1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khóa luận tốt nghiệp xây dựng kế hoạch marketing cho sản phẩm gas công nghiệp - công ty cổ phần gas petrolimex

91 2,8K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 735,11 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH CHUYÊN NGÀNH KINH DOANH QUỐC TẾ  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM GAS CÔNG NGHIỆP - CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Quỳnh Anh Lớp : Anh 2 Khóa : 44 Giáo viên hướng dẫn : TS. Lê Thị Thu Thủy Hà Nội - 2009 Mục lục Lời nói đầu 1 Chương I: Lý luận chung về kế hoạch Marketing 4 I. Tổng quan về kế hoạch Marketing 4 1.1. Khái niệm 4 1.1.1. Khái niệm Marketing 4 1.1.2. Khái niệm kế hoạch Marketing 5 1.2. Vai trò của kế hoạch Marketing 5 1.3. Sự cần thiết của kế hoạch Marketing 6 II. Nội dung của kế hoạch Marketing 7 2.1. Chính sách sản phẩm 7 2.2. Chính sách giá cả 8 2.3. Chính sách phân phối 8 2.4. Chính sách xúc tiến bán hàng 9 III. Quy trình xây dựng kế hoạch Marketing 10 Chương II: Thực trạng kế hoạch Marketing cho gas công nghiệpCông ty cổ phần Gas Petrolimex 19 I. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Gas Petrolimex 19 1.1. Quá trình hình thành và phát triển 19 1.2. Ngành nghề kinh doanh 20 1.3. cấu tổ chức 21 1.4. Phân tích môi trường bên trong 23 1.4.1. Tình hình sản phẩm 23 1.4.2. Cung ứng đầu vào 25 1.4.3. Sản xuất 27 1.4.3. Cung ứng đầu ra 28 1.4.4. Tình hình phân phối 30 1.4.5. Nghiên cứu và phát triển 30 1.4.6. Quản trị nguồn nhân lực 31 1.4.7. Sản lượng sản phẩm 34 1.4.8. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2004-2008 35 II. Phân tích môi trường bên ngoài 40 2.1. Môi trường vĩ mô 40 2.1.1. Kinh tế 40 2.1.2. Văn hóa – xã hội 42 2.1.3. Chính trị – pháp luật 42 2.1.4. Các điều kiện tự nhiên 43 2.1.5. Công nghệ 44 2.2. Môi trường ngành 45 2.2.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 45 2.2.2. Khách hàng 49 2.2.3. Đối thủ tiềm ẩn 50 2.2.4. Nhà cung cấp 51 2.2.5. Sản phẩm thay thế 52 III. Phân tích SWOT 53 3.1. Điểm mạnh 53 3.2. Điểm yếu 54 3.3. hội 55 3.4. Thách thức 55 IV. Thực trạng hoạt động Marketing của công ty 56 4.1. Chính sách sản phẩm 56 4.2. Chính sách giá cả 58 4.3. Chính sách phân phối 60 4.4. Chính sách xúc tiến bán hàng 62 V. Đánh giá chung về hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Gas Petrolimex 64 5.1. Nhận xét chung 64 5.2. Vấn đề Marketing sản phẩm gas công nghiệp 65 5.3. Về đội ngũ nhân lực 66 Chương III: Một số giải pháp xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm gas công nghiệp 68 I. Định hướng hoạt động của công ty 68 1.1. Định hướng phát triển chung 68 1.2. Định hướng hoạt động Marketing 69 II. Giải pháp xây dựng kế hoạch Marketing 70 2.1. Mục tiêu 70 2.2. Nội dung của kế hoạch Marketing 72 2.2.1. Sản phẩm 72 2.2.2. Giá cả 73 2.2.3. Phân phối 74 2.2.4. Xúc tiến bán hàng 74 III. Giải pháp thực hiện kế hoạch Marketing 76 3.1. Giải pháp nhân lực 76 3.2. Các giải pháp thực hiện 4 nội dung của kế hoạch Marketing 79 3.3. Giải pháp kiểm soát và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch 81 Kết luận 83 Tài liệu tham khảo 85 Phụ lục 86 1 Lời nói đầu I. Sự cần thiết của đề tài Marketing từ lâu đã không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh mà đóng vai trò một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu của khách hàng. Việc xây dựng kế hoạch Marketing vì vậy cũng thực sự trở nên cần