1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở hà nội

122 499 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 2,76 MB

Nội dung

Những năm gần đây, các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ làn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích và đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này, đặc biệt sự quan tâm tận tình chỉ dẫn của PGS TS Phan Kim Chiến là người hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn

Một lời cảm ơn cuối cùng đó là gia đình, bạn bè, đồng nghiệp những người đã luôn động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này

Tác giả

PHẠM THỊ TRANG

Trang 4

MỤC LỤC

MỤC LỤC

CÁC CHỮ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG BIỂU ii

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG 5

1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 5

1.2.Cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề truyền thống 8

1.2.1 Một số vấn đề về làng nghề truyền thống và du lịch làng nghề 8

1.2.2 Nội dung phát triển du lịch làng nghề truyền thống: 15

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề 21

1.2.4 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch làng nghề 26

1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở một số địa phương tại Việt Nam và bài học rút ra đối với Hà Nội 27

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở một số địa phương tại Việt Nam 27

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Hà Nội 33

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

2.1 Phương pháp luận: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử 38

2.2 Các phương pháp cụ thể 39

2.2.1 Phương pháp nghiên cứu thực tế: 39

2.2.2 Phương pháp thu thập,thông tin, dữ liệu, số liệu và xử lý thông tin: 39

2.2.3 Phương pháp thống kê mô tả 40

2.2.4 Phương pháp phân tích, tổng hợp 40

2.2.5 Phương pháp so sánh 40

Trang 5

2.2.6 Các phương pháp khác 41

Tiểu kết Chương 2 41

Chương 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỪ 2011 - 2014 42

3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và đặc điểm làng nghề truyền thống ở Hà Nội 42

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 42

3.1.2 Đặc điểm làng nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội 50

3.2 Thực trạng phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội thời gian từ 2011 – 2014 53

3.2.1 Hiện trạng tổ chức và quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch 53

3.2.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lich 54

3.2.3 Các tour du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội: 55

3.2.4 Lượt khách du lịch đến làng nghề truyền thống ở Hà Nội và doanh thu phát triển du lich làng nghề ở Hà Nội: 60

3.2.5 Các hình thức của hoạt động du lịch làng nghề: 62

3.2.6 Sản phẩm du lịch của các làng nghề 65

3.3 Thành tựu và những vấn đề đặt ra từ thực trạng của hoạt động du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội trong phát triển kinh tế - xã hội 67

3.3.1 Thành tựu: 67

3.3.2 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng của hoạt động du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội 68

Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 77

4.1 Định hướng phát triển du lịch làng nghề truyền thống của Hà Nội: 77

4.2 Một số giải pháp phát triển du lịch làng nghề theo hướng bền vững ở Hà Nội 78

4.2.1 Hoạt động quản lý du lịch 78 4.2.2 Xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Trang 6

80

4.2.3 Xây dựng hệ thống sản phẩm làng nghề phục vụ du lịch 82

4.2.4 Xây dựng các chương trình du lịch làng nghề 87

4.2.5 Xây dựng bản đồ du lịch làng nghề tại Hà Nội 90

4.2.6 Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ du lịch làng nghề 90

4.2.7 Bảo vệ cảnh quan môi trường làng nghề 92

4.2.8 Gìn giữ phát triển các giá trị văn hóa của làng nghề 93

4.2.9Mô hình gắn kết giữa làng nghề và các công ty du lịch 94

KẾT LUẬN 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 1 Danh sách các làng nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội

PHỤ LỤC 2 Phiếu điều tra về khách du lịch đến làng nghề

PHỤ LỤC 3: Mẫu điều tra phỏng vấn về làng có nghề

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

1 Bảng 3.1 Danh sách các làng nghề theo tính chất của sản phẩm 51

2 Bảng 3.2 Số liệu khách du lịch đến Hà Nội giai đoạn 60

3 Bảng 3.3 Tổng thu từ khách du lịch giai đoạn 2011 – 2014 62

4 Bảng 3.4 Biểu đồ cơ cấu các hình thức du lịch làng nghề 63

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU 1.Lời nói đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế hội nhập và mở cửa, làng nghề truyền thống đang dần lấy lại vị trí quan trọng của mình Những làng nghề này như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét riêng biệt, độc đáo không thể thay thế Đó cũng là một cách giới thiệu sinh động về đất, nước và con người của mỗi vùng, miền, địa phương Phát triển du lịch làng nghề chính là một hướng đi đúng đắn và phù hợp, được ưu tiên trong chính sách quảng bá và phát triển du lịch Những lợi ích to lớn của việc phát triển du lịch làng nghề không chỉ thể hiện

ở những con số tăng trưởng lợi nhuận kinh tế, ở việc giải quyết nguồn lao động địa phương mà hơn thế nữa, còn là một cách thức gìn giữ và bảo tồn những giá trị văn hoá của dân tộc Đó là những lợi ích lâu dài

Những năm gần đây, các làng nghề thủ công truyền thống của Hà Nội ngày càng hấp dẫn du khách trong và ngoài nước, bởi những giá trị văn hóa lâu đời và sự sáng tạo của những người thợ làng nghề qua từng sản phẩm thủ công đặc trưng

Hà Nội có nhiều làng nghề hình thành từ lâu đời, trở thành những điểm đến hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế như: Lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên Mỹ, thêu Quất Động, sơn mài Duyên Thái, mộc Chàng Sơn, rèn

Đa Sỹ, đúc đồng Ngũ Xã Làng nghề Hà Nội nằm dọc các trục giao thông

và gắn liền với những di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội, nên thuận lợi cho các công ty du lịch lữ hành đầu tư, xây dựng những tour, tuyến du lịch phục vụ

du khách

Với mỗi làng nghề Hà Nội, du khách sẽ tìm thấy những giá trị văn hoá truyền thống ẩn chứa trong cảnh quan quen thuộc của đồng bằng Bắc Bộ: cổng làng, đền thờ tổ nghề, nhà cổ hàng trăm năm tuổi, mái đình cổ kính,

Trang 10

giếng nước hay trong từng sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo được lưu truyền qua bao thế hệ

Tuy nhiên, thời gian qua hoạt động du lịch làng nghề ở Hà Nội còn tự phát, chưa tổ chức chặt chẽ và chuyên nghiệp, thể hiện ở việc bán hàng giá cao, xuất xứ không phải từ làng nghề cho khách, thái độ thiếu thân thiện, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, thời gian du khách ở lại làng nghề rất thấp hạn chế nhu cầu chi tiêu, thông tin thị trường du lịch làng nghề không đầy đủ, sự kết hợp các điểm du lịch làng nghề với các điểm du lịch sinh thái, lễ hội chưa phù hợp, một số công ty lữ hành xây dựng chương trình

du lịch làng nghề còn mang tính hình thức Chính vì vậy, để khai thác thế mạnh, tiềm năng du lịch làng nghề, cần phải xây dựng chương trình phát triển du lịch làng nghề truyền thống

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống là một hướng đi đúng đắn và

phù hợp của Hà Nội Xuất phát từ thực tế đó,tác giả chọn đề tài“Phát triển

du lịch làng nghề truyền thống ở Hà nội ” để thực hiện luận văn thạc sĩ

chuyên ngành quản lý kinh tê, chương trình định hướng thực hành

Câu hỏi nghiên cứu của luận văn là: Cơ quan quản lý Nhà nước có

những chính sách quản lý và phát triển du lịch làng nghề truyền thống gì Các làng nghề truyền thống trên Thành phố Hà Nội cần phải làm gì và làm như thế nào để phát triển du lịch

1.2 Mục đích và nhiệm vu ̣ nghiên cứu:

1.2.1 Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là xây dựng các làng nghề truyền thống thành các điểm thu hút du lịch phát triển Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện nhằm phát triển du lịch các làng nghề truyền thống ở thành phố

Hà Nội hiện nay

Trang 11

1.2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về phát triển du lịch ở làng nghề truyền thống

-Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển du lịch ở làng nghề truyền thống của một số địa phương ở Việt Nam, trên cơ sở đó rút ra bài học có thể áp dụng cho làng nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động việc phát triển du lịch ở làng nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội

- Xác định định hướng, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý hoạt động phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở thành phố

Hà Nội

1.3 Đối tượng và pha ̣m vi nghiên cứu:

phát triển du lịch làng nghề truyển thống ở thành phố Hà Nội

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu sự phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội

+ Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng sự phát triển

du lịch làng nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội thời gian từ 2011 - 2014 Các giải pháp hoàn thiện quản lý hoạt động phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở thành phố Hà Nội thời gian từ 2011 – 2014 định hướng đến năm 2020

1.4.Phương pháp nghiên cứu:

1.4.1 Phương pháp luận:Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa

duy vật lịch sử

1.4.2 Các phương pháp cụ thể

 Phương pháp thu thập thông tin ,dữ liệu,số liệu

Trang 12

 Phương pháp thống kê mô tả

 Phương pháp phân tích, tổng hợp

 Phương pháp so sánh

 Các phương pháp khác

2 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 4 chương:

Chương 1.Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực tiễn

về việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống

Chương 2.Phương pháp nghiên cứu

Chương 3 Thực trạng về việc phát triền du lịch làng nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội trong thời gian từ 2011 - 2014

Chương 4 Định hướng và các giải pháp nhằm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG

NGHỀ TRUYỀN THỐNG

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

- Các công trình nghiên cứu tổng quan về công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn

- Các công trình nghiên cứu về thủ công nghiệp, nghề cổ truyền và vấn đề môi trường gắn bó với làng nghề

- Các công trình nghiên cứu về tình hình sản xuất và kinh doanh của làng nghề và làng nghề truyền thống

- Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch

Làng nghề truyền thống luôn là một trong những đề tài hấp dẫn đối với nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam Đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về làng nghề với các đề tài như vai trò của làng nghề trong việc phát triển kinh tế xã hội, sự biến đổi của các làng nghề trong giai đoạn mới

Các công trình nghiên cứu tổng quát về làng nghề truyền thống Việt Nam như:

+ Bùi Văn Vượng, 2002 Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam:

NXB Văn hóa thông tin Nêu lên một cách khái quát về các làng nghề truyền thống của Việt Nam

+ Phạm Thị Thảo, 2007 Phát huy nghề và làng nghề truyền thống:

Viện Văn hóa Dân tộc

+ Của hai tác giả Trần Quốc Vượng và Đỗ Thị Hảo, 2010 Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Đã chỉ rõ sự hình

thành làng nghề, cách truyền nghề và những giá trị văn hóa của làng nghề Thăng Long – Hà Nội

Trang 14

+ Luận án tiến sỹ kinh tế của Mai Thế Hởn, 2000 Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH - HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội:

Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Đã đi sâu phân tích đánh giá tiềm năng, thực trạng của việc phát triển làng nghề truyền thống cả những mặt được và chưa được, cũng như vấn đề bức bách đặt ra cần giải quyết như: chủ trương; chính sách và luật pháp; vốn đầu tư cho sản xuất; vấn

đề môi trường; về thị trường và tiêu thụ sản phẩm; về trình độ quản lý của người lao động Đề xuất được những phương hướng và giải pháp phát triển làng nghề truyền thống vùng ven thủ đô Hà Nội theo hướng CNH, HĐH

+ Của TS Dương Bá Phượng, 2001 Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa: NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Tác giả đã đề

cập những vấn đề chung về làng nghề, vai trò, tác động và những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề Đồng thời đi sâu phân tích thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các làng nghề về lao động, vốn, công nghệ thị trường tiêu thụ của sản phẩm và môi trường trong các làng nghề

+ TS Trần Công Sách làm chủ nhiệm, 2003 Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010: Đề tài khoa học của Bộ Thương Mại, Hà Nội Các tác

giả đã luận giải khá rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò của LNTT

và vai trò của các chính sách, giải pháp tiêu thụ sản phẩm của các LNTT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển và tác động của các chính sách và giải pháp của Nhà nước để tiêu thụ sản phẩm LNTT ở Bắc Bộ

+ Ban kinh tế Trung Ương chủ trì và TS Nguyễn Tấn Trịnh làm chủ

nhiệm, 2002 Kết quả nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Đề tài Khoa học Đã tập trung đi sâu phân tích

Trang 15

thực trạng quá trình hình thành và phát triển các làng nghề mới, gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

+ Luận án Tiến sỹ kinh tế của Trần Minh Yến, 2003 Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Viện kinh tế học, Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn

Quốc gia Luận án đã hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về làng nghề truyền thống ở nông thôn theo những quan điểm của khoa học kinh tế chính trị Mác – Lênin và đường lối đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam và làm rõ vai trò của làng nghề truyền thống ở nông thôn từ khi đổi mới đến nay

+ Của TS Mai Thế Hởn, GS, TS Hoàng Ngọc Hòa, PGS, TS Vũ Văn

Phúc ( đồng chủ biên), 2003 Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, Các

tác giả đã tập trung nghiên cứu làm rõ phạm trù làng nghề truyền thống, đặc điểm hình thành và vị trí, vai trò của LNTT đối với sự phát triển kinh tế - xã hội qua các thời kỳ lịch sử

+ Các luận văn nghiên cứu về phát triển du lịch làng nghề truyền

thống như: của tác giả Đặng Thị Liên, 2008 Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng gốm Bát Tràng: Đại học Vinh Một đề tài nghiên cứu

vi mô về 1 làng nghề ở Hà Nội để tham khảo

+ Ngoài ra, còn một số bài báo nghiên cứu về làng nghề, làng nghề truyền thống đăng trên các tạp trí khoa học

Tóm lại, có thể nói cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thế về phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở Hà Nội dưới góc độ quản lý kinh tế Vì vậy, đây là đề tài độc lập, không trùng tên và nội dung với các công trình khoa học đã công bố

Trang 16

1.2 Cơ sở lý luận về phát triển du lịch làng nghề truyền thống

ra những mặt hàng thủ công, những mặt hàng này có tính mỹ nghệ cao đã trở thành sản phẩm hàng hóa và có quan hệ tiếp thị, thủ công và tiến tới mở rộng ra thị trường nước ngoài

Một số các quan niệm khác nhau về làng nghề như sau:

làng đều hoạt động cho nghề ấy và lấy đó làm nghề sống chủ yếu

nhưng không nhất thiết toàn bộ dân làng đều làm nghề thủ công Người thợ thủ công nhiều khi cũng làm nghề nông, nhưng do yêu cầu chuyên môn hóa

họ chủ yếu sản xuất hàng thủ công ngay tại làng

quy tụ các nghệ nhân và nhiều hộ gia đình chuyên tâm làm nghề truyền thống lâu đời, có sự liên kết hỗ trợ trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội và có cùng tổ nghề

Trang 17

- Quan niệm thứ tư: Làng nghề là những làng ở nông thôn có các

ngành nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về số hộ, số lao động và số thu nhập so với nghề nông Trong đó phải có từ 35- 40% lao động trở lên chuyên làm nghề thủ công, thu nhập từ nghề chiếm trên 50% tổng thu nhập của họ và giá trị của nghề phải chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương

Có thể thấy khái niệm làng nghề là một danh từ ghép bao gồm hai yếu

Phần lớn các làng xưa kia đều là nơi sản xuất nông nghiệp, sau này do đòi hỏi của nhu cầu cuộc sống một số nghề phi nông nghiệp xuất hiện Lúc đầu mới là các nghề thủ công đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong địa bàn như đan lát, thêu ren, gốm, nghề mộc sau đó các ngành nghề được

mở rộng sang cả lĩnh vực dịch vụ, và xuất hiện các làng làm nghề buôn bán Trong các làng nghề này có các hộ vừa làm nông nghiệp vừa làm nghề vào thời gian nông nhàn, hoặc có các hộ chuyên sản xuất nghề và tách ra khỏi nông nghiệp dần dần trở thành nguồn thu nhập chính và chiếm ưu thế Như

vậy, yếu tố nghề trong làng nghề là công việc chuyên môn được làm theo sự

phân công của xã hội Bao gồm tất cả các nghề tạo ra thu nhập, tạo ra việc làm và là những nghề phi nông nghiệp, chủ yếu là các làng nghề thủ công

