II. Về pháp luật
1. Quyền nhân thân
Các qui định về kết hôn, từ hôn, ly hôn, nuôi con cái.
Bảo vệ danh dự người phụ nữ về kết hôn.
Điều 315: nhà trai đã có sính lễ rồi, mà không lấy nữa, thì phạt 80 trượng và mất đồ sính lễ.
Bảo vệ quyền tự do trong kết hôn.
Điều 338: những nhà quyền thế mà ức hiếp để lấy con gái kẻ lương daanm thì xử
tội phạt, biếm hay đồ.
Bảo vệ danh tiết cho người phụ nữ.
Điều 320: tang chồng đã hết mà người vợ muốn thủ tiết, nếu ai không phải là ông bà cha mẹ mà ép gả cho người khác, thì xử biếm ba tư và bắt phải ly dị; người đàn bà phải trả về nhà chồng cũ.
Người phụ nữ có thể từ hôn nhằm bảo đảm sự an toàn, sự hạnh phúc cho trương
lai của họ
Điều 322: Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn nếu người con trai bị ác tật
hay phạm tội hoặc phá tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu quan mà trả đồ lễ.
Luật Hồng Đức qui định trong ba trường hợp sau thì người chồng không được ly
dị vợ.
Đoạn 165 Hồng Đức thiện chính thư có quy định bổ sung: người vợ đã để xong ba năm tang cha mẹ chồng; lúc lấy nhau nghèo hèn về sau giàu có và lúc lấy nhau người vợ còn người thân nhưng lúc bỏ nhau người vợ không còn người thân nào.
Người phụ nữ có quyền quyền ly hôn. Nếu người chồng qui phạm nghĩa vụ
chung sống.
Điều 308: Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ được trình với quan
sở tại và xã quan làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho hạn một năm.
Và có hành vi vô lễ với cha mẹ vợ
Điều 333: nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thư
quan sẽ cho ly dị.
Điều 402: quyến rũ con gái chưa có chồng, thì xử như tội gian dâm thường, và phải nộp tiền tạ, nhiều ít tính theo bậc sang hèn, trả cho cha mẹ người con gái; người con gái không phải tội.
Luật Hồng Đức còn bảo vệ phụ nữ một khi họ phạm tội, pháp luật vẫn dành cho họ sự khoan hồng, bao dung: không bị đánh bằng trượng, không thi hành án tử
hình đang nuôi con nhỏ, hay các mức hình phạt đồ dành cho họ nhẹ nhàng hơn sơ
với nam giới...
Điều 680: Đàn bà phải tội tử hình trở xuống, nếu đang có thai, thì phải để sinh đẻ
sau một trăm ngày, mới đem hành hình. Nếu chưa sinh mà đem hành hình thì ngục
quan bị xử biếm hai tư ngục lại bị tội đồ làm bản cục đinh. Dù đã sinh rồi nhưng chưa đủ hạn 100 ngày mà hành hình thì ngục quan và ngục lại bị tội biếm hay tội
phạt. Nếu khi chưa sinh mà thi hành tội xuy thì ngục quan bị phạt tiền 20 quan,
ngục lại bị tội 80 trượng. Nếu vì đánh roi để xảy ra trọng thương hay bị chết, thì khép vào tội lầm lỡ giết người hay làm bị thương. Sau khi sinh đẻ chưa đủ 100 ngày, mà đem thi hành xuy hình, thì chiếu theo tội lúc chưa sinh mà giảm cho một
bậc.
1. Bảo vệ về mặt tài sản cho phụ nữ.
Tuy pháp luật về thừa kế còn mang nặng tính nho giáo nhưng ở pháp luật Triều Lê vẫn mang tính nhân văn thể hiện ở chỗ con gãi cũng có quyền thừa kế
Điều 391: Người giữ hương hỏa có con trai trưởng thì dùng con trai trưởng, không có con trai trưởng thì dùng con gái trưởng…
Điều 397: Người ông là Trần Giáp sinh được trai gái hai con, trai trưởng là Trần Ất, gái là Trần Thị Bính, Trần Ất sinh được một gái Trần Thị Đinh, còn thơ ấu thì Trần Ất chết. Ông là Trần Giáo lập chúc thư giao phần ruoogj đất hương hỏa cho
Trần Thị Bính giữ. Khii Trần Thị Bính chết, thì phần hương hỏa phải trả lại cho
con gái Trần Ất là Trần Thị Đinh giữ.
Có quyền sở hữu tài sản
Điều 376: Vợ chồng đã có con thì một người chết trước sau đó con cũng lại chết,
thì điền sản thuộc về chồng hay vợ.
Chia tài sản khi ly hôn