1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển du lịch làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng

31 820 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 177,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Cấu trúc 3 CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 5 I. Vị trí địa lý 5 II. Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng 6 II. Quy trình sản xuất Gốm Sứ Bát Tràng 8 Chương II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 11 I. Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng. 11 II. Tổ chức sản xuất tại làng gốm Bát Tràng 11 III. Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản 14 IV. Những hạn chế mà làng nghề đang gặp phải 15 Chương III. TIỀM NĂNG VÀ LỢI ÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BÁT TRÀNG 18 I.Tiềm năng cho phát triển du lịch 18 1. Sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch 18 2. Làng có các công trình kiến trúc cổ. 19 3. Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch: 21 4. Nét độc đáo của phương thức sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống 21 II. Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng 22 1. Cho phép mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của làng nghề 22 2. Duy trì và phát huy tính sáng tạo của người thợ 22 3. Là phương thức để tài nghệ của người thợ gốm Bát Tràng ngày càng vang xa hơn. 23 Chương IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG 24 1. Những giải pháp trong thiết kế và tổ chức sản xuất, trưng bày 24 2. Phát triển cơ sở hạ tầng 25 3. Có sự liên kết với các công ty du lịch 26 KẾT LUẬN 27 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Cấu trúc 3

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 5 I Vị trí địa lý 5

II Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng 6

II Quy trình sản xuất Gốm Sứ Bát Tràng 8

Chương II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG 11

I Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng 11

II Tổ chức sản xuất tại làng gốm Bát Tràng 11

III Cơ cấu thị trường tiêu thụ sản 14

IV Những hạn chế mà làng nghề đang gặp phải 15

Chương III TIỀM NĂNG VÀ LỢI ÍCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TẠI BÁT TRÀNG 18

I.Tiềm năng cho phát triển du lịch 18

1 Sản phẩm độc đáo, hấp dẫn khách du lịch 18

2 Làng có các công trình kiến trúc cổ 19

3 Vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển du lịch: 21

4 Nét độc đáo của phương thức sản xuất ngành nghề thủ công truyền thống .21 II Lợi ích của việc phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng 22

1 Cho phép mở rộng thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của làng nghề 22

2 Duy trì và phát huy tính sáng tạo của người thợ 22

Trang 2

3 Là phương thức để tài nghệ của người thợ gốm Bát Tràng ngày càng

vang xa hơn 23

Chương IV MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG 24

1 Những giải pháp trong thiết kế và tổ chức sản xuất, trưng bày 24

2 Phát triển cơ sở hạ tầng 25

3 Có sự liên kết với các công ty du lịch 26

KẾT LUẬN 27

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nước ta có số lượng nghề, làng nghề rất lớn, hình thành và phát triểnkhắp cả nước nằm rải rác theo các triền đề và ven các dòng sông lớn và tậptrung đông nhất tại vùng Đồng Bằng Bắc Bộ với trăm nghề và hàng nghìn làngnghề lâu đời và nổi tiếng như: Bát Tràng, Hương Canh, Phù Lãng, Thổ Hà , tơlụa có Vạn Phúc, Vân Phương , tranh dân gian có Đông Hồ, Hàng Trống, KimHoàng, Sản phẩm công mỹ nghệ Việt Nam có nét độc đáo đến mức của sảnphẩm luôn kèm theo tên của làng làm ra nó, sản phẩm nổi tiếng cũng làm cholàng nghề tạo ra nó nổi tiếng

Lịch sử phát triển văn hóa cũng như lịch sự phát triển kinh tế nước nhàluôn gắn liền với lịch sự phát triển của làng nghề Việt Nam Bởi những sảnphẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là những vật phẩm văn hóa hay vật phẩmkinh tế thuần túy cho sinh hoạt bình thường hàng ngày mà nó chính là những tácphẩm nghệ thuật tiểu biểu cho nền văn hóa xã hội, cho mức phát triển kinh tế,cho trình độ dân trí và đặc điểm nhân văn của dân tộc