Làng nghề có thể hiểu đơn giản là làng của các cư dân nông thôn làm

nghề nông có thêm một hoặc một số nghề phi nông nghiệp chiếm ưu thế về

số lao động và thu nhập so với nghề nông chủ yếu là các nghề sản xuất thủ công như dệt, đan lát, xây dựng, mộc, chạm khắc, gốm sứ

Trang 18

Làng nghề là một thiết chế kinh tế - xã hội ở nông thôn, được cấu thành bởi hai yếu tố làng và nghề, tồn tại trong một không gian địa lý nhất

định, trong đó bao gồm nhiều hộ gia đình sinh sống bằng nghề thủ công là chính, giữa họ có mối liên kết về kinh tế, xã hội và văn hóa

Làng nghề là một cộng đồng dân cư sinh sống trong một làng (thôn hoặc tương đương thôn) có hoạt động ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại các hộ gia đình hoặc các cơ sở sản xuất trong làng; có sử dụng nguồn lực trong và ngoài địa phương phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc thu nhập chủ yếu của người dân trong làng

Có thể nói rằng làng nghề là một môi trường văn hóa – kinh tế - xã hội có

hoạt động nghề với công nghệ truyền thống lâu đời Nơi đó bảo lưu những tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền đời này sang đời khác, chung đúc ở các thế hệ nghệ nhân tài năng, với những sản phẩm có bản sắc riêng của mình, có tính tiêu biểu và độc đáo cho cả một vùng miền hay một dân tộc Các làng nghề thu nhập từ thủ công ngày càng phát triển và từng bước chiếm phần lớn kinh tế của các hộ dân Với bí quyết và kỹ thuật riêng, mỗi làng nghề thổi hồn cho sản phẩm mà mình sản xuất và tạo ra nét đặc trưng để phân biệt sản phẩm của làng nghề này với làng nghề khác

 Làng nghề truyền thống

Các làng nghề truyền thống là những thôn làng làm nghề thủ công có

Trang 19

truyền thống lâu năm, thường nhiều thế hệ ít nhất hàng chục năm và nhiều làng nổi tiếng hàng thế kỷ tạo ra những sản phẩm độc đáo, độ tinh xảo cao

Theo tác giả luận văn làng nghề truyền thống là làng nghề được tồn tại

và phát triển lâu đời trong lịch sử, trong đó gồm có một hoặc nhiều nghề thủ công truyền thống, là nơi quy tụ các nghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, là nơi

có nhiều hộ gia ñình chuyên làm nghề truyền thống lâu đời, giữa họ có sự liên kết, hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Họ có cùng tổ nghề và đặc biệt các thành viên luôn ý thức tuân thủ những ước chế xã hội và gia tộc

Với một số làng tuy chưa đạt đầy đủ các tiêu chí làng nghề vì giá trị kinh tế, thu nhập, số hộ làm nghề chiếm tỷ lệ rất nhỏ nhưng có ít nhất một nghề truyền thống thì được công nhận là LNTT (công nhận danh hiệu làng nghề mang ý nghĩa về văn hóa nhiều hơn về kinh tế)

Thống kê của Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn cho biết, đến hết tháng 9 năm 2008, cả nước có 2.790 LN Hiện nay chưa có thống kê chính thức về số lượng LNTT ở Việt Nam nhưng theo đề tài 0.2.08/KHXH của Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân xác định mật độ làng nghề tập trung cao nhất ở vùng Đồng bằng Sông Hồng chiếm 50% số làng nghề ở Việt Nam trong đó có khoảng 337 LNTT chiếm 58%

 Phân loại làng nghề truyền thống

Dựa trên các tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại làng nghề và có những tên gọi làng nghề khác nhau Trong đó có một số cách phổ biến sau:

Thứ nhất, dựa vào thời gian hình thành nghề ta có thể chia ra làng

nghề bao gồm có làng nghề mới với nghề mới được du nhập hoặc phát triển trong điều kiện kinh tế phát triển đặc biệt trong thời kỳ đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường và làng nghề truyền thống với các nghề đã tồn tại từ lâu đời trong lịch sử và tồn tại đến ngày nay Có những làng nghề truyền thống đã xuất hiện cách đây hàng trăm năm hay hàng nghìn năm

Trang 20

Thứ hai, dựa vào nhóm ngành nghề sản xuất có thể phân thành một số

nhóm nghề lớn sau:

- Nhóm nghề thủ công mỹ nghệ: nghề gốm, nghề chạm khắc đá, nghề đúc đồng, nghề rèn, nghề dệt, nghề đóng thuyền, nghề kim hoàn, nghề dệt chiếu, nghề may mặc, nghề thêu – ren, nghề làm tranh dân gian, nghề in, nghề khảm trai, nghề làm trống, nghề sơn mài, nghề mây tre đan, nghề gốm

- Nhóm nghề công cụ sản xuất, vũ khí: nghề làm cày, bừa; nghề làm cung, súng, nỏ

- Nhóm nghề làm thuốc và chế biến thực phẩm: nghề thuốc nam, nghề nấu rượu, nghề làm nước mắm, nghề làm cốm, nghề làm bún, nghề giò – chả, nghề làm bánh – mứt – kẹo

Thứ ba, phân cấp theo mức độ phát triển, một cách khái quát có thể

chia các làng nghề thành bốn loại như sau:

- Những làng nghề có cấp độ phát triển mạnh và có sự lan tỏa sang các vùng lân cận

1.2.1.2 Khái niệm phát triển du lịch làng nghề

Làng nghề được xem như một dạng tài nguyên du lịch nhân văn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi các sản phẩm du lịch làng nghề luôn bao hàm trong nó cả những giá trị vật thể và phi vật thể Nhận thức được tiềm năng phát triển du lịch tại các làng nghề sẽ góp phần gia tăng tỷ trọng của nhóm

Trang 21

ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Đồng thời, phát triển du lịch làng nghề giúp gia tăng thêm cơ hội cho các cơ sở sản xuất kinh doanh tại làng nghề trong hoạt động giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống, nhằm góp phần nâng cao đời sống sinh hoạt của người dân sản xuất kinh doanh tại các làng nghề

Tính đến thời điểm này, du lịch làng nghề vẫn là một khái niệm mới Thông thường, du lịch làng nghề được xếp vào nhóm các loại hình du lịch phân theo theo tài nguyên môi trường

Du lịch làng nghề có thể hiểu đơn giản là hoạt động du lịch diễn ra tại

các làng nghề nông thôn, du khách có thể tham quan thưởng thức các giá trị văn hóa, giá trị cảnh quan môi trường xung quanh làng nghề

“Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch sinh thái nhân văn được tiến hành tại các làng nghề tiêu biểu, mà ở đó còn lưu giữ tương đối nguyên vẹn những di sản văn hóa làng xã truyền thống (di tích lịch sử văn hóa, phong tục, lễ hội ) đặc biệt là truyền thống công nghệ cổ, thông qua những nghệ nhân tài giỏi Đến với mỗi làng nghề, du khách sẽ được khám phá và thẩm nhận những giá trị văn hóa vừa đậm đà bản sắc dân tộc, vừa độc đáo mang tính đặc thù địa phương Ngoài sự chứng kiến tận mắt những thao tác công nghệ do các thợ thủ công thực hiện, du khách có thể tìm hiểu sâu thêm

về truyền thống công nghệ ở các nghệ nhân, có thể mua đồ lưu niệm là những sản phẩm công nghệ với giá cả phải chăng, có thể tìm kiếm cơ hội đầu

tư, hợp tác kinh doanh (nếu du khách là thương gia), đồng thời đó cũng là dịp để du khách lấy lại sự cân bằng về tinh thần sau những bức xúc căng thẳng do nếp sống công nghiệp và cuộc sống đô thị gây ra Thông qua chuyến viếng thăm làng nghề, du khách sẽ thu lượm được nhiều nhất những giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống (bởi tính điển hình của làng nghề), và

có thể hiểu biết sâu sắc hơn về đất nước con người Việt Nam”

