1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty bảo hiểm pjico, thực trạng và giải pháp

83 579 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 527 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD LỜI NÓI ĐẦU Trên thế giới, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đã ra đời từ lâu hiện nay đang phát triển không ngừng. Ở Việt Nam, nghiệp vụ này ra đời muộn hơn song cũng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm cho các đối tượng tham gia. Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, sự phát triển không ngừng của các Doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế sự phát triển mạnh mẽ của ngành ngoại thương đã và đang tạo ra nhu cầu bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng lớn. Đặc biệt, từ khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO) được hơn 1 năm, nhu cầu bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu ngày càng lớn hơn. Chính những yêu cầu khách quan đó đòi hỏi ngành bảo hiểm Việt Nam phải có những thay đổi kịp thời để đáp ứng nhu cầu của tình hình mới. Đối với Tổng Công ty bảo hiểm PJICO, việc nghiên cứu thực trạng Công ty thị trường bảo hiểm hàng hoá nhằm tìm ra những biện pháp để nâng cao chất lượng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng thích ứng trong điều kiện mới là nhiệm vụ hàng đầu đặt ra cho các nhà quản lý. Trong thời gian thực tập tại Công ty bảo hiểm PJICO, nhận thức rõ vai trò quan trọng của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đối với hoạt động thương mại Quốc tế cũng như đối với sự phát triển của PJICO, em đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty bảo hiểm PJICO, Thực trạng giải pháp ” để nghiên cứu. Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD Chuyên đề được thực hiện với mục đích đánh giá tình hình triển khai, những kết quả đạt được, những tồn tại cần giải quyết để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệp vụ tại Công ty. Với mục tiêu trên, chuyên đề này được chia làm 3 chương như sau: Chương I: Tổng quan về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty bảo hiểm PJICO. Chương III: Một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty bảo PJICO. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do còn hạn chế về kiến thức thực tế, khả năng chuyên môn thời gian nên đề tài này em thực hiện không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy hướng dẫn, các cô chú,anh chị trong công ty các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 2 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XNK VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN I . Sự ra đời phát triển của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ra đời từ rất sớm,có thể nói ngay từ khi ngoại thương phát triển với lợi nhuận của ngành hàng hải ngày càng gia tăng , đi cùng với nó là số lượng rủi ro phải ứng phó ngày càng gia tăng do vận chuyển bằng đường biển phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên.Các chủ tàu, các nhà buôn bán, những người vận tải luôn luôn tìm kiếm những hình thức bảo đảm an toàn cho quyền lợi của mình. Đầu tiên là vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên người ta đã tìm cách giảm nhẹ tổn thất toàn bộ một lô hàng bằng cách san nhỏ lô hàng của mình ra làm nhiều chuyến hàng. Sau đó để đối phó với những tổn thất nặng nề thì hình thức “cho vay mạo hiểm” đã xuất hiện theo đó trong trường hợp xảy ra tổn thất đối với hàng hoá trong quá trình vận chuyển, người vay sẽ được miễn không phải trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi. Ngược lại họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hoá đến bến an toàn, như vậy có thể hiểu lãi suất cao này là hình thứckhai của phí bảo hiểm. Song số vụ tổn thất xảy ra ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy hiểm thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra đời. Vào thế kỷ XIV, ở Floren, Genoa nước Ý, đã xuất hiện các hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển đầu tiên mà theo đó một người bảo hiểm cam kết với người được bảo hiểm sẽ bồi thường những thiệt hại về tài sản mà người được bảo hiểm phải gánh chịu khi có thiệt hại xảy ra trên biển, đồng thời với việc nhận một khoản phí. Hợp đồng bảo Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 3 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD hiểm cổ xưa nhất mà người ta tìm thấy có ghi ngày 22/04/1329 hiện còn được lưu giữ tại Floren. Sau đó cùng với việc phát hiện ra Ấn Độ dương tìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng đã phát triển rất nhanh. Về cơ sở pháp lý thì có thể coi chiếu dụ Barcelona năm 1435 là văn bản pháp luật đầu tiên trong ngành bảo hiểm. Sau đó là sắc lệnh của Philippe de Bourgogne năm 1458, những sắc lệnh của Brugos năm 1537, Fiville năm 1552 ở Amsterdam năm 1558. Ngoài ra còn có sắc lệnh của Phần Lan năm 1563 liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hàng hoá. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI - XVII cùng với sự ra đời của phương thức sản xuất TBCN thì hoạt động bảo hiểm mới phát triển rộng rãi ngày càng đi sâu vào nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội . Mở đường cho sự phát triển này là luật 1601 của Anh thời Nữ hoàng Elisabeth, sau đó là Chỉ dụ 1681 của Pháp do Colbert biên soạn Vua Louis XIV ban hành , đó là những đạo luật mở đường cho lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Đến thế kỷ XVII, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buôn bán hàng hải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phồn thịnh nhất. Tàu của các nước đi từ Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Phi đều về cập bến hai bờ sông Thame của thành phố Luân Đôn. Các tiệm cà phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm … để giao dịch, trao đổi tin tức, bàn luận trực tiếp với nhau. Edward Lloyd’s là một thuyền trưởng về hưu bắt đầu mở quán cà phê ở phố Great Tower ở Luân Đôn vào khoảng năm 1692. Các các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo hiểm…thường đến đó để trao đổi các thông tin về các con tầu viễn dương, về hàng hóa chuyên chở trên tàu, về Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 4 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD sự an toàn tinh hình tai nạn của các chuyến tàu…. Ngoài việc quản lý quán cà phê, năm 1696 Edward Lloyd’s còn cho ra một tờ báo tổng hợp các tình hình tàu bè các vấn đề khác nhằm cung cấp thông tin cho các khách hàng của ông. Tuy nhiên việc làm chính của ông vẫn là cung cấp địa điểm để khách hàng đến giao dịch bảo hiểm, hội họp. Sau khi Edward Lloyd’s qua đời người ta thấy rằng cần phải có một nơi tương tự như vậy để các nhà khai thác bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tập trung đến giao dịch bảo hiểm năm 1770, “Society of Lloyd’s” với tư cách là một tổ chức tự nguyện đã thành lập thu xếp một địa điểm ở Pope’s Head Alley cho các thành viên của họ. Sau đó tổ chức này rời địa điểm đến trung tâm hối đoái của Hoàng gia ở đó đến năm 1828 thì rời đến toà nhà riêng của họ tại phố Leaden Hall. Tổ chức này hoạt động với tư cách là tổ chức tư nhân đến năm 1871 thì hợp nhất lại theo luật Quốc hội trở thành Hội đồng Lloyd’s và sau này đã trở thành nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới. Sau bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là sự xuất hiện của bảo hiểm hoả hoạn, đánh dấu bằng vụ cháy thảm khốc ở Luân Đôn nước Anh ngày 2/9/1666 hủy diệt 13.000 căn nhà trong đó có hơn 100 nhà thờ trong 4 ngày để lại một sự thiệt hại quá lớn không thể cứu trợ được. Sau đó những nhà kinh doanh ở nước Anh đã nghĩ ra việc cộng đồng chia sẻ rủi ro hoả hoạn bằng cách đứng ra thành lập những Công ty bảo hiểm hoả hoạn như : " Fire Office" (năm 1667), "Friendly Society" (năm 1684), "Hand and Hand" (năm 1696), "Lom Bard House" (năm 1704) Lúc đó Công ty bảo hiểm Lloyds đã ra đời nhưng chỉ hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Mãi tới thế kỷ XX mới chuyển sang hoạt động cả lĩnh vực nội địa tái bảo hiểm. Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 5 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD Còn ở Việt Nam, bảo hiểm xuất hiện từ bao giờ? Không có tài liệu nào chứng minh một cách chính xác mà chỉ phỏng đoán vào năm 1880 có các Hội bảo hiểm ngoại quốc như Hội bảo hiểm Anh, Pháp, Thụy sĩ, Hoa kỳ đã để ý đến Đông Dương. Các Hội bảo hiểm ngoại quốc đại diện tại Việt Nam bởi các Công ty thương mại lớn, ngoài việc buôn bán, các Công ty này mở thêm một Trụ sở để làm đại diện bảo hiểm. Vào năm 1926, Chi nhánh đầu tiên là của Công ty Franco- Asietique. Đến năm 1929 mới có Công ty Việt Nam đặt trụ sở tại Sài Gòn, đó là Việt Nam Bảo hiểm Công ty, nhưng chỉ hoạt động về bảo hiểm xe ô tô. Từ năm 1952 về sau, hoạt động bảo hiểm mới được mở rộng dưới những hình thức phong phú với sự hoạt động của nhiều Công ty bảo hiểm trong nước ngoại quốc. Ở Miền Bắc, ngày 15/01/1965 Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Bảo Việt) mới chính thức đi vào hoạt động. Trong những năm đầu, Bảo Việt chỉ tiến hành các nghiệp vụ về hàng hải như bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm tàu viễn dương…. Như vậy có thể nói bảo hiểm hàng hải nói chung bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển nói riêng là một nghiệp vụ bảo hiểm quan trọng đem lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế , nó đã ra đời khá sớm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới chiếm một vị trí quan trọng trong thương mại cũng như ngoại thương của các quốc gia đó. II. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển Trong nền kinh tế toàn cầu hoá ngày nay thì dịch vụ vận chuyển nói chung và vận chyển hàng hoá xuất, nhập khẩu (XNK ) bằng đường biển nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế.Có thể nói thương mại có phát triển mạnh được là nhờ có vận chuyển.Có nhiều phương Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 6 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD thức vận chuyển khác nhau như vận chuyển bằng đường biển, đường bộ, đường sắt,hàng không….Trong đó vận chuyển bằng đường biển chiếm khoảng 90% lượng hàng hoá XNK trên thế giới. Bởi vì, vận chuyển bằng đường biển có rất nhiều ưu điểm. - Vận chuyển bằng đường biển có thể vận chuyển được nhiều chủng loại hang hóa lớn mà các phương tiện vận tải khác như :Đường bộ ,đường sông, đường hàng không …. khó thể đảm nhận được. - Các tuyến vận chuyển bằng đường biển rộng lớn nên trên một tuyến có thể tổ chức được nhiều chuyến tầu trong cùng một lúc trên cả hai chiều. - Giá thành vận chuyển (cước vận tải) thấp. Nhờ lợi dụng được điều kiện tự nhiên nên chi phí về vốn, nguyên vật liệu, sức lao động xây dựng các tuyến đường hàng hải thấp hơn rất nhiều so với chi phí bỏ ra cho phương tiện khác. - Vận chuyển bằng đường biển góp phần phát triển mối quan hệ tốt với các nước từ đó thúc đẩy giao lưu thương mại tăng thu ngoại tệ cho đất nước đó. Tuy nhiên, việc chuyên chở hàng hoá bằng đường biển có một số nhược điểm: ∗Vận chuyển bằng đường biển gặp rất nhiều rủi ro.Các rủi ro này có thể do các yếu tố tự nhiên, yếu tố kỹ thuật hoặc yếu tố xã hội, con người. - Do yếu tố tự nhiên: hành trình của con tàu thường rất dài do vậy phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên. Thời tiết, khí hậu trên đều ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vận chuyển bằng đường biển. Những rủi ro do thiên tai bất ngờ như bão lốc, sóng thần có thể xảy ra bất cứ lúc nào. - Do yếu tố kỹ thuật: trong hoạt động của mình, con người ngày càng sử dụng nhiều hơn các phương tiện khoa học kỹ thuật hiện đại. Nhưng dù máy móc hiện đại, chính xác đến đâu cũng không tránh khỏi trục trặc về kỹ thuật, đó là trục trặc của chính con tàu, kỹ thuật dự báo thời tiết, các tín hiệu điều Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 7 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD khiển từ đất liền từ đó gây ra đổ vỡ, mất mát