Điều đặc biệt là các làng nghề không chỉ đơn thuần sản xuất ra nhữngsản phẩm hành hóa như trong một công xưởng sản xuất mà nó là cả một môitrường văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời Nó bảo lưunhững tinh hoa nghệ thuật và kỹ thuật truyền từ đời này sang đời khác được thểhiện qua bàn tay, khối óc của các thế hệ nghệ nhân tài năng với những sản phẩmmang bản sắc riêng của mình nhưng lại tiêu biểu cho cá dân tộc Việt Nam

Ở mỗi làng nghề xưa và nay nó đã mang trong hai yếu tố cơ bản:Truyền thống văn hóa và truyền thống nghề nghiệp Hai yếu tố này hòa quyệnkhông tách rời nhau tạo nên văn hóa làng nghề nói riêng và văn hóa Việt Namnói chung Khi nói đến làng nghề truyền thống nước ta không thể không nói tớimột làng nghề nổi tiếng vào bậc nhất nhì trong quá khứ cũng như trong hiện tại

đó là: Làng gốm Bát Tràng, làng cũng tuân theo bốn quy luật chung về điềukiện hình thành và phát triển của một làng nghề truyền thống Việt Nam là: Vị trí

Trang 4

địa lý môi trường, kỹ thuật truyền thống và kinh nghiệm lâu đời, trình độ củanghệ nhân và đội ngũ thợ lành nghề, nhu cầu của người tiêu dùng trên thịtrường

Đồng thời nó cũng mang trong mình hai yếu tố cơ bản của một làngnghề truyền thống Nhưng để có được vị trí như làng nghề truyền thống Nhưng

để có được vị trí như làng gốm Bát Tràng thì không phải làng nghề nào cũnglàm được Điều gì đã làm nên sự thành công đó cho làng nghề này? Đó là mộtcâu hỏi không dễ gì giải đáp được đối với các làng nghề thủ công truyền thống

ở nước ta

Theo thống kê của Viện nghiên cứu phát triển du lịch, hàng năm có tới

800 triệu người đi du lịch Con số này là hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vàonăm 2020 Trong đó chiếm 60% dòng khách du lịch hiện nay là chọn du lịchvăn hóa - làng nghề Nước ta có đến hơn 2000 làng nghề thủ công, nếu đượcquan tâm đúng mức thì tiềm năng phát triển du lịch sẽ rất lớn

Hiện nay, ngoài mục đích chính là sản xuất các mặt hàng thủ công truyềnthống là chính, một số làng nghề đã kết hợp đưa hoạt động du lịch vào khai tháctại làng Có hai làng nghề có hoạt động du lịch thật sự phát triển đã đạt đượchiệu quả nhất định đó là: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) và làng nghề lụa VạnPhúc (Hà Đông)

Nhưng để hoạt động du lịch ở các làng nghề truyền thống nói chung và ởBát Tràng nói riêng phát triển thật sự có hiệu quả, góp phần thúc đẩy du lịch,kinh tế, xã hội của đất nước phát triển

Đồng thời lưu giữ và giới thiệu được những nét văn hóa đặc sắc nhất tớibạn bè quốc tế , thì chúng ta cần phải có sự nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa, đầu

tư, quy hoạch phát triển du lịch làng nghề một cách cụ thể và có hiệu quả

Chính vì những lí do như trên nên em đã chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống gốm sứ Bát Tràng” với mong muốn sẽ

đóng góp được một phần nào đó cho sự phát triển du lịch của làng gốm BátTràng nói riêng và cho các làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung

Trang 5

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Các di tích lịch sử văn hóa, nghệ thuật, cảnh quan làng nghề, các hoạtđộng sản xuất có thể phục vụ khai thác du lịch, các hoạt động du lịch, các hoạtđộng du lịch hiện nay tại làng gốm Bát Tràng

