghiệp
- Về cán bộ, công chức, viên chức, giúp UBND quận trong việc tuyểndụng, sử dụng, điều động, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, công chức
- Về cải cách hành chính
- Giúp UBND quận thực hiên quản lý nhà nước về tổ chức và hoạt độngcủa Hội và tổ chức Phi chính phủ trên địa bàn quận
- Về công tác Văn thư, lưu trữ
- Về công tác Tôn giáo
- Về công tác Thi đua khen thưởng
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý các viphạm về công tác nội vụ theo thẩm quyền
- Tổ chức triển khai, ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ, xâydựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước về công tácnội vụ trên địa bàn
- Quản lý tổ chức, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ,khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với các
Trang 12cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Phòng Nội vụ theo quyđịnh của pháp luật và theo sự phân cấp của UBND quận.
- Quản lý tài chính, tài sản của Phòng Nội vụ theo quy định của pháp luật
và theo sự phân cấp của UBND quận
- Giúp UBND cấp quận quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa UBND phường, xã, thị trấn về công tác Nộ vụ theo hướng dẫn của Sở Nộivụ
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của UBND quận
3.3.4) Cơ cấu cán bộ, công chức của Phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ.
Phòng Nội vụ quận Cẩm Lệ gồm có 9 thành viên:
Đối với lãnh đạo:
- 01 Trưởng phòng phụ trách chung
- 01 Phó Trưởng phòng phụ trách tổng hợp về văn thư lưu trữ, giải quyếtcác chế độ, chính sách, tiền lương, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viênchức
Trưởng phòng
Trang 13- 01 Phó Trưởng phòng phụ trách công tác thi đua khen thưởng, cải cáchhành chính, lễ tang, quy chế dân chủ cơ sở và theo dõi 06 phường trên địa bànquận.
Đối với cán bô, công chức Phòng Nội vụ:
- 01 Chuyên viên chịu trách nhiệm tham mưu công tác xây dựng chínhquyền, tổng hợp, thống kê, theo dõi biến động cán bộ, công chức
- 01 Chuyên viên chịu trách nhiệm tham mưu công tác tổng hợp, thống
kê, kế hoạch, báo cáo theo định kỳ của ngành, công tác tôn giáo
- 01 Chuyên viên chịu trách nhiệm công tác kế toán cơ quan, giải quyếtchế độ chính sách cho cán bộ
- 01 Chuyên viên chịu trách nhiệm tham mưu, giải quyết các chế độchính sách, nâng lương cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc lĩnh vực quản lýcủa quận, giải quyết các chế độ hưu trí, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chứcquận
- 01 Chuyên viên chịu trách nhiệm tham mưu công tác cải cách thủ tụchành chính, tổng hợp công tác tổ chức bộ máy, biên chế, cập nhật hồ sơ cán bộ,công chức, viên chức các cơ quan chuyên môn đơn vị sự nghiệp
- 01 Chuyên viên chịu trách nhiệm theo dõi, tham mưu công tác thi đuakhen thưởng, quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ, thực hiện công tác văn thư cơquan và một số nhiệm vụ khác do lãnh đạo phân công
3.3.5) Chế độ làm việc và quan hệ công tác.
- Chế độ làm việc: Để thực hiện chế độ làm việc theo quy định của nhànước, Phòng bố trí người để tiếp nhận và hướng dẫn cán bộ cơ sở đến liên hệcông tác tại Phòng, có niêm yết công khai thủ tục hành chính để giải quyết côngviệc Công chức của Phòng phải có chức danh, có nhiệm vụ cụ thể, có bảng tên
Trang 14đặt tại bàn làm việc và đồng thời phải đeo thẻ công chức Mỗi công chức đềuphải có thái độ, phong cách làm việc lịch sự, khiêm tốn và lắng nghe ý kiến củalãnh đạo, của mọi người đến liên hệ công tác.
