Đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ công chức phù hợp với yêu cầu thực trạng của quận Cẩm Lệ.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại ubnd quận cẩm lệ - tp đà nẵng (Trang 36 - 39)

2. Giải pháp nâng cao năng lực cán bộ,công chức tại UBND quận Cẩm Lệ.

2.3) Đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ công chức phù hợp với yêu cầu thực trạng của quận Cẩm Lệ.

cầu thực trạng của quận Cẩm Lệ.

- Trước hết cần các định rõ nhu cầu đối tượng cần được đào tạo, bồi dưỡng. Căn cứ vào thực trạng, vào kết quả của việc đánh giá năng lực của cán bộ, công chức trong UBND quận Cẩm Lệ để xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nhằm thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng có hiệu quả, tạo được đội ngũ cán bộ, công chức trong tương lai đáp ứng được yêu cầu mà thực tế của quận đặt ra, đồng thời từ đó xác định nội dung, chương trình phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phù hợp.

Cần xác định số lượng cán bộ, công chức và trình độ, kỹ năng của họ để có thể đưa ra nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng là bao nhiêu người, mỗi người ở một độ tuổi, ở một vị trí, các ngành, các lĩnh vực, thực hiện những nhiệm vụ khác nhau thì có nhu cầu đào tạo khác nhau. Xác định rõ ràng nội dung, đặc điểm tình hình của các cán bộ, công chức thì việc thiết kế chương trình đào tạo càng thiết thực, phương pháp đào tạo càng hợp lý hơn.

Trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ, công chức của UBND quận nằm trong biên chế và hợp đồng dài hạn, được cơ sở đào tạo và UBND thành phố cho đi học và thuộc diện trong kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hằng năm và dài hạn.

Thường thì xác định đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng căn cứ vào các tiêu chí sau: Tuổi tác, trình độ, kinh nghiệm, chức danh, khả năng hoàn thành công việc .

Ví dụ như: Trường Chính trị thành phố kết hợp với Đại học Luật mở lớp Đại học Luật, văn bằng một hệ vừa học vừa làm – năm 2009 thì các đối tượng đáp ứng các yêu cầu sau được đăng kí đi học: Tuổi dưới 50, trình độ tối thiểu có bằng Trung học PT hoặc trung cấp, các chức danh ưu tiên: Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND quận, các Trưởng, các Phó Trưởng phòng chuyên môn UBND quận. Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, cán bộ Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, Trưởng công an cấp xã có 2 năm kinh nghiệm trở lên.

Thứ hai,đổi mới chương trình và phương pháp đào tạo bồi dưỡng.

Hiện nay các chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức còn nặng về lý thuyết, giảng dạy còn chung chung, chưa đi sâu vào từng lĩnh vực, nội dung được giảng dạy theo những gì giáo viên biết chứ chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế của cán bộ công chức.

+ Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng: Đổi mới theo hướng chuyên sâu vào các chương trình giảng dạy, đặt ra các tình huống cụ thể diễn ra trong thực tế để học viên tự giải quyết nhằm nâng cao kỹ năng giải quyết công việc của cán bộ, công chức, tránh tình trạng học lý thuyết suông, không gắn liền với thực tế, không được thực hành nên cảm thấy nhàm chán.

Nội dung chương trình giảng dạy cần cập nhật kiến thức, thông tin trong và ngoài nước, giúp học viên có được cái nhìn thực tế mới mẻ, thực tiễn và có thể áp dụng vào việc thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao.

+ Đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy có vai trò rất lớn trong quá trình truyền thụ kiến thức, kỹ năng cho người đi học.

Qúa trình giảng dạy cho cán bộ, công chức hiện đang nghiêng về phương pháp thuyết trình, bởi phương pháp này có những ưu điểm như: rèn luyện cho học viên khả năng giao tiếp thuyết trình, tự tìm tài liệu. Nhưng nếu thực hiện theo phương pháp này cũng cần sự đổi mới, kết hợp với phương pháp làm việc nhóm để có kết quả tốt hơn khi tập hợp được sức mạnh tập thể. Trong quá trình giảng dạy cần tạo ra môi trường thoải mái, trao đổi thảo luận ,tham gia đóng góp ý kiến để làm bài giảng thêm phong phú, đa dạng, học viên cũng có thể thực hiện được khả năng và năng lực của bản thân mình.

Mặt khác, sau mỗi môn học cần tổ chức các cuộc thi, giao lưu để học viên có thể ôn lại kến thức cũng như áp dụng vào các tình huống mà Ban tổ chức cuộc thi đưa ra trong câu hỏi, đặt ra cho mỗi đội tham gia. Đó chính là đa dạng hóa phương pháp giảng dạy cho cán bộ, công chức tham gia lớp học.

+ Nâng cao chất lượng giảng viên giảng dạy, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức phụ thuộc một phần quan trong vào việc đưa chương trình đào tạo, truyền đạt các kiến thức bằng các phương pháp đã được cải tạo. Bởi vậy giảng viên phải có kiến thức chuyên sâu về hành chính nhà nước, có phương pháp sư phạm tốt và biết cách tuyền đạt kiến thức cho học viên.

Thứ ba, gắn đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, công chức.

Để tránh được sự lãng phí có được đội ngũ cán bộ, công chức có chất lượng trong cơ quan hành chính quận thì việc đào tạo cán bộ, công chức cần được gắn với việc sử dụng theo qui hoạch, kế hoạch xây dựng.

Qúa trình đào tạo, bồi dưỡng với những chương trình, phương pháp dù tốt đến đâu nhưng việc sử dụng không đúng hoặc không được sử dụng thì sẽ phủ nhận toàn bộ công tác đào tạo, bồi dưỡng. Việc sử dụng cán bộ, công chức không phù hợp với quá trình đào tạo sẽ ảnh hưởng to lớn đến năng lực của cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính quận Cẩm Lệ.

Khi sử dụng đúng người, đúng chuyên môn không những nâng cao được hiệu quả công việc, cá nhân phát huy được năng lực của mình mà còn tạo ra tâm lý tích cực cho quá trình phấn đấu, học tập cho cán bộ, công chức. Đó chính là sự trọng dụng kiến thức, kỹ năng có được của học viên trong quá trình học tập tại các lớp học. Ngược lại sử dụng cán bộ, công chức không đúng quy hoạch đào tạo, tức có đào tạo, bồi dưỡng mà không được sử dụng sẽ là sự lãng phí lớn về chi phí đào tạo bồi dưỡng, về nguồn nhân lực mà còn tạo ra tâm lý coi thường việc học tập.

Trong thời gian tới để có được đội ngũ cán bộ, công chức, chúng ta cần tạo ra mối quan hệ liên kết tốt hơn giữa quá trình đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng cán bộ, công chức. Ban hành các quy định về sử dụng cán bộ, công chức đủ tiêu chuẩn, trình độ quản lý và chuyên môn.

Như vậy, trên cơ sở kết quả đánh giá đối với đội ngũ cán bộ, công chức hiện có tại UBND quận Cẩm Lệ, quận cần phải đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao trên cơ sở khuyến khích việc tự học, tu dưỡng với nhiều kiến thức, với phương châm “thiếu gì bổ sung đó”. Hiện nay khâu yếu nhất của đội ngũ cán bộ ,công chức trong cơ quan quận không chỉ là trình độ hành chính nhà nước mà còn rất yếu kém về trình độ Tin học, Ngoại ngữ, sự am hiểu về pháp luật .

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ, công chức tại ubnd quận cẩm lệ - tp đà nẵng (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w