1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Du lịch làng nghề truyền thống

70 5,8K 81
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 1,18 MB

Nội dung

Du lịch làng nghề truyền thống

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Nhóm nghiên cứu chúng tôi xin chân thành cảm ơn TS Trần ThịHồng Việt đã tạn tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức bổ ích cũngnhư những định hướng đề tài cho chúng tôi.Với đề tài này, chúng tôi cũng

đã củng cố và đào sâu thêm những kiến thức đã học

Chúng tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô, chủ nhiệm, trợ lý chươngtrình E-BBA1, Viện Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh Tế QuốcDân đã cugn cấp cho chúng tôi những kiến thức, phương pháp tiếp cận toàndiện để chúng tôi có thể hoàn thành đề tài này

Trong giới hạn khuôn khổ của một đề tài, chắc chắn sẽ không thểbao quát trọn vẹn được hết các vấn đề xiay quanh nọi dung của đề tàinghiên cứu Vì vậy chúng tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận đượcnhiều ý kiến từ các thầy, cô giáo và các bạn các góp ý bổ sung cho đề tàinghiên cứu này Qua các ý kiến đóng góp, giúp chúng tôi có thể hoàn thiênhơn vốn kiến thức của mình trong quá trình vận dụng vào thực tế cuộcsống

Xin chân trọng cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2011

Nhóm sinh viên thực hiện đề tài

Lê Phạm Diễm HằngNguyễn Mai TrinhNguyễn Thu Hằng

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi

PHẦN MỞ ĐẦU 8

1 Tính cấp thiết của đề tài 8

2 Mục tiêu nghiên cứu 10

3 Câu hỏi nghiên cứu 10

4 Phương pháp nghiên cứu 11

5 Phạm vi nghiên cứu 13

6 Khung lý thuyết 13

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 14 1 Tổng quan về du lịch và du lịch làng nghề truyền thống 14

1.1 Khái niệm du lịch 14

1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống 14

1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống 15

1.4 Lợi ích của du lịch làng nghề truyền thống 15

1.5 Tổng quan về làng nghề và du lịch làng nghề ở Hà Nội 16

2 Nhu cầu và hành vi mua của khách hàng đối với du lịch làng nghề truyền thống 18

2.1 Nhu cầu và mong đợi 18

2.2 Hành vi mua của khách du lịch 19

3 Các nội dungmarketing cơ bản (4Ps) có liên quan đến thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống 22

3.1 Dịch vụ du lịch 22

3.2 Giá cả dịch vụ 23

3.3 Kênh phân phối 23

3.4 Xúc tiến dịch vụ 24

Trang 3

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI 25

2.1 Đặc điểm mẫu điều tra 25

2.2 Kết quả điều tra 27

2.2.1 Nhu cầu của sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội 27

2.2.1.1 Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề 27

2.2.1.2 Tỷ lệ sinh viên mong muốn sẽ đi du lịch làng nghề trong tương lai 27

2.2.1.3 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch 28

2.2.2.Phân tích hành vi của sinh viên khi đi du lịch làng nghề truyền thống 30

2.2.2.1.Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề: 30

2.2.2.2.Thời gian lưu lại du lịch tại làng nghề: 30

2.2.2.3.Đối tượng đi cùng: 31

2.2.2.4.Kênh thông tin mà sinh viên tìm kiếm: 32

2.2.2.5 Mức độ sẵn sàng chi trả của sinh viên cho du lịch làng nghề: 33

2.2.3 Kết luận về mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội 34

2.2.3.1 Mong đợi về sản phẩm dịch vụ: 34

2.2.3.2 Mong đợi về giá cả: 34

2.2.3.3 Mong đợi về viêc cung cấp thông tin và xúc tiến bán hàng: 35

2.2.3.4 Mong đợi về kênh phân phối: 35

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MỨC ĐỘ THỎA MÃN MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI 36 3.1 Mức độ thỏa mãn chung 36

Trang 4

3.1.1 Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề so với các loại hình du

lịch khác: 37

3.1.3 Tỷ lệ sinh viên có dự định quay trở lại du lịch trong tương lai: 39

3.2 Mức độ thỏa mãn xét trên các nội dung marketing hỗn hợp 39

3.2.1 Thỏa mãn mong đợi về sản phẩm dịch vụ du lịch làng nghề 39

3.2.1.1 Về sản phẩm làng nghề: 39

3.2.1.2.Về dịch vụ đi kèm: 40

3.2.1.3 Về cảnh quan, không gian: 41

3.2.2.Thỏa mãn mong đợi về giá cả 42

3.2.3 Thỏa mãn mong đợi về việc cung cấp thông tin và xúc tiến bán 43

3.2.4 Thỏa mãn mong đợi về kênh phân phối 44

3.3 Đánh giá chung về mức độ thỏa mãn mong đợi của sinh viên và các vấn đề cần đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên 46

3.3.1 Đánh giá chung 46

3.3.2 Những vẫn đề đặt ra 47

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚIPHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ Ở HÀ NỘI CHO SINH VIÊN 52 4.1 Định hướng phát triển làng nghề và du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội cho đến 2020, tầm nhìn đến 2030 52

4.2 Một số kiến nghị chủ yếu nhằm thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội cho sinh viên 53

4.2.1 Đối với các làng nghề và chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề 53

4.2.1.1 Hoàn thiện chính sách liên quan đến sản phẩm dịch vụ: 53

4.2.1.2 Hoàn thiên chính sách giá cả: 56

Trang 5

4.2.1.3 Hoàn thiện việc quảng bá thông tin về du lịch làng nghề cho sinh viên: 57 4.2.1.4 Chú trọng và nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ việc đi lại đến các làng nghề: 59

4.2.2 Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý cấp trên 60

KẾT LUẬN 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 1 BẢNG ĐIỀU TRA NHU CẦU DU LỊCH LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG CỦA SINH VIÊN TẠI HÀ NỘI 63

PHỤ LỤC 2 PHỎNG VẤN SÂU CÁC HỘ KINH DOANH DU LỊCH LÀNG NGHỀ 69

Trang 6

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua 21

Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi 22

Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra theo trường đang theo học 25