Đề xuất một số ý kiến nhằm khai thác tốt hơn những tiềm năng du lịch

mà làng gốm Bát Tràng có được, đặc biệt là tiềm năng cho phát triển du lịchlàng nghề

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Bài luận tập trung nghiên cứu về những tiềm năng du lịch tại làng nghềtruyền thống gốm sứ Bát Tràng như: lịch sử làng gốm, các tài nguyên du lịch,điều kiện về kinh tế, xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội, các cơ chếchính sách, đầu tư tại làng gốm Bát Tràng và thực trạng khai thác những tiềmnăng đó tại Bát Tràng hiện nay Qua đó nêu lên một số ý kiến góp phần khaithác tốt hơn những tiềm năng này

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập thông tin: thu thập thông tin qua sách báo, mạng,interne,

- Phương pháp xử lí thông tin: vận dụng phương pháp xử lý thông tin thuthập đề hoàn thành bài luận này

5 Cấu trúc

Đề tài gồm 4 chương:

Chương I Giới thiệu khái quát về làng gốm Bát Tràng

Chương II Thực trạng phát triển du lịch tại làng gốm Bát Tràng.

Trang 6

Chương III Tiềm năng và lợi ích phát triển du lịch làng nghề tại Bát Tràng

Chương IV Một số giải pháp đề phát triển du lịch tại làng gốm sứ Bát Tràng

Đề tài của em không đi sâu vào tìm hiểu nghiên cứu sự hình thành,phát triển cũng như kỹ thuật sản xuất gốm của Bát Tràng mà chủ yếu tập trung

đi sâu vào tìm hiểu về sự phát triển của du lịch làng nghề gốm này bao gồm:Tiềm năng, thực trạng và các giải pháp tạo điều kiện cho du lịch Bát Tràng pháttriển

Trang 7

CHƯƠNG I GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

I Vị trí địa lý

Vị trí: Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc

huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam

Ðặc điểm: Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một

làng nghề khoảng hơn 500 năm nay

Tên Bát Tràng được hình thành từ thời Lê, đó là sự hội nhập giữa 5dòng họ gốm nổi tiếng của làng Bồ Bát xứ Thanh với dòng họ Nguyễn ở đấtMinh Tràng Năm dòng họ lớn gồm các họ Trần, Vương, Nguyễn, Lê, Phạm đãnhóm họp và quyết định đưa một số nghệ nhân, thợ gốm và gia đình con cháudời làng di cư về phía kinh thành Thăng Long tìm đất lập nghiệp Họ dừng chântại vùng 72 gò đất trắng làng Minh Tràng

Ðến Bát Tràng hôm nay, ít có ai ngờ có một thời nghề gốm sứ nơi đây

đã có cơ mai một, cả làng chỉ còn vài lò gốm của hợp tác xã với sản phẩm đadạng như bát, tích, chén, sành phẩm chất cấp thấp Ðể có sức sống đầy xuân sắchôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu dadiết với nghề gốm cổ truyền Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìmtòi sáng tạo, các nghệ nhân đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt đểphục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa Những thành quả lao động sángtạo của lớp nghệ nhân già cùng sức trẻ của Bát Tràng đã làm nên một thế giới

đa dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương

Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đấtnước, thậm chí ra cả nước ngoài Sản phẩm gốm Bát Tràng như lọ độc bình,song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ đã được các lái thương Bồ ÐàoNha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp mua với số lượng lớn Nhiều nghệ nhân NhậtBản đã bắt chước phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng,giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng

Trang 8

Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quýhiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa Về sau, do thịhiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ giadụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ

Ngày nay, cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được pháthuy cao độ trong cơ chế thị trường Nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại vàkiểu dáng đã được sản xuất Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả

cổ, gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng.Bây giờ những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt đểtrùng tu phục chế di tích cổ Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm BátTràng, ta cảm thấy thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệnhân làng gốm - những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nênnhững men ngọc cho đời