- Quan hệ công tác: Phòng Nội vụ chịu sự quản lý trực tiếp và toàn diệncủa UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ của Sở, Banngành chuyên môn cấp trên, cấp thành phố Phối hợp chặt chẽ với các phòng banchuyên môn, đơn vị sự nghiệp và UBND phường trên địa bàn trong việc thựchiện chức năng, nhiệm vụ được giao và giải quyết các vấn đề có liên quan Phốihợp chặt chẽ với các Ban tổ chức Quận ủy theo sự phân cấp quy định về côngtác tổ chức và cán bộ
PHẦN II: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ.
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN CẨM LỆ-TP ĐÀ NẴNG.
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG.
1) Cơ sở lý luận về cán bộ, công chức.
- C.Mác và Enghen cho rằng: “ Giai cấp vô sản và chính đảng của mình
muốn giành được quyền lãnh đạo, giữ vững chính quyền thì phải xây dựng một đội ngũ cán bộ trung thành và tài năng, đáp ứng được nhiệm vụ của cách mạng”.
- V.I Lênin, người đặc biệt coi trọng việc xây dựng một đội ngũ cán bộchuyên nghiệp cho phong trào cách mạng vô sản Sau thắng lợi Cách mạngTháng 10 Nga, khi đánh giá về việc thực hiện xây dựng CNXH của chính quyền
Xô Viết, Lênin nhấn mạnh: “Nghiên cứu con người, tìm người cán bộ có bản
Trang 15lĩnh, có năng lực, hiện nay đó là vấn đề then chốt, nếu không mọi mệnh lệnh chỉ
là mớ giấy lộn”.
- Và theo quan điểm của Hồ Chí Minh: Người khẳng định “Cán bộ là
cái gốc của vấn đề…” và “ công việ thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém” hay “ cán bộ là người đầy tớ của nhân dân”.
Như vậy có nhiều cách suy nghĩ khác nhau về vai trò của cán bộ nhưng
họ đều khẳng định tầm quan trọng của một đội ngũ cán bộ có năng lực trongviệc xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Các quan điểm của Đảng trong thời kỳ mới: trước tình hình mới và cónhiều thay đổi, Đảng ta đưa ra 5 quan điểm, trong đó có quan điểm cho rằng: “
Phải quán triệt quan điểm của công nhân, của Đảng, phát huy truyền thống yêu nước và đoàn kết dân tộc Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng, giáo dục các lập trường, quan điểm ý thức tổ chức cho đội ngũ cán bộ nhằm nâng cao năng lực cho họ”.
1.2 Khái niệm về cán bộ, công chức và năng lực làm việc của cán bộ,công chức
1.2.1) Khái niệm cán bộ, công chức:
Theo Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi và bổ sungnăm 2000 và năm 2003 thì cán bộ, công chức là người trong biên chế bao gồm :
a/ Những người do bầu cử để đảm nhận chức vụ theo nhiệm kỳ trong cơquan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội ở trung ương, ở huyện,quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
b/ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội ở Trungương, tỉnh, huyện
Trang 16c/ Những người được tuyển dụng bổ nhiệm vào một nghành công chứchoặc giao giữ một công việc thường xuyên trong các cơ quan nhà nươc ở Trungương, cấp tỉnh, cấp huyện.
d/ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chứchoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội
e/ Thẩm phán Tòa án nhân dân, kiểm soát viên Viện kiểm sát nhân dân.f/ Những người được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao nhiệm vụthường xuyên làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà khôngphải là hạ sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, làm trong
cơ quan đơn vị thuộc công an nhân dân mà không phải là hạ sĩ quan, hạ sĩ quanchuyên nghiệp
g/ Những người do bầu cử để đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trongthường trực Hội đồng nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư đảng ủy, người đứng đầu tổchức chính trị -xã hội xã, phường thị trấn
h/ Những người được tuyển dụng giao giữ một chức danh chuyên mônnghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã
Cán bộ, công chức thuộc các đối tượng trên được hưởng lương từ ngânsách nhà nước, cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước cấp huyện
là những người được bổ nhiệm, thi tuyển do bầu cử làm việc thường xuyên trong
cơ quan hành chính huyện được trả lương từ ngân sách nhà nước
1.2.2) Năng lực làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước
Năng lực là khả năng làm việc của một người để làm một công việc haymột nhiệm vụ nào đó trong điều kiện hoàn cảnh nhất định Khả năng đó là quá
Trang 17trình biến tiềm năng của người đó như kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất đểđạt được mục tiêu đã định trước.