hàng hoá trong quá trình xuất nhập khẩu. - Do yếu tố xã hội, con người: hàng hoá có thể bị mất trộm, mất cắp, bị cướp, hoặc bị thiệt hại do chiến tranh ∗Tốc độ của tàu biển còn chậm, hành trình trên biển có thời gian dài, nên xác suất rủi ro tai nạn trên biển càng cao nhưng việc ứng cứu rủi ro, tai nạn rất khó khăn. ∗Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hôi, mỗi chuyến tàu chuyên chở có giá trị rất lớn bao gồm giá trị tàu, hàng hoá chở trên tàu thuỷ thủ đoàn. vì vậu, nếu rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn về tài sản, trách nhiệm con người. ∗Trong quá trình vận chuyển, hàng hoá được người chuyên chở chịu trách nhiệm chính. Nhưng trách nhiệm này rất hạn chế về thời gian, phạm vi và mức độ tuỳ theo điều kiện giao hàng hợp đồng vận chuyển. Theo công ước Brucxen 1924, người chuyên chở được hưởng 17 miễn trách. Như vậy, khi rủi ro xẩy ra thì chủ hàng sẽ tự gánh chịu trách nhiện là chính. Trong lịch sử loài người đã có nhiều biện pháp chống lại những tác động xấu trên, nhưng thực tế cho thấy biện pháp hữu hiệu nhất là bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu. Ngành bảo hiểm hàng hoá đã ra đời trên cơ sở đòi hỏi của thực tế kinh tế xã hội đến nay việc bảo hiểm cho hàng hoá xuất nhập khẩu đã trở thành tập quán thương mại quốc tế. Điều này chứng tỏ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là sự cần thiết khách quan. III. Tác dụng của bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Ra đời từ sự đòi hỏi của thực tại khách quan, bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển có tác dụng to lớn đến thương mại Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 8 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD quốc tế nói riêng đời sống kimh tế - xã hội mỗi quốc gia nói chung.Tác dụng này thể hiện ở chỗ. - Bù đắp một phần hay toàn bộ, những mất mát hay hư hại, về hàng hoá và các chi phí liên quan, cho chủ hàng tham gia bảo hiểm khi xảy ra rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm, từ đó giúp họ nhanh chóng ổn định hoạt động kinh doanh. - Thông qua hoạt động của nghiệp vụ bảo hiểm này mà hàng năm một số vốn lớn ( được tập trung từ những người tham gia bảo hiểm ) được sử dụng để đầu tư phát triển kinh tế. - Người kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm này hàng năm đóng góp một phần đáng kể cho ngân sách nhà nước thông qua thuế. - Vì quyền lợi của mình mà người bảo hiểm người tham gia bảo hiểm thực hiện các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất từ đó giảm thiểu hậu quả có thể xảy ra. - Nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ là chỗ dựa tinh thận giúp chủ hàng an tâm hơn khi kinh doanh hàng hoá xuất nhập khẩu nhờ cung cấp một cơ chế bảo vệ hữu hiệu cho hàng hoá của họ khi có rủi ro xảy ra. - Sự ra đời của nghiệp vụ bảo hiểm này là một nhân tố hết sức quan trọng cho việc thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển bởi nó hạn chế những nhược điểm phát huy những ưu điểm của phương thức vận tải đường biển. Việt nam có điều kiện thuận lợi để phát triển vận tải biển. Nước ta có trên 3200 km bờ biển chạy từ Bắc xuống Nam, nằm trên đường hàng hải quốc tế, chạy từ ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương. Mối quan hệ hợp tác buôn bán giữa nước ta với các nước ngày càng mở rộng. Do vậy đây là mảnh đất mầu mỡ cho nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển phát triển phát huy tác dụng tiềm tàng của nó. Để có thể phát huy tác dụng tối đa của nghiệp vụ này vấn đề đặt ra cho các công ty bảo hiểm Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 9 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD trong nước là dành được những hợp đồng bảo hiểm cho cả hàng xuất nhập khẩu. IV : Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển. 4.1. Rủi ro hàng hải tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. Đối tượng bảo hiểm trong nghiệp vụ này là tất cả các loại hàng hóa XNK nói chung .