thiết, giúp doanh nghiệp đưa ra được các chính sách cụ thể về sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến thương mại và đối phó với những biến động của thị trường. Trong những năm gần đây, thị trường khí hóa lỏng biến động rất thất thường, giá gas thế giới liên tục tăng cao đã gây khó khăn lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh gas Việt Nam bởi lượng gas nhập khẩu vẫn chiếm tới hơn 70% sản lượng tiêu thụ. Đứng trước thách thức này, nhiều doanh nghiệp kinh doanh gas đã chú trọng phát triển hoạt động Marketing nhằm thỏa mãn ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng và giảm thiểu những tác động bất lợi từ môi trường kinh doanh. Công ty cổ phần Gas Petrolimex là đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực khí hóa lỏng, đi tiên phong trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm gas công nghiệp cho các doanh nghiệp, nhà máy trong cả nước. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh khốc liệt của các công ty nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước và thị phần của công ty đang chiều hướng suy giảm. Cộng thêm vào đó, việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh không theo kịp những thay đổi của thị trường đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Những khó khăn và thách thức đó đòi hỏi Công ty cổ phần Gas Petrolimex phải những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt cần quan tâm đến hoạt động Marketing – vấn đề mà công ty chưa thực sự coi trọng. Với những lý do trên, tôi xin chọn “Xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm gas công nghiệpCông ty cổ phần Gas Petrolimex” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp để nghiên cứu. 2 II. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu chính của khóa luận này là xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm gas công nghiệp phù hợp và khả thi nhất với Công ty cổ phần Gas Petrolimex. Do đó, mục đích nghiên cứu cụ thể là: Tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của công ty thông qua việc phân môi trường bên trong, đồng thời nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tới hoạt động của công ty nhằm xác định các hội và thách thức. Trên sở phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh và thực trạng hoạt động Marketing, đưa ra nội dung cụ thể của kế hoạch Marketing sản phẩm gas công nghiệp dựa trên 4 tiêu chí: sản phẩm, giá cả, phân phối và xúc tiến thương mại. Đề ra các giải pháp để Công ty cổ phần Gas Petrolimex thể thực hiện kế hoạch Marketing này một cách hiệu quả nhất III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Khóa luận chủ yếu tập trung phân tích môi trường kinh doanh và thực trạng các chính sách sản phẩm, giá cả, phân phối, xúc tiến bán hàng trong hoạt động Marketing của Công ty cổ phần Gas Petrolimex từ năm 2002 đến năm 2008. Do công ty kinh doanh trong nhiều lĩnh vực nên đề tài chỉ chọn mặt hàng chủ lực của công tysản phẩm gas công nghiệp để đi sâu vào nghiên cứu cụ thể. IV. Phương pháp nghiên cứu Thứ nhất, sử dụng phương pháp thu thập số liệu để thu thập các số liệu sơ cấp thông qua phỏng vấn các cán bộ trong công ty và quan sát hoạt động làm việc thực tế các tại phòng ban. Tiến hành thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo, tài liệu lưu trữ của công ty, các niên giám thống kê, thông tin trên báo chí, Internet. Đối với các dữ liệu thu thập được xử lý bằng