1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề truyền thống hà tây

13 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 219,47 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY L

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

Hà Nội, 2008

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ HỒNG PHƯƠNG

XÂY DỰNG MÔ HÌNH LIÊN KẾT GIỮA CÔNG TY LỮ HÀNH VỚI ĐIỂM DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY

Chuyên ngành: Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS PHẠM QUỐC SỬ

Hà Nội, 2008

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Hà Tây nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội, là mảnh đất có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, trong đó nổi bật là hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống Du lịch Hà Tây đang đứng trước vận hội để phát triển lớn mạnh thông qua các loại hình du lịch cơ bản: Du lịch văn hóa, lễ hội; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần; Du lịch làng nghề Xác định phát triển du lịch làng nghề là một hướng đi quan trọng để sớm đưa ngành du lịch Hà Tây trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương

Những năm gần đây, du lịch làng nghề đã và đang khẳng định được vị thế và giá trị của mình thông qua những thành tựu đạt được và những dự báo khả quan của các chuyên gia kinh tế, du lịch, xã hội học Một số làng nghề truyền thống Hà Tây đã thực

sự trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước, đó là những làng nghề du lịch: Lụa Vạn Phúc, nón lá làng Chuông, mây tre đan Phú Vinh, khảm trai Chuyên Mỹ, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, Đây là bước phát triển tích cực không chỉ thông qua những con số thống kê mà còn được thể hiện hết sức sinh động qua thực tế về số lượng các chương trình du lịch, mức độ tăng trưởng du khách đến làng nghề, thu nhập chính thức từ du lịch, các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch và sự chuyển biến nhận thức - thái độ của các cấp chính quyền và nhân dân tại các làng nghề

Tuy nhiên do du lịch làng nghề là loại hình du lịch chuyên đề còn khá mới ở nước ta, vì vậy thời gian qua lượng khách đến tham quan du lịch các làng nghề còn thấp so với các loại hình du lịch chủ đạo khác của tỉnh Các dịch vụ phục vụ khách đến tham quan du lịch chưa phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầng làng nghề còn hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầu phát triển du lịch với tốc độ như hiện nay So với tiềm năng, vị trí của làng nghề thì hiệu quả kinh tế đạt được còn nhỏ, chưa thật tương xứng

Luận văn: “Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch

làng nghề truyền thống Hà Tây” được tiến hành nghiên cứu với mong muốn góp

Trang 4

phần đưa ra những luận cứ khoa học phát triển du lịch làng nghề truyền thống và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên làng nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Tây nói riêng và đất nước nói chung

Từ 01/8/2008 Hà Tây đã được sát nhập với Thủ đô Hà Nội nhưng trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa giới Hà Tây cũ (tỉnh Hà Tây)

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Phát triển du lịch Hà Tây đã được khá nhiều tác giả là cá nhân, cơ quan trong và ngoài ngành du lịch nghiên cứu từ nhiều năm qua bởi đây là “điểm đến” với tiềm năng

vô cùng đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn Có thể kể đến hàng loạt các công trình nghiên cứu, hội thảo có liên quan đến vấn đề này như: Hội thảo “Du lịch Hà Tây phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, bền vững” (8/2001) do sở Du lịch Hà Tây tổ chức, hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” (12/2003) do sở Du lịch Hà Tây tổ chức với sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch Việt Nam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề” tại hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây lần thứ 3 (12/2005); đề tài

“Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làng nghề truyền thống tại Hà Tây phục vụ khách du lịch” của trường Cao đẳng du lịch Hà Nội chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ cùng với Trung tâm Công nghệ thông tin du lịch và Sở Du lịch Hà Tây (2003), đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” do Sở du lịch Hà Tây chủ trì (12/2005)…vv và gần đây nhất là công trình nghiên cứu khoa học công phu, tâm huyết

có chất lượng chuyên môn cao của tiến sĩ Phạm Quốc Sử “Phát triển du lịch làng nghề” nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây được nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2007