Bảng 2.2 Mẫu phân theo trường đang học 26

Bảng 2.3 Mẫu phân theo độ tuổi 26

Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề 27

Bảng 2.5 Nhu cầu của sinh viên về du lịch làng nghề28

Bảng 2.6 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch làng nghề 29

Bảng 2.7 Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề 30

Bảng 2.8 : Thời gian lưu lại tại làng nghề 31

Bảng 2.9: Đối tượng đi du lịch làng nghề cùng với sinh viên 32

Bảng 2.10: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng 32

Bảng 2.11: Số tiền sinh viên sẵn sàng chi trả cho du lịch làng nghề 33

Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của sinh viên 36

Bảng 3.9: Mức độ hài lòng về kênh thông tin 43

Bảng 3.10: Phương tiện đi lại của sinh viên 45

Bảng 3.11: Mức độ hài lòng về phương tiện đi lại 46

Trang 9

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, đang dầntrở thành một xu hướng mới của thế giới Bên cạnh những lợi ích nhất định

về kinh tế, loại hình du lịch này còn mang lại những lợi ích to lớn về mặtvăn hóa – xã hội, góp phần gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc trưngcủa các vùng, miền khác nhau

Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng 1.350 làng nghề, trong đó

có khoảng 200 làng nghề đã được công nhận làlàng nghề truyền thống.Những làng nghề này gắn liền với lịch sử của mảnh đất Thăng Long nghìnnăm văn hiến, với nguồn tài nguyên du lịch rất phong phú.Du lịch làngnghề phát triển sẽ giúp các làng nghề khôi phục và phát triển được các giátrị văn hóa dân gian, tạo dựng được môi trường du lịch văn hóa đồng thờigiúp cải thiện tốt hơn các cơ sợ hạ tầng đi kèm với việc bảo vệ môi trườngtại làng nghề

Nhận rõ được tiềm năng to lớn này, các làng nghề truyền thống trênđịa bàn HN, bản thân các làng nghề truyền thống đã bước đầu có ý thứckhai thác sự hấp dẫn, độc đáo của sản phẩm truyền thống mà mình tạo ranhằm thu hút khách du lịch, đồng thời cũng bước đầu quan tâm hơn đếnviệc tạo dựng cơ sở hạ tầng cần thiết phục vụ cho hoạt động du lịch làngnghề

Nhưng thực tế cho thấy rằng chỉ có một số làng nghề truyền thốngbước đầu khai thác được tiềm năng du lịch của làng nghề (ví dụ như làngnghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề lụa Vạn Phúc, …) Còn nhìn chung hoạtđộng du lịch làng nghề còn hạn chế, chưa có những biện pháp tiếp thị,quảng bá về chiều sâu để thu hút khách du lịch mà chỉ có tính tự phát, nênchưa khai thác được một cách hiệu quả tiềm năng của các sản phẩm truyền

Trang 10

thống cũng như những giá trị văn hóa - xã hội của làng nghề để gắn với dulịch.

Bên cạnh tiềm năng to lớn về mặt du lịch của các làng nghề thủ côngtruyền thống sẵn có thì Hà Nội còn là trung tâm kinh tế, văn hóa - xã hộicủa cả nước với khoảng hơn 90 trường Đại học, Cao đẳng và Học viện, với

số lượng sinh viên đang theo học tại các trường này là rất lớn Hơn nữa,đây lại là đối tượng khách hàng luôn tìm kiếm và hướng tới những hìnhthức du lịch có mức chi phí phù hợp, và không có những yêu cầu quá khắtkhe về chất lượng dịch vụ

Thực trạng cho thấy cơ sở hạ tầng chưa phát triển và khả năng quản lý

ở nhiều làng nghề hiện nay còn yếu kém nên khó có thể hướng tới nhữngđối tượng khách hàng có yêu cầu khắt khe về chất lượng như khách du lịchnước ngoài cũng như khách du lịch có thu nhập cao Và với những yêukhông cao về chất lượng dịch vụ, cũng như nhu cầu về việc khám phánhững điều mới mẻ nên có thể khẳng định sinh viên là một đối tượng tiềmnăng của dịch vụ lịch làng nghề truyền thống Hà Nội Vì vậy các làng nghềtruyền thống tại Hà Nội nên có những xem xét, cân nhắc để phát triển dịch

vụ du lịch làng nghề dành cho đối tượng sinh viên

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên sẽ giúp các làngnghề bước đầu phát triển dịch vụ du lịch tại địa phương Từng bước cảithiện chất lượng dịch vụ, khả năng quản lý cũng như xây dựng cơ sở hạtầng cần thiết cho việc phát triển du lịch, để dần hướng tới các đối tượngkhách hàng có yêu cầu khắt khe hơn trong chất lượng dịch, cũng như thu vềlợi nhuận cao hơn

Việc phát triển các dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống dành chosinh viên không chỉ đem lại lợi ích to lớn cho các làng nghề truyền thống

mà còn mang lại lợi ích cho sinh viên và xã hội, bởi nó tạo ra một sân chơimới và lành mạnh và nâng cao tầm hiểu biết của sinh viên về lịch sử vănhóa dân tộc nói chung và thủ đô nói riêng Việc ngày càng nhiều không

Trang 11

gian vui chơi giải trí của giới trẻ bị lấn chiếm trong quá trình đô thi hóa,dẫn tới hệ quả nhiều sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi cách hình thứcgiải trí thiếu lành mạnh như trò chơi điện tử hay mạng internet Tình trạngngày càng nhiều sinh viên có những hành động bạo lực, phi đạo đức, viphạm pháp luật chính là minh chứng rõ nét nhất trong hậu quả của việcthiếu hụt những sân chơi bổ ích cho sinh viên Vì vậy phát triển du lịchlàng nghề truyền thống dành cho sinh viên sẽ giúp giải quyết được phầnnào sự thiếu hụt này.