Có nhiều người thường đồng nhất năng lực với trình độ, bằng cấp, tuynhiên thực tế thì nó chỉ là một điều quan trọng để hình thành năng lực, là cơ sở
để có được năng lực Năng lực của một người còn phụ thuộc vào kỹ năng trongthực tế và thái độ trong công việc của người đó
“Năng lực làm việc của cán bộ, công chức hay còn gọi là năng lực thựcthi trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước của cán bộ, công chức là khảnăng của cán bộ, công chức để hoàn thành nhiệm vụ được giao trong điều kiện,hoàn cảnh nhất định”
Để thực thi hoạt động quản lý hành chính nhà nước cán bộ, công chứctrong quận cần phải có các kiến thức kỹ năng về hành chính nhà nước và cáckiến thức chuyên môn trong quá trình tiến hành các hoạt động quản lý trên địabàn Kiến thức của họ còn được trang bị thông qua các loại hình đào tạo (từTrung cấp đến Đại học) bồi dưỡng và tự học, còn kỹ năng hành chính là khảnăng vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thểlĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng, được hình thành trong quátrình học tập, rèn luyện và thực thi nhiệm vụ Năng lực nói chung và năng lựcquản lý hành chính nhà nước nói riêng không phải là tư chất bẩm sinh của conngười, tự động đảm bảo cho con người đạt kết quả trong hoạt động nào đó Nănglực là sự kết hợp những tư chất tự nhiên vốn có của con người và kết quả hoạtđộng của người đó
Thêm vào đó cán bộ, công chức cũng cần có thái độ đúng mức đối vớicông việc được giao, bởi thái độ làm việc có tầm quan trọng nhất định, ảnhhưởng đến năng lực của cán bộ, công chức Nhiều cán bộ, công chức có trình độ,
có kỹ năng nhưng do thái độ không tốt (cẩu thả, chủ quan, thiếu ý thức trách
Trang 18thành tốt nhiệm vụ của mình Nhưng nếu cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế
về năng lực và trình độ nhưng làm việc tích cực trong quá trình thực thi côngviệc thì vẫn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
2 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực làm việc của cán bộ ,công chức.
2.1) Vai trò của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính cấp quận.Cấp quận là cấp hành chính trên cấp phường, dưới cấp thành phố trựcthuộc Trung ương Đây là cấp hành chính trung gian, vừa thực hiện chức năngtrực tiếp phục vụ nhân dân, vừa lãnh đạo điều hành cấp dưới thực hiện mệnhlệnh cấp trên Vì vậy mà cán bộ, công chức cấp quận có vai trò vô cùng to lớnđối với UBND phường và UBND cấp thành phố trực thuộc Trung ương
Đối với UBND cấp phường, cán bộ, công chức quận Cẩm Lệ thực hiệnquản lý hành chính trên địa bàn tương đối rộng, bao gồm 6 đơn vị hành chính cơ
sở (6 phường), điều này được thể hiện thông qua chỉ đạo, hướng dẫn, huấnluyện, kiểm tra, giám sát các phường trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao
UBND quận Cẩm Lệ thực hiện vai trò của mình đối với cấp xã theo Phápluật
+ UBND quận hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp phường xây dựng và thựchiện ngân sách
+ Phê duyệt kế hoạch kinh tế- xã hội cấp phường
+ Chỉ đạo UBND cấp phường thực hiện cơ chế chuyển dịch cơ cấu kinhtế
+ Xét tuyển quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của UBND cấp phường.Ngoài ra, cán bộ, công chức còn là lực lượng tăng cường, hỗ trợ đắc lựccho chính quyền cấp phường
Trang 19- Đối với UBND cấp thành phố trực thuộc Trung ương
- Quận Cẩm Lệ là một trong 8 đơn vị hành chính cấp quận trực thuộcthành phố Đà Nẵng, là nơi thực hiện các chính sách, mệnh lệnh quản lý củaUBND thành phố, là cầu nối giữa thành phố với các phường