II Lịch sử hình thành và phát triển của làng gốm Bát Tràng

Xã Bát Tràng hiện nay gồm hai làng Bát Tràng và Giang Cao gộp lại,

là một trong 31 xã của huyện Gia Lâm, trước thuộc tỉnh Bắc Ninh, từ năm 1961thuộc ngoại thành Hà Nội diện tích toàn xã bát tràng gồm 153 ha, trong đó chỉ

có 46 ha đất canh tác

Quá trình thành lập làng xã Bát Tràng dường như liên quan đến sự tụ

cư và chuyển cư được diễn ra trong một thời gian khá dài Tương truyền đầutiên là những người thợ thuộc họ Nguyễn Ninh Tràng (Trường) từ trường VĩnhNinh (Thanh Hoá), nơi sản xuất loại gạch xây thành nổi tiếng trong lịch sửchuyển cư ra

Là một làng nghề gốm truyền thống, từ xa xưa đã có một huyền thoạitruyền khẩu trong nhiều thế hệ người làng rằng: “Vào thời Trần (thế kỷ XIII-XIV), có ba vị đỗ thái học sinh (ngang với tiến sĩ thời Lê - Nguyễn) được triềuđình cử đi xứ Bắc Quốc là Hứa Vĩnh Kiều (người Bát Tràng), Đào Trí Tiến(người làng Thổ Hà) và Lưu Phương Tú (người làng Phù Lãng)

Trang 9

Sau khi hoàn tất công việc ngoại giao trên đường về nước qua vùngThiều Châu, gặp bão lớn, họ phải dừng lại nghỉ, nơi đó có xưởng gốm KhaiPhong Trong nửa tháng, ba ông học lấy nghề làm gốm: từ cách thức xây lò, làmbát đến làm men, chép lại thành sách và mỗi người thuê 4 người thợ khéo ở bên

ấy cùng về Khi về nước, ba người hỏi nhau ai thích môn gì? Hứa Vĩnh Kiềulàng Bát Tràng thích làm đồ trắng, người làng Thổ Hà thích màu đỏ, còn ngườilàng Phù Lãng lại thích màu da lươn Mỗi người trở về quê hương lập thành lòlàm gốm từ đấy”

Thực ra nghề làm gốm ở Việt Nam đã có một lịch sử phát triển từ rấtsớm Hiện nay khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện ra những dấu vết đồ gốm thô

có niên đại 6000 năm trước Chuyển đến giai đoạn gốm Phùng Nguyên, GòMun (Vĩnh Phú) thời đầu các vua Hùng, thì chất lượng gốm đã cao hơn, chắchơn với độ nung 800 - 900oC các sản phẩm gốm trong giai đoạn này có xươnggốm bước đầu được tinh luyện, kỹ thuật tạo dáng đã đẹp và tiện dụng hơn Hoavăn trang trí được thể hiện bằng các phương pháp chải, rạch, dập và in Ngườithợ gốm đã loại bỏ dần những yếu tố ngẫu nhiên, bắt đầu quan tâm đến cái đẹpcủa từng loại sản phẩm

Đến giai đoạn gốm men Đại Việt (từ thế kỷ XI trở đi) thì một số trungtâm gốm đã hình thành trên đất nước ta như vùng gốm Hà Bắc, Thanh Hoá,Thăng Long, Đà Nẵng, những sản phẩm gốm dân dụng kết hợp với nghề làmgạch ngói đáp ứng yêu cầu xây dựng chùa, tháp như chùa Phật Tích (Hà Bắc),Quốc Tử Giám (Hà Nội), Tháp Chàm (Quảng Nam - Đà Nẵng), đặc biệt ởthời Trần, có trung tâm gốm Thiên Trường (Hà Nam Ninh) với các sản phẩmtiêu biểu như bát, đĩa, bình lọ phủ men ngọc, men nâu , như thế thì đâu phải

có sự truyền dạy của thợ gốm tàu mới có nghề gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà, PhùLãng