Đối tượng này có thể gặp phải nhiều rủi ro gây tổn thất. 4.1.1. Rủi ro hàng hải. Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm hư hỏng hàng hoá phương tiện chuyên chở. Rủi ro hàng hải được phân ra làm nhiều loại: Theo nguyên nhân rủi ro hàng hải bao gồm rủi ro do thiên tai, rủi ro do tai nạn bất ngờ trên biển rủi ro do hành động của con người. - Thiên tai: là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như biển động, bão, lốc, sét, thời tiết quá xấu mà con người không chống lại được. - Tai nạn bất ngờ trên biển: là những rủi ro do mắc cạn, đắm, bị phá huỷ, cháy, nổ, mất tích, đâm va với tàu khách hoặc một vật thể cố định không phải là nước, phá hoại thuyền trưởng thuỷ thủ đoàn trên tàu, - Hành động của con người: ăn trộm, ăn cắp hàng, mất cướp, chiến tranh, đình công bắt giữ, tịch thu Đó là các rủi ro chính, ngoài ra còn một số rủi ro khác như rủi ro lúc xếp dỡ hàng, hàng bị nhiễm mùi, lây bẩn Hà Ngọc Phúc Bảo Hiểm 46B 10 [...]... dầu, hàng hóa xuất nhập khẩu, bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người bảo hiểm tàu thủy.Ngoài ra công ty còn hoạt động cả lĩnh vực nhận nhượng tái bảo hiểm , hoạt động đầu tư tài chính… II Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển ở PJICO 2.1.Hoạt động khai thác bảo hiểm : Khai thác là một khâu rất quan trọng trong các doanh nghiệp, các công ty. .. tích, hàng hoá được coi là tổn thất toàn bộ ước tính hoặc hàng bị mất mà sau khi đã bồi thường, lại tìm thấy được hàng thì số hàng đó thuộc quyền sở hữu của người bảo hiểm Hà Ngọc Phúc 32 Bảo Hiểm 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU VẬN CHUYỂN BẰNG ĐƯỜNG BIỂN Ở PJICO I Vài nét về Công ty cổ phần bảo hiểm PJICO Tổng công. .. Tổn thất chung chi phí cứu nạn Người được bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do hành động trực tiếp của những người đình công mà không chịu trách nhiệm về những thiệt hại do hậu quả của đình công 4.4 Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển Hợp đồng bảo hiểm ( HĐBH) hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển là một văn bản, trong đó người bảo hiểm cam kết sẽ... Giá trị bảo hiểm F - Cước phí vận chuyển C - Giá FOB của hàng hoá a - Số % lãi dự tính R - Tỉ lệ phí bảo hiểm 4.5.2 Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là số tiền được đăng ký bảo hiểm, ghi trong HĐBH Số tiền bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị bảo hiểm Hoá đơn hàngtài liệu chắc chắn nhất để xác định giá trị bảo hiểm của hàng - Nếu số tiền bảo hiểm bằng giá trị bảo hiểm, đó là "bảo hiểm ngang... bảo hiểm để được bồi thường khi có tổn thất do các rủi ro đã thoả thuận gây nên Phí bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá trị bảo hiểm hoặc số tiền bảo hiểm tỷ lệ phí bảo hiểm Ta có: Hà Ngọc Phúc 24 Bảo Hiểm 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD Phí bảo hiểm = Số tiền bảo hiểm * tỷ lệ phí bảo hiểm Tỷ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thoả thuận giữa người bảo hiểm và. .. một chứng ttừ vận chuyển hàng trên biển do người vận chuyển cấp cho người gửi hàng nhằm nói lên quan hệ pháp lý giữa người vận chuyển, người gửi hàng người nhận hàng *Người bảo hiểm: có trách nhiệm đối với hàng hoá được bảo hiểm Chẳng hạn, kiểm tra chứng từ hàng hoá, kiểm tra hành trình bản thân con tàu vận chuyển Khi xảy ra tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, người bảo hiểm có trách... còn gọi là "bảo hiểm toàn phần" - Nếu số tiền bảo hiểm cao hơn giá trị bảo hiểm, đó là "bảo hiểm trên giá trị", hay còn gọi là "bảo hiểm vượt mức" - Nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm, đó gọi là " bảo hiểm dưới giá trị ", còn gọi là "bảo hiểm dưới mức" Trong thực tế chủ hàng thường bảo hiểm ngang giá trị 4.5.3 Phí bảo hiểm Phí bảo hiểm: là một khoản tiền nhỏ mà người được bảo hiểm phải trả... lần vận chuyển hàng hoá, người tham gia bảo hiểm phải gửi giấy báo vận chuyển cho người bảo hiểm Nếu có thay đổi đặc biệt về số lượng, giá trị hàng thì phải tiến hành ký kết