- Quận thực hiện vai trò tham mưu cho cấp thành phố về những vấn đềquan trọng trong quản lý kinh tế, văn hóa-xã hội, giúp thành phố phát hiện vàtháo gỡ các khó khăn, bất cập trong các quy định, chính sách mà trong quá trìnhthực thi ở cấp quận đã gặp vướng mắc
Tuy nhiên, theo Luật định thì UBND quận có sự độc lập tương đối vớicấp thành phố, cơ quan hành chính cấp quận có tính chủ động cao và phải có khảnăng hoạch định, lãnh đạo chỉ đạo các đơn vị hành chính trực thuộc, khả năng tựgiải quyết công việc và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình
2.2) Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cán bộ, công chức trong cơ quanhành chính quận Cẩm Lệ
Bất kỳ lĩnh vực nào thì yêu cầu về năng lực là điều rất cần thiết Đặc biệttrong cơ quan hành chính thì yêu cầu về năng lực cán bộ, công chức được đặt lênhàng đầu Và đối với những quận mới thành lập như Cẩm Lệ thì yêu cầu cầnphải nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức để có thể tạo nên một nềnhành chính đáp ứng nhu cầu trên địa bàn càng được quan tâm hơn Quận Cẩm
Lệ là quận mới được thành lập nên đội ngũ cán bộ công chức không chỉ thiếu màcòn nhiều khiếm khuyết về năng lực thực thi hành động quản lý hành chính Đểnâng cao năng lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức trong quận phải đápứng thời gian yêu cầu, trong đó cần phải đáp ứng yêu cầu sau:
Trước tiên, cần phải trang bị kiến thức cho cán bộ, công chức trong quậntheo quy hoạch yêu cầu công việc, đặc biệt là kỹ năng quản lý hành chính một
Trang 20cách cơ bản và có hệ thống vì đó là nền tảng của các kỹ năng cần có của một vịtrí, công việc trong cơ quan.
Mỗi một vị trí công tác phải thực hiện nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi cán
bộ, công chức phải có những kỹ năng lãnh đạo, điều hành, kỹ năng tác nghiệphành chính, giao tiếp…
Thứ hai, là thái độ thực thi công vụ của cán bộ cần được nâng cao bởithái độ có tác động rất lớn đến việc hoàn thành các công việc ảnh hưởng đến
việc phát huy tiềm năng trí tuệ và kỹ năng làm việc của bản thân họ Nhưng
trong thực tế người ta thường quá nhấn mạnh rằng việc hoàn thành công việcquá xuất sắc hay yếu kém, nhanh hay chậm là phụ thuộc hoàn toàn vào kiến thức
và các kỹ năng mà ít quan tâm tới yếu tố thái độ Tuy nhiên thái độ có vai trò rấtquan trọng, là yếu tố định hướng cho việc vận dụng kiến thức và kỹ năng củamình để giải quyết công việc Trong quá trình làm việc của cán bộ, công chứccần phải có thái độ đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Đặc biệt cán
bộ, công chức lại là người thường xuyên tiếp xúc với người dân cho nên cầnphải có thái độ ân cần kính trọng người lớn tuổi, có thái độ tích cực, tự giác, có
kỷ luật trong thực thi công vụ để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Thứ ba là trong trang bị các kiến thức, kỹ năng quản lý hành chính chocán bộ, công chức chỉ là điều kiện cần chưa phải là điều kiện đủ để tạo hiệu quảlàm việc của họ Có nhiều trường hợp cán bộ, công chức làm việc kém vì khôngphải họ thiếu kiến thức kỹ năng mà vì thiếu môi trường, điều kiện làm việc và
động cơ thúc đẩy họ làm việc Và cuối cùng thì cán bộ công chức dù có tài giỏi
dến đâu nhưng nếu không đặt đúng vị trí, trao đúng công việc sẽ không thể pháthuy đúng khả năng, không có cơ hội để thể hiện năng lực thì năng lực của họ sẽdần bị mai một
Trang 21Vậy đồng thời với trang bị các kỹ năng, kiến thức cần tạo ra môi trường,điều kiện thích hợp để cán bộ, công chức phát huy được năng lực thật sự củamình.