Duy chỉ có truyền thuyết nói về việc dân làng ở Bát Tràng từ Bồ Bátchuyển cư ra Bắc và định cư ở hữu ngạn sông Hồng, phía dưới Thăng Long, đểtiện việc chuyên chở nguyên liệu và thành phẩm là phù hợp với lịch sử nghề

Trang 10

gốm ở Bát Tràng gắn liền với quá trình lập làng Do vậy, thời điểm chuyển cưhợp lý nhất của người làng Bồ Bát phải là vào khoảng cuối thời Trần (thế kỷXIV) và có thể coi đó là thời điểm mở đầu của làng gốm

Một thực tế cho thấy người dân làng Bát không thờ tổ nghề như cáclàng nghề thủ công khác Chỉ có điều vào các dịp lễ hội thờ thành hoàng lànghàng năm, dân làng rước các bài vị đề duệ hiệu, mỹ tự của các thần ra đình tế lễ,các dòng họ được rước tổ của mình ra phối hưởng Riêng họ Nguyễn NinhTràng, là họ đầu tiên chuyển ra làng Bát, được quyền rước bát hương che lọngvàng, đi vào giữa đình Còn các họ khác lần luợt rước bát hương che lọng xanh

đi né sang bên Lễ hội làng Bát có nhiều trò chơi và các cuộc thi tài thật độcđáo

Ngoài thi nấu cỗ, đánh cờ người (mà tướng đều là các bà), làng còn tổchức đua tài bằng những sản phẩm tinh xảo do người thợ chế tác ra Giải thưởngtuy không lớn nhưng đã động viên mọi người khiến ai cũng cố gắng hết mình đểtạo ra những vật phẩm có giá trị vĩnh hằng, ai ai cũng háo nức tham gia và họ cómột niềm tin rằng, người được giải chính là được tổ nghề ban lộc, làm ăn sẽ khágiả, nghề nghiệp tiến triển suốt năm Đây cũng là vinh dự vô giá để mỗi người

tự nâng cao tay nghề hên đến năm sau lại có dịp đua tài

II Quy trình sản xuất Gốm Sứ Bát Tràng

Từ xa xưa Gốm Sứ đã là một vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình

và hiện nay gốm sứ đã phổ biến hầu như trên toàn thế giới từ những bộ ấm chéncao cấp, bát đĩa để ăn cơm, tranh gốm sứ, tượng gốm sứ vv Gốm sứ đã là sảnphẩm không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta tuy nhiên ít ai biết được quytrình sản xuất gốm sứ và nguồn gốc từ đâu làm ra Chúng ta cùng đi tìm hiểu vềquy trình sản xuất Gốm Sứ và tại làng Cổ gốm sứ Bát Tràng

Bước đầu tiên chính là chọn nguyên liệu làm lên sản phẩm gốm sứ, đóchính là đất chúng ta thường sử dụng đất sét đệ làm ra các bộ ấm chén Khácvới sản phẩm gốm đất nung, sứ Bát Tràng là sản phẩm cao cấp nên đất để làmcần được tuyển chọn kỹ trước khi sản xuất sản phẩm Với mỗi loại đất khác

Trang 11

nhau sẽ có các đặc điểm về vật lý chịu nhiệt chịu lực khác nhau, đất sản xuấtchủ yếu là đất Trúc Thôn và đất Cao Lanh.

Chất lượng thì đất trắng để làm các loại ấm chén trắng còn đất đỏ làm

ấm chén tử sa “Nhất liệu, nhì nung, tam hình, tứ trí” ta thấy việc chọn đất là vôcùng quan trọng Cao Lanh có nguồn gốc tên gọi từ Cao Lĩnh thổ (tức đất CaoLĩnh, là đất sét trắng tại Cao Lĩnh), một khu vực đồi tại Cảnh Đức Trấn, Giang