hợp đồng bảo hiểm khác Sau khi cấp đơn bảo hiểm hoặc HĐBH, nếu người được bảo hiểm thấy cần bổ xung, sửa đổi một số điều người bảo hiểm đồng ý thì người bảo hiểm sẽ cấp giấy bảo hiểm bổ xung Ngoài ra đơn bảo hiểm có thể chuyển. .. kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm các tổn thất của hàng hoá theo điều kiện đã ký kết, còn người tham gia bảo hiểm cam kết trả phí bảo hiểm Khi có yêu cầu bảo hiểm cho hàng hoá, chủ hàng phải làm "giấy yêu cầu bảo hiểm hàng hoá" Trong giấy yêu cầu bảo hiểm, người được bảo hiểm phải báo cho người bảo hiểm biết mọi thông tin cần thiết về đối tượng bảo hiểm những thông tin cần thiết khác để... Đặc thù của tuyến đường vận chuyển, quãng đường vận chuyển Hà Ngọc Phúc 25 Bảo Hiểm 46B Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Trường ĐHKTQD - Loại tàu chuyên chở Các luật Quy tắc bảo hiểm hàng hải đều lưu ý hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực ngay sau khi phí bảo hiểm được trả, người bảo hiểm có quyền huỷ bỏ hợp đồng nếu người được bảo hiểm không thực hiện đúng nghĩa vụ trả phí bảo hiểm hoặc từ chối bồi thường . I: Tổng quan về bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển. Chương II: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. phát triển của PJICO, em đã lựa chọn đề tài: Thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại Tổng Công ty

Ngày đăng: 19/02/2014, 09:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình Kinh tế bảo hiểm – chủ biên : PGS.TS Nguyễn Văn Định Khác
2. Giáo trình Quản Trị kinh Doanh Bảo Hiểm- chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Văn Định Khác
3. Những vấn đề cơ bản về bảo hiểm hàng hóa- GS-TS Trương Mộc Lâm 4. Tạp chí bảo hiểm- tái bảo hiểm Khác
7. Các bản tin của hiệp hội bảo hiểm Khác
8. Thị trường bảo hiểm- Bộ tài chính ( Các năm 2002- 2007) 9. Tạp chí bảo hiểm Khác
12. Báo cáo thường niên các năm của PJICO Khác
13. Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam- PJICO 2005 Khác
14. Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển- PJICO 2008 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của PJICO - thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty bảo hiểm pjico, thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 1 Bộ máy quản lý của PJICO (Trang 34)
Sơ đồ 2 : Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK  vận chuyển bằng đường biển của PJICO: - thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty bảo hiểm pjico, thực trạng và giải pháp
Sơ đồ 2 Quy trình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển của PJICO: (Trang 36)
Bảng 1: doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển   bằng đường biển của PJICO(2002-2007) - thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty bảo hiểm pjico, thực trạng và giải pháp
Bảng 1 doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển của PJICO(2002-2007) (Trang 43)
Bảng 2:Tình hình chi  giám định và chi đề phòng hạn chế tổn thất của nghiệp vụ (2003-2007): - thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty bảo hiểm pjico, thực trạng và giải pháp
Bảng 2 Tình hình chi giám định và chi đề phòng hạn chế tổn thất của nghiệp vụ (2003-2007): (Trang 49)
Bảng 4: Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển   bằng đường biển tại PJICO (2002-2007) - thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty bảo hiểm pjico, thực trạng và giải pháp
Bảng 4 Kết quả khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá XNK vận chuyển bằng đường biển tại PJICO (2002-2007) (Trang 56)
Bảng 5 : Thị phần của một số công ty bảo hiểm trong ngiệp vụ bảo  hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển qua các năm. - thực trạng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển tại tổng công ty bảo hiểm pjico, thực trạng và giải pháp
Bảng 5 Thị phần của một số công ty bảo hiểm trong ngiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển qua các năm (Trang 59)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w