1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân huyện yên thành thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

54 1,3K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 205 KB

Nội dung

Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân huyện yên thành thực trạng và giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học

Trang 1

Trờng đại học vinh

Khoa luật -

NGUYỄN THỊ HỒNG

HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG VÀ BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN YấN THÀNH.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Khoá luận tốt nghiệp đại học

Vinh - 2011Mục lục

mở đầu 1Chơng 1: khái quát chung về văn bản quy phạm pháp luật 41.1 Văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 4 1.1.1 khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật 41.1.2 Vị trí, vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nớc 151.1.3 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay 171.2 Những quy định chung về văn bản quy phạm phạm luật của ủy ban

nhân dân .18

1

Trang 2

1.2.1 Những quy định chung về văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân 181.2.2 Văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp huyện 191.2.2.1 Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cấp huyện 191.2.2.2 Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cấp huyện 201.2.2.3 Soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong trờng hợp

đột xuất, khẩn cấp 221.2.2.4 Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của

ủy ban nhân dân 23Chơng 2: Thực trạng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân huyện yên thành

và các giải pháp khắc phục 272.1 Vài nét về ủy ban nhân dân Huyện Yên Thành 272.2 Thực trạng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân Huyện Yên Thành 282.2.1 Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của

ủy ban nhân dân Huyện Yên Thành nhiệm kỳ 2005 - 2010 282.2.2 Những kết quả và hạn chế trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân huyện Yên Thành 312.2.3 Đánh giá nguyên nhân của thành công và hạn chế trong việc xây

dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân HuyệnYên Thành 402.2.4 Giải pháp nâng cao chất lợng hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân Huyện Yên Thành ban

hành trong giai đoạn hiện nay 432.2.4.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật do UBND Huyện Yên Thành ban hành 442.2.4.2 Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy đủ điều kiện và khả năng làm công tác xây dựng và ban hành văn bản có tính ổn định và chất lợng 472.2.4.3 Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng

và ban hành văn bản quy phạm pháp luật do UBND Huyện Yên Thành ban hành 502.2.4.4 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, cá nhân, có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật đồng thời tăng cờng hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do chính

quyền địa phơng ban hành 51

2

Trang 3

2.2.4.5 Đổi mới nhận thức, nâng cao tinh thần trách nhiệm, trình độ năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật 532.2.4.6 Đảm bảo về các điều kiện hỗ trợ cho công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật 55kết luận 58danh mục tài liệu tham khảo 60

Mở đầu

1 Tính cấp thiết của đề tài

Một trong những nhiệm vụ cơ bản của Việt Nam trong giai đoạn hiệnnay là xây dựng Nhà nớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vìdân Một trong những yêu cầu cơ bản mà Nhà nớc pháp quyền đòi hỏi là phải

có hệ thống pháp luật hoàn thiện để quản lý thống nhất nhà nớc và xã hội Vớimục tiêu dân giàu, nớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh Do vậy,yêu cầu về hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng trở nên quan trọng và rấtcần thiết Trong những năm gần đây Nhà nớc ta đã ban hành một số lợng lớnvăn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong

điều kiện Việt Nam đang hội nhập nền kinh tế thế giới và chúng ta đang xâydựng nền kinh tế thị trờng theo định hớng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý củaNhà nớc

Công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong nhữngnăm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, chất lợng của văn bản quyphạm pháp luật ngày càng đợc nâng cao Tuy nhiên tình trạng ban hành vănbản quy phạm pháp luật còn mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với điềukiện kinh tế xã hội, với các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn đang diễn rakhá phổ biến trên thực tế Điều này thể hiện rõ nét ở các văn bản quy phạmpháp luật do chính quyền địa phơng ban hành mặt khác công tác ban hành,xây dựng văn bản quy phạm pháp luật nói chung và văn bản quy phạm phápluật do UBND Huyện Yên Thành ban hành còn cha đợc hiệu quả cao nhất Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một công việc mới mẻ, tuy nhiên

đây lại là công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao Hiện naycông tác xây dựng văn bản còn gặp rất nhiều khó khăn về tổ chức, nhân sự vàcác điều kiện bảo đảm các tổ chức chuyên trách xây dựng văn bản cha đợctăng cờng, kiện toàn một cách đồng bộ, thiếu ổn định Cán bộ trực tiếp thựchiện nhiệm vụ này cha đợc đào tạo cơ bản, nhiều nơi còn kiên nhiệm nhiều

3

Trang 4

việc Điều này thể hiện rõ ràng nhất ở các cấp chính quyền địa phơng, đặcbiệt là UBND Huyện Yên Thành - nơi mà các văn bản quy phạm pháp luậtcòn tồn tại mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với văn bản của cơ quancấp trên.

Do vậy việc nghiên cứu đề tài: “Hoạt động xây dựng và ban hành văn

bản quy phạm pháp luật của UBND Huyện Yên Thành Thực trạng và giải pháp” là cần thiết Trên cơ sở phân tích lý luận và tìm hiểu thực tiễn để đ a racác giải pháp nhằm nâng cao chất lợng của hoạt động xây dựng và ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật do UBND Huyện ban hành hiện nay

2 Tình hình nghiên cứu của đề tài

Với ý nghĩa là một bộ phận khoa học của khoa học luật hành chính nhànớc, hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã và đang

đợc nhiều nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn quan tâm Tuy nhiên, các đề tàinghiên cứu này chủ yếu nghiên cứu hoạt động xây dựng và ban hành văn bảnquy phạm pháp luật một cách chung chung chứ không nghiên cứu tại một địaphơng cụ thể

Vì vậy có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách hệthống và tơng đối đầy đủ về hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quyphạm pháp luật của UBND Huyện Yên thành

Nhng, quá trình hoàn thiện hoạt động xây dựng và ban hành văn bảnquy phạm pháp luật của UBND Huyện Yên Thành nói riêng đòi hỏi việcnghiên cứu không chỉ dừng lại ở thực trạng và thực tiễn áp dụng mà còn tìmhiểu những vấn đề sau rộng những vấn đề về bản chất, cơ sở lý luận và thựctiễn của nó

3 Mục đích, đối tợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở tìm hiểu những vấn đề

lý luận cơ bản và qua thực tiễn xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật do chính quyền địa phơng ban hành; từ đó đa ra một số phơng hớng giảipháp nhằm nâng cao chất lợng hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quyphạm pháp luật ở nớc ta hiện nay

Đối tợng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu về mối quan hệ giữahoạt động xây dựng và hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật dochính quyền địa phơng ban hành mà cụ thể là UBND Huyện Yên Thành Luậnvăn cũng tìm hiểu về thực trạng của hoạt động xây dựng và ban hành văn bảnquy phạm pháp luật do chính quyền địa phơng ban hành Từ đó đánh giánhững thành tựu đã đạt đợc cũng nh những hạn chế tồn tại của hoạt động xây

4

Trang 5

dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phơng banhành mà cụ thể là UBND Huyện Yên Thành.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào hoạt động xây dựng và banhành văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phơng ban hành (UBNDHuyện Yên Thành) trên cơ sở quy định của pháp luật về hoạt động xây dựng

và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

4 Phơng pháp nghiên cứu

Luận văn đợc nghiên cứu dựa trên cơ sở phơng pháp luận khoa học củachủ nghĩa Mác - Lênin và t tởng Hồ Chí Minh Luận văn sử dụng phơng phápphân tích, mô tả, tổng hợp, so sánh và thống kê để đánh giá vấn đề