Tô, Trung Quốc Các mỏ đất sét trắng tại đây được khai thác để làm nguồnnguyên liệu sản xuất đồ sứ Trung Quốc Tên gọi kaolin được các giáo sĩ dòngTên người Pháp du nhập vào Châu Âu trong thế kỷ XVIII và khi được phiên âmngược trở lại tiếng Việt thì nó đã trở thành Cao Lanh

Đất sét Trúc Thôn có độ dẻo cao, khó tan trong nước, hạt mịn, màutrắng xám, độ chịu lửa ở khoảng 1650°C Thành phần hoá học (tính trung bìnhtheo % trọng lượng) của đất sét Trúc Thôn như sau: Al203 27,07; Si02 55,87;

Fe203 1,2; Na2O 0,7; CaO 2,57; MgO 0,78; K2O 2,01; Ti02 0,81 Tuy là loại đấttốt được người thợ gốm Bát Tràng ưa dùng nhưng sét Trúc Thôn cũng có một

số hạn chế như chứa hàm lượng ôxít sắt khá cao, độ ngót khi sấy khô lớn và bảnthân nó không được trắng

Ngày nay các công đoạn xử lý đất đã thay đổi nhiều bới áp dụng kỹthuật vào sản xuất, giúp tăng năng xuất, giảm thời gian khi xử lý Các loại đấtthô từ mỏ mang về được chộn với nhau theo một tỷ lệ, tỷ lệ pha chế này đượcgiữ kín, hỗn hợp đất được cho vào một bình nghiền cùng với một lượng nướcvừa đủ Sau đó bình nghiền sẽ hoạt động liên tục trong thời gian 24h-48h để cho

ra một sản phẩm gọi là hồ Tại đây hồ được khử sắt bằng từ tính bởi một thiết bịcho vào bể chứa hồ, sau khi khử hết sắt trong hồ sẽ được chuyển qua bể chứahoặc chuyển lên bể lắng để lấy đất dẻo

Tiếp theo là khâu tạo dáng cho sản phẩm đây là quy trình đặc biệt quantrọng trong quy trình sản xuất Từ những mảng đất đã được xử lý, người thợ bắtđầu truyền cho mỗi sản phẩm một hình dáng riêng biệt Người thợ gốm có thể

sử dụng phương pháp vuốt tay, be chạch trên bàn xoay hoặc tạo hình theo

Trang 12

khuôn in Sản phẩm sau khi tạo dáng còn ướt và rất dễ biến dạng do đó phải tiếnhành phơi sản phẩm sao cho khô đều, không bị nứt nẻ, không làm thay đổi hìnhdáng của sản phẩm

Để nâng cao tính nghệ thuật cho tác phẩm gốm sứ Bát Tràng, ngườithợ gốm dùng bút lông vẽ màu lên sản phẩm với đủ loại hoa văn Đôi khi họcũng dùng các hình thức trang trí khác như đánh chỉ (định vòng tròn quanhmiệng, thân hoặc chân sản phẩm bằng màu hoặc men màu) hay bôi men chảy(một loại men trang trí) lên miệng sản phẩm để khi nung men chảy tỏa xuốngtạo nên những đường nét màu sắc tự nhiên hài hòa Nhiều gia đình lại sử dụng

kỹ thuật hấp hoa lên bề mặt gốm tráng men đã nung chín

Sau khi sản phẩm Gốm Sứ cơ bản đã hoàn chỉnh, người thợ gốm có thểnung sơ bộ sản phẩm ở nhiệt độ không cao rồi sau đó mới đem tráng men hoặcdùng ngay sản phẩm Gốm Sứ hoàn chỉnh đó trực tiếp tráng men lên rồi mớinung Đối với các sản phẩm lớn người ta hay dùng phương pháp dội men hayphun men, còn các sản phẩm bé thì dùng phương pháp nhúng men.Các sản phẩm mộc thường được nung trong các loại lò ếch, lò đàn, lò bầu vàgần đây là lò hộp Nhiên liệu đun là củi, than cám hoặc ga Tuỳ theo mỗi loại lò

và mỗi dạng gốm cụ thể mà thời gian nung và nhiệt độ nung cũng khác nhau.Gốm đất nung ở nhiệt độ từ 600 – 900oC, gốm sành nâu từ 1100 – 1200oC, gốmsành xốp từ 1200 – 1250 độ C, gốm sành trắng từ 1250 - 1280oC và đồ sứ từ

1280 – 1350oC

Trang 13

Chương II.