nhiều phương pháp như: so sánh, tổng hợp, phân tích, thống đơn giản 3 Đồng thời sử dụng phương pháp SWOT để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, các hội và nguy bên ngoài doanh nghiệp. V. Kết cấu của đề tài Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bản khóa luận gồm 3 chương: Chương I: Lý luận chung về kế hoạch Marketing Chương II: Thực trạng kế hoạch Marketing cho sản phẩm gas công nghiệp của Công ty cổ phần Gas Petrolimex Chương III: Các giải pháp xây dựng kế hoạch Marketing cho sản phẩm gas công nghiệp Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn giáo – Tiến sĩ Lê Thị Thu Thủy, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong việc hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, bạn bè, các anh chị, chú công tác tại Công ty cổ phần Gas Petrolimex và Thư viện trường Đại học Ngoại thương đã giúp đỡ, tạo điều kiện để khóa luận được hoàn thành. Tuy nhiên, do thời gian và trình độ hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót hạn chế. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy nhằm rút ra những kinh nghiệm quý báu phục vụ cho việc hoàn thiện đề tài này cũng như việc học tập và nghiên cứ sau này. 4 Chương I: Lý luận chung về kế hoạch Marketing I. Tổng quan về kế hoạch Marketing 1.1. Khái niệm 1.1.1. Khái niệm Marketing Hiện nay, rất nhiều khái niệm Marketing được đưa ra bởi các tác giả khác nhau. Tuy nhiên, chưa một khái niệm nào được coi là duy nhất đúng bởi sự khác biệt trong quan điểm về Marketing của các tác giả. thể nêu ra một vài khái niệm về Marketing như sau: Theo Hiệp hội Marketing Mỹ thì “Marketing là tiến hành các hoạt động kinh doanh liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản xuất đến người tiêu dùng ”. 1 Viện Marketing của Anh định nghĩa “Marketing là quá trình tổ chức và quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất - kinh doanh, từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa các hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng, nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến”. 2 Theo Philip Kotler thì Marketing được hiểu như sau: Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá nhân và tập thể được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào bán và trao đổi những sản phẩm giá trị với những người khác. 3 Như vậy, Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thỏa mãn, gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu lợi nhuận. 1 . Tập thể tác giả trường Đại học Ngoại, Giáo trình Marketing lý thuyết, trang 6. 2 . Tập thể tác giả trường Đại học Ngoại, Giáo trình Marketing lý thuyết, trang 6. 3 . Philip Kotler, Marketing căn bản , trang 10. 5 1.1.2. Khái niệm kế hoạch Marketing Kế hoạch Marketing là một khái niệm được các nhà nghiên cứu và các doanh nghiệp hiểu với nhiều các khác nhau. Theo Philip Kotler thì kế hoạch Marketing là một phần trong quá trình quản trị Marketing. Trong phần kế hoạch Marketing người quản trị Marketing phải thông qua các quyết định về thị trường mục tiêu, xác định vị trí trên thị trường, phát triển sản phẩm, định giá, các kênh phân phối, thông tin liên lạc và khuyến mãi. 4 Bên cạnh đó, cũng cách hiểu “kế hoạch Marketing là hình thức văn bản chính thức của chiến lược Marketing, nó được sáng tạo ra từ một loạt các kế hoạch năng, như kế hoạch sản phẩm, kế hoạch bán, kế hoạch, quảng cáo, kế hoạch kênh tiêu thụ”. 