Quan hệ anh em.

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 28 - 31)

II. Về pháp luật

c.Quan hệ anh em.

Anh em phải hòa thuận

Trong gia đình, anh em phải hòa thuận vì mối quan hệ này quyết định sự thịnh suy

của gia đình

Điều 52: Anh em không hòa thuận đến nỗi phải tranh giành kiện cáo nhau, thì

Về quan hệ anh em cũng mang nặng tính gia trưởng của nho giáo.

Điều 478: Đánh anh chị hàng ty ma thì phải biếm một tư; hàng tiểu công, đại công,

thì tăng tội từng một bậc. Đánh bậc tôn trưởng lại thêm tội một bậc; đánh trọng thương thì xử nặng hơn tội đánh bị thương thường một bậc; đánh chết thì phải tội

chém. Bậc tôn trưởng đánh bị thương những con cháu bậc dưới từ hàng ty ma, thì xử nhẹ hơn đánh người thường một bậc; hàng tiểu công, đại công, đều kém dần

từng bậc một. Đánh chết thì xử tội giảo; đánh chết không phải bằng mũi nhọn và không phải cố ý giết thì xử tội lưu đi châu xa.

Điều 477: Đánh anh chị cậu dì và ông bà cha mẹ vợ thì xử tội đồ làm khao đinh; đánh bị thương thì xử đồ làm tượng phường binh; đánh bị thương gãy chân tay, thì xử làm đồ chuẩn điền binh; đánh bằng gươm giáo bị thương gãy chân tay mù mắt,

thì xử lưu đi châu xa; đánh chết thì xử chém, lăng mạ những người nói trên, thì xử

biếm hai tư; ngộ xác thì xử đồ làm chuẩn điền bị; làm lỡ làm bị thương thì đồ làm

khao đinh. Đối với bác, chú, thiếm, cô đều xử nặng hơn một bậc. Đánh chết em

trai, em gái cùng là con cháu gái con rễ con cháu của anh em thì xử đồ làm chuẩn điền binh; đánh chết bằng đồ nhọn sắt và cố ý giết thì xử tội lưu đi châu ngoài.

Ngộ sát thì không phải tội, đánh vợ của anh thì xử tội nặng hơn tội đánh người thường một bậc.

Riêng những người chị em dâu có hành vi gây bất hòa với những người anh em

khác của gia đình chồng thì ngoài việc xử lý hình sự còn là một trong bảy lý do

buộc người chông ly hôn vợ.

Điều 310: vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt như thất xuất mà người chồng

chịu giấu không bỏ thì xử tội biếm, tùy theo việc nặng nhẹ.

Trong lĩnh vực thừa kế, nếu có sự tranh giành về quyền được thừa kế thì sẽ bị truất

quyền hưởng thừa kế.

Điều 388: ... nếu đã có lệnh của cha mẹ và chúc thư, thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình.

Giữa anh em còn có nghĩa vụ để tang cho nhau, cao nhất là một năm, ít nhất là ba tháng. Ngoài ra giữa những anh chị em có nghĩa vụ để tang cho nhau thì không

được kết hôn.

Điều 319: người vô loại lấy co, dì, chị, em gái, kế nữ, người thân thích, đều phỏng

theo luật gian dâm mà trị tội.

2. Bảo vệ quyền phụ nữ trong chừng mực nhất định

Pháp luật nhà Lê mặc dù ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo và pháp luật Nhà Tống nhưng vẫn có những điểm tiến bộ hơn, mang tính nhân văn hơn đó là bảo vệ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tài liệu ôn tập môn lịch sử nhà nước và pháp luật (Trang 28 - 31)