5 ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn đã đề cập khá rõ nét về các vấn đề lý luận và đi vào tìm hiểuthực trạng của hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

do chính quyền địa phơng ban hành trong bối cảnh Nhà nớc ta đang nỗ lựchoàn thiện hệ thống pháp luật Với những kết quả bớc đầu, luận văn hi vọng sẽgóp một chút nhỏ vào việc nâng cao chất lợng hoạt động xây dựng và banhành văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phơng ban hành ở nớc tahiện nay

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

đ-ợc trình bày với 2 chơng, 6 tiết

Chơng 1: Khái quát chung về văn bản quy phạm pháp luật

Chơng 2: Thực trạng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND Huyện Yên Thành và giải pháp khắc phục

5

Trang 6

Chơng 1 khái quát chung về văn bản quy phạm pháp luật

1.1 Văn bản quy phạm pháp luật và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

Theo nghĩa chung nhất văn bản đợc hiểu là một phơng tiện để ghi nhận

và truyền đạt các thông tin, quyết định từ chủ thể này đến chủ thể khác bằngmột ký hiệu hoặc ngôn ngữ nhất định Theo quan niệm này, từ các loại giấy

tờ, tài liệu, sách vở đến các t liệu khác đều đợc coi là văn bản

Theo nghĩa thông thờng văn bản đợc hiểu là các tài liệu, giấy tờ đợc sửdụng trong hoạt động của các cơ quan nhà nớc, các tổ chức chính trị, chính trị

- xã hội, tổ chức kinh tế hoặc các tài liệu của cá nhân có giá trị, ý nghĩa pháp

định ra theo một hình thức, trình tự, thủ tục nhất định do pháp luật quy định để

tổ chức các hoạt động của nhà nớc, xã hội cũng nh giải quyết các công việcliên quan đến cá nhân, tổ chức

Văn bản quản lý nhà nớc có những đặc điểm phân biệt với các loại vănbản khác ở chỗ nó là loại văn bản mang tính chất công quyền thể hiện quyềnlực công quyền do nhân dân ủy nhiệm cho các cơ quan nhà nớc theo quy địnhcủa pháp luật, thể hiện ý chí mệnh lệnh của các cơ quan nhà nớc, phục vụ chohoạt động của nhà nớc Văn bản quản lý nhà nớc do nhiều cơ quan nhà nớckhác nhau ban hành trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và t pháp Hiệulực của văn bản quản lý nhà nớc, các hình thức, tiêu chuẩn thể hiện của nó đềuphụ thuộc vào thẩm quyền, vị trí, chức năng của cơ quan ban hành Văn bảnquản lý nhà nớc đợc lập thành một hệ thống thứ bậc chặt chẽ Trong văn bảnquản lý nhà nớc thì văn bản quy phạm pháp luật là hình thức văn bản quantrọng, có tính quyết định đến hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nớctrong bộ máy nhà nớc

Văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Luậtban hành văn bản quy phạm pháp luật (do Quốc Hội khóa XII thông qua ngày

Trang 7

03 tháng 06 năm 2008) quy định: “Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản

do cơ quan nhà nớc ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục đợc quy định trong luật này hoặc trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, trong

đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, đợc nhà nớc bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội”.

So sánh định nghĩa trên đây với định nghĩa văn bản quy phạm pháp luậttrong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 1996 (đã sửa đổi, bổsung năm 2002, sau đây gọi chung là luật năm 1996) có thể thấy rằng về cơbản định nghĩa này vẫn kế thừa những nội dung chính của định nghĩa trongLuật năm 1996, nhng đợc bổ sung, hoàn thiện cho đầy đủ và chính xác hơn,nhằm phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác

Đặc điểm văn bản quy phạm pháp luật

Luật năm 2008 đã quy định một cách cụ thể hơn các dấu hiệu đặc thùcủa văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể nh sau:

Thứ nhất, là văn bản do cơ quan nhà nớc ban hành hoặc phối hợp ban

hành.

Theo định nghĩa văn bản quy phạm pháp luật tại khoản 1 Điều 1 của Luậtnăm 1996 thì chủ thể ban hành văn bản quy phạm pháp luật chỉ là cơ quan nhànớc Định nghĩa nh vậy cha hoàn toàn đầy đủ, bởi lẽ cũng ngay tại điểm đkhoản 2 của Điều này nêu rõ có cả văn bản quy phạm pháp luật do cơ quannhà nớc phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội ban hành Vì vậy Luật năm

2008 quy định các loại văn bản quy phạm pháp luật do các chủ thể ban hành

nh sau:

- Văn bản do một cơ quan nhà nớc ban hành Loại văn bản này do Quốchội, ủy ban thờng vụ Quốc hội, Chủ tịch nớc, Chính phủ, Thủ tớng Chính phủ,Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tốicao, Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trởng, Thủ trởng cơ quanngang bộ, Tổng Kiểm toán Nhà nớc, Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhândân ban hành;

- Văn bản do các cơ quan phối hợp với nhau ban hành: Loại văn bản này

do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện trởng Viện kiểm sátnhân dân tối cao; Bộ trởng, Thủ trởng cơ quan ngang bộ phối hợp với Chánh

án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Bộ ởng phối hợp với nhau; Bộ trởng phối hợp với thủ trởng cơ quan ngang bộ banhành;

Trang 8

tr Văn bản do cơ quan nhà nớc phối hợp với cơ quan Trung ơng của tổchức chính trị - xã hội ban hành Loại văn bản này do ủy ban thờng vụ Quốchội hoặc Chính phủ phối hợp với cơ quan trung ơng của tổ chức chính trị - xãhội ban hành Ví dụ nh do ủy ban thờng vụ Quốc hội phối hợp với ủy banTrung ơng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành.

- Hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hoạt động đặc trng

và quan trọng hàng đầu của cơ quan nhà nớc, là hoạt động thể hiện một cách

rõ nét quyền lực nhà nớc Do đó tuy pháp luật quy định chủ thể ban hành vănbản quy phạm pháp luật có hai loại, một loại thuần túy do cơ quan nhà nớcban hành (ban hành độc lập hoặc phối hợp với nhau ban hành), một loại do cơquan nhà nớc phối hợp với cơ quan Trung ơng của tổ chức chính trị - xã hộiban hành, nhng chủ thể chủ yếu và quan trọng ban hành văn bản quy phạmpháp luật vẫn là cơ quan nhà nớc Việc giao cho các tổ chức chính trị - xã hội

đợc tham gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật là hệ quả từ việc giao chocác tổ chức này tham gia quản lý nhà nớc Về một khía cạnh nhất định, đây là

điểm đặc thù của hệ thống chính trị nớc ta, nhng xét trên khía cạnh khác, điềunày làm lu mờ ranh giới phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với các loạihình văn bản khác, làm cho yếu tố chủ thể không còn là một yếu tố thực sựriêng biệt để xác định một văn bản là văn bản quy phạm pháp luật Qua Luậtnăm 2008 và Luật năm 1996 cho thấy có xu hớng giảm dần việc giao cho các

tổ chức chính trị - xã hội đợc tham gia ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Điều này thể hiện ở chỗ Luật năm 1996 chỉ quy định chung chung là “cơquan nhà nớc có thẩm quyền” phối hơp với “tổ chức chính trị - xã hội” banhành văn bản quy phạm pháp luật Quy định nh vậy có thể hiểu là có rất nhiềuchủ thể là cơ quan nhà nớc có thể phối hợp với tổ chức chính trị - xã hội đểban hành văn bản quy phạm pháp luật Nhng đến Luật năm 2008 thì quy định

rõ chỉ có hai chủ thể đợc quyền phối hợp với “tổ chức chính trị - xã hội” đểban hành văn bản quy phạm pháp luật là ủy ban thờng vụ Quốc hội và Chínhphủ