5 Như vậy, thể thấy một kế hoạch Marketing sẽ được soạn thảo trên sở các thông tin đã nắm bắt được về tình hình môi trường kinh doanh và bao gồm 4 nội dung chính về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán hàng. 1.2. Vai trò của kế hoạch Marketing Kế hoạch Marketing cho phép doanh nghiệp nhận biết nhanh chóng và tận dụng các hội kinh doanh, giảm thiểu những thay đổi và tác động bất lợi của môi trường kinh doanh. Một bản kế hoạch Marketing sẽ giúp doanh nghiệp không bị động trước các tác động bất ngờ của tình hình thị trường mà còn thấy hoặc dự báo được may và hiểm họa đến từ môi trường, từ đó chủ động đưa ra các quyết định kịp thời, làm tăng khả năng thành công trong cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt trên thương trường. Việc xây dựng một bản kế hoạch Marketing cụ thể cũng tạo thuận lợi doanh nghiệp phân bổ hiệu quả các nguồn lực (thời gian, tài chính, nhân lực) cho các mục tiêu đã xác định và phối hợp hành động giữ các bộ phận chức năng trong doanh nghiệp ở mức tốt nhất. Khi đã hiểu được điểm mạnh, điểm yếu của mình và định vị 4 . Philip Kotler, Marketing căn bản, trang 20. 5 .ThS. Hồ Thanh Lan, Marketing công nghiệp, trang 116. 6 được doanh nghiệp của mình trong cuộc cạnh tranh thì điều cần thiết là phải phối hợp được các hoạt động trong doanh nghiệp một cách thống nhất, đồng bộ và linh hoạt để gây ảnh hưởng tốt nhất lên thị trường. Cuối cùng, kế hoạch Marketing vai trò lớn trong việc khuyến khích tư duy đổi mới và phát huy tính năng động sáng tạo trong kinh doanh, nâng cao khả năng thích ứng của doanh nghiệp với tình hình môi trường và thị trường. Kế hoạch Marketing đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn suy nghĩ về viễn cảnh tương lai và để ra chiến lược phát triển về lâu dài. Quá trình thực hiện kế hoạch đòi hỏi doanh nghiệp phải theo sát những diễn biến của thị trường và dự báo những thay đổi của môi trường trong tương lai để lập, thực hiện và điều chỉnh các kế hoạch của doanh nghiệp cho phù hợp với các điều kiện khác quan. Một mặt doanh nghiệp cần định hướng rõ quá trình phát triển của minh, xác định được các mục tiêu cần đạt được, một mặt khác không ngừng thích nghi với những gì đang diễn ra xung quanh để tồn tại và vươn lên. 1.3. Sự cần thiết của kế hoạch Marketing Một kế hoạch Marketing với vai trò là một dự đoán hệ thống và là sự phân tích các thay đổi trong tương lai, được liên kết với các phương pháp luận sẽ cho phép người quản lý Marketing tận dụng được những thay đổi đó để tiếp cận mục tiêu và giành ưu thế so với đối thủ cạnh tranh. Nội dung của một bản kế hoạch sẽ phối hợp và trả lời các câu hỏi về loại hàng hóa dịch vụ đưa ra thị trường, giá cả của sản phẩm, những phương phân phối dùng đến hay các biện pháp quảng cáo và truyền thông mà doanh nghiệp sẽ sử dụng. Kế hoạch Marketing chỉ là một phần của kế hoạch thị trường kiêm chiến lược của công ty, như những phần khác là kế hoạch tài chính, kế hoạch sản xuất. Tuy nhiên, nó thực sự cần thiết trong hoạt động của mỗi doanh nghiệp khi liên kết các hoạt động từ nghiên cứu thị trường đến quyết định về sản phẩm, giá cả cho đến việc thực hiện các chính sách phân phối và xúc tiến thương mại. Nếu không một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn lớn khi thực hiện các mục tiêu đề ra đối với từng loại sản phẩm hay dịch vụ, và nhất là đối phó với 7 những thay đổi của thị trường. Việc lập ra và hoàn thành kế hoạch Marketing cho phép doanh nghiệp