Trang 22

Làng nghề nhìn từ góc độ du lịch có các khía cạnh cần lưu ý như sau:

Thứ nhất: Làng nghề mang tính chất nông thôn Các làng nghề thường

nằm ở các vùng nông thôn, vùng ngoại ô hoặc có nguồn gốc nông thôn

Thứ hai: Nét nổi trội của làng nghề là tài nguyên nhân văn với những

tinh hoa công nghệ truyền thống, những di tích lịch sử - văn hóa (ví dụ: miếu thờ tổ nghề, đình ), phong tục tập quán, lễ hội Những tài nguyên nhân văn này thường mang sắc thái đặc thù bởi truyền thống công nghệ của ngôi làng đó

Thứ ba: Làng nghề cũng được coi như một cảnh quan du lịch mà du

khách khi tới đó được thưởng thức những yếu tố tự nhiên và nhân tạo cấu trúc nên làng nghề đó

Thứ tư: Làng nghề cũng giống như một môi trường sinh thái khi nó

nằm hoàn toàn trong một kiến trúc nông thôn với những đặc thù về cảnh quan tự nhiên, môi trường, cách thức sinh hoạt của dân làng

Như vậy, hoạt động du lịch làng nghề vừa có tính chất của du lịch thôn quê, vừa có tính chất của du lịch văn hóa đồng thời lại có cả những yếu

tố của du lịch sinh thái

Tóm lại, du lịch làng nghề hay cụ thể hơn là du lịch làng nghề truyền

thống là loại hình du lịch diễn ra tại các làng nghề còn đang hoạt động sản xuất các sản phẩm truyền thống nhằm mục tiêu tìm hiểu, chiêm ngưỡng, thưởng thức về các giá trị văn hóa, cảnh quan làng nghề và quá trình sản xuất sản phẩm truyền thống với kỹ nghệ sản xuất đặc trưng Là một hoạt động kinh doanh tại các làng nghề có lợi ích về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết của khách du lịch về lịch sử hình thành và phát triển của làng nghề góp phần tăng thêm tình yêu quê hương đất nước; mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương và giữ gìn các giá trị văn hóa trong làng nghề

Phát triển du lịch làng nghề là khai thác các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ do lao động làng nghề làm ra,

Trang 23

như là một đối tượng tài nguyên du lịch phục vụ cho việc tìm hiểu văn hóa, tham quan, vui chơi, giải trí Du lịch làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng các làng nghề, đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, bến cảng các công trình công cộng như viễn thông, y tế Du lịch làng nghề phát triển góp phần quảng bá các sản phẩm làng nghề, thị trường sản phẩm được mở rộng sẽ nâng cao thu nhập của cư dân làng nghề, mang lại lợi ích kinh tế không nhỏ cho làng nghề và cho địa phương có làng nghề

1.2.2 Nội dung phát triển du lịch làng nghề truyền thống:

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch làng nghề:

Xây dựng điểm đến hấp dẫn, cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm thủ công ở các làng nghề, nâng cao sức cạnh tranh là những kế hoạch mang tính chiến lược mà nghành du lịch đang hướng đến

Ngành du lịch được đánh giá là một trong những ngành kinh tế trọng yếu của Việt Nam, góp phần tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho lao động và thu hút nguồn ngoại tệ lớn từ nước ngoài

Tuy nhiên, nhằm đảm bảo tốc độ phát triển bền vững của ngành

du lịch bản địa trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế khốc liệt hiện nay, những nhà quản lý du lịch công cần vạch ra một chiến lược xây dựng thương hiệu điểm đến hấp dẫn

Trong quá trình xây dựng một kế hoạch quảng bá du lịch hiệu quả, mỗi điểm đến du lịch, dù lớn hay nhỏ, đều cần xác định và đánh giá những vấn đề cốt lõi sau:

- Văn hóa bản địa ( ẩm thực, tôn giáo, nghệ thuật, âm nhạc )

- Địa lý ( tài nguyên thiên nhiên, các nước láng giềng )

- Lịch sử địa phương

- Con người

- Chính trị

Trang 24

- Hạ tầng, cơ sở ngành du lịch ( đường xá, phương tiện đi lại, khách sạn )

Tổ chức thực hiện chiến lược phát triển du lịch làng nghề truyền thống:

Phát triển du lịch làng nghề với một tổ hợp liên kết các hoạt động giữa bán hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ kết hợp với các dịch vụ ăn nghỉ, giới thiệu ẩm thực Việt Nam, trình diễn cách làm sản phẩm làng nghề

Để phát huy được giá trị đặc sắc của các làng nghề, kết hợp với phát triển du lịch cần có sự đồng bộ và chuyên nghiệp ở nhiều khâu như:

- Đối với làng nghề truyền thống

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch và hướng tới sản phẩm có giá trị cao Phát triển sản phẩm giá trị cao, độc đáo và sáng tạo, phát huy lợi thế so sánh vùng là giải pháp bền vững

Đối với sản phẩm hiện có:

Đánh giá lại hiệu quả của toàn bộ sản phẩm du lịch hiện đang được cung cấp phục vụ khách du lịch thông qua đánh giá sự hài lòng của du khách

về sản phẩm, hiệu quả kinh tế cho đầu tư phát triển loại sản phẩm đó thông

Trang 25

qua một số tiêu chí như: chất lượng, giá cả, mẫu mã, hình dáng sản phẩm, thái độ phục vụ, mức độ quan tâm của du khách đến với sản phẩm, mức chi tiêu đối với sản phẩm

Phân loại sản phẩm du lịch đặc trưng, định vị sản phẩm chủ lực, sản phẩm bổ sung, sản phẩm thay thế để làm căn cứ phân bổ nguồn lực đầu tư hợp lý, hỗ trợ công tác quy hoạch, định hướng thu hút đầu tư nhằm khai thác tối đa hiệu quả các nguồn lực

Tổ chức đan xen các hoạt động du lịch với nhau phù hợp theo mùa, theo sự kiện nhằm khai thác hợp lý nguồn lực, hạn chế sự quá tải dẫn đến suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường

Phát triển sản phẩm mới:

Tổ chức cuộc thi ý tưởng phát triển sản phẩm du lịch để lựa chọn tìm các sản phẩm mới

- Đối với doanh nghiệp du lịch

Doanh nghiệp du lịch là nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho du khách, là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch Doanh nghiệp du lịch cần thực hiện:

Liên kết tour du lịch với các làng nghề

Cam kết không tăng giá trong mùa du lịch Cùng với cộng đồng địa phương chia sẻ lợi tức từ hoạt động du lịch mang lại, giải quyết việc làm, cải thiện thu nhập người lao động góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội với chính quyền địa phương

Trang bị đầy đủ kiến thức cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, đội ngũ lao động trong ngành du lịch về đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và đặc biệt là trang bị kiến thức hiểu biết toàn diện về lịch sử, văn hóa, ngoại ngữ, giữ vai trò như một PR về du lịch

- Đối với cơ quan quản lý nhà nước:

Trang 26

Hoàn thiện cơ chế chính sách, quản lý điều hành:

Cần thống nhất trong quản lý điều hành hoạt động du lịch thông qua

sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trong nội bộ ngành du lịch cũng như với các ban, ngành khác về các hoạt động như: lữ hành, lưu trú, xây dựng các tour du lịch, quảng cáo, tiếp thị nhằm thu hút khách nội địa và quốc tế khai thác tiềm năng phát triển du lịch theo hướng bền vững

