1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống hà tây

15 392 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 372,73 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG

HÀ TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

Hà Nội, 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN

THỐNG HÀ TÂY

Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHẠM QUỐC SỬ

Hà Nội, 2008

Trang 3

MỤC LỤC

Mục lục i

Danh mục các chữ viết tắt iii

Danh mục các phụ lục iv

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 Error! Bookmark not defined LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY VÀ HOẠT ĐỘNG Error! Bookmark not defined

CỦA NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN Error! Bookmark not defined

1.1 Khái quát về Hà Tây Error! Bookmark not defined 1.2 Các làng nghề truyền thống Hà Tây Error! Bookmark not defined 1.2.1 Hà Tây - vùng đất nghề nổi tiếng .Error! Bookmark not defined 1.2.2 Các làng nghề truyền thống tiêu biểu Error! Bookmark not defined 1.3 Hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn Error! Bookmark not defined 1.3.1 Tiềm năng du lịch Hà Tây Error! Bookmark not defined 1.3.2 Hoạt động của ngành du lịch Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 2 Error! Bookmark not defined CÁC CÔNG TY LỮ HÀNH TRONG VIỆC KHAI THÁC Error! Bookmark not defined

PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TÂY Error! Bookmark not defined

2.1 Hoạt động du lịch làng nghề ở nước ta và vai trò của các công ty lữ hành

Error! Bookmark not defined 2.1.1 Làng nghề ở nước ta .Error! Bookmark not defined 2.1.2 Hoạt động du lịch làng nghề ở nước ta hiện nay Error! Bookmark not defined

2.1.3 Vai trò của các công ty lữ hành Error! Bookmark not defined

2.2 Các công ty lữ hành trong việc khai thác, phát triển du lịch làng nghề Hà

Tây Error! Bookmark not defined

2.2.1 Năng lực xây dựng, bán và thực hiện chương trình du lịch làng nghề

Error! Bookmark not defined 2.2.2 Thực trạng về khách du lịch đến làng nghề Hà Tây Error! Bookmark not defined

Trang 4

2.3 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Tây

và mối quan hệ giữa các công ty lữ hành với các điểm du lịch làng nghề trên

địa bàn Error! Bookmark not defined

2.3.1 Những vấn đề đặt ra từ thực trạng phát triển du lịch làng nghề ở Hà Tây

Error! Bookmark not defined

2.3.2 Mối quan hệ giữa các công ty lữ hành với các điểm du lịch làng nghề

trên địa bàn Error! Bookmark not defined CHƯƠNG 3 Error! Bookmark not defined

MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VÀError! Bookmark not defined

ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY Error! Bookmark not defined

3.1 Tính cấp thiết và các tiêu chí của việc xây dựng mô hình liên kết giữa

công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề Error! Bookmark not defined 3.1.1 Tính cấp thiết của việc xây dựng mô hình liên kết Error! Bookmark not defined

3.1.2 Các tiêu chí của việc xây dựng mô hình liên kết Error! Bookmark not defined

3.2 Quy trình xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch

làng nghề Hà Tây Error! Bookmark not defined 3.2.1 Công tác chuẩn bị và vai trò của các bên Error! Bookmark not defined

3.2.2 Đề xuất mô hình quản lý làng nghề du lịch, mô hình làng nghề gắn kết

với các công ty du lịch .Error! Bookmark not defined 3.2.3 Cơ chế tổ chức Error! Bookmark not defined 3.2.4 Cơ chế phân chia lợi ích Error! Bookmark not defined 3.2.5 Các bước tiến hành xây dựng mô hình liên kết Error! Bookmark not defined

3.3 Dự kiến các khó khăn xảy ra và biện pháp khắc phục Error! Bookmark not defined

3.3.1 Các khó khăn có thể xảy ra .Error! Bookmark not defined 3.3.2 Dự kiến các biện pháp khắc phục .Error! Bookmark not defined 3.4 Kiến nghị một số biện pháp hỗ trợ Error! Bookmark not defined 3.4.1 Về cơ chế chính sách và tổ chức quản lý Error! Bookmark not defined

i

Trang 5

3.4.2 Sự cần thiết phải kết nối chương trình du lịch làng nghề truyền thống

Hà Tây với chương trình du lịch các tỉnh và thành phố trong cả nước.Error! Bookmark not defined

3.4.3 Xây dựng quy hoạch du lịch làng nghề Hà Tây.Error! Bookmark not defined

3.4.4 Đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục cộng đồng và bảo vệ môi trường