Thứ hai, là văn bản đợc ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự,

thủ tục đợc quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân

Đây là yêu cầu hết sức quan trọng để xác định một văn bản là văn bảnquy phạm pháp luật Chính vì vậy ngoài phần định nghĩa về văn bản quy phạmpháp luật, tại Khoản 2 Điều 1 Luật năm 2008 còn nhấn mạnh “Văn bản do cơquan nhà nớc ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình

Trang 9

thức, trình tự, thủ tục đợc quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân thìkhông phải là văn bản quy phạm pháp luật” Về nguyên tắc bất kỳ loại vănbản nào ban hành mà không thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu quy định tại Khoản

1 Điều 1 năm 2008 thì đơng nhiên không đợc coi là văn bản quy phạm phápluật Chính vì vậy trong quá trình xây dựng, ban hành Luật năm 2008, có ýkiến cho rằng việc quy định nội dung nh tại Khoản 2 Điều 1 Luật năm 2008

là không cần thiết Tuy nhiên, thực tế cho thấy hiện nay vẫn còn tồn tại không

ít văn bản không đợc ban hành theo trình tự, thủ tục quy định trong Luật banhành văn bản quy phạm pháp luật, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân nhng lại chứa đựng các quy phạmpháp luật làm ảnh hởng đến tính minh bạch và chất lợng của hệ thống phápluật Chính vì vậy, việc bổ sung quy định nh tại khoản 2 Điều 1 Luật năm

2008 là cần thiết nhằm lập lại trật tự trong việc xây dựng, ban hành và thựchiện văn bản quy phạm pháp luật

So với Luật năm 1996, Luật năm 2008 đã bổ sung yêu cầu đối với vănbản quy phạm pháp luật là phải đợc ban hành theo “thẩm quyền” và “hìnhthức” đợc quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và trongLuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy bannhân dân Những bổ sung này đều nhằm giúp cho việc xác định thế nào là mộtvăn bản quy phạm pháp luật Đây có thể đợc coi là một điểm mới rất có ýnghĩa trong điều kiện việc đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luậtbớc đầu đợc tiến hành từ Luật này Tuy vậy, trên thực tế và theo các quy địnhcủa Luật năm 2008, vẫn tồn tại trình trạng các cơ quan, cá nhân có thẩmquyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật dới nhiều hình thức khác nhau;

đồng thời, một số loại hình văn bản cũng có thể do nhiều chủ thể ban hành,không chỉ với t cách là văn bản quy phạm pháp luật mà còn có thể đợc banhành với t cách là văn bản áp dụng pháp luật (ví dụ nh nghị quyết, quyết định)vv… Do vậy, nhìn chung với một số loại văn bản nhất định, nếu chỉ căn cứvào yếu tố “thẩm quyền” , “hình thức” thì khó có thể khẳng định đợc đó cóphải là văn bản quy phạm pháp luật hay không Điều này cho thấy, việc coihình thức là một dấu hiệu để xác định văn bản quy phạm pháp luật sẽ có ýnghĩa nhiều hơn nữa khi việc đơn giản hóa hệ thống văn bản quy phạm phápluật đợc thực hiện một cách triệt để theo hớng mỗi cơ quan chỉ ban hành vănbản quy phạm pháp luật dới một hình thức nhất định và thu hẹp phạm vinhững cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Trang 10

Thứ ba, là văn bản chứa đựng quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc

chung, đợc Nhà nớc bảo đảm thực hiện

Đây là dấu hiệu cơ bản, có tính chất quyết định giúp phân biệt văn bảnquy phạm pháp luật với các loại văn bản khác cũng do cơ quan nhà nớc banhành Một văn bản chứa đựng quy tắc xử sự chung (hay còn gọi là quy phạmpháp luật) có nghĩa là trong văn bản đó không chỉ đích danh một sự việc haymột đối tợng cụ thể mà chỉ dự liệu trớc những điều kiện, hoàn cảnh, tìnhhuống có thể xẩy ra trên thực tế và nếu bất kỳ một chủ thể nào khi rơi vào

điều kiện, hoàn cảnh, tình huống nh vậy cũng phải có trách nhiệm làm theonhững quy định của văn bản Khác với văn bản áp dụng pháp luật là chỉ cóhiệu lực bắt buộc đối với một hoặc một số đối tợng cụ thể, văn bản quy phạmpháp luật có hiệu lực bắt buộc chung cho nhiều đối tợng thực hiện Đồng thờivăn bản quy phạm pháp luật đợc Nhà nớc bảo đảm thực hiện bằng các biệnpháp nh tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục và các biện pháp về tổ chức, hànhchính, kinh tế Trong trờng hợp cần thiết, Nhà nớc có thể áp dụng biện pháp c-ỡng chế bắt bắt buộc thi hành và quy định chế tài đối với ngời vi phạm (chế tàihình sự, chế tài hành chính, chế tài dân sự vv…) So với Luật năm 1996, bêncạnh dấu hiệu “có quy tắc xử sự chung” , Luật năm 2008 đã bổ sung thêm dấuhiệu của văn bản quy phạm pháp luật là “có hiệu lực bắt buộc chung” Tức lànhững ai rơi vào trờng hợp đã quy định trong quy phạm pháp luật nào thì đềubuộc phải xử sự theo quy định chung đó

Chính vì vậy có thể nói một cách ngắn gọn, văn bản quy phạm pháp luật

là văn bản có chứa đựng văn bản quy phạm pháp luật với những thuộc tính cơbản là có tính bắt buộc chung, áp dụng nhiều lần, có hiệu lực lâu dài và đợcbảo đảm thực hiện bởi các cơ quan nhà nớc Những văn bản do cơ quan nhànớc có thẩm quyền ban hành nhng không có đủ các yếu tố trên thì không phải

là văn bản quy phạm pháp luật Ví dụ nh quyết định xử phạt vi phạm hànhchính do Chủ tịch ủy ban nhân dân ban hành, quyết định của Bộ trởng Bộ X

về việc bổ nhiệm ông Trần Văn B làm Chánh Văn phòng Bộ vv… thì đâykhông phải là văn bản chứa đựng quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộcchung mà chỉ là văn bản cá biệt, áp dụng đối với một đối tợng cụ thể

Tuy Luật năm 2008 cũng nh Luật năm 1996 có đa ra định nghĩa cụ thể vềvăn bản quy phạm pháp luật với những dấu hiệu đặc trng nhằm phân biệt vănbản quy phạm pháp luật với các loại văn bản khác, nhng trên thực tế khôngphải lúc nào cũng có thể phân biệt đợc một cách dễ dàng, nhất là đối với cácvăn bản do cùng một chủ thể ban hành dới cùng một hình thức, chẳng hạn nh

Trang 11

Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của ủy ban Thờng vụ Quốc hội, quyết

định của Thủ tớng Chính phủ, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết địnhcủa ủy ban nhân dân Đây là vấn đề cần phải tiếp tục đợc nghiên cứu nhằmhoàn thiện định nghĩa về văn bản quy phạm pháp luật

Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Nguyên tắc là những t tởng mang tính chỉ đạo, tuy không trực tiếp quy

định những quy trình, thủ tục cụ thể nhng lại có tác động tới mọi mặt, mọi quátrình, mọi chủ thể tham gia vào việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạmpháp luật Việc xác định đúng đắn các nguyên tắc là yêu cầu tiên quyết,không chỉ chi phối hoạt động xây dựng, ban hành văn bản mà còn là cơ sở choviệc tạo nên các quy định cụ thể điều chỉnh chính hoạt động xây dựng, banhành văn bản này Luật năm 2008 xác định năm nguyên tắc sau đây trong việcxây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

Trong hệ thống pháp luật của chúng ta hiện nay cha có quy định cụ thểthế nào là đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của văn bản đốivới hệ thống pháp luật Tuy nhiên dựa trên quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luậtnăm 2008 về nội dung tham gia thẩm tra của ủy ban pháp luật nhằm bảo đảmtính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của dự án, dự thảo với hệ thống phápluật có thể xác định nguyên tắc nêu trên đợc thể hiện qua các điểm sau đây:

Thứ nhất, về tính hợp hiến Đây là nhân tố hàng đầu bảo đảm sự thống

nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật Tính hợp hiến đòi hỏi tất cả các quy

định trong văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với quy định của Hiến pháp, không đợc trái hoặc mâu thuẫn với Hiến pháp.