Sửa đổi, bổ sung và ban hành thống nhất quy chế quản lý các khu du lịch đã được quy hoạch để giúp cho việc triển khai được đồng bộ, phát huy năng lực quản lý điều hành, khai thác hiệu quả khu du lịch

Phối hợp với các nhà cung cấp tài chính để xây dựng những chính sách

hỗ trợ các doanh nghiệp vay vốn kịp thời, thủ tục hồ sơ giải ngân vốn đảm bảo để đầu tư nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du khách

Ban hành các quy định, cơ chế chính sách khuyến khích sự tham gia đầu tư của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp vào hoạt động phát triển du lịch, trong đó ưu tiên đối với những dự án đầu tư du lịch có giải pháp khả thi nhằm giảm thiểu tác động của du lịch đến môi trường

Hỗ trợ các hoạt động kinh doanh du lịch:

Đầu tư, hỗ trợ phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch đối với các làng nghề có tiềm năng

Hỗ trợ, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng lao động làng nghề, trong đó chú trọng lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch, ngoại ngữ, quản lý, điều hành

Hỗ trợ làng nghề công tác quảng bá, xúc tiến du lịch, tham gia các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm tại các hội trợ, triển lãm

Hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện việc bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định hiện hành

Vậy tổ chức thực hiện cần trước tiên là quảng bá du lịch làng nghề nhằm thu hút khách du lịch đến với các làng nghề thăm quan, mua sắm, nghỉ dưỡng cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch và các làng nghề

Trang 27

Kiểm tra, giám sát hoạt động phát triển du lịch làng nghề truyền thống: các cơ quan quản lý kiểm tra, giám sát:

SỞ CÔNG THƯƠNG:

- Là cơ quan thường trực, giúp UBND Thành phố theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, định kỳ báo cáo UBND Thành phố về tình hình triển khai thực hiện Chương trình

- Kiến nghị điều chỉnh, bổ sung các giải pháp cụ thể để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện

- Tổ chức đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề

- Xây dựng và hoàn thiện đề án phát triển làng nghề kết hợp du lịch

- Thực hiện đầu tư thí điểm phát triển làng nghề kết hợp với du lịch

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội triển khai đào tạo nghề cho lao động nông thôn

SỞ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH

- Chủ trì, phối hợp với Sở Công thương và các địa phương: Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho người dân làng nghề những kiến thức cơ bản trong quá trình tiếpđón khách du lịch; Xây dựng và thực hiện các dự án phục hồi, tôn tạo, tu bổ, nâng cấp di tích lịch sử, công trình văn hóa có giá trị

tại làng nghề

- Chủ trì, phối hợp Sở Công thương tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch các làng nghề, nghiên cứu đề xuất và triển khai những giải pháp thu hút đầu tư vào các hoạt động phát triển du lịch làng nghề

- Nghiên cứu đề xuất và triển khai những giải pháp tăng cường và gắn kết vai trò của doanh nghiệp du lịch với làng nghề

- Tổ chức đào tạo kỹ năng dịch vụ du lịch cho người dân làng nghề, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên chuyên nghiệp

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

- Chủ trì cân đối nguồn vốn và phân bổ vốn cho Chương trình

Trang 28

- Chủ trì xem xét, trình UBND Thành phố phê duyệt các dự án nhằm triển khai Chương trình phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch

SỞ TÀI CHÍNH

- Tham mưu việc khai thác huy động vốn từ nguồn Ngân sách các cấp

hỗ trợ và nguồn vốn từ xã hội hóa

- Chủ trì hướng dẫn cơ chế tài chính đối với những chính sách hỗ trợ của Chương trình

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính thực hiện Chương trình

SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

- Chủ trì phối hợp cùng Sở Công thương xây dựng và triển khai các dự

án xử lý ô nhiêm môi trường làng nghề

- Đề xuất các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất, làng nghề về đất đai, mặt bằng sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Thực hiện phối hợp lồng ghép nội dung phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch trong Chương trình xây dựng nông thôn mới

CÁC SỞ, NGÀNH KHÁC: căn cứ chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước của

mình, theo nhiệm vụ được Thành phố giao lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các nội dung liên quan của Đề án

ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP

- Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành xây dựng kế hoạch

cụ thể trên địa bàn để thực hiện tốt Chương trình

- Chỉ đạo tổ chức và thực hiện lồng ghép Chương trình này với các chương trình, dự án khác có trên địa bàn, đặc biệt là gắn với chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới

- Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện tốt Chương trình

Tiêu chí đánh giá phát triển du lịch làng nghề truyền thống:

Trang 29

Dựa trên các tiêu chí sau:

1 Các tiêu chí về kinh tế

- Số lượng khách quốc tế

- Số lượng khách nội địa

- Mức độ hài lòng của khách nội địa đối với điểm đến

- Doanh thu du lịch so với doanh thu ngành dịch vụ

- Tổng sản phẩm du lịch (GDP)

- Số lượng khách sạn

- Cơ cấu lao động du lịch

2 Các tiêu chí về TN-MT

- Tỷ lệ các khu, điểm du lịch chủ yếu được đầu tư tôn tạo và bảo tồn

- Tỷ lệ các khu, điểm du lịch chủ yếu được đầu tư quy hoạch, quản lý

- Áp lực lên môi trường ở các khu, điểm du lịch vào mùa du lịch

3 Các tiêu chí về VH-XH

- Tác động tiêu cực đến xã hội từ các hoạt động du lịch

- Việc làm của lao động địa phương

 Tiêu chí về kinh tế

- Để ngành du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và hướng tới phát triển du lịch, cùng với việc kiện toàn bộ máy tổ chức, tăng cường năng lực quản lý, công tác quản lý nhà nước về du lịch cần đánh giá lại tốc độ đầu tư các khu du lịch, chất lượng khai thác các nguồn tài nguyên du lịch; công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường sinh thái; xác lập và duy trì, nuôi dưỡng tốt mối quan hệ với cộng đồng địa phương, doanh nghiệp kinh doanh du lịch

Trang 30

- Tốc độ đầu tư cho du lịch được đánh giá thông qua sự đầu tư phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật kéo theo sự phát triển của các ngành kinh tế khác

- Công tác xúc tiến quảng bá du lịch

Từ đó ta có thể đo dếm được các con số cụ thể số lượng khách quốc tế, khách nội địa, tổng sản phẩm du lịch (GDP) theo bảng trên

 Tiêu chí về tài nguyên – môi trường

- Hoạt động khai thác nguồn tài nguyên du lịch đang diễn ra ồ ạt trong những năm gần đây Phát triển du lịch làng nghề truyền thống cần có sự đầu

tư khai thác các nguồn tài nguyên Do vậy, cần phải tránh đi vết xe đổ của nhiều nơi khi diễn ra xây dựng bê tông ồ ạt, khai thác du lịch bừa bãi, gây suy thoái môi trường nghiêm trọng

- Công tác quản lý, nhận thức về khai thác, bảo vệ nguồn tài nguyên còn hạn chế; cần có sự phối hợp giữa các ngành chức năng, cộng đồng địa phương, các doanh nghiệp và chính du khách là cần thiết để góp phần bảo vệ hiệu quả các nguồn tài nguyên du lịch, đáp ứng phát triển du lịch bền vững

- Đánh giá được mức độ xuống cấp của các khu du lịch, các khu bảo tồn để có điều chỉnh trong công tác quy hoạch để có kế hoạch bảo tồn cụ thể cho từng khu du lịch

-Những điểm du lịch chính, sự quá tải do lượng du khách chắc chắn sẽ gây tác động đến môi trường sống, nguồn tài nguyên, ô nhiễm môi trường nước, môi trường không khí, sự suy giảm đa dạng sinh học là không tránh khỏi

