- Về trình độ quản lý nhà nước : + Cử nhân : 1 người + Chuyên viên chính : 6 người + Trung cấp : 22 người + Bồi dưỡng : 81 người . - Về trình độ lý luận chính trị :
+ Cư nhân : 1 người. + Cao cấp : 24 người. +Trung cấp : 30 người . + Sơ cấp : 5 người . - Về trình độ ngoại ngữ + Chứng chỉ A,B,C : 121 người . + Đại học và cao đẳng : 6 người. - Về trình độ vi tính trung cấp
+ Đại học và cao đẳng : 11 người. + Chúng chỉ A,B,C : 54 người . + Kỹ thuật viên và văn phòng: 70 người.
Qua các số liệu trên cho ta thấy trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức trong quận nhìn chung là cao (trình độ Đại học là 104 người chiếm 61%) và hầu hết những người có trình độ chuyên môn cao đều ở độ tuổi tung niên. Có nghĩa là họ làm việc đã lâu năm (chiếm tới 67.7%), cho nên họ làm việc rất có kinh nghiệm trong giải quyết các công việc được giao. Tuy nhiên qua các số liệu cho ta thấy rằng họ được xếp vào các công việc không thuộc chuyên môn nên không thể phát huy hết năng lực và kiến thức mà họ đã được học sẽ dần dần bị mai một. Trái lại những cán bộ, công chức lớn tuổi thường làm việc theo cảm tính và ngại thay đổi, cách giải quyết và xử lý công việc của họ còn thiếu chuyên môn.
Sử dụng cán bộ, công chức trái với ngành nghề được đào tạo, khi làm việc lại chưa có cơ hội để được đào tạo lại .Ví dụ như: Kỹ sư nông nghiệp và dầu khí lại làm việc tại Phòng Nội vụ.
Thực trạng này dẫn tới sự lãng phí chất xám, tốn kém tài chính do phải đào tạo lại, nguyên nhân xuất phát có lẽ là do công tác tuyển dụng cán bộ. Và hầu như khi tuyển dụng người cán bộ chấp nhận làm việc trái chuyên môn được đào tạo kiến thức và bên cạnh đó thì “con ông cháu cha’’cũng là một thực trạng tiêu cực.
2.2) Thực trạng về kỹ năng, thái độ của cán bộ, công chức - Về kỹ năng: Hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức là công việc phức tạp đòi hỏi cán bộ công chức phải biến những kiến thức đã học thành thực tiễn trở thành các kỹ năng như là kỹ năng lãnh đạo, điều hành nghiệp vụ hành chính
- Trong thực tế của quận, các vị trí lãnh đạo điều hành thực thi các nhiệm vụ của mình là nhờ vào kinh nghiệm nhiều năm làm việc, ít trải qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng nên làm việc nhiều lúc mang tính chủ quan, không dựa trên nền tảng lý thuyết.
- Kỹ năng giao tiếp, diễn thuyết còn nhiều hạn chế, trong cuộc họp họ thường đọc báo cáo, bài phát biểu đã chuẩn bị sẵn, có rất ít trường hợp có khả năng diễn thuyết linh hoạt và phù hợp với tình hình cụ thể.
- Và đối với kỹ năng nghiệp vụ hành chính như kỹ năng soạn thảo văn bản thì cán bộ, công chức thường làm theo các mẫu đã có sẵn từ trước. Hầu hết cán bộ, công chức đều có chứng chỉ A, B, Văn phòng, Kỹ thuật viên Tin học nhưng soạn thảo văn bản chưa thành thạo. Đặc biệt là trong xử lý thông tin, nhiều cán bộ, công chức không biết được thông tin nào là gốc, thông tin nào phát sinh. Công tác lưu trữ và quản lý hồ sơ không theo quy trình cụ thể nên khi tìm rất tốn nhiều thời gian. Thực trạng này cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả làm việc của cán bộ, công chức đòi hỏi cán bộ, công chức cần được tập huấn và bồi dưỡng các kỹ năng.
- Về thái độ: Thái độ thuộc về tâm lý bên trong của con người, do vậy việc tìm hiểu, đánh giá không đơn giản. Khi đánh giá thái độ làm việc của cán bộ, công chức chỉ có thể đánh giá qua cử chỉ, thái độ, lời nói biểu hiện ra bề ngoài của cán bộ, công chức, cho nên đánh giá thái độ chỉ mang tính khách quan.
Về cơ bản cán bộ, công chức đều có trách nhiệm với công việc của mình, nhưng cũng không ít cán bộ, công chức tỏ ra thiếu tinh thần tự giác, giọng điệu quan quyền, hách dịch, con nhiều hoạt động vụ lợi (chủ yếu cho bản thân là chính). Hạn chế về thái độ có ảnh hưởng đến năng lực và uy tín của cán bộ, công chức làm cho người dân ngại tiếp xúc với cán bộ, công chức, mất niềm tin vào chính quyền.