Thứ hai, về tính hợp pháp Tính hợp pháp đòi hỏi văn bản quy phạm

pháp luật đợc ban hành đúng thẩm quyền, hình thức và trình tự, thủ tục nhất

định.

Thứ ba, về tính thống nhất của hệ thống pháp luật Tính thống nhất của

hệ thống pháp luật đòi hỏi văn bản quy phạm pháp luật đợc ban hành phải bảo đảm sự thống nhất về nội dung giữa các quy định trong văn bản đó với các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nớc cấp trên.

Nguyên tắc tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Việc tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, banhành văn bản quy phạm pháp luật vừa là nguyên tắc vừa là một trong nhữngcăn cứ xác định một văn bản là văn bản quy phạm pháp luật theo định nghĩa

Trang 12

nêu tại Điều 1 Luật năm 2008 Thực chất cảu nguyên tắc này thuộc nội hàmcủa nguyên tắc bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất của vănbản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Tuy nhiên, Luật năm 2008tách ra thành một nguyên tắc riêng trong xây dựng, ban hành văn bản quyphạm pháp luật, nhằm nhấn mạnh việc tuân thủ các quy định của pháp luật vềthẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạmpháp luật, khắc phục tình trạng ban hành văn bản không đúng theo quy định

về thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục, nhng vẫn đợc coi là văn bản quyphạm pháp luật

Thẩm quyền, nói một cách chung nhất, là quyền và trách nhiệm mà phápluật quy định cho mỗi cơ quan Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm phápluật bao gồm thẩm quyền về mặt nội dung và thẩm quyền về mặt hình thức.Việc văn bản quy phạm pháp luật phải đợc ban hành đúng thẩm quyền là mộtnguyên tắc bắt buộc xuất phát trớc hết từ yêu cầu trong tổ chức và thực hiệnquyền lực nhà nớc Bộ máy nhà nớc bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, mỗicơ quan đợc phân công thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong những lĩnh vựcnhất định Do đó, để bộ máy nhà nớc hoạt động hài hòa, hiệu quả thì quyềnlực phải đợc tổ chức, thực hiện một cách hợp lý, thống nhất, không chồngchéo, không có sự lạm quyền, lộng quyền Muốn vậy cần xác định rõ ràng, cụthể quyền hạn, trách nhiệm của mỗi cơ quan Theo đó mỗi cơ quan, trong hoạt

động của mình, nhất là hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, phảituân thủ đúng thẩm quyền đã đợc pháp luật quy định Không chỉ xuất phát từyêu cầu trong tổ chức, thực hiện quyền lực nhà nớc, nguyên tắc tuân thủ thẩmquyền còn xuất phát từ yêu cầu bảo đảm hiệu quả trong hoạt động của từng cơquan Sự phân công về mặt thẩm quyền cho các cơ quan không chỉ thể hiện cơcấu quyền lực trong bộ máy nhà nớc mà còn phải tính đến khả năng thực tếcủa các cơ quan đó Vì vậy ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái thẩmquyền có thể phá vỡ tính hài hòa, thống nhất trong việc thực hiện quyền lựccủa toàn bộ bộ máy nhà nớc, đồng thời có thể ảnh hởng đến chất lợng của vănbản, gây nên những mâu thuẫn, chồng chéo trong hệ thống pháp luật

Bên cạnh việc tuân thủ quy định về thẩm quyền, việc xây dựng, ban hành vănbản quy phạm pháp luật còn phải bảo đảm đúng hình thức theo quy định củapháp luật Sự tuân thủ về hình thức văn bản không chỉ có ý nghĩa đối với việc

rà soát, sắp xếp, hệ thống hóa mà trong nhiều trờng hợp còn thể hiện thứ bậc,hiệu lực pháp lý của văn bản, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.Ngoài ra, việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải thực hiện

Trang 13

theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định Điều này góp phần bảo đảmchất lợng của văn bản quy phạm pháp luật đợc ban hành Để nguyên tắc nàythực sự có ý nghĩa thì vấn đề quan trọng hàng đầu là xây dựng đợc một quytrình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tính khoa học, hợp lý

và khả thi Thực tế thời gian qua cho thấy, việc ban hành một số văn bản quyphạm pháp luật cha tuân thủ đợc một cách triệt để trình tự, thủ tục pháp luậtquy định mà một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một

số thủ tục đợc quy định cha phù hợp thực tế làm cho các chủ thể tham gia vàoquá trình soạn thảo khó có thể thực hiện đợc một cách đầy đủ

Để đảm bảo nguyên tắc tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục,Luật năm 2008 đã xác định rõ cơ quan nào đợc phép ban hành văn bản quyphạm pháp luật, ban hành văn bản dới hình thức cụ thể nào, điều chỉnh nhữngnội dung gì, đồng thời, xác định rõ trình tự, thủ tục cần phải thực hiện trongquy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Bên cạnh đó, Luậtcũng quy định về việc phát hiện và xử lý kịp thời đối với các văn bản quyphạm pháp luật đã ban hành trái thẩm quyền hoặc có nội dung, hình thứckhông phù hợp

Nguyên tắc bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

Theo quy định của Luật năm 2008, nguyên tắc bảo đảm tính công khai,minh bạch bao gồm hai nội dung cơ bản sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành

văn bản quy phạm pháp luật, trừ trờng hợp văn bản quy phạm pháp luật thuộc bí mật nhà nớc.

Thứ hai , đảm bảo tính minh bạch trong các quy định của văn bản quy

phạm pháp luật.

