Một số làng nghề truyềnthống Hà Tây đã thực sự trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước, đó là những làng nghề du lịch: Lụa Vạn Phúc, nón lá làng Chuông, mây tre đanPhú Vinh,
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Hà Tây nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội, là mảnh đất có nguồn tàinguyên du lịch tự nhiên và nhân văn phong phú, trong đó nổi bật là hệ thống cáclàng nghề thủ công truyền thống Du lịch Hà Tây đang đứng trước vận hội đểphát triển lớn mạnh thông qua các loại hình du lịch cơ bản: Du lịch văn hóa, lễhội; Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần; Du lịch làng nghề Xác định pháttriển du lịch làng nghề là một hướng đi quan trọng để sớm đưa ngành du lịch HàTây trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của địa phương
Những năm gần đây, du lịch làng nghề đã và đang khẳng định được vị thế
và giá trị của mình thông qua những thành tựu đạt được và những dự báo khảquan của các chuyên gia kinh tế, du lịch, xã hội học Một số làng nghề truyềnthống Hà Tây đã thực sự trở thành những điểm du lịch nổi tiếng trên cả nước, đó
là những làng nghề du lịch: Lụa Vạn Phúc, nón lá làng Chuông, mây tre đanPhú Vinh, khảm trai Chuyên Mỹ, sơn mài Hạ Thái, thêu Quất Động, Đây làbước phát triển tích cực không chỉ thông qua những con số thống kê mà cònđược thể hiện hết sức sinh động qua thực tế về số lượng các chương trình dulịch, mức độ tăng trưởng du khách đến làng nghề, thu nhập chính thức từ dulịch, các công trình phục vụ cho hoạt động du lịch và sự chuyển biến nhận thức
- thái độ của các cấp chính quyền và nhân dân tại các làng nghề
Tuy nhiên do du lịch làng nghề là loại hình du lịch chuyên đề còn khámới ở nước ta, vì vậy thời gian qua lượng khách đến tham quan du lịch các làngnghề còn thấp so với các loại hình du lịch chủ đạo khác của tỉnh Các dịch vụphục vụ khách đến tham quan du lịch chưa phát triển, hệ thống cơ sở hạ tầnglàng nghề còn hạn chế về chất lượng, chưa đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầuphát triển du lịch với tốc độ như hiện nay So với tiềm năng, vị