 Tiêu chí về văn hóa - xã hội

- Ngành du lịch là một ngành có nhiều đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, trong đó có tạo ra nhiều việc làm, giải quyết tình trạng thất nghiệp, các doanh nghiệp đang dần có sự thay đổi nhận thức trong việc đóng góp lợi ích kinh tế cho khu vực địa phương

Trang 31

- Mục tiêu của du lịch là vì sự phát triển của cộng đồng, đem lại lợi ích cho cộng đồng và phát triển du lịch chỉ có thể thực hiện được khi có sự tham gia của cộng đồng Sự tham gia của người dân sẽ hạn chế các yếu tố xung đột

có thể xảy ra trong du lịch

- Hoạt động xã hội hóa ngày càng ưu tiên trong lĩnh vực du lịch nhằm khai thác nguồn lực bên ngoài và cùng với nhiều chính sách ưu đãi góp phần vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Khó khăn hiện nay là việc kiểm soát, quản lý các khách sạn quy mô nhỏ, chưa đạt chuẩn trong việc đảm bảo chất lượng dịch vụ phục vụ du khách

- Du nhập của văn hóa ngoại lai ngày càng diễn biến phức tạp, hoạt động du lịch là nơi dễ dàng gây nên sự biến đổi bản sắc văn hóa nếu chúng ta không có giải pháp lâu dài và cần có sự phối hợp giữa các ban ngành về giữ gìn nét truyền thống văn hóa địa phương là rất khó khăn

1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch làng nghề

 Sản phẩm du lịch làng nghề

Sản phẩm du lịch làng nghề gắn liền với tên những làng nghề, phổ nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống với những nét độc đáo, tinh sảo, hoàn mỹ

Sản phẩm các làng nghề có nét riêng và độc đáo, tên của sản phẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó, sản phẩm nổi tiếng cũng làm cho làng nghề tạo ra các sản phẩm ấy nổi tiếng mang bản sắc riêng mà nơi khác khó bề bắt trước được

Các sản phẩm ở các làng nghề truyền thống như: lụa ở Vạn Phúc – Hà Đông, chiếu cói ở Nga Sơn – Thanh Hóa, Gốm sứ ở Bát Tràng – Hà Nội, Cốm ở làng Vòng – Hà Nội

 Chính sách, chủ trương phát triển du lịch làng nghề của Nhà nước Đảng và Nhà nước cần có những chính sách khuyến khích phát triển làng nghề thủ công truyền thống nói chung và phát triển du lịch làng nghề nói riêng

Trang 32

Chính sách cho vay vốn dài hạn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh truyền thống, tạo một hành lang pháp lý thông thoáng cho việc phát triển mở rộng làng nghề Khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất

Cần có những chính sách thuế cụ thể và những ưu đãi đối với việc sản xuất kinh doanh tại các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề đã và đang được đưa vào khai thác phục vụ hoạt động du lịch

Các chính sách trong quản lý phát triển du lịch làng nghề của Nhà nước phải đồng bộ, bên cạnh việc khôi phục làng nghề thủ công truyền thống, nên đồng thời đưa các làng nghề này vào khai thác phát triển du lịch nhưng song song với nó là việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống vốn có của làng nghề

 Giao thông – cơ sở hạ tầng

Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất định Điều này phụ thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải Một đối tượng có thể có sức hấp dẫn đối với du lịch nhưng vẫn không thể khai thác được nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải Thông qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới phát triển

Cơ sở phục vụ ăn uống và lưu trú đây là thành phần đặc trưng nhất trong toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch Chúng đáp ứng nhu cầu căn bản nhất của con người (ăn và ngủ) khi hộ sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ Các cơ sở lưu trú được phân chia thành nhiều loại:

- Các cơ sở lưu trú xã hội chủ yếu đón nhận khách du lịch trong nước vì mức độ tiện nghi và chất lượng phục vụ ở mức độ trung bình, không cho phép tiếp đón khách du lịch quốc tế, nhất là từ các nước phát triển đến Các cơ sở này thường nằm ở các đô thị và các điểm du lịch

- Nhà khách là các cơ sở kinh doanh nhỏ có thể phục vụ cả vấn đề

ăn uống cho khách Có khoảng từ 1 đến 6 phòng, có kiến trúc và thiết kế nội thất kiểu truyền thống địa phương Các nhà khách này thường nằm ở vùng nông thôn hoặc ngoại vi thành phố

- Khách sạn trung chuyển du lịch là các cơ sở kinh doanh nhỏ, đáp

Trang 33

ứng các tiêu chuẩn phân loại khách sạn, là một mắt xích trong các sản phẩm

du lịch trọn gói chào bán cho khách du lịch trong nước và quốc tế Thường nằm tại các vùng nông thôn và được xây dựng theo sắc thái kiến trúc địa phương Thông thường có từ 6 đến 16 phòng

 Quảng bá, giới thiệu

Xây dựng trang web giới thiệu về làng nghề với đầy đủ những thông tin cần thiết, tạo ra cơ hội quảng bá thương hiệu và sản phẩm, để kích cầu loại hình du lịch làng nghề phát triển Đồng thời đây cũng là những địa chỉ tin cậy để du khách có thể tự tìm kiếm, nghiên cứu kỹ lưỡng những thông tin cần thiết trước khi lựa chọn các chuyến du lịch đến với làng nghề

Phát hành những tờ rơi, tập gấp với những hình ảnh minh họa sinh động về làng nghề để phát cho du khách khi tới tham quan làng nghề Để họ

có được những thông tin, chỉ dẫn khái quát nhất về làng

 Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực trong phát triển nghề truyền thống:

Đào tạo một đội ngũ thợ thủ công lành nghề, trẻ, năng động, sáng

tạo, tâm huyết với nghề Đào tạo theo phương pháp "cầm tay chỉ việc", "vừa làm vừa học" Cứ như thế các thế hệ thợ thủ công lành nghề kế tiếp, đan xen

nhau, hết lớp này đến lớp khác, đời sau nối tiếp đời trước Để làm được điều này việc cần làm trước mắt là phải giáo dục lòng yêu nghề cho thế hệ trẻ trong làng, để họ thấy được những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của mỗi sản phẩm để từ đó họ thấy yêu làng, yêu nghề truyền thống của quê hương hơn và sẽ có những việc làm thiết thực để giữ gìn, phát huy nghề Nguồn nhân lực cho phát triển hoạt động du lịch tại làng:

Cần phải có những chính sách cụ thể để thu hút nguồn nhân lực có trình độ quản lý du lịch được đào tạo chính quy có bài bản đặc biệt là những con em trong làng về làng công tác Hoặc có thể phối kết hợp với các trường đào tạo về quản lý du lịch để gửi các cán bộ quản lý của mình theo học

Trang 34

 Môi trường

Một vấn đề lớn đặt ra cho tất cả các điểm du lịch dù lớn hay nhỏ, đó là vấn đề rác thải và ô nhiễm môi trường do du lịch đem lại và do các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch thải ra Do đó cần:

Xây dựng hệ thống xử lí rác thải mà trước tiên là khâu thu gom rác thải với các thùng rác công cộng, tiếp đến là khâu phân loại rác, sau đó là khâu xử

lý rác thải Với các rác thải dễ phân hủy thì tiến hành bằng các phương pháp thủ công như đốt hoặc chôn, còn những rác thải công nghiệp như túi ni lông,

vỏ chai nhựa thì nên xử lý đưa vào tái sử dụng

Xây dựng thêm một số nhà vệ sinh công công đảm bảo phục vụ nhu cầu của khách, đặc biệt là khu chợ và tại các công trình di tích khác của làng như đình, văn chỉ

Chính quyền địa phương cần phải đưa ra một số quy định bắt buộc đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, các hàng quán phục vụ khách du lịch về việc giữ gìn vệ sinh môi trường nơi mình kinh doanh, buôn bán Và phải có những biện pháp xử lý nghiêm đối với các cơ sở, cá nhân vi phạm, có hành vi chống đối Có như vậy mới nâng cao ý thức tự giác của họ trong vấn