Trong quá trình xây dựng, ban hành Luật năm 2008, vấn đề bảo đảm tínhminh bạch của hệ thống pháp luật nói chung cũng nh tính minh bạch trong cácquy phạm pháp luật đợc các nhà làm luật rất quan tâm, chú trọng Chính vìvậy, trong luật 2008 đã đa ra các quy đinh cụ thể về cách quy định cũng nhngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật Theo đó, tại khoản 1 vàkhoản 2 Điều 5 Luật 2008 quy định “văn bản quy phạm pháp luật phải quy

định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định chung chung, khôngquy định lại các nội dung đã đợc quy định trong văn bản quy phạm pháp luậtkhác” ; “ ngôn ngữ sử dụng trong văn bản quy phạm pháp luật phải chính xác,phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu”

Trang 14

Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật

Một văn bản quy phạm pháp luật có tính khả thi là một văn bản có khảnăng thực hiện trên thực tế hay nói một cách khác là những quy định của nó

có khả năng đi vào cuộc sống mà không chỉ dừng lại trên giấy Hai yêu cầu cụthể mà một văn bản quy phạm pháp luật phải đáp ứng dể có tính khả thi là:

Thứ nhất, văn bản quy phạm pháp luật phải phù hợp với yêu cầu thực tế,

trình độ phát triển của đời sống kinh tế - xã hội, phản ánh đúng hiện thực khách quan trong từng thời kỳ nhất định Khi văn bản quy phạm pháp luật đợc

ban hành phản ánh đúng hiện thực khách quan, văn bản đó sẽ điều chỉnh và

định hớng hành vi của con ngời phù hợp với quy luật của xã hội, phù hợp vớitrình độ nhận thức Hiểu biết pháp luật của nhân dân, do đó, sẽ đợc xã hộichấp nhận, đợc nhân dân đồng tình và tự giác thực hiện

Thứ hai, phải đảm bảo điều kiện, khả năng để có thế thực hiện các quy

định của văn bản quy phạm pháp luật khi văn bản đó đợc ban hành Theo đó,văn bản quy phạm pháp luật phải có những quy định rõ ràng, cụ thể về tráchnhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan trong việc thực hiện, tổ chứcthụ hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, xử lý hành vi vi phạm; đồng thờiphải có bộ máy, kinh phí để thực hiện các quy định trong văn bản quy phạmpháp luật

Ngoài hai yêu cầu cơ bản trên đây, để bảo đảm tính khả thi, các quy địnhcủa văn bản quy phạm pháp luật còn phải minh bạch, cụ thể, rõ ràng, chi tiêt,

có khả năng thi hành ngay mà không cần phải chờ văn bản quy định chi tiết vàhớng dẫn thi hành

Nguyên tắc không làm cản trở việc thực hiện điều ớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

ở một khía cạnh nhất định, những nội dung của điều ớc quốc tế mà nớc

ta đã ký kết, gia nhập thể hiện chính sách, quan điểm của Nhà nớc, chứa đựngnhững quy tắc mà nhà nớc mong muốn mọi công dân, tổ chức trong quốc giaphải tuân thủ Do đó, không làm cản trở việc thực hiện điều ớc quốc tế cũng lànhằm bảo đảm sự thống nhất, nhất quán trong đờng lối, chính sách của nhà n-ớc

Thực hiện nguyên tắc không làm cản trở việc thực hiện điều ớc quốc tế,Luật năm 2008 quy định cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo phải tổ chứcnghiên cứu điều ớc quốc tế, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm góp ý kiến về sự t-

ơng thích của dự thảo văn bản với điều ớc quốc tế, Bộ t pháp phải thẩm định

Trang 15

về tính tơng thích của dự thảo văn bản với điều ớc quốc tế có liên quan màCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

1.1.2 Vị trí, vai trò của văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý Nhà nớc

Theo quan điểm của Học thuyết Mác - Lê Nin về Nhà nớc và pháp luậtthì nhà nớc và pháp luật là hai hiện tợng xã hội mang tính lịch sử Nhà nớc ra

đời phải ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội, dùng pháp luậtlàm công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nớc, duy trì địa vị và bảo vệlợi ích của giai cấp thống trị

Pháp luật chủ yếu đợc thể hiện dới hình thức văn bản quy phạm phápluật, nên trong hệ thống các văn bản quản lý của nhà nớc thì văn bản quyphạm pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng

Xét về mặt chính trị, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức biểu hiệncủa pháp luật, với tính chất là công cụ, phơng tiện để thực hiện đờng lối, chínhsách của Đảng cầm quyền Pháp luật thể chế hóa ý chí của Đảng cầm quyền,làm cho đờng lối, chủ trơng, chính sách của Đảng phải đi vào cuộc sống thựctiễn thông qua việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật Pháp luật còn làphơng tiện để Đảng kiểm tra, đánh giá đờng lối chính trị của mình trong thựctiễn, là phơng tiện để Đảng lãnh đạo Nhà Nớc, lãnh đạo xã hội Với vai trò nhvậy của văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi Đảng phải có đờng lối đúng, mặtkhác đối với nhà nớc phải bảo đảm chất lợng cao của việc thể chế hóa đờnglối Mọi sai lầm về đờng lối và sự thể chế hóa đờng lối đều dẫn đến hậu quảkhôn lờng mà xã hội phải gánh chịu

Đối với hoạt động quản lý nhà nớc, nhà nớc và pháp luật về mặt lý luận

là hai bộ phận của kiến trúc thợng tầng, luôn luôn có quan hệ chặt chẽ vớinhau Nhà nớc phụ thuộc vào pháp luật và không thể tồn tại nếu thiếu phápluật và ngợc lại pháp luật là công cụ, phơng tiện để nhà nớc quản lý xã hội.Pháp luật khi đợc nhà nớc ban hành sẽ trở thành một hiện tợng có sức mạnhcông khai bắt buộc đối với mọi chủ thể, trong đó có nhà nớc Đối với nhà nớc,văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý cho tổ chức và hoạt độngcủa bộ máy nhà nớc, là sự ghi nhận về mặt pháp lý trách nhiệm của nhà nớc

đối với xã hội và công dân; là phơng tiện quản lý có hiệu quả đối với mọi mặt

đời sống xã hội

Do đó, khi thực hiện chức năng quản lý nhà nớc của mình, nhà nớc phải

sử dụng văn bản quy phạm pháp luật, coi đó là công cụ, phơng tiện quyết

định cho hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nớc

Trang 16

Trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay, văn bản quy phạm pháp luật

là cơ sở pháp lý cho các thành phần kinh tế tồn tại và phát triển hệ thống vănbản quy phạm pháp luật về kinh tế quy định rõ quyền và nghĩa vụ cho các chủthể tham gia hoạt động kinh tế, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế bình

đẳng với nhau trong hoạt động kinh tế, trớc pháp luật, cùng nhau cạnh tranhlành mạnh và phát triển Mặt khác nhà nớc cũng trên cơ sở hành lang pháp lý

do hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kinh tế quy định mà quản lý điềuhành các thành phần kinh tế vận hành trong cơ chế thị trờng nhng phải đúnghớng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Thông qua việc ban hành văn bản quyphạm pháp luật, nhà nớc tạo môi trờng thuận lợi, tin cậy và chính thức chohoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, bảo vệ các nguyên tắc vốn cótrong quản lý nhà nớc đối với nền kinh tế thị trờng Chính vì thế Đại hội VIIIcủa Đảng đã khẳng định: “Đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện khung phápluật phù hợp với kinh tế thị trờng định hớng XHCN Nghiên cứu, sửa đổi, bổsung pháp luật hiện hành phù hợp với yêu cầu thực hiện chiến lợc kinh tế - xãhội và yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, đổi mới và hoàn thiện quy trình xâydựng luật, ban hành và thực thi luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, giáodục pháp luật và tổ chức thi hành luật một cách nghiêm minh”

Là phơng tiện điều chỉnh các quan hệ xã hội, văn bản quy phạm phápluật là một trong những yếu tố bảo đảm và bảo vệ sự ổn định của xã hội ghinhận các quyền con ngời, quyền công dân, các giá trị truyền thống của dân tộc,

đảm bảo về mặt pháp lý cho các giá trị đó đợc thực hiện Mặt khác văn bản quyphạm pháp luật là cơ sở pháp lý để mọi ngời đấu tranh bảo vệ quyền, lợi íchhợp pháp của mình Vì vậy pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật là phơng tiệnkhông thể thiếu cho sự tồn tại, ổn định và phát triển của xã hội