Vấn đề phát triển du lịch làng nghề cũng được đánh giá là một vấn

đề mang tính vĩ mô Nhận thấy được tính cấp thiết và tầm quan trọng củaphát triển du lịch làng nghề, thành phố Hà Nội cũng đã có những quyhoạch tổng thểnhằm phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030 Theo Sở Công thương thành phố Hà Nội thìthành phố cần tập trung vào 12 giải pháp chủ yếu, trong đó giải pháp pháttriển làng nghề gắn với du lịch là một giải pháp rất quan trọng Cụ thể là:

- Giai đoạn 2010-2015 sẽ đáp ứng nhu cầu sản phẩm du lịch làng nghề, xâydựng thương hiệu, hệ thống các cơ sở sản xuất, dịch vụ, du lịch làng nghề

và phát triển làng nghề bền vững với môi trường

- Giai đoạn 2016-2020 sẽ gia tăng giá trị sản phẩm của làng nghề, mở rộng

hệ thống cơ sở sản xuất, dịch vụ du lịch thông qua việc phát triển làng nghềtruyền thống và mở rộng các làng nghề mới

- Và giai đoạn 2021-2030, tập trung đẩy mạnh xuất khẩu, hoàn thiện sản

phẩm du lịch làng nghề, xử lý triệt để môi trường làng nghề (Theo báo Hà Nội mới online).

Với tầm quan trọng của sự phát triển làng nghề gắn với du lịch vànhững tiềm năng lớn của làng nghề với đối tượng khách du lịch tại Hà Nộinói chung và đối tượng khách du lịch là sinh viên nói riêng, chúng tôi đãchọn nghiên cứu đề tài “Sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống ”

Trang 12

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu nhằm vào các mục tiêu cụ thể sau đây:

- Xác định mong đợi của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở

Hà Nội

- Tìm hiểu mức độ hài lòng của sinh viên đối với du lịch làng nghề truyềnthống ở Hà Nội

- Đề xuấtmột số kiến nghị nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở

Hà Nội cho sinh viên

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, cần trả lời các câu hỏi sau:

- Sinh viên có mong đợi gì đối với du lịch làng nghề truyền thống ở HàNội?

- Du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội đã đáp ứng những mong đợi củasinh viên như thế nào?

- Cần làm gì để thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống cho sinhviên

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Quá trình nghiên cứu

Hình 1.1 Quá trình nghiên cứu 4.2 Phương pháp thu thập số liệu

TT

thứ

cấp

Điều tra sinh viên

Phỏng vấn

hộ làng nghề

Mong đợi của SV

Khả năng đáp ứng mong đợi

vấn đề đặt ra

Đề xuất

TT

cấp

Trang 13

 Số liệu thứ cấp:

o Các công trình nghiên cứu, sách báo tài liệu xuất bản về du lịch làngnghề và thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống nói chung và ở

Hà Nội nói riêng

o Các báo cáo về tình hình phát triển làng nghề truyền thống ở Hà Nộicủa Hiệp hội làng nghề Hà Nội

o Các luận văn, luận án, đề tài nghiên cứu về du lịch và du lịch làngnghề

Các số liệu thứ cấp được sử dụng với mục đích tìm hiểu những thôngtin tổng quan và khung lý thuyết về du lịch và du lịch làng nghề truyềnthống nói chung và ở Hà Nội nói riêng cũng như thực trạng, kết quả, tiềmnăng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Nội thời gian qua

 Số liệu sơ cấp :

o Điều tra 300 sinh viên để thu thập thông tin về mong đợi của sinhviên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội và đánh giá khả năngcác hộ làng nghề Hà Nội đáp ứng mong đợi của sinh viên như thế nào dướigóc nhìn của sinh viên Đây là nguồn thông tin chính của nghiên cứu Nộidung và kết cấu bảng hỏi xem ở phần phụ lục

o Phỏng vấn sâu 5 hộ gia đình ở các làng nghề truyền thống bao gồmlàng gốm Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ,làng nghề sơn mài Hạ Thái, làng nghề mây tre đan Phú Vinh Phỏng vấnsâu được thực hiện theo lộ trình 2 bước: bước 1 thực hiện phỏng vấn sâuthứ nhất, sau khi đã thu thập và xử lý thông tin của 10 phiếu điều tra sinhviên đầu tiên để thử nghiệm và điều nội dung bảng hỏi; bước 2 thực hiện 4phỏng vấn sâu còn lại, sau khi đã thu thập và xử lý thông tin của 300 phiếuđiều tra sinh viên chính thức Mục đích phỏng vấn sâu chủ yếu là để kiểmchứng những thông tin thu được từ phiếu điều tra sinh viên, đồng thời cũngtìm hiểu khả năng thỏa mãn nhu cầu của sinh viên trên quan điểm của các

Trang 14

chủ hộ kinh doanh du lịch làng nghề Nội dung câu hỏi phỏng vấn sâu xem

ở phần phụ lục

o Nội dung bảng hỏi điều tra dành cho sinh viên với các câu hỏi đượcthiết kế nhằm trả lời hai câu hỏi chính là mong đợi của sinh viên và mức độthỏa mãn những mong đợi này Khoảng cách giữa mong đợi và mức độ đápứng mong đợi xác định những vấn đề đặt ra cần giải quyết để thúc đẩy pháttriển du lịch làng nghề truyền thống cho sinh viên Nội dung các câu hỏixoay quanh việc tìm hiểu hành vi của sinh viên khi đi du lịch tại làng nghề

và 4 yếu tố cơ bản của marketing hỗn hợp (4Ps) là sản phẩm dịch vụ, giá

cả, xúc tiến và phân phối để đè xuất các kiến nghị phù hợp

4.3 Phương pháp xử lý thông tin:

Các thông tin được xử lý bằng phương pháp phân tích định lượngvới công cụ phần mềm Exel và phân tích định tính với các phương phápphân tích, tổng hợp, so sánh… để rút ra các nhận xét và kết luận cho vấn đềnghiên cứu

-Phạm vi địa điểm : Nghiên cứu tiến hành tại các làng nghề truyềnthống, (bao gồm các làng nghề thủ công truyền thống) trên địa bàn Hà Nội,

và cho đối tượng sinh viên tại các trường đại học, cao đẳng và học viện trênđịa bàn Hà Nội

-Phạm vi thời gian: Nghiên cứu cho khoảng thời gian 2 năm qua và 5năm tới

Trang 15

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được chia thành 4chương

Chương 1: Cơ sở lý thuyết của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Kết quả nghiên cứu về mong đợi của sinh viên đối với du

lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội

Chương 3: Kết quả nghiên cứu về mức độ thỏa mãn mong đợi của

sinh viên đối với du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội

Chương 4: Một số kiến nghị nhằm thúc đầy phát triển du lịch làng

nghề truyền thống ở Hà Nội cho sinh viên

Trang 16

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA

 Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi):

Du lịch là một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con ngườingoài nơi cư trú với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắngcảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, …

 Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế):

Du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiềumặt: nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dântộc, từ đó góp phần tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài

là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinhdoanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá

và dịch vụ tại chỗ

1.2 Khái niệm du lịch làng nghề truyền thống

Du lịch làng nghề truyền thống là loại hình du lịch diễn ra tại các làngnghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mụctiêu tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sảnxuất sản phẩm truyền thống Là một hoạt động kinh doanh tại các làngnghề có lợi ích về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch

Trang 17

sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quêhương đất nước; mang lại lợi ích kinh tế cho xã hội.