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI LÀNG GỐM BÁT TRÀNG

I Những sản phẩm chính của làng gốm Bát Tràng

Sản phẩm gốm Bát Tràng vừa đa dạng về chủng loại, vừa phong phú

về màu sắc kích cỡ Ngoài những sản phẩm truyền thống có từ các đây 400

-500 năm, thì hiện nay với nhu cầu thị trường đã xuất hiện rất nhiều mẫu mã mớiphục vụ cho cuộc sống Xét về tổng thể thì có thể chia các sản phẩm của BátTràng làm các loại chủ yếu sau:

1 Đồ dân dụng

- Cỡ nhỏ có: bát cơm, bát đào, bát đá, chén, tách và be rượu

- Cỡ vừa có: bát yêu, bát nắp, ấm chuyên, ấm tích, liễn, phạng, thùnghoa bèo,

2 Đồ thờ

Có bát hương, đỉnh chầm, cây đèn, độc bình, song bình, lộc bình, ốngcắm hương, chân nến, lọ hoa, bộ tam đa và các loại choé,

3 Đồ trang trí nội thất và vườn

Có các loại chậu hoa, chậu thống, đôn, trạc, nghê, voi, vịt, cá, tôm, cua,

ve sầu

cùng các loại phù điêu và đĩa treo tường và mới đây là những đồ vật cókích thước rất nhỏ và ngộ nghĩnh thường phục vụ dưới hình thức đồ lưu niệmcho khách du lịch như hộp phấn, hình người, bộ ấm chén cỡ nhỏ xíu Với nhữngngày lễ trong năm như: ngày quốc tế phụ nữ, ngày lễ tình yêu, ngày nhà giáo, cũng có những sản phẩm đặc trưng tại các quầy hàng

II Tổ chức sản xuất tại làng gốm Bát Tràng

Xã Bát Tràng gồm hai làng nhỏ là làng Giang Cao và làng Bát Tràng;

cả hai làng đều sản xuất đồ gốm sứ nhưng phần lớn sản phẩm bán ra vẫn dolàng Bát Tràng sản xuất

Trang 14

Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) thực hiện chủ trương đổi mới cơchế quản lý kinh tế, xoá bỏ chế độ tập trung quan liêu bao cấp, chuyển sang nềnkinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã tạo ra một bước ngoặtmới trong công cuộc phát triển của cả nước Chính sách phát triển kinh tế nhiềuthành phần đã tạo một sức sống mới cho các làng nghề nói chung và cho BátTràng nói riêng Cơ chế mới đã mở rộng khả năng huy động mọi nguồn vốn, laođộng, vật tư trong các hộ gia đình vào phát triển sản xuất và xuất khẩu sảnphẩm.

Từ năm 1990 trở lại đây, nghề gốm Bát Tràng đã thực sự khởi sắc vàmang lại hiệu quả kinh tế cao Từ khi chuyển hướng kinh tế, lấy hộ gia đình làmnòng cốt trong sản xuất - kinh doanh Chấp nhận cạnh tranh, mở rộng sản xuất

và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, do vậy, sản xuất của Bát Tràng tănglên nhanh chóng, thu nhập được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần đượccải thiện rõ rệt

Nói đến Bát Tràng ta không thể không nói đến làng cổ Bát Tràng Hiệntại, làng cổ Bát Tràng chỉ có diện tích 5,6 ha và chỉ còn 20 lò gốm mang tínhchất dòng họ (cả làng hiện có 26 họ) nhưng nơi đây lại có nhiều di tích mangđậm nét văn hoá truyền thống của làng