Đối với t tởng, đạo đức xã hội văn bản quy phạm pháp luật cũng có vaitrò to lớn Trong chế độ XHCN ở nớc ta, các nguyên tắc cơ bản của đạo đức đ-

ợc Nhà nớc thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật, điều đó có nghĩa cácvăn bản quy phạm pháp luật bảo vệ và phát triển đạo đức xã hội chủ nghĩa,bảo vệ tính công bằng, dân chủ, nhân đạo, chân, thiện, mỹ của con ngời, mặtkhác là phơng tiện củng cố các nghĩa vụ đạo đức xã hội

Các văn bản quy phạm pháp luật còn là phơng tiện ghi nhận và đăng tảithế giới quan khoa học, các t tởng và các giá trị tiến bộ của xã hội, có khảnăng tác động lên sự hình thành, phát triển, biến đổi của t tởng

Đối với nớc ta, pháp luật thể hiện ý chí của đại đa số nhân dân lao động.Mục đích điều chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật nhằm giải quyết tốt các

Trang 17

nhiệm vụ của sự nghiệp đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnớc, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh

Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của pháp luật, của văn bản quy phạmpháp luật là tiền đề cần thiết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nớctrên các lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội, thực hiện tốt công cuộc xây dựngnhà nớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân và vì dân, bảo

đảm cho nhà nớc “Quản lý xã hội bằng pháp luật, mọi cơ quan tổ chức, cán bộ,công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”

1.1.3 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Luật năm 2008 dành riêng một điều để quy định về hệ thống văn bảnquy phạm pháp luật (Điều 2) Theo đó, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật

ở nớc ta bao gồm:

1 Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

2 Pháp lệnh, nghị quyết của ủy ban thờng vụ Quốc hội

3 Lệnh, quyết định của Chủ tịch nớc

4 Nghị định của Chính phủ

5 Quyết định của Thủ tớng Chính phủ

6 Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

7 Thông t của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

8 Thông t của Viện trởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

9 Thông t của Bộ trởng, Thủ trởng cơ quan ngang bộ

10 Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nớc

11 Nghị quyết liên tịch giữa ủy ban thờng vụ Quốc hội hoặc giữa Chínhphủ với cơ quan trung ơng của tổ chức chính trị - xã hội

12 Thông t liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện ởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trởng, Thủ trởng cơ quan ngang

tr-bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trởng Viện Kiểm sát nhân dântối cao; Giữa các Bộ trởng, Thủ trởng cơ quan ngang bộ

13 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhândân Theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004, văn bản quy phạmpháp luật của Hội đồng nhân dân đợc ban hành dới một hình thức là nghịquyết, văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân đợc ban hành dới haihình thức là quyết định và chỉ thị

Quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong Luật năm 2008

có một số điểm đáng chú ý sau đây:

Trang 18

Thứ nhất, đã đơn giản hóa đợc một bớc hệ thống văn bản quy phạm

pháp luật.

Thứ hai, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của Tổng Kiểm toán nhà nớc Thứ ba, quy định về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vẫn còn

những vấn đề cần đợc tiếp tục xem xét.

1.2 Văn băn quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân

1.2.1 Những quy định chung về văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân

Điều chỉnh các vấn đề liên quan đến hoạt động ban hành văn bản quyphạm pháp luật, hiện nay ở nớc ta đang tồn tại hai đạo luật là Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 Với quan điểmxây dựng một đạo luật chứa đựng những quy dịnh nền tảng cho việc ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật nói chung, trong Luật năm 2008 vẫn có một sốquy định chung về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân, ủy ban nhân dân, nhng nội dung, thẩm quyền, hình thức, trình tự,thủ tục của văn bản này đợc quy định dẫn chiếu tới Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Theo đó, Hội

đồng nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật dới hình thức nghịquyết, ủy ban nhân dân ban hành văn bản quy phạm pháp luật dới hình thứcquyết định, chỉ thị

1.2.2 Văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cấp huyện

1.2.2.1 Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cấp Huyện

Nội dung Quyết định của ủy ban nhân dân dân Huyện đợc quy định tạiKhoản 1 Điều 16 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội

đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 cụ thể nh sau:

“1 Quyết định của ủy ban nhân dân Huyện đợc ban hành để thực hiệnchủ trơng, biện pháp trong các lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngnghiệp, thủy lợi, đất đai, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giaothông vận tải, thơng mại, dịch vụ, du lịch, giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa,thông tin, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, tài nguyên, môi trờng,quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, thực hiện chính sách dân tộc vàchính sách tôn giáo, thi hành pháp luật, xây dựng chính quyền địa phơng vàquản lý địa giới hành chính trên địa bàn huyện quy định tại các Điều 97, 98,

99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106 và 107 của Luật tổ chức Hội đồng nhân

Trang 19

dân và ủy ban nhân dân và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quancủa cơ quan Nhà nớc cấp trên”

Nh vậy, quyết định của ủy ban nhân dân cấp huyện đợc ban hành chủyếu là để thực hiện các chủ trơng, biện pháp, chính sách do Hội đồng nhândân quyết định

Nội dung chỉ thị của ủy ban nhân dân Huyện đợc quy định tại Điều 17của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủyban nhân dân năm 2004 cụ thể nh sau:

“Chỉ thị của ủy ban nhân dân cấp Huyện đợc ban hành để quyết địnhbiện pháp chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của cơ quan, đơn vị trực thuộc và củaHội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện văn bản củacơ quan nhà nớc cấp trên, của Hội đồng nhân dân cùng cấp và quyết định củamình”

Chỉ thị của ủy ban nhân dân chủ yếu là để quy định các biện phápmang tính chất chỉ đạo, phối hợp hoạt động, đôn đốc và kiểm tra hoạt độngcủa các cơ quan, đơn vị, tổ chức trên địa bàn trong việc thực hiện văn bản củacơ quan nhà nớc cấp trên

1.2.2.2 Trình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân cấp Huyện

Tại các Điều 41, 42, 43, 44 của Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 đã quy định cụ thểtrình tự, thủ tục soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ bannhân dân cấp huyện

Theo đó, để một văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cấpHuyện đợc ban hành thì phải trải qua các bớc sau đây:

Thứ nhất, Soạn thảo quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân cấp huyện.

Theo quy định tại Điều 41 của Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cụ thể nh sau:

“1 Dự thảo quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân cấp Huyện do Chủtịch ủy ban nhân dân phân công và trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên mônthuộc ủyban nhân dân soạn thảo Cơ quan soạn thảo có trách nhiệm xây dựng

dự thảo và tờ trình dự thảo quyết định, chỉ thị

2 Căn cứ vào tính chất và nội dung của dự thảo quyết định, chỉ thị, cơquan soạn thảo tổ chức lấy ý kiến của cơ quan, tổ chức hữu quan, đối tợngchịu sự tác động trực tiếp của quyết định, chỉ thị Cơ quan, tổ chức hữu quan

đợc lấy ý kiến có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 3 ngày, kể từngày nhận đợc dự thảo quyết định, chỉ thị

Trang 20

Trong trờng hợp lấy ý kiến của đối tợng chịu sự tác động trực tiếp củaquyết định, chỉ thị thì cơ quan lấy ý kiến có trách nhiệm xác định những vấn

đề cần lấy ý kiến, địa chỉ nhận ý kiến và dành ít nhất 5 ngày, kể từ ngày tổchức lấy ý kiến để các đối tợng đợc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo quyết định,chỉ thị”