1.3 Đặc điểm của du lịch làng nghề truyền thống

Du lịch làng nghề truyền thống có năm đặc điểm cơ bản như sau:

 Điểm đến là một làng nghề truyền thống đã và đang hoạt động sảnxuất các sản phẩm thủ công truyền thống

 Điểm hấp dẫn của du lịch làng nghề là khách du lịch được tìm hiểu

về lịch sử hình thành và các đặc điểm của làng nghề, cũng như tìm hiểu vềnhững đặc điểm riêng của những sản phẩm thủ công truyền thống tại làngnghề

 Dịch vụ du lịch làng nghề hỗ trợ cho việc phát triển kinh tế của các

hộ làng nghề cũng như sự phát triển kinh tế của địa phương

 Góp phần bảo tồn văn hoá truyền thống của làng nghề và các nghềthủ công truyền thống

 Du lịch làng nghề góp phần giáo dục cho nhân dân về lịch sử dân tộc

và nâng cao tình yêu đối với quê hương đất nước

1.4 Lợi ích của du lịch làng nghề truyền thống

Du lịch làng nghề truyền thống là một chiến lược quan trọng trong việcphát triển làng nghề bền vững.Có thể thấy rằng du lịch làng đã mang lại lợiích to lớn về mặt kinh tế xã hội cho nhiều đối tượng Việc phát triển du lịchlàng nghề đã mang lại hiệu quả kinh tế cho làng nghề như nâng cao thunhập của các hộ dân, góp phần làm hiện đại hóa cơ sở hạ tầng ở làng nghềv v Đồng thời việc phát triển du lịch làng nghề còn giúp nâng cao tầmhiểu biết của người dân trong nước về văn hóa lịch sử dân tộc, tăng thêmtình yêu đối với quê hương đất nước; du lịch làng nghề truyền thống còn là

Trang 18

một công cụ hữu hiệu để quảng bá hình ảnh văn hóa dân tộc tới du kháchnước ngoài.

1.5 Tổng quan về làng nghề và du lịch làng nghề ở Hà Nội

Hà Nội dường như là thủ đô thiên nhiên của châu thổ sông Nhị, củamiền Bắc Việt Nam và đây cũng trở thành nơi hội tụ của các anh tài, cácnghệ nhân từ khắp mọi miền đất nước Xung quanh Thăng Long - ĐôngKinh - Kẻ Chợ mọc dần lên các làng chuyên doanh đặc sản: các làng nghềnhư gốm sứ Bát Tràng, vàng quỳ Kiêu Kỵ, làng nghề giấy vùng Bưởi, lànghoa Ngọc Hà, quất Nghi Tàm, Làng nghề trồng trọt, làng nghề thủ côngcũng từ đó mà đân hình thành theo năm tháng

Hà Nội từ xa xưa đã vốn được mệnh danh là đất trăm nghề, trong đó cónhững làng nghề hàng trăm tuổi Đặc biệt, sau khi mở rộng, Hà Nội trởthành nơi nhiều làng nghề nhất trong cả nước và với lợi thế về vị trí chínhtrị, văn hóa Hiện nay, với hơn 1.350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội

đã chiếm tới 59% tổng số làng với 47 nghề trên tổng số 52 nghề trên toànquốc với hàng chục nhóm nghề đang có xu hướng phát triển như gốm sứ,dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai

Giá trị sản xuất của làng nghề, làng có nghề trên địa bàn Hà Nội trungbình trên đạt gần 4000 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 12,6 % giá trị sản xuấtcông nghiệp ngoài quốc doanh, nổi bật như mộc Chàng Sơn, gốm sứ BátTràng, Mộc Vạn Điểm, dệt kim La Phù…

Nhà nước ta cũng phần nào ý thức được ý nghĩa quan trọng của việcphát triển các làng nghề truyền thống nhằm bảo tồn và gìn giữ bản sắc vănhóa, đồng thời cũng khai thác được lợi ích nhất định về mặt kinh tế cho xãhội; bởi vậy mà liên tục trong những năm gần đây luôn chú trọng đưa racác chính sách thúc đẩy và phát triển các làng nghề truyền thống Tuynhiên, sau mười năm thực hiện chủ trương đưa làng nghề vào khai thác dulịch, ngoài hai cái tên được nhắc nhiều là Bát Tràng và Vạn Phúc, các làng

Trang 19

nghề khác gần như bị bỏ quên mặc dù có chủ trương rõ ràng từ chínhquyền địa phương Điển hình như cụm làng nghề mây tre đan ở Chương

Mỹ, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, nón làng Chuông, sơn mài HạThái,

Trước mắt, tiến tới việc hoàn thiện và phát triển hơn mô hình du lịchlàng nghề truyền thống, Hà Nội đang xúc tiến xây dựng 4 tour du lịch làngnghề gồm: tour thăm làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ - thêu Thắng Lợi -sơn mài Hạ Thái; tour thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh - lụa VạnPhúc; tour thăm làng lụa Vạn Phúc - điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng; tourthăm làng nghề gốm sứ Bát Tràng- may da, dát vàng bạc quỳ Kiêu Kỵ đểthu hút khách du lịch đến với thủ đô

Có thể đưa ra hai ví dụ về tính hiệu quả của việc khai thác khá tốt tiềmnăng làng nghề của hai làng nghề truyền thống điển hình là làng nghề gốm

sứ Bát Tràng và làng nghề lụa Vạn Phúc:

Theo số liệu thống kê, trung bình hằng tháng, chợ gốm Bát Tràngđón 25-30 nghìn lượt khách trong nước, 5-6 nghìn lượt khách quốc tế Cóthể thấy rằng khách đến tham quan làng nghề Bát Tràng khá tấp nập, cho

dù không phải là ngày cuối tuần Điều hấp dẫn khách du lịch đến Bát Tràngkhông chỉ là sản phẩm gốm sứ đa dạng mà cái chính là khách có thể trựctiếp tham gia vào các công đoạn của quá trình làm ra sản phẩm