Error! Bookmark not defined

3.4.5 Giải pháp về thị trường, tuyên truyền quảng bá về du lịch làng nghề

truyền thống .Error! Bookmark not defined

3.5 Bản đồ du lịch làng nghề Hà Tây và một số tour du lịch làng nghề tiểu

biểu .Error! Bookmark not defined KẾT LUẬN Error! Bookmark not defined

TÀI LIỆU THAM KHẢO 12

PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined

ii

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

1 CN - TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

3 CNN - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

Trang 7

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

1 Phụ lục 1 Danh sách tài nguyên du lịch trên địa bàn Hà Tây

2 Phụ lục 2 Các công ty lữ hành có tour đƣa khách

đến làng nghề Hà Tây

3 Phụ lục 3 Danh sách các công ty lữ hành tại Hà Nội

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hà Tây nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội, là mảnh đất có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, trong đó nổi bật là hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống Du lịch Hà Tây đang đứng trước vận hội để phát triển lớn mạnh thông qua các loại hình du lịch cơ bản: Du lịch văn hóa, lễ hội; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần; Du lịch làng nghề Xác định phát triển du lịch làng nghề là một hướng đi quan trọng để sớm đưa ngành du lịch Hà Tây trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương

Những năm gần đây, du lịch làng nghề đã và đang khẳng định được vị thế

và giá trị của mình thông qua những thành tựu đạt được và những dự báo khả quan của các chuyên gia kinh tế, du lịch, xã hội học Một số làng nghề truyền thống Hà Tây đã thực sự trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước, đó

là những làng nghề du lịch: Lụa Vạn Phúc, nón lá làng Chuông, mây tre đan Phú Vinh, khảm trai Chuyên Mỹ, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, Đây là bước phát triển tích cực không chỉ thông qua những con số thống kê mà còn được thể hiện hết sức sinh động qua thực tế về số lượng các chương trình du lịch, mức độ tăng trưởng du khách đến làng nghề, thu nhập chính thức từ du lịch, các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch và sự chuyển biến nhận thức - thái độ của các cấp chính quyền và nhân dân tại các làng nghề

Tuy nhiên do du lịch làng nghề là loại hình du lịch chuyên đề còn khá mới ở nước ta, vì vậy thời gian qua lượng khách đến tham quan du lịch các làng nghề còn thấp so với các loại hình du lịch chủ đạo khác của tỉnh Các dịch vụ phục vụ khách đến tham quan du lịch chưa phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng làng nghề còn hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầu phát triển du lịch với tốc độ như hiện nay So với tiềm năng, vị trí của làng nghề thì hiệu quả kinh tế đạt được còn nhỏ, chưa thật tương xứng

Luận văn: “Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du

lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” được tiến hành nghiên cứu với mong

muốn góp phần đưa ra những luận cứ khoa học phát triển du lịch làng nghề

Trang 9

truyền thống và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên làng nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Tây nói riêng và đất nước nói chung

Từ 01/8/2008 Hà Tây đã được sát nhập với Thủ đô Hà Nội nhưng trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa giới Hà Tây cũ (tỉnh Hà Tây)

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phát triển du lịch Hà Tây đã được khá nhiều tác giả là cá nhân, cơ quan trong và ngoài ngành du lịch nghiên cứu từ nhiều năm qua bởi đây là “điểm đến” với tiềm năng vô cùng đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn Có thể kể đến hàng loạt các công trình nghiên cứu, hội thảo có liên quan đến vấn đề này như: Hội thảo “Du lịch

Hà Tây phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, bền vững” (8/2001) do sở Du lịch Hà Tây tổ chức, hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” (12/2003) do sở Du lịch Hà Tây tổ chức với sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề” tại hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây lần thứ 3 (12/2005); đề tài

“Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làng nghề truyền thống tại Hà Tây phục vụ khách du lịch” của trường Cao đẳng du lịch Hà Nội chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ cùng với Trung tâm Công nghệ thông tin du lịch và Sở Du lịch Hà Tây (2003), đề tài

“Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” do

Sở du lịch Hà Tây chủ trì (12/2005)…vv và gần đây nhất là công trình nghiên cứu khoa học công phu, tâm huyết có chất lượng chuyên môn cao của tiến sĩ Phạm Quốc Sử “Phát triển du lịch làng nghề” nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây được nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2007

Cùng có những suy nghĩ và trăn trở với việc phát triển du lịch Hà Tây - một vùng đất được mệnh danh là vùng “đất nghề ngoại hạng” nhưng với những tìm tòi, hướng đi và cách giải quyết mới, tác giả muốn đi tìm một mô hình cho

sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống Hà Tây trong mối liên kết với các công ty lữ hành chứ không chỉ đơn thuần là việc một mình Hà Tây tự “bươn

Trang 10

đi thực tế khảo sát tại một số làng nghề tiêu biểu của Hà Tây và một số làng nghề truyền thống ở một số địa phương khác để từ đó tìm ra thế mạnh riêng có của Hà Tây trong việc phát triển du lịch làng nghề và lợi thế cạnh tranh với các làng nghề ở địa phương khác trước các công ty lữ hành trong việc họ xây dựng các chương trình du lịch

Xây dựng được mối liên kết - sợi dây liên hệ “ràng buộc” giữa công ty lữ hành và làng nghề nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên trong sự phát triển bền vững chính là vấn đề nghiên cứu mà tác giả đặt ra cho luận văn

3 Mục đích nghiên cứu

Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát tại các làng nghề du lịch, công ty du lịch lữ hành, các đại lý du lịch ở Hà Tây và Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống Hà Tây nói riêng và tình hình phát triển du lịch nói chung từ đó đưa ra những định hướng, chính sách phát triển du lịch làng nghề Hà Tây một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới

4 Đối tượng - Phạm vi - Phương pháp nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Làng nghề du lịch tiêu biểu của Hà Tây

- Các công ty kinh doanh du lịch, đại lý lữ hành du lịch đưa khách đến tham quan làng nghề du lịch

- Cộng đồng dân cư sinh sống tại các làng nghề du lịch đặc biệt là các nghệ nhân, các hộ gia đình tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

4.1 Phạm vi nghiên cứu:

* Về không gian: Các làng nghề truyền thống Hà Tây đặc biệt là làng: Lụa Vạn Phúc, làng mây tre đan Phú Vinh, làng sơn mài Hạ Thái, làng nón lá Chuông, làng khảm trai Chuôn Ngọ, làng nặn tò he Xuân La, làng thêu Quất Động

* Về thời gian: Tài liệu và số liệu nghiên cứu chủ yếu là năm 2007, chú trọng thời gian từ năm 2001 đến 2007

4.3 Các phương pháp nghiên cứu:

Trang 11

* Phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận để giải quyết yêu cầu của luận văn

đề ra

Để xác định được mô hình liên kết giữa công ty du lịch với làng nghề du lịch ở Hà Tây, vấn đề cần thiết được đặt ra là xác lập những cơ sở lý luận và thực tiễn phù hợp với điều kiện cụ thể của làng nghề Hà Tây cùng với việc tham khảo có chọn lọc một số kinh nghiệm xây dựng mô hình làng nghề du lịch với công ty du lịch ở các mức độ khác nhau

Các nội dung cơ bản cần phân tích bao gồm:

- Đặc điểm của các làng nghề du lịch của Hà Tây: Đặc điểm sản xuất chủng loại hàng hóa thủ công của các làng nghề, những sinh hoạt (thói quen, tục

lệ, phong tục tập quán của làng nghề ) Đây là yếu tố quan trọng để đề xuất mô hình phù hợp, đảm bảo phát huy được đầy đủ nhất các giá trị của làng nghề

- Các công ty du lịch: trong quá trình tham gia đưa khách du lịch đến các làng nghề du lịch, đối tượng cần được bảo vệ, góp phần đảm bảo sự phát triển

du lịch của làng nghề Cần xác định được đặc điểm cơ bản của nguồn khách, các động lực chủ yếu để khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề du lịch

- Hiện trạng phát triển du lịch: là nội dung cần phân tích đánh giá nhằm xác định ảnh hưởng của du lịch làng nghề và những vấn đề cần chú trọng để phát triển du lịch làng nghề

* Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp

cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các làng nghề du lịch với các công ty du lịch, nó có quan hệ chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các yếu

tố hợp phần của mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây

* Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được vận dụng nghiên cứu

Trang 12

phát triển ngành cơ bản Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá hiện trạng cũng như xu thế biến động chung của các làng nghề du lịch Về mặt nghiên cứu các vấn đề làng nghề, phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng mô hình phù hợp với thực tế như nhiệm vụ đã đặt ra

* Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu có liên quan đến tổ chức lãnh thổ Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan Ngoài mục đích minh họa về vị trí địa lý, phương pháp này còn giúp cho các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu được thể hiện một cách tổng quát

5 Đóng góp của luận văn

Từ việc nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch làng nghề Việt Nam, đánh giá thực trạng làng nghề du lịch Hà Tây, luận văn nhằm đưa ra những kiến nghị

và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch gắn với các công ty lữ hành trong khu vực với mong muốn góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, thu hút khách du lịch, tăng thu nhập, tạo việc làm cho các làng nghề, đóng góp vào phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời

đề xuất mạng lưới các tour du lịch đến làng nghề du lịch Hà Tây

6 Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục phụ lục, luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:

- Mở đầu

- Chương 1: Làng nghề truyền thống Hà Tây và hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn

- Chương 2: Các công ty lữ hành trong việc khai thác và phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây

- Chương 3: Mô hình liên kết giữ công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây

- Kết luận

- Phụ lục

- Tài liệu tham khảo

Ngày đăng: 07/03/2017, 10:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w