Thứ hai, thẩm định dự thảo quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân

cấp Huyện

Vấn đề này đợc quy định tại Điều 42 Luật ban hành văn bản quy phạmpháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004, cụ thể nh sau:

“1 Dự thảo quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân cấp Huyện phải

đ-ợc cơ quan t pháp cùng cấp thẩm định trớc khi trình ủy ban nhân dân Chậmnhất là 10 ngày trớc ngày ủy ban nhân dân họp; cơ quan soạn thảo phải gửi hồsơ dự thảo quyết định, chỉ thị đến cơ quan t pháp để thẩm định Phạm vi thẩm

định theo quy định tại khoản 3 Điều 38 của Luật này

2 Chậm nhất là bảy ngày trớc ngày ủy ban nhân dân họp, cơ quan tpháp gửi báo cáo thẩm định đến cơ quan soạn thảo”

Thứ ba, gửi hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị trình ủy ban nhân dân

2 Chủ tịch ủy ban nhân dân chỉ đạo việc chuẩn bị hồ sơ dự thảo quyết

định, chỉ thị để chuyển đến các thành viên ủy ban nhân dân chậm nhất là bangày trớc ngày ủy ban nhân dân họp Hồ sơ dự thảo quyết định, chỉ thị baogồm:

a) Tờ trình và dự thảo quyết định, chỉ thi;

b) Báo cáo thẩm định;

c) Bản tổng kết ý kiến về dự thảo quyết định, chỉ thị;

d) Các tài liệu có liên quan”

Thứ t, trình tự xem xét, thông qua d thảo quyết định, chỉ thị của ủy ban

nhân dân cấp Huyện.

Vấn đề này đợc quy định cụa thể tại Điều 44 của Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 nhsau:

“1 Việc xem xét, thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị tại phiên họp

ủy ban nhân dân đợc tiến hành theo trình tự sau đây:

Trang 21

a) Đại diện cơ quan soạn thảo trình bày dự thảo quyết định, chỉ thị;b) Đại diện cơ quan t pháp trình bày báo cáo thẩm định;

c) ủy ban nhân dân thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo quyết

1.2.2.3 Soạn thảo, ban hành trong trờng hợp đột xuất, khẩn cấp

Soạn thảo, ban hành văn bản trong trờng hợp đột xuất, khẩn cấp của ủyban nhân dân cấp Huyện đợc quy định cụ thể tại các Điều 47 và Điều 48 củaLuật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy bannhân dân năm 2004

Theo đó, trong trờng hợp phải giải quyết các vấn đề phát sinh đột xuất,khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, cháy, nổ, dịch bệnh, an ninh, trật tự thì

ủy ban nhân dân cấp Tỉnh, cấp huyện và cấp xã ban hành quyết định, chỉ thịtheo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 48 của Luật này

Điều 48 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhândân, ủy ban nhân dân năm 2004 quy định về trình tự, thủ thục soạn thảo, banhành quyết định, chỉ thị của ủy ban nhân dân trong các trờng hợp đột xuất,khẩn cấp nh sau:

“1 Trong trờng hợp phải giải quyết các vấn đề đột xuất thì trình tự, thủtục soạn thảo quyết định, chỉ thị đợc thực hiện theo quy định sau đây:

a) Chủ tịch ủy ban nhân dân phân công cơ quan chuyên môn thuộc ủyban nhân dân hoặc cá nhân soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị và trực tiếpchỉ đạo việc soạn thảo;

b) Cơ quan, cá nhân soạn thảo có trách nhiệm chuẩn bị hồ sơ dự thảoquyết định, chỉ thị và gửi đến Chủ tịch ủy ban nhân dân Hồ sơ dự thảo quyết

định, chỉ thị bao gồm tờ trình, dự thảo quyết định, chỉ thị, ý kiến của cơ quan,

tổ chức hữu quan và tài liệu có liên quan;

c) Chủ tịch ủy ban nhân dân chỉ đạo việc gửi hồ sơ dự thảo quyết định,chỉ thị đến các thành viên ủy ban nhân dân chậm nhất là một ngày trớc ngày

ủy ban nhân dân họp

2 Trong trờng hợp giải quyết các vấn đề khẩn cấp thì Chủ tịch ủy bannhân dân phân công, chỉ đạo việc soạn thảo dự thảo quyết định, chỉ thị và triệutập ngay phiên họp ủy ban nhân dân để thông qua dự thảo quyết định, chỉ thị

Trang 22

3 Chủ tịch ủy ban nhân dân thay mặt ủy ban nhân dân ký ban hànhquyết định, chỉ thị”

1.2.2.4 Hiệu lực và nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân

Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân huyện.

Vấn đề hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cấpHuyện đợc thể hiện trên các phơng diện nh: Hiệu lực về không gian (chỉ giớihạn phạm vi lãnh thổ mà một văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực), hiệulực về thời gian (chỉ khoảng thời gian mà một văn bản quy phạm pháp luật cógiá trị pháp lý bắt buộc thi hành), hiệu lực về đối tợng áp dụng

Trớc hết , hiệu lực về không gian, đối tợng áp dụng của văn bản quy

phạm pháp luật của ủy ban nhân dân đợc quy định tại Điều 49 Luật ban hànhvăn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm

2004, theo đó, văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân đơn vị hànhchính của đơn vị hành chính nào thì có hiệu lực trong phạm vi đơn vị hànhchính đó

Trong trờng hợp văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân cóhiệu lực nhất định của địa phơng thì phải đợc xác định ngay trong văn bản đó

Văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân có hiệu lực áp dụng

đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ xã hội đợc văn bảnquy phạm pháp luật đó điều chỉnh

Thứ hai , hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân

trong trờng hợp điều chỉnh địa giới hành chính quy định tại Điều 50 của luậtban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhândân năm 2004 Cụ thể:

“1 Trong trờng hợp một đơn vị hành chính đợc chia thành các đơn vịhành chính mới thì văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủyban nhân dân của đơn vị hành chính đợc chia có hiệu lực đối với các đơn vịhành chính đợc chia có hiệu lực đối với đơn vị hành chính mới cho đến khiHội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân có đơn vị hành chính mới ban hành vănbản quy phạm pháp luật thay thế”

Thứ ba, Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của Hội

đồng nhân dân, ủy ban nhân dân

Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dâncấp huyện có hiệu lực sau bảy ngày và phải đợc niêm yết chậm nhất là bangày, kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc chủ tịch ủy ban nhân dân

ký ban hành, trừ trờng hợp văn bản quy định ngày có hiệu lực muộn hơn

Trang 23

Không quy định hiệu lực trở về trớc đối với văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân.

Thứ t, vấn đề ngng hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật của Hội

đồng nhân dân, ủy ban nhân dân

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 của Luật ban hành văn bản quyphạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 cụ thể

nh sau:

“Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân

bị đình chỉ thi hành thì ngng hiệu lực cho đến khi có quyết định xử lý của cơquan nhà nớc, cá nhân có thẩm quyền; trờng hợp không bị hủy bỏ, bãi bỏ thìvăn bản vẫn tiếp tục có hiệu lực; trờng hợp bị hủy bỏ, bãi bỏ thì văn bản hếthiệu lực”

Thứ năm, những trờng hợp văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng

nhân dân, ủy ban nhân dân hết hiệu lực

Theo quy định tại Điều 53 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luậtcủa Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân năm 2004 cụ thể nh sau:

“1 Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, ủy ban nhândân hết hiệu lực trong các trờng hợp sau đây:

a) Hết thời hạn có hiệu lực đó đợc quy định trong văn bản;

b) Đợc thay thế bằng một văn bản mới của chính cơ quan đó ban hànhvăn bản đó;

c) Bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nớc, cánhân có thẩm quyền;

Trong trờng hợp các nghị quyết của cùng một Hội đồng nhân dân cóquy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của nghịquyết đợc ban hành sau

Trang 24

Trong trờng hợp các quyết định, chỉ thị của cùng một ủy ban nhândân có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định củaquyết định, chỉ thị đợc ban hành sau.