Cũng như Bát Tràng, Vạn Phúc hằng năm thu hút hàng vạn khách dulịch đến tham quan Ngoài yếu tố là sản phẩm lụa đa dạng, phong phú vớinhiều mẫu mã đẹp thì du khách cũng được tham gia tìm hiểu quy trình làm

ra một tấm lụa Chính điều này là một yếu tố thu hút khách du lịch đối với

du lịch làng nghề

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, thìviệc phát triển du lịch làng nghề vẫn còn tồn tại hạn chế đó là còn mangtính tự phát; phân tán thiếu tính bền vững, quy mô nhỏ lẻ; hệ thống cơ sở

Trang 20

hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch, ô nhiễm môi trường;thị trường chưa được mở rộng; các sản phẩm thủ công được bán tại làngnghề còn đơn điệu về mẫu mã, chưa có thương hiệu, nhãn mác.

2 Nhu cầu và hành vi mua của khách hàng đối với du lịch làng nghề truyền thống

2.1 Nhu cầu và mong đợi

Theo lý thuyết kinh tế thì “cầu là lượng hàng hóa, dịch vụ mà ngườimua sẵn sàng và có khă năng mua tại mức giá khác nhau trong một khoảngthời gian nhất định với giá thiết các yếu tố khác không đổi Cầu là nhữngmong đợi, nguyện vọng của khách hàng về hàng hóa dịch vụ được thỏamãn bởi khả năng thanh toán của khách hàng đó cho việc mua sắm cáchàng hóa dịch vụ”

Theo khái niệm đó thì nhu cầu của khách du lịch về du lịch làng nghềđược hiểu là những mong đợi được thỏa mãn của họ về việc tìm hiểu,chiêm ngưỡng, thưởng thức về làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩmtruyền thống tại làng nghề, nhằm nâng cao hiểu biết về văn hóa làng nghề,

và tình yêu quê hương đất nước của du khách Nhu cầu về du lịch làngnghề ở đây đề cập đến những nhu cầu có khả năng thanh toán tức là nhữngnhu cầu gắn liền với thu nhập và khả năng chi trả của khách du lịch

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa xãhôi thì thu nhập của người dân đã được cải thiện đáng kể, cơm ăn áo mặckhông còn là một vấn đề cấp thiết đối với một bộ phận lớn người tiêu dùng,chính vì vậy nhu cầu đối với du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa nói chung

và du lịch làng nghề truyền thống nói riêng cũng gia tăng đáng kể Thêmvào đó sự ô nhiễm của môi trường và không khí ngột ngạt ở thành thị làmột nguyên nhân khiến cho khách du lịch muốn tìm tới những nơi cókhông gian rộng rãi và thoáng đãng để nghỉ ngơi thư giãn Việc các làngnghề truyền thống đã nắm băt được nhu cầu này, đống thời chú trọng hơn

Trang 21

tới việc khai thác tiềm năng du lịch của làng nghề so với trước đây, và đưa

ra các chương trình nhằm quảng bá cho dịch vụ du lịch làng nghề cũnggiúp cho một bộ phận lớn khách hàng ngày càng quan tâm hơn tới dịch vụnày

Vì vậy có thể thấy rằng nhu cầu về du lịch làng nghề truyền thống hiệnnay ở người tiêu dùng là rất cao, nhưng tiếc rằng các làng nghề chưa thực

sự phát triển một cách toàn diện dịch vụ này để đáp ứng được nhu cầu củakhách du lịch

cả 2 mặt chức năng lẫn cảm xúc nên hành vi tiêu dùng có 3 thành phầnchính là: Đầu vào, quá trình và đầu ra:

Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua

Các tác nhân kích thích gồm 2 loại:

- Các yếu tố kích thích của marketing bao gồm: Sản phẩm, giá, phânphối, khuyến mãi

Trang 22

- Các tác nhân khác bao gồm: Môi trường kinh tế, công nghệ, chính trị,văn hóa

Khi đi qua "hộp đen" ý thức của người mua thì tất cả những tác nhânkích thích này gây ra một loạt các phản ứng của người mua bao gồm: Lựachọn sản phẩm, lựa chọn nhãn hiệu, lựa chọn địa lí, định thời gian mua,định số lượng mua Do đó, nhiệm vụ của người làm marketing là hiểu cái

gì đã xảy ra trong "hộp đen" ý thức của người tiêu dùng giữa lúc tác nhânkích thích đi vào và lúc xuất hiện những phản ứng của họ Bản thân "hộpđen" gồm 2 phần.Phần thứ nhất là những đặc tính của người mua, có ảnhhưởng cơ bản đến việc con người tiếp nhận các tác nhân kích thích và phảnứng với nó như thế nào.Phần thứ hai là quá trình thông qua quyết định củangười mua và kết quả sẽ phụ thuộc vào quyết định đó

Các tác nhân kích thích gồm 2 loại: Các yếu tố kích thích của marketingbao gồm sản phẩm, giá, phân phối, khuyến mãi; và các tác nhân khác baogồm: môi trường kinh tế, công nghệ, chính trị, văn hóa

Những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng:

Hình 2.2: Mô hình chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi

Trang 23

Hành vi người tiêu dùng chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 4 yếu tố: Văn hóa,

xã hội, cá nhân và tâm lý Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ

để biết cách tiếp cận và phục vụ người mua một cách hiệu quả nhất

Việc nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng còncho ta những gợi ý để phát triển sản phẩm mới, xác định giá cả, các kênhphân phối, nội dung thông tin và những yếu tố khác trong Marketing mix

Nhân tố ảnh hưởng:

Hành vi mua của khách du lịch chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi 4 yếu tố: vănhóa, xã hội, cá nhân và tâm lý

 Yếu tố văn hóa:

Văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vicủa một người Văn hóa còn tạo ra những giá trị, sự cảm thụ, sự ưa thích,tác phong của khách du lịch và làm người làm marketing thường thiết kếcác sản phẩm, chương trình marketing theo nhu cầu của văn hóa đó

 Yếu tố xã hội:

Giai tầng xã hội là những nhóm tương đối ổn định trong khuôn khổ xãhội, được sắp xếp theo thứ bậc đẳng cấp và được đặc trưng bởi những quanđiểm giá trị, lợi ích và hành vi đạo đức, được xác định dựa trên cơ sở nghềnghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn, định hướng giá trị và những đặc trưngkhác của những người thuộc giai tầng đó Hành vi tiêu dùng của các giaitầng khác nhau biểu hiện qua nhu cầu, thị hiếu về sản phẩm, về nhãn hiệu,

về địa điểm mua hàng,khác nhau

 Yếu tố cá nhân:

Yếu tố cá nhânthể hiện ở tuổi tác và các giai đoạn trong chu kỳ sống,nghề nghiệp, thu nhập hoàn cảnh kinh tế, lối sống, nhân cách và tự ý thứccủa họ

 Yếu tố tâm lý:

Trang 24

Yếu tố tâm lý bao gồm động cơ, nhận thức, tri thức, niềm tin và thái

độ Tất cả những yếu tố này đều cho ta những căn cứ để biết cách tiếp cận

và phục vụ người mua một cách hiệu quả nhất

Việc nghiên cứu về các yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi mua còncho ta những gợi ý để phát triển sản phẩm mới, xác định giá cả, các kênhphân phối, nội dung thông tin và những yếu tố khác trong Marketing hỗnhợp

Tóm lại, cách lựa chọn sản phẩm du lịch của du khách là kết quả của sựtác động qua lại phức tạp giữa các yếu tố văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm

lý Trong số những yếu tố đó có nhiều yếu tố không chịu ảnh hưởng củangười làm marketing Những yếu tố khác chịu ảnh hưởng của người làmmarketing và gợi ý cho họ phát triển sản phẩm, định giá, tổ chức lưu thông

và khuyến mãi như thế nào để tạo được sự hưởng ứng mạnh mẽ của ngườitiêu dùng

(Nguồn: Philip Koler.1997 Marketing căn bản Hà Nội: NXB Thống kê)

3 Các nội dungmarketing cơ bản (4Ps) có liên quan đến thúc đẩy phát triển du lịch làng nghề truyền thống

3.1 Dịch vụ du lịch

Dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống trong những năm gần đây đangdần phát triển và ngày càng đa dạng Khi khách hàng tới du lịch tại một sốlàng nghề, ngòai việc được tận mắt chứng kiến những công đoạn thủ công

để làm ra được một sản phẩm thì họ còn có thể trực tiếp tham gia vào quátrình sản xuất sản phẩm Đây là một đặc điểm riêng có của loại hình du lịchcác làng nghề thủ công truyền thống so với các loại hình du lịch khác Không chỉ được tận tay làm ra những sản phẩm độc đáo và riêng nhất,khách hàng còn có thể mua sắm được những sản phẩm truyền thống củalàng nghề với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất mà khó ở đâu

có thể có (VD: làng nghề Bát Tràng đã xây dựng chợ gốm sứ với đa dạng

Trang 25

các loại mặt hàng phục vụ được nhu cầu của mua sắm của tất cả các lứatuổi)

Không những có lợi thế về nghề các sản phẩm truyền thống mà nhiềulàng nghề trên địa bàn HN còn có những di tích lịch sử, danh lam thắngcảnh và nhiều lễ hội truyền thống rất hấp dẫn, thu hút Vì vậy có thể nhậnthấy rằng du lịch làng nghề truyền thống là một hình thức du lịch rất cótiềm năng

3.2 Giá cả dịch vụ

Xét về mặt giá cả thì giá cả của loại hình du lịch làng nghề truyền thống

so với các loại hình du lịch khác là rất cạnh tranh

- Thứ nhất, nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Nội có điều kiện giao thôngkhá thuận lợi nên chi phí dành cho việc đi lại trong hoạt động du lịch nàykhông quá đáng kể

- Thứ hai, các dịch vụ ở làng nghề cũng có giá tương đối hợp lý, và chấpnhận được Khách du lịch có thể tới thăm quan làng nghề trong một ngàyvới mức chi phí phù hợp

- Thứ ba là cùng với đó các mặt hàng truyền thống được bán tại các làngnghề cũng có giá cả rất cạnh tranh, vì không phải qua nhiều khâu trunggian và vận chuyển nên những sản phẩm truyền thống này được bán vớimức giá khá thấp nếu so sánh với cùng loại sản phẩm nhưng được bán ởnơi khác

Tóm lại, mức chi phí bỏ ra cho một chuyếnđi du lịch làng nghề có thểđược đánh giá là hợp lý và đây chính là một lợi thế lớn của các làng nghềthủ công truyền thống trong việc thu hút khách du lịch

3.3 Kênh phân phối

Đối với dịch vụ du lịch, kênh phân phối đề cập đến vị trí của địa điểm

du lịch Đặc trưng khác biệt so với các sản phẩm dich vụ khác là phân phối

Trang 26

gắn liền với một vị trí địa lý nhất định, sử dụng lợi thế về điều kiện tựnhiên- kinh tế xã hội của địa phương Nhiều làng nghề nằm ở vùng giaothông đi lại thuận tiền nên rất dễ dàng cho việc di chuyển và đi lại

Hơn nữa, đây là loại hình du lịch được nhà nước chú trọng phát triểnnên trong những năm qua cơ sở hạ tầng đường xá đi lại ở các làng nghềtruyền thống tại Hà Nội cũng phần nào được cải thiện một cách đáng kể, cónhiều tuyến xe bus được đưa vào hoạt động nhằm giảm thiểu những ràocản của việc đi lại tới các làng nghề này Thêm vào đó vì các làng nghềtruyền thống tại Hà Nội đều nằm ở thủ đô với khoảng cách tới trung tâmHNkhông quá xa nên việc di chuyển cũng không mất quá nhiều thời gian

và tốn kém cho khách du lịch khi muốn tới du lịch tại làng nghề

3.4 Xúc tiến dịch vụ

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của nhà nước nên cáclàng nghề đã bắt đầu quan tâm hơn vào việc phát triển du lịch, có nhữnghình thức nhằm thu hút khách du lịch, đồng thời chú trọng hơn vào việcxây dựng mối quan hệ với khách hàng nhằm thu hút khách hàng quay trởlại trong tương lai Thêm vào đó, một số làng nghề đã bước đầu lập websiteriêng (www.battrang.info, www.nonkhe.net, www.luavanphuc.com, )nhằm quáng bá du lịch của làng nghề mình, đưa hình ảnh của các làng nghềtruyền thống đến gần hơn với khách du lịch