đề bảo vệ môi trường tại làng

Bên cạnh đó, cần phải tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức tự giác của người dân địa phương cũng như khách du lịch trong việc giữ gìn vệ sinh, bảo vệ cảnh quan môi trường làng

1.2.4 Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch làng nghề

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp và có sự liên kết chặt chẽ với các lĩnh vực khác Du lịch làng nghề có vai trò đối với sự phát triển kinh tế xã hội Nhờ có hoạt động du lịch, các giá trị văn hóa làng nghề thực sự đã trở thành những sản phẩm có giá trị kinh tế khi có sự tham gia của hoạt động du lịch

Trang 35

Vai trò của du lịch làng nghề góp phần vào giữ gìn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa làng nghề, đồng thời nâng cao ý thức của người dân đến việc bảo tồn các giá trị văn hóa đi đôi với việc giữ gìn bảo vệ môi trường, hạn chế các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch

Du lịch làng nghề phát triển tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người thợ thủ công, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Thông qua du lịch làng nghề, những giá trị văn hóa làng nghề thực sự

đã trở thành những sản phẩm giá trị kinh tế để làm giàu cho quốc gia Các giá trị văn hóa bản địa được giữ gìn, khôi phục và phát huy tạo ra thu nhập lớn cho đất nước Địa phương có hoạt động du lịch làng nghề phát triển sẽ đem lại diện mạo mới về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thông qua việc đầu tư đồng bộ để phục vụ khách du lịch tới tham quan và mua sản phẩm làng nghề

Thông qua việc tham quan tại các di tích lịch sử tại làng nghề, các sản phẩm làng nghề, quy trình tạo sản phẩm du lịch làng nghề góp phần giáo dục tinh thần, ý thức duy trì, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng nghề Việc đưa du khách tham quan làng nghề, tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm làng nghề giúp du khách hiểu biết hơn các giá trị của sản phẩm nghề và tạo nên sức hấp dẫn trong chương trình du lịch làng nghề

1.3 Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở một số địa phương tại Việt Nam và bài học rút ra đối với Hà Nội

1.3.1 Kinh nghiệm phát triển du lịch làng nghề truyền thống ở một số địa phương tại Việt Nam

Hầu hết các làng nghề ở Bắc Ninh có lịch sử phát triển lâu dài, thậm chí đã tìm thấy dấu tích làng nghề từ những thế kỷ trước công nguyên Ở thiên niên kỷ sau công nguyên, đã hình thành những trung tâm làng nghề bao quanh thủ phủ Luy Lâu - Long Biên Trong thời kỳ phong kiến Việt Nam,

Trang 36

nhất là thời Lý - Trần - Lê, nghề thủ công và các làng nghề phát triển rộng khắp làng nghề thủ công ở đây thật sự phong phú, đa dạng từ việc chế biến nông sản, thực phẩm làm các món ăn đặc sản, sản xuất các vật dụng gia đình, chế biến tạo công cụ sản xuất nông nghiệp, đến làm các mặt hàng mỹ nghệ, các sản phẩm phục vụ cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, sinh hoạt lễ hội, các sản phẩm nghệ thuật, làm các nghề xây dựng nhà cửa, đình, chùa, đền miếu

Ðến nay, toàn tỉnh Bắc Ninh vẫn còn 62 làng nghề thủ công, trong đó

có 31 làng nghề thủ công truyền thống Trong số đó, hiện có 28 làng nghề phát triển ổn định với 25 làng nghề truyền thống Lượng khách du lịch đến tham quan các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh khoảng từ

20 đến 25 nghìn lượt khách mỗi năm, chiếm tỷ lệ 11% đến 14% khách du lịch đến Bắc Ninh Một số làng nghề bước đầu đã thu hút được khách như Gốm Phù Lãng, Tranh Ðông Hồ, Gỗ Ðồng Kỵ, làng quan họ cổ Diềm Bên cạnh việc được chiêm ngưỡng và tự tay tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm truyền thống, du khách còn đồng thời được khám phá những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc luôn gắn liền với lịch sử phát triển của sản phẩm làng nghề Các di tích lịch sử văn hóa làng nghề đã được quan tâm tu bổ, tôn tạo, nhiều di tích tiêu biểu như đình, chùa, đền, nhà thờ tổ sư đã được Nhà nước cấp bằng công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia hoặc cấp tỉnh như: lăng mộ tổ sư nghề đồng Nguyễn Công Truyền ở Ðại Bái, lăng mộ và đền thờ tổ sư nghề đúc đồng Nguyễn Công Nghệ ở Quảng Bố, đình chùa làng Ðồng Kỵ, đình đền làng Trang Liệt, đền thờ Thái bảo Quận công Trần Ðức Huệ ở Ða Hội, đình chùa làng Phù Lưu, đình Ðình Bảng, đền Ðô, đình làng Dương Ổ Lễ hội ở các làng nghề truyền thống cũng được khôi phục và duy trì với nhiều nghi thức trang nghiêm với các sinh hoạt văn hóa nghệ thuật dân gian phong phú, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa cộng đồng của các làng nghề truyền thống như: Lễ hội làng nghề Ðại Bái, Lễ hội làng nghề Ðồng

Kỵ, Lễ hội đền Ðô - Ðình Bảng, Lễ hội làng Ðống Cao, làng Châm Khê

Trang 37

Tuy nhiên việc phát triển du lịch làng nghề ở Bắc Ninh còn bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế, để khắc phục và thúc đẩy tốc độ trăng trưởng du lịch làng nghề trong thời gian tới, du lịch Bắc Ninh đang hướng vào triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ Trong đó tiếp tục hoàn thiện quy hoạch hệ thống các làng nghề phục vụ du lịch và đẩy mạnh đầu tư nhằm hoàn thiện đồng bộ để hình thành ở mỗi làng nghề là một điểm đến Trong đó, ưu tiên cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề gắn với chương trình văn hóa nông thôn mới, tập trung vào hệ thống công trình giao thông đi lại trong từng làng nghề quá trình đầu tư có tính đến sự phù hợp của hệ thống đối với cảnh quan tự nhiên của các làng nghề nhằm thu hút khách du lịch

Nâng cao hoạt động của các làng nghề gắn với hoạt động du lịch Lựa chọn Một số làng nghề đang thu hút khách để định hướng đầu tư các dịch vụ

du lịch, hình thành nên các phòng trưng bày (hay bảo tàng làng nghề) các trạm thông tin và hướng dẫn du lịch Ưu tiên việc đầu tư các thiết chế văn hóa thể thao để duy trì và tăng cường các hoạt động sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng làng nghề phục vụ khách Tích cực tuyên truyền văn hóa du lịch tới từng hộ dân để từng bước đẩy mạnh hoạt động du lịch cộng đồng tại làng nghề, hướng đến tự các làng nghề tổ chức và điều hành các hoạt động du lịch tiếp tục đầu tư vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia để trùng tu, tôn tạo các di tích gắn với lịch sử làng nghề Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống như các phong tục, tập quán riêng có của từng làng nghề chẳng hạn: tục chọn giờ để đốt lò ở làng Ðại Bái, hoặc lệ ăn Tết cùng vào ngày 30 tháng Giêng Hay tục lễ đốt lò ở làng gốm Phù Lãng, tục lệ trình nghề vào ngày mùng 2 Tết Nguyên đán ở làng Ðại Mão Phục hồi và duy trì các hình thức sinh hoạt văn nghệ như đội tuồng của các làng nghề Ðồng Kỵ, Ða Hội, hát quan họ ở Nội Duệ, Lũng Giang, Tam Khê