Trang 25

Chơng 2 Thực trạng xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân Huyện Yên thành

và các giải pháp khắc phục

2.1 Vài nét về ủy ban nhân dân huyện Yên Thành

Yên thành là một huyện đồng bằng bán sơn địa nằm phía Tây NamTỉnh Nghệ An, có đặc thù riêng so với các huyện khác, đời sống kinh tế - xãhội còn nghèo, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, điểm xuất phát thấp Trongnhững năm tới để đa nền kinh tế - xã hội của Huyện phát triển mạnh trở thànhHuyện khá trong toàn tỉnh, Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Yên Thànhkhóa XXIV đã xác định: “Thực hiện cải cách cơ bản các thủ tục hành chính cả

về thể chế và tổ chức thực hiện, tập trung cải cách thủ tục trong các lĩnh vựctác động trực tiếp đến đời sống nhân dân, đến sản xuất, kinh doanh của mọithành phần kinh tế Hủy bỏ ngay những văn bản do UBND Huyện, các vàUBND các cấp ban hành trái với quy định của Chính phủ và những văn bản

mà việc thực hiện phải qua nhiêu tầng nấc, gây phiền hà Thiết lập lại trật tựtrong việc ban hành thủ tục hành chính, phân cấp mạnh cho các ngành và địaphơng, đồng thời quy định trách nhiệm của từng công chức và quy chế phốihợp giữa các cơ quan khi giải quyết các yêu cầu của công dân, công bố chomọi ngời biết để thực hiện và giám sát việc thực hiện”

Để đạt đợc mục tiêu, nội dung trên; các cấp ủy Đảng, chính quyền nhất

là UBND Huyện Yên Thành phải tiếp tục thể chế hóa các chỉ thị, nghị quyếtcủa Đảng, Pháp luật của nhà nớc vào điều kiện cụ thể của Huyện, phát huycác lợi thế của địa phơng nhằm xây dựng Yên Thành trở thành huyện khátrong tỉnh Điều đó đòi hỏi phải nâng cao chất lợng công tác xây dựng, banhành văn bản quy phạm pháp luật, phải đổi mới công việc xây dựng chơngtrình ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đổi mới trình tự, thủ tục soạnthảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đề cao trách nhiệm của cácngành, các cấp trong công tác này từ các khâu cụ thể; từng bớc đa công tácnày dần dần đi vào nề nếp, có chất lợng

Đây là đòi hỏi khách quan, là yêu cầu tất yếu không thể thiếu đối vớicông tác quản lý nhà nớc ở địa phơng trong giai đoạn đổi mới, công nghiệphóa, hiện đại hóa đất nớc và của Huyện hiện nay

Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật có vai tròquan trọng trong công tác xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật.Nếu thực hiện tốt đợc hoạt động này thì sẽ giúp văn bản đi vào cuộc sống, góp

Trang 26

phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nớc Do vậy việc ban hànhcác văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động xây dựng văn bản quyphạm pháp luật đã đợc Nhà nớc ta chú trọng và đã đạt đợc những thành tựunhất định Nhng bên cạnh đó hệ thống pháp luật quy định về hoạt động xâydựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật do UBND Huyện Yên Thànhban hành hiện nay cũng cha hoàn thiện khiến cho hoạt động xây dựng và banhành văn bản quy phạm pháp luật do UBND Huyện Yên Thành ban hành cha

đợc tiến hành một cách có hiệu quả cao nhất Do đó trong thời gian tới Nhà

n-ớc ta sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật quy định về hoạt động xâydựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung và các văn bản quyphạm pháp luật quy định về hoạt động kiểm tra và xử lý văn bản quy phạmpháp luật do chính quyền địa phơng ban hành nói riêng

2.2 Thực trạng xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân Huyện Yên Thành

2.2.1 Hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân huyện Yên Thành nhiệm kỳ 2005 - 2010

Theo Báo cáo kết quả thực hiện pháp luật về ban hành văn bản quyphạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân giai đoạn 2005 - 2010 đã đạt đợc nhữngkết quả nh sau:

Từ năm 2005 - 2010 ủy ban nhân dân Huyện Yên thành đã ban hành

địa bàn huyện đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu đạt ra trong quá trình pháttriển kinh tế xã hội nói chung và trong chiến lợc cải cách T pháp nói riêng.Hầu hết các văn bản đợc ban hành đều bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp vàthống nhất với hệ thống pháp luật Các văn bản ban hành đa số đều bảo đảm

Trang 27

đúng về thẩm quyền, còn một số rất ít văn bản ban hành không đúng thẩmquyền nhng đã kịp thời khắc phục.

Việc bảo đảm trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, thẩm tra khi ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân Huyện Yên Thành.

Để cụ thể hóa và góp phần thực hiện có hiệu quả Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật của Uỷ ban nhân dân Huyện Yên Thành đã ban hànhQuyết định số 451/2005/QĐ-UBND ngày 01/4/2005; Quyết định số 07/2008/QĐ-UBND ngày 14/4/2008 về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục,soạn thảo, ban hành, kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bànHuyện Yên thành Bằng việc ban hành những văn bản trên mà công tác xâydựng văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân trên địa bàn huyện đãtrở nên nề nếp, đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ

Việc rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban nhân dân Huyện Yên Thành.

- Công tác kiểm tra văn bản

Thực hiện Nghị định số 135/2003/NĐ-CP và Nghị định số

40/2010/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật công tác tự kiểm tra vănbản trên địa bàn Huyện Yên Thành luôn đợc coi trọng Thông qua công tác tựkiểm tra hàng năm đã kịp thời sửa đổi những điểm không còn phù hợp

Công tác kiểm tra theo thẩm quyền: hàng năm ủy ban nhân dân HuyệnYên Thành đều ban hành kế hoạch kiểm tra

Qua kiểm tra đã phát hiện các văn bản cha đảm bảo theo đúng quy dịnhcủa pháp luật nh về căn cứ ban hành văn bản; nội dung văn bản và thẩm quyềnban hành văn bản Kịp thời kiến nghị để xử lý

- Công tác rà soát văn bản

Thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồngnhân dân và ủy ban nhân dân; Nghị định số 91/2006/NĐ-CP của Chính phủhớng dẫn việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND;

Đồng thời, nhằm phục vụ công tác cải cách thủ tục hành chính, từ năm 2005

đến năm 2010, Sở T pháp thờng xuyên tham mu cho UBND tỉnh ban hành kếhoạch rà soát văn bản do Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ban hành,mỗi năm xuất bản hai tập hệ thống hóa

Ngoài ra, từ năm 2005 - 2010 trên địa bàn huyện còn rà soát các văn bảnliên quan đến một số lĩnh vực nh lĩnh vực t pháp, lĩnh vực phí, lệ phí…

Mặt khác, theo báo cáo kết quả tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luậtnăm 2009 và quý 1/2010 tại Huyện Yên Thành Thực hiện Nghị định 135/2003/

Ngày đăng: 02/08/2013, 13:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w