Có thể đánh giá đây là một trong những nỗ lực bước đầu nhằm pháttriển du lịch làng nghề từ phía các làng nghề truyền thống tại HN

Trang 27

CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ MONG ĐỢI CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI DU LỊCH LÀNG NGHỀ

TRUYỀN THỐNG Ở HÀ NỘI

2.1 Đặc điểm mẫu điều tra

Trong vòng 2 tháng, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều trathông qua công cụ Internet và gặp gỡ trực tiếp để lấy ý kiến

Vì giới hạn phạm vi nghiên cứu nên chúng tôi chỉ lựa chọn đối tượngđiều tra là những sinh viên đang học tập tại một số trường đại học, cao

đẳng và học viện lớn tại Hà Nội.Tổng số phiếu gửi đi là 350 phiếu Số phiếu thu về là 300 phiếu được chia ra như sau :

Đại học Đại học

Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Luật

Hà Nội

Đại học Bách Khoa

Hà Nội

Học viên Ngân Hàng

Khác Tổng

Số lượng

sinh viên 83 34 41 56 86 300

Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra theo trường đang theo học

Trong tổng số cá nhân gửi tới kết quả điều tra, phân theo tiêu chí:

Phân theo trường đại học:

Thống kê trong số mẫu được điều tra cho thấy có 27% là sinh viên củaĐại học Kinh Tế Quốc Dân, 11% là sinh viên Đại học Luật Hà Nội, 14%sinh viên của Đại học Bách Khoa Hà Nội, 19% sinh viên của Học việnNgân hàng và 29% sinh viên của các trường đại học khác

Trang 28

Bảng 2.2 Mẫu phân theo trường đang học

Phân theo độ tuổi :

Trong số mẫu được điều tra có 1% có độ tuổi dưới 17 tuổi, 92% nằm trong

độ tuổi từ 17-22 tuổi và 7% ở độ tuổi dưới 22 tuổi

Bảng 2.3 Mẫu phân theo độ tuổi

Trang 29

2.2 Kết quả điều tra

2.2.1 Nhu cầu của sinh viên với du lịch làng nghề truyền thống tại Hà Nội.

2.2.1.1 Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề

Trong số 300 sinh viên tại Hà Nội được điều tra thì kết quả cho thấyrằng trên 73% những sinh viên này đã từng đi du lịch tại các làng nghềtrong quá khứ

Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề

Qua việc phỏng vấn các hộ làng nghề cho biết rằng tại làng nghề BátTràng đối tượng chủ yếu tới du lịch là sinh viên tại các trường đại học caođẳng học viện trên địa bàn Hà Nội chiếm khoảng 70% Đối với các làngnghề khác, sinh viên cũng chiếm phần lớn trong số những khách du lịch tớilàng nghề Các chủ hộ cũng cho biết sinh viên thường xuyên quay lại dulịch sau khi đã tới làng nghề

2.2.1.2 Tỷ lệ sinh viên mong muốn sẽ đi du lịch làng nghề trong tương lai

Khảo sát cũng cho thấy 88% sinh viên được hỏi đồng ý rằng họ có

Trang 30

nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch làng nghề thủ công truyền thống trongtương lai và chỉ có 12% còn lại không cảm thấy có nhu cầu về dịch vụ này.

Bảng 2.5 Nhu cầu của sinh viên về du lịch làng nghề.

Có thể coi đây là một kết quả rất khả quan cho thấy nhu cầu của sinhviên đối với du lịch làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội là rất cao

và đây cũng chính là đối tượng khách hàng tiềm năng của các làng nghềtruyền thống tại Hà Nội

2.2.1.3 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch

Dựa vào kết quả khảo sát có thể thấy rằng mục đích chính của sinhviên khi đi du lịch làng nghề đó là muốn tìm hiểu về làng nghề truyềnthống Tiếp theo đó là mong muốn được tham gia trực tiếp vào quá trìnhlàm ra một sản phẩm truyền thống, mua sắm những sản phẩm truyền thốngđặc sắc của làng nghề, tham quan các di tích lịch sử và danh lam thắngcảnh (nếu có) và cuối cùng là tìm kiếm một không gian mở để giao lưu với

Trang 31

bạn bè Những nhu cầu này của sinh viên đều nằm trong khả năng đáp ứngcủa các làng nghề.

Bảng 2.6 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch làng nghề

đi tour thành nhóm lớn theo trường, lớp chứ không chia theo nhóm nhỏ(5-10 người)

Có thể thấy các hộ làng nghề đã phần nào nắm được một số nhu cầu cơbản của sinh viên khi tới đây, nhưng chưa thực sự có hiểu biết rõ ràng vàđầy về những nhu cầu khác phân khúc khác hàng này

Trang 32

2.2.2.Phân tích hành vi của sinh viên khi đi du lịch làng nghề truyền thống

2.2.2.1.Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề:

Bảng 2.7 Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề

Thời gian mà sinh viên lựa chọn tới các làng nghề thường là vào cácngày nghỉ cuối tuần Thống kê kết quả khảo sát cho thấy 51% số ngườiđược hỏi lựa chọn phương án này, 26% lựa chọn thời điểm là các dịp nghỉ

lễ và 14% chọn lựa phương án tới các làng nghề vào dịp nghỉ hè

Việc đa số sinh viên được hỏi lựa chọn thời gian cuối tuần để đi du lịchcho thấy họ có nhu với dịch vụ này một cách thường xuyên, liên tục vàkhẳng định rõ hơn tiềm năng của đôi tượng này

2.2.2.2.Thời gian lưu lại du lịch tại làng nghề:

Có tới 97% lựa chọn họ chỉ đi về trong ngày; chỉ có 3% còn lại chobiết họ đi du lịch làng nghề trong thời gian hơn một ngày

Việc thăm quan và du lịch tại các làng nghề tuyền thống nằm trên địabàn Hà Nội là một hình thức du lịch không mất quá nhiều thời gian nênsinh viên có thể dễ dàng bố trí thời gian biểu hợp lý với một ngày nghỉtrong tuần để có thể tham gia hoạt động bổ ích này