Trang 38

Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề như tổ chức tham gia các hội chợ triển lãm, hội chợ du lịch trong nước và quốc tế Giới thiệu thông tin chi tiết về các sản phẩm làng nghề trên các tạp chí, các phương tiện thông tin đại chúng, các sách báo, ấn phẩm mà khách du lịch thường quan tâm theo dõi Ðẩy mạnh việc trưng bày, Giới thiệu sản phẩm ở các thành phố, đô thị lớn là nơi tập trung nhiều du khách Các cửa hàng trưng bày này có thể kết hợp Giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ

sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của những làng nghề

Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ du lịch tại chỗ theo hai hướng: hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho các

sở sản xuất có thể hướng dẫn họ tự làm Một số sản phẩm đơn giản du khách thường tìm hiểu quy trình sản xuất, cách làm và đặc biệt thích tự tay mình làm được một sản phẩm nào đó dù rất đơn giản dưới sự hướng dẫn của các nghệ nhân hay những người thợ ở đây Khi đó những trải nghiệm mà du

Trang 39

khách có được sẽ càng có giá trị và ấn tượng mạnh mẽ về chuyến đi Nó cũng

sẽ tạo nên sự khác biệt, điểm nhấn độc đáo của chuyến tham quan

Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định Các đơn vị kinh doanh lữ hành cần phối hợp cơ quan quản lý Nhà nước tổ chức tốt các tua du lịch làng nghề để thông qua du khách có thể quảng bá sản phẩm bằng hình thức truyền miệng

từ người này sang người khác

• Thừa Thiên – Huế

Với định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Thừa Thiên Huế đang phấn đấu thực hiện mục tiêu đề ra: đón ba triệu khách vào năm 2015, trong đó có gần 50% khách quốc tế Để đạt mục tiêu trên, vấn

đề đặt ra là đẩy mạnh liên doanh, liên kết, tích cực thu hút các nguồn vốn trong nước và ngoài nước để triển khai lồng ghép các tour, tuyến du lịch gây

ấn tượng

Mấy năm gần đây, tỉnh quan tâm đến tour du lịch làng nghề, xem đây

là loại hình du lịch văn hóa tổng hợp đưa du khách tham quan, thẩm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của các làng nghề truyền thống

Toàn tỉnh hiện có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề thủ công truyền thống có thể xây dựng và phát triển thành các tour du lịch làng nghề với nét đặc trưng riêng như làng gốm Phước Tích, làng thêu Thuận Lộc, làng nón Phú Cam, đúc đồng Phường Đúc, điêu khắc Mỹ Xuyên, đan lát Bao La…

Vào những năm lẻ, Thừa Thiên Huế có festival nghề truyền thống là dịp phô diễn, quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ Đây cũng là điểm nhấn

để hình thành tour du lịch làng nghề Điểm lại hoạt động khai thác tuyến du lịch làng nghề, thấy rằng công việc hãy còn là sự khởi động ban đầu Việc

Trang 40

đầu tư, tổ chức khai thác tuyến du lịch làng nghề vẫn còn nhiều hạn chế, nhất

là việc tổ chức kết nối các làng nghề truyền thống để đưa vào các hoạt động

du lịch nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập ổn định cho người dân làng nghề và

cơ hội kinh doanh bền vững cho các doanh nghiệp du lịch

Làng nghề và thế mạnh nghề truyền thống thì đã quá rõ, nhưng điều đặt ra là chất lượng sản phẩm, đầu ra cho các làng nghề chưa được khơi thông Một vài làng nghề tự mày mò chào bán sản phẩm mang tính tự phát chưa định hình bền vững nên chưa phát huy tốt tiềm năng của mình Chưa có

sự kết nối, đó là vấn đề được đặt ra ở nhiều hội nghị, hội thảo Làng nghề kết nối với doanh nghiệp du lịch, công ty lữ hành là điều kiện tốt nhằm phát huy thế mạnh của du lịch làng nghề Do vậy, để phát triển được loại hình du lịch này cần có sự góp sức rất nhiều từ các nhà làm chính sách, các cấp chính quyền cùng cư dân làng nghề; mấu chốt vẫn là các doanh nghiệp trong ngành

du lịch Khi doanh nghiệp quan tâm đến loại hình du lịch này, nó sẽ là cơ hội tốt để doanh nghiệp quảng bá hình ảnh của mình đến với du khách

Các nhà quản lý chuyên ngành du lịch cho rằng, tuyến du lịch làng nghề là xu hướng thu hút du khách, nó tạo sự hấp dẫn, mới lạ Rất nhiều du khách đã về tận các làng nón để được tận mắt chứng kiến và tham gia vào các công đoạn của nghề làm nón Du khách đã thật sự bất ngờ, thích thú khi được người thợ nón lưu tên, ảnh của họ vào chiếc nón bài thơ mang về làm vật kỷ niệm của chuyến du lịch về vùng đất Cố đô Huế Qua các kỳ festival, tour du lịch “Hương xưa làng cổ” đã làm sống lại một làng nghề gốm cổ của làng quê Phước Tích nằm bên dòng sông Ô Lâu hiền hòa thơ mộng Làng nghề Phước Tích còn là một ngôi làng cổ độc đáo, cả làng sống nhờ nghề gốm Bao nhiêu năm khó khăn do nghề gốm trên đường mai một, nay qua tuyến du lịch “Hương xưa làng cổ” Phước Tích đang mở ra cơ hội mới phục hồi làng nghề Tuy nhiên, để phục hồi làng nghề không phải là chuyện ngày một ngày

Ngày đăng: 22/04/2016, 11:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005. Luật du lịch. Hà Nội, ngày 14/6/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật du lịch
2. Mai Thế Hởn và Hoàng Ngọc Hòa, Vũ Văn Phúc, 2003. Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề "truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
3. Mai Thế Hởn, 2000. Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH - HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội: Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH - "HĐH ở vùng ven Thủ đô Hà Nội
4. Đặng Thị Liên, 2008. Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng gốm Bát Tràng: Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch làng nghề truyền thống tại làng gốm "Bát Tràng
5. Dương Bá Phượng, 2001. Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa: NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá "trình công nghiệp hóa
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
6. Trần Công Sách, 2003 . Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010: Đề tài khoa học của Bộ Thương Mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp tục đổi mới chính sách và giải pháp đẩy mạnh "tiêu thụ sản phẩm của làng nghề truyền thống ở Bắc Bộ đến năm 2010
7. Nguyễn Tấn Trịnh, 2002. Kết quả nghiên cứu sự hình thành và phát triển của làng nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH – HĐH vùng Đồng Bằng Sông Hồng: Đề tài Khoa học Sách, tạp chí
Tiêu đề: nghiên cứu sự hình thành và phát triển của "làng nghề mới gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng CNH "– HĐH vùng Đồng Bằng Sông Hồng
8. Phạm Thị Thảo, 2007. Phát huy nghề và làng nghề truyền thống: Viện Văn hóa Dân tộc Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy nghề và làng nghề truyền thống
9. Tổng cục Du lịch, 2001. Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001- 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 2001-
10. Bùi Văn Vƣợng, 2002. Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam: NXB Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
11. UBND Thành phố Hà Nội, 2011. Đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020. UBND Thành phố Hà Nội . 12. UBND Thành phố Hà Nội, 2011. Đề án chiến lược phát triển du lịch Hà Nộiđến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đề án Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề "Hà Nội giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020". UBND Thành phố Hà Nội . 12. UBND Thành phố Hà Nội, 2011. "Đề án chiến lược phát triển du lịch Hà Nội
13. Trần Quốc Vƣợng và Đỗ Thị Hảo, 2010. Làng nghề, phố nghề Thăng Long - Hà Nội: NXB Đại học Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làng nghề, phố nghề Thăng Long - "Hà Nội
Nhà XB: NXB Đại học Quốc Gia
14. Trần Minh Yến, 2003. Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: Viện kinh tế học, trung tâm Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt "Nam trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
16. Hiệp hội làng nghề Việt Nam. Danh sách các làng nghề truyền thống ở Thành phố Hà Nội: http://langnghevietnam.vn/ [Ngày truy cập 20 tháng 3 năm 2015] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Danh sách các làng nghề truyền thống ở "Thành phố Hà Nội
15. Sở du lịch Hà Nội. http://hanoitourism.gov.vn/ [Ngày truy cập 20 tháng 3 năm 2015] Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w