thích ứng với những thay đổi đã được dự đoán hoặc không, phù hợp với những mục tiêu đã được xác định kỹ lưỡng cho từng giai đoạn cụ thể 1 năm, 3 năm, thậm chí 5 năm. II. Nội dung của kế hoạch Marketing Nội dung của kế hoạch Marketing là tập hợp bốn chính sách chính về sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán hàng. Bốn chính sách này tác động tương hỗ, quyết định về chính sách này sẽ ảnh hưởng đến việc thực hiện của ba chính sách còn lại. 2.1. Chính sách sản phẩm Chính sách về sản phẩm là nền tảng của kế hoạch Marketing, được xác định dựa trên kế hoạch kinh doanh và chiến lược Marketing tổng thể cho mọi sản phẩm đang của doanh nghiệp. Khi xem xét chính sách sản phẩm, doanh nghiệp cần quan tâm đến những vấn đề sau: Chủng loại và danh mục sản phẩm: Doanh nghiệp phải đưa ra được danh mục tập hợp tất cả các chủng loại hàng hóa cụ thể thể đem chào bán cho khách hàng. Chủng loại hàng hóa là một nhóm sản phẩm liên quan chặt chẽ với nhau do giống nhau về chức năng hay do bán chung cho cùng một nhóm khách hàng, thông qua cùng những kiểu tổ chức thương mại, hay trong khuôn khổ cùng một dãy giá. Mỗi doanh nghiệp thường kinh doanh một mặt hàng khác nhau tùy thuộc vào mục đích mà doanh nghiệp theo đuổi cũng như tiềm lực của doanh nghiệp. Việc điều chỉnh chủng loại sản phẩm là một quyết định quan trọng ảnh hưởng tới ngân sách phát triển, nhân lực, lợi nhuận và cả các sản phẩm hiện hữu của doanh nghiệp. Quản lý chất lượng sản phẩm: Việc nghiên cứu thị trường và khách hàng không chỉ trả lời câu hỏi khách hàng cần gì, cần bao nhiêu, cần vào thời điểm nào và khả năng thanh toán của họ ra sao, mà còn phải biết họ đòi hỏi mức độ chất lượng như thế nào, chất lượng nào thể cho họ thoả mãn nhất. Tuy nhiên sự đòi hỏi về chất lượng của khách hàng là không giới hạn, để quyết định mức định [...]... Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng, Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ, Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn, Công ty TNHH khí Gas P.M.G - Các công ty liên kết: Công ty TNHH Taxi Gas Petrolimex Sài Gòn - Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả các cổ đông quyền biểu quyết, là quan thẩm quyền cao nhất của công ty Đại hội đồng cổ đông quyết định những vấn đề được luật pháp và điều lệ công ty quy định... hiện chủ trương cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước của Chính phủ, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã xây dựng phương án cổ phần hoá một số doanh nghiệp trực thuộc, trong đó công ty Gas Ngày 3/12/2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã ký quyết định số 1669/2003/QĐ-BTM chuyển công ty Gas thành Công ty cổ phần Gas Petrolimex (PGC) Cùng với PV Gas (Công ty chế biến và kinh doanh các sản phẩm khí thuộc Petro... cổ phần Gas Petrolimex) Công ty cổ phần Gas Petrolimex được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, các Luật khác liên quan và Điều lệ công ty được Đại hội cổ đông nhất trí thông qua cấu tổ chức của công ty hiện tại gồm: văn phòng công ty, các công ty 21 con, công ty liên kết, hệ thống các cửa hàng bán lẻ trực thuộc tại Hà Nội, các trạm sang chiết nạp gas, kho Đức Giang - Văn phòng công ty: ... cung cấp cho khách hàng bộ sản phẩm Gas Petrolimex với độ an toàn cao nhất (các sản phẩm này được Công ty nhập khẩu trực tiếp từ hãng uy tín trên thế giới như: Comap-Pháp, Cavagn - Italy, SRG - Đức, Rego - Mỹ, Fisher - Mỹ) Bên cạnh đó, công ty đã xây dựng dự án đầu tư các dây chuyền bảo dưỡng vỏ bình gas (sơn sửa, kiểm định) nhằm nâng cao tính chất an toàn và tính hấp dẫn đối với sản phẩm Gas Petrolimex. .. Sài Gòn, Công ty TNHH Gas Cần Thơ, Công ty TNHH Gas Đà Nẵng, Công ty TNHH Gas Hải Phòng Sản phẩm của Công ty đang được phân phối qua 4 kênh chủ yếu: - Qua các công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam - Qua các Tổng đại lý ngoài ngành - Bán hàng trực tiếp tới khách hàng - Bán qua các cửa hàng trực thuộc Với hệ thống này, sản phẩm mang thương hiệu Gas Petrolimex đã mặt tại hầu hết các... là kết quả của nỗ lực cắt giảm chi phí vận chuyển, tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty 1.4.4 Tình hình phân phối Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển, đến nay Công ty Cổ phần Gas Petrolimex là một trong ba đơn vị thuộc ngành hàng khí hoá lỏng triển khai kinh doanh trên phạm vi toàn quốc Công ty các công ty con đặt tại các thị trường trọng điểm: Công ty TNHH Gas Sài Gòn, Công ty TNHH Gas. .. của Công ty, văn phòng làm việc của Ban Tổng Giám đốc Công ty và các phòng, ban nghiệp vụ gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Kinh doanh, Phòng Xuất nhập khẩu, Phòng Kế toán tài chính, Phòng Công nghệ đầu tư, Phòng Quản lý kỹ thuật, kho gas Đức Giang và 22 cửa hàng bán lẻ trực thuộc khối kinh doanh trực tiếp Văn phòng công ty - Các công ty con: Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng, Công ty TNHH... 1.433.319 97,65 1.649.043 97.68 Chi phí bán hàng và QLDN (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính, Công ty cổ phần Gas Petrolimex) Mức chi phí sản xuất của Công ty Cổ phần Gas Petrolimex so với các doanh nghiệp cùng ngành là nằm ở mức trung bình thấp vì các lý do sau đây: Thứ nhất, đó là do công ty tạo được các mối quan hệ tốt với các doanh nghiệp cùng ngành nên được mua với khối lượng lớn từ nhà máy Dinh Cố,... phát triển của doanh nghiệp, nhà quản trị Marketing sẽ tiến hành xây dựng nội dung của bản kế hoạch Marketing Nội dung này xoay quanh các chính sách sản phẩm, giá, phân phối và xúc tiến bán hàng của doanh nghiệp Bước 4: Tổ chức thực hiện Sau khi đã xây dựng được kế hoạch Marketing với các mục tiêu và nội dung triển khai hoạt động cụ thể, doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện các kế hoạch đã đề ra nghĩa... tạo khí, công nghiệp đóng tàu… thể kể tên các nhà máy đang sử dụng gas trong sẩn xuất như: Vật liệu xây dựng Việt trì, Gạch ốp lát Thăng Long, Creamic Thanh Hoá, Xây dựng Trung Đô, Gạch Đồng Tâm, Gốm sứ Giang Tây, Gạch Hoàng Gia, Bóng đèn Điện Quang, Thuỷ tinh San-Miguel Hải Phòng…Trong ngành Công nghiệp thực phẩm, các công ty sử dụng nhiên liệu gas gồm Công ty Sữa Việt Nam, Công ty Bia Sài . trình xây dựng kế hoạch Marketing 10 Chương II: Thực trạng kế hoạch Marketing cho gas công nghiệp – Công ty cổ phần Gas Petrolimex 19 I. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần Gas Petrolimex. Lý luận chung về kế hoạch Marketing Chương II: Thực trạng kế hoạch Marketing cho sản phẩm gas công nghiệp của Công ty cổ phần Gas Petrolimex Chương III: Các giải pháp xây dựng kế hoạch Marketing. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING CHO SẢN PHẨM GAS CÔNG NGHIỆP - CÔNG TY CỔ PHẦN GAS PETROLIMEX Sinh viên thực hiện : Nguyễn Vũ Quỳnh Anh Lớp : Anh 2 Khóa

Ngày đăng: 24/05/2014, 21:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w