Trang 33

Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng cần nhận thức rằng một phần là vì nhữngdịch vụ du lịch tại các làng nghề truyền thống vẫn còn rất hạn chế; nhữngdịch vụ phục vụ đi kèm như dịch vụ ăn uống hay nghỉ ngơi đều chưa pháttriển đủ mức cần thiết để có thể đáp ứng nhu cầu của sinh viên khi muốn dulịch dài ngày tại làng nghề

Bảng 2.8 : Thời gian lưu lại tại làng nghề

2.2.2.3.Đối tượng đi cùng:

Để nắm được thông tin về việc sinh viên thường đi du lịch tới các làngnghề truyền thống với ai, chúng tối sử dụng câu hỏi số 7 trong phiếu điềutra

Theo điều tra cho thấy 73% sinh viên đồng ý rằng họ đã đi du lịch làngnghề này vơi bạn bè, và một số ít số sinh viên được hỏi lựa chọn rằng họ đi

Trang 34

Bảng 2.9: Đối tượng đi du lịch làng nghề cùng với sinh viên

Sinh viên không chỉ coi làng nghề là một địa điểm du lịch để tìm hiểu

về lịch sử văn hóa hay mua sắm sản phẩm thu công truyền thống, mà còncoi đây là một địa điểm hợp lý, một không gian thoáng đã để giao lưu kếtbạn Đây là một yếu tố tích cực trong việc có thêm không gian giải trí bổích cho giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng

2.2.2.4.Kênh thông tin mà sinh viên tìm kiếm:

Cũng từ kết quả điều tra thì có thể thấy rằng sinh viên chủ yếu tìm hiểuthông tin về dịch vụ du lịch này thông qua người thân bạn bè (43%) và quaInternet (36%) , rất ít bạn được hỏi trả lời rằng họ biết thông tin từ dịch vụnày thông qua quảng cáo trên báo đài, truyền hình và thông tin từ công ty

du lịch cung cấp

Qua đây có thể thấy dịch vụ du lịch tại các làng nghề truyền thốngphần nào đã làm thỏa mãn được nhu cầu của sinh viên khi tới đây vì thế rấtnhiều trong số họ đã giới thiệu đến cho bạn bè và người thân Cũng có thểthấy vai trò rất quan trọng của những khách du lịch đã từng tới các làngnghề – như một kênh thông tin hiệu quả trong việc quảng bá và cung cấpthông tin về các làng nghề truyền thống tới những người có nhu cầu trảinghiệm hình thức du lịch này trong tương lai

Trang 35

Bảng 2.10: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng

Ngoài ra, một kênh thông tin khác cũng rất quan trọng trong việcquảng bá dịch vụ du lịch làng nghề truyền thống đó là Internet Có 36%sinh viên cho biết họ tìm kiếm thông tin trên công cụ Internet

Khi trực tiếp tới các làng nghề thực hiện phỏng vấn sâu ( làng nghề BátTràng, làng nghề làm nón Chuông, làng nghề Vạn Phúc), các chủ hộ kinhdoanh tại các làng nghề cũng cho biết rằng phần lớn khách du lịch – khôngchỉ riêng đối tượng sinh viên đều được biết thông tin qua lời giới thiệu củabạn bè và người thân, là những người đã từng tới du lịch tại đó

2.2.2.5 Mức độ sẵn sàng chi trả của sinh viên cho du lịch làng nghề:

Trong những sinh viên tham gia khảo sát , 64% trả lời rằng đã từng chitrả vào khoảng 100.000VNĐ đến 300.000VNĐ cho dịch vụ du lịch làngnghề 16% đã từng chi trả vảo khoảng từ 300.000VNĐ đến 700.000VNĐ,

và chỉ một số rất ít lựa chọn khoản tiền trên 700.000VNĐ

Kết quả phỏng vấn sâu từ một số chủ doanh nghiệp nhỏ tại các làngnghề cũng cho thấy rằng, thông thường khách du lịch sinh viên tới các làngnghề thường là các nhóm từ 5-10 người và mức chi phí mà họ bỏ ra chomột chuyến đi du lịch theo hình thức này thường không quá lớn và chỉ ởmức dưới 700.000 VNĐ

Ngày đăng: 16/01/2013, 13:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua - Du lịch làng nghề truyền thống
Hình 2.1 Mô hình chi tiết hành vi của người mua (Trang 20)
Bảng 2.1: Đặc điểm mẫu điều tra theo trường đang theo học - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.1 Đặc điểm mẫu điều tra theo trường đang theo học (Trang 27)
Bảng 2.2 Mẫu phân theo trường đang học - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.2 Mẫu phân theo trường đang học (Trang 28)
Bảng 2.3 Mẫu phân theo độ tuổi - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.3 Mẫu phân theo độ tuổi (Trang 28)
Bảng 2.4: Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.4 Tỷ lệ sinh viên đã từng đi du lịch làng nghề (Trang 29)
Bảng 2.5 Nhu cầu của sinh viên về du lịch làng nghề. - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.5 Nhu cầu của sinh viên về du lịch làng nghề (Trang 30)
Bảng 2.6 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch làng nghề - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.6 Mục đích của sinh viên khi đi du lịch làng nghề (Trang 31)
Bảng 2.7 Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.7 Thời gian lựa chọn để du lịch làng nghề (Trang 32)
Bảng 2.8 : Thời gian lưu lại tại làng nghề - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.8 Thời gian lưu lại tại làng nghề (Trang 33)
Bảng 2.9: Đối tượng đi du lịch làng nghề cùng với sinh viên - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.9 Đối tượng đi du lịch làng nghề cùng với sinh viên (Trang 34)
Bảng 2.10: Kênh thông tin được sinh viên sử dụng - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.10 Kênh thông tin được sinh viên sử dụng (Trang 35)
Bảng 2.11: Số tiền sinh viên sẵn sàng chi trả cho du lịch làng nghề - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 2.11 Số tiền sinh viên sẵn sàng chi trả cho du lịch làng nghề (Trang 36)
Bảng 3.1: Mức độ hài lòng của sinh viên - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 3.1 Mức độ hài lòng của sinh viên (Trang 38)
Bảng 3.2: Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 3.2 Mức độ hấp dẫn của du lịch làng nghề (Trang 39)
Bảng 3.3: Số sinh viên muốn giới thiệu với bạn bè và người thân về du - Du lịch làng nghề truyền thống
Bảng 3.3 Số sinh viên muốn giới thiệu với bạn bè và người thân về du (Trang 40)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w