2.3) Mối quan hệ giữa năng lực của cán bộ, công chức với hiệu quả làmviệc trong cơ quan hành chính nhà nước
Nâng cao năng lực của từng cá nhân trong tính chất là quan trọng bởimột tổ chức bao gồm tập hợp các cá nhân Do đó muốn nâng cao năng lực tậpthể của cơ quan hành chính chính nhà nước trong quận Cẩm Lệ thì cần nâng caonăng lực của mỗi cán bộ, công chức trong quận, cũng cần hiểu rằng để nâng caonăng lực tập thể cần có sự đồng lòng, phối hợp, hỗ trợ cộng đồng trách nhiệm
của mỗi thành viên Năng lực cán bộ, công chức cao thì hiệu quả làm việc trong
cơ quan sẽ đạt kết quả cao Trong cán bộ, công chức trong cơ quan hành chínhquận Cẩm Lệ còn nhiều hạn chế về năng lực cá nhân thì cần nâng cao năng lựccủa tập thể cơ quan
Tóm lại với tính chất của một cơ quan hành chính cấp trung gian giũacấp phường và thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan hành chính cấp quận
có vai trò quan trọng trong bộ máy hành chính Năng lực thực thi nhiệm vụ củacán bộ, công chức cấp quận không những ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngquản lý hành chính trên địa bàn quận mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống,đặc biệt là cấp phường, cấp chịu sự lãnh đạo của cấp quận
Sự cần thiết phải nâng cao năng lực của cán bộ, công chức trong quậnCẩm Lệ còn rất đặc biệt quan trọng bởi quận mới được chia tách, đòi hỏi sự chủđộng trong hoạt động của cơ quan hành chính cấp quận đáp ứng nhu cầu giảiquyết các vấn đề để có thể thực thi các nhiệm vụ
Trang 22CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN
QUẬN CẨM LỆ
1) Thực trạng về tự nhiên, kinh tế-xã hội của quận Cẩm Lệ cũng ảnh hưởng đến năng lực làm việc của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính quận
Trang 23Như phần đầu đã giới thiệu, quận Cẩm Lệ là một quận mới được thànhlập năm 2008 trên cơ sở phường Khê Trung quận Hải Châu và 3 xã Hòa Thọ,Hòa Phát, Hòa Xuân của huyện Hòa Vang để thành lập nên quận Cẩm Lệ gồm 6phường : Hòa An, Hòa Phát, Hòa Xuân, Hòa Thọ Đông, Thọ Tây và Hòa An vớidiện tích đất tự nhiên là 3.375 ha, dân số 66.318 người, mật độ trung bình là 987người/km².
Thực trạng về tự nhiên, kinh tế - xã hội của quận Cẩm Lệ cũng gần giốngvới thành phố Đà Nẵng Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ít biến động Nằm trênđường quốc lộ 1A và gần sân bay quốc tế Đà Nẵng, địa hình tự nhiên quận Cẩm
Lệ nói chung khá thuận lợi để phát triển hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng.Quận Cẩm Lệ mặc dù mới được thành lập nhưng tình hình KT-XH đã đạt đượcnhiều kết quả đáng khích lệ Trình độ dân trí nói chung là cao
Chính những đặc trưng nói trên cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến độingũ cán bộ, công chức có chất lượng trong UBND quận và phường
2) Thực trạng cán bộ, công chức tại quận Cẩm Lệ ảnh hưởng đến năng lực cán bộ, công chức.
2.1) Thực trạng về số lượng và trình độ:
- Số lượng: Kể từ khi thành lập cho đến nay, (năm 2010) thì số lượng cán
bộ, công chức tại UBND Cẩm Lệ là 170 người, được thống kê cụ thể như sau :
- Về cơ cấu cán bộ công chức theo độ tuổi như sau :
+ Độ tuổi dưới 30 tuổi ( 1981 trở xuống) : 26 người = 15,3%
+ Độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi (1961 - 1980) : 115 người = 67,7%
+ Độ tuổi từ 50 dến 60 tuổi (1950 - 1960) : 29 người =17%
Biểu đồ :