Cùng có những suy nghĩ và trăn trở với việc phát triển du lịch Hà Tây - một vùng đất được mệnh danh là vùng “đất nghề ngoại hạng” nhưng với những tìm tòi, hướng đi và cách giải quyết mới, tác giả muốn đi tìm một mô hình cho sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống Hà Tây trong mối liên kết với các công ty lữ

Trang 5

hành chứ không chỉ đơn thuần là việc một mình Hà Tây tự “bươn chải” Tác giả đã có

ý tưởng và dành nhiều công sức tìm kiếm tài liệu cũng như đi thực tế khảo sát tại một

số làng nghề tiêu biểu của Hà Tây và một số làng nghề truyền thống ở một số địa phương khác để từ đó tìm ra thế mạnh riêng có của Hà Tây trong việc phát triển du lịch làng nghề và lợi thế cạnh tranh với các làng nghề ở địa phương khác trước các công ty

lữ hành trong việc họ xây dựng các chương trình du lịch

Xây dựng được mối liên kết - sợi dây liên hệ “ràng buộc” giữa công ty lữ hành

và làng nghề nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên trong sự phát triển bền vững chính

là vấn đề nghiên cứu mà tác giả đặt ra cho luận văn

3 Mục đích nghiên cứu

Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát tại các làng nghề du lịch, công

ty du lịch lữ hành, các đại lý du lịch ở Hà Tây và Hà Nội kết hợp với tri thức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển làng nghề truyền thống Hà Tây nói riêng và tình hình phát triển du lịch nói chung từ đó đưa ra những định hướng, chính sách phát triển du lịch làng nghề Hà Tây một cách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới

4 Đối tượng - Phạm vi - Phương pháp nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Làng nghề du lịch tiêu biểu của Hà Tây

- Các công ty kinh doanh du lịch, đại lý lữ hành du lịch đưa khách đến tham quan làng nghề du lịch

- Cộng đồng dân cư sinh sống tại các làng nghề du lịch đặc biệt là các nghệ nhân, các hộ gia đình tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ

4.1 Phạm vi nghiên cứu:

* Về không gian: Các làng nghề truyền thống Hà Tây đặc biệt là làng: Lụa Vạn Phúc, làng mây tre đan Phú Vinh, làng sơn mài Hạ Thái, làng nón lá Chuông, làng khảm trai Chuôn Ngọ, làng nặn tò he Xuân La, làng thêu Quất Động

Trang 6

* Về thời gian: Tài liệu và số liệu nghiên cứu chủ yếu là năm 2007, chú trọng thời gian

từ năm 2001 đến 2007

4.3 Các phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận để giải quyết yêu cầu của luận văn đề ra

Để xác định được mô hình liên kết giữa công ty du lịch với làng nghề du lịch ở

Hà Tây, vấn đề cần thiết được đặt ra là xác lập những cơ sở lý luận và thực tiễn phù hợp với điều kiện cụ thể của làng nghề Hà Tây cùng với việc tham khảo có chọn lọc một số kinh nghiệm xây dựng mô hình làng nghề du lịch với công ty du lịch ở các mức

độ khác nhau

Các nội dung cơ bản cần phân tích bao gồm:

- Đặc điểm của các làng nghề du lịch của Hà Tây: Đặc điểm sản xuất chủng loại hàng hóa thủ công của các làng nghề, những sinh hoạt (thói quen, tục lệ, phong tục tập quán của làng nghề ) Đây là yếu tố quan trọng để đề xuất mô hình phù hợp, đảm bảo phát huy được đầy đủ nhất các giá trị của làng nghề

- Các công ty du lịch: trong quá trình tham gia đưa khách du lịch đến các làng nghề du lịch, đối tượng cần được bảo vệ, góp phần đảm bảo sự phát triển du lịch của làng nghề Cần xác định được đặc điểm cơ bản của nguồn khách, các động lực chủ yếu

để khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề du lịch

- Hiện trạng phát triển du lịch: là nội dung cần phân tích đánh giá nhằm xác định ảnh hưởng của du lịch làng nghề và những vấn đề cần chú trọng để phát triển du lịch làng nghề

* Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học Nghiên cứu về mối quan hệ giữa các làng nghề du lịch với các công ty du lịch, nó có quan hệ chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, vì vậy phương pháp này có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài

* Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng

Trang 7

nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các yếu tố hợp phần của mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây

* Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được vận dụng nghiên cứu trong đề tài này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành

cơ bản Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá hiện trạng cũng như xu thế biến động chung của các làng nghề du lịch Về mặt nghiên cứu các vấn đề làng nghề, phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng mô hình phù hợp với thực tế như nhiệm vụ đã đặt ra

* Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu

có liên quan đến tổ chức lãnh thổ Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan Ngoài mục đích minh họa về vị trí địa lý, phương pháp này còn giúp cho các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu được thể hiện một cách tổng quát

5 Đóng góp của luận văn

Từ việc nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch làng nghề Việt Nam, đánh giá thực trạng làng nghề du lịch Hà Tây, luận văn nhằm đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch gắn với các công ty lữ hành trong khu vực với mong muốn góp phần gìn giữ và phát triển nghề truyền thống, thu hút khách du lịch, tăng thu nhập, tạo việc làm cho các làng nghề, đóng góp vào phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời đề xuất mạng lưới các tour du lịch đến làng nghề du lịch Hà Tây

6 Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục phụ lục, luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:

- Mở đầu

- Chương 1: Làng nghề truyền thống Hà Tây và hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn

Trang 8

- Chương 2: Các công ty lữ hành trong việc khai thác và phát triển du lịch làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tây

- Chương 3: Mô hình liên kết giữ công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây

- Kết luận

- Phụ lục

- Tài liệu tham khảo

CHƯƠNG 1 LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY VÀ HOẠT ĐỘNG

CỦA NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN 1.1 Khái quát về Hà Tây

Hà Tây thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, là nơi có địa hình đa dạng với đồng bằng, trung du và vùng núi cùng với nhiều sông, suối và hồ như: sông Hồng, sông Đà, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích, suối Hai, hồ Đồng Mô, hồ Quan Sơn, Phía đông giáp thủ đô Hà Nội (nay thuộc địa phận Hà Nội), phía tây giáp Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía nam giáp tỉnh Hà Nam

Đặc trưng của khí hậu Hà Tây là nhiệt đới gió mùa (thuộc vùng đồng bằng sông Hồng) với mùa đông khô hanh và lạnh, mùa hè nóng ẩm Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau

Hà Tây có nhiều loại địa hình với đất có độ phì cao nên có thể bố trí trồng được nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng Rừng Hà Tây không lớn, nhưng rừng tự nhiên (vùng Ba Vì) có nhiều chủng loại thực vật phong phú, đa dạng, quí hiếm với

872 loài thực vật bậc cao thuộc 427 chi nằm trong 90 họ Tuy nhiên, theo dự đoán của các nhà thực vật học, có tới trên 1.700 loài Từ năm 1992, nhà nước đã công nhận khu vực rừng Ba Vì là vườn quốc gia Khu vực rừng tự nhiên thuộc huyện Mĩ Đức (vùng

Trang 9

Hương Sơn) cũng bao gồm nhiều chủng loại động, thực vật quí, hiếm Cùng với việc nhà nước công nhận khu văn hoá - lịch sử - môi trường, rừng ở đây được phân loại thành rừng đặc dụng Rừng tự nhiên được quản lý, tu bổ, cải tạo kết hợp với trồng rừng, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc sẽ là tài sản quí giá của Hà Tây và của cả nước

Điểm đặc biệt của Hà Tây trước đây là có đến 2 thành phố là Hà Đông và Sơn Tây (từ 01/8/2008 Hà Tây sát nhập về Hà Nội và hiện đang có dự kiến là quận Hà Đông và thị xã Sơn Tây), ngoài ra còn có 12 huyện gồm 324 xã, thị trấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.192,95km2

với dân số là 2.575.000 người, mật độ 1.174 người/km2

tính đến năm 2007 khi Hà Tây chưa sát nhập với Hà Nội (niên giám thống

Hà Tây là khu vực đông dân, có nguồn lao động dồi dào trên 1,1 triệu người, dân

số nông thôn chiếm đại bộ phận (93%) và chủ yếu là nông nghiệp chiếm 82% tổng số dân và chiếm 80% số lao động xã hội (niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2007).