Khu vực sản xuất chủ yếu của làng Bát Tràng hiện nay là khu đất mới,khu sản xuất này phát triển từ sau năm 1990 và có diện tích lớn gấp hai lần sovới khu làng cổ trước kia

Nguyên liệu chủ yếu để làm gốm của làng Bát Tràng là đất Cao lanhtrắng, hiện tại loại đất này tại chính làng đã hết, do vậy để sản xuất người dânBát Tràng phải mua đất từ các tỉnh lân cận Hà Nội như: Hải Dương, Hưng Yên,Vĩnh Phúc, Quảng Ninh,

Trước đây để tạo hình sản phẩm các nghệ nhân gốm thường dùng bànxoay đẩy bằng tay hoặc đạp bằng chân để vuốt ra sản phẩm, do vậy đòi hỏingười làm gốm phải có độ tinh xảo rất cao Hiện nay, trong làng Bát Tràngnhững người còn có khả năng thực hiện kiểu tạo hình đó chỉ còn khoảng ba, bốn

Trang 15

người Những sản phẩm của làng bây giờ đa phần được làm theo phương pháp

đổ khuôn, làm theo cách này thì thời gian chi phí cho một sản phẩm ngắn hơn,tuy vậy nhưng giá trị thẩm mỹ của sản phẩm không giảm đi, phương pháp sảnxuất này còn gọi là in Sản phẩm sau khi dỡ khuôn chỉ cần sửa sang lại một chútnhư bỏ bavia hay vê lại những đường miệng sản phẩm là đã xong được phầncốt

Đối với những sản phẩm cầu kỳ như yêu cầu phải đắp nổi, khắc tạohình, hay sản phẩm có kiểu dáng không thể tạo được khuôn thì người thợ gốmvẫn phải dùng tay để vê, nặn và uốn trực tiếp trên sản phẩm còn chưa se mặt.Những sản phẩm sửa lại như vậy mà không dùng bàn xoay gọi là hàng làm bộ,nếu dùng đến bàn xoay gọi là hàng làm bàn Tóm lại, hiện nay việc sản xuất củalàng Bát Tràng vừa kế thừa được truyền thống, vừa kết hợp được phương phápsản xuất mới có hiệu quả kinh tế cao hơn

Trong làng Bát Tràng hiện nay việc sản xuất ra sản phẩm ngoài những

lò gốm nhỏ mang tính chất gia đình đã có những công ty lớn, tất cả là nhữngcông ty tư nhân, những công ty này đã cung cấp khoảng 30% sản phẩm cho thịtrường Tại toàn bộ các công ty lớn này thì hiện nay đã sử dụng loại lò tuynelđốt bằng gas để nung sản phẩm, do vậy việc sản xuất mang tính thương mại cao

hơn

Còn đối với các lò nung gia đình thì quy mô sản xuất rất đa dạng; từloại lò nhỏ chỉ dùng để sản xuất một loại sản phẩm như bát hoặc chậu hoa hoặcđôn hay vật liệu trang trí xây dựng, các lò này chỉ sử dụng từ 7 đến 10 ngườilàm và đa phần các lò nhỏ này vẫn sử dụng loại lò hộp đất sử dụng than cám

Còn những lò được coi là lớn, lượng sản phẩm đa dạng hơn và đủ loạikích cỡ như ấm, chén, bát, to nhất là những lọ hoa cao chừng 30 cm để tiếtkiệm không gian trong lò Lò lớn thường có khoảng 50 - 100 công nhân, củamột hay nhiều hộ hợp tác sản xuất Tại các cơ sở lớn họ có điều kiện đốt lò ga(lò nung tuynel), bởi chi phí cho một lò cỡ trung dung tích 2,5 m3, dùng 15 bình

ga và đốt trong 12 tiếng đồng hồ thì chi phí vốn ban đầu đã là 200 triệu đồng

Ngày đăng: 19/01/2018, 14:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w