Lao động có trình độ thâm canh khá, nhiều nghề tinh xảo, nổi tiếng như dệt lụa (Vạn Phúc), rèn (Đa Sĩ), sơn mài, khảm, điêu khắc, thêu ren (vùng Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên)

Ở Hà Tây giao thông thuỷ, bộ khá phát triển thuận lợi cho giao lưu trong và ngoài tỉnh, có hơn 400 km đường sông, 43 km đường sắt, gần 3.000 km đường ôtô đến tất cả các xã Những tuyến giao thông huyết mạch về đường bộ có đường 1A, đường

số 6, đường 11A, đường 21, đường 32, đường 70, 71, 73 ; đường sắt Bắc - Nam.; đường thuỷ có sông Hồng, sông Đà, sông Đáy

Với mạng lưới giao thông cả đường bộ và đường thủy là điều kiện cho phát triển

du lịch bởi Hà Tây có trên 240 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái, tiện gỗ Nhị Khê, thêu Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn Đào Xá…v.v cùng với các lễ hội nổi tiếng như: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức) - một lễ hội dài và vui nhất Việt Nam thu hút khoảng gần một triệu khách mỗi năm; Lễ hội hát du tại huyện Quốc Oai cứ 36

Trang 10

năm mới được tổ chức một lần Các lễ hội khác là hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai) liên quan đến pháp sư Từ Đạo Hạnh, hội thả diều ở Bá Giang - Đan Phượng, hội chùa Tây Phương, hội chùa Đậu, hội đền Và, hội đền Hát Môn, chùa Bối Khê, chùa Trăm gian, chùa Mía (Sùng Nghiêm Tự), hội đền Thánh Tản Viên

Ngoài ra Hà Tây còn sở hữu nhiều danh thắng: Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc - Vua

Bà, Đầm Long, Bằng Tạ, Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây

Có thể nói Hà Tây là vùng đất “màu mỡ” với nguồn tài nguyên vô cùng phong phú trong đó hầu hết đều có tiềm năng đưa vào khai thác cho hoạt dộng du lịch đặc biệt phải kể đến là các làng nghề truyền thống

1.2 Các làng nghề truyền thống Hà Tây

1.2.1 Hà Tây - vùng đất nghề nổi tiếng

Các làng nghề truyền thống Hà Tây được hình thành chủ yếu trên cơ sở các nghệ nhân từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng Những nghệ nhân này thường được các làng nghề tôn là tổ nghề và sau khi chết được tôn phụng và lập miếu thờ hoặc ghi nhận dưới hình thức văn tự, hoặc truyền miệng Ví dụ, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, tổ nghề là một người họ Lã có công đem bí quyết dệt lụa của Trung Quốc về dạy cho những người trong làng Quá trình hình thành và phát triển của làng nghề dần dần dẫn đến việc hình thành những tập quán, tục lệ của làng nghề truyền thống

Một số làng nghề được hình thành do một số cá nhân hay gia đình có kỹ năng,

sự sáng tạo hoặc xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày Sau đó được hoàn thiện và phát triển lên, do có sự thành công trong sản xuất kinh doanh, nhu cầu sản xuất, học nghề mà nghề đó được mở rộng và truyền nghề cho cư dân trong làng và dần hình thành nên các làng nghề Ví dụ như làng nghề dệt đũi tơ tằm thôn Cống Xuyên Dân làng nơi đây do không có kén để kéo sợi, phải đi mua kén ở các tỉnh như Thái Bình, Hoà Bình, Sơn La về kéo sợi dệt, rồi chuội, là, đóng tấm, đưa đi xuất khẩu

Ngày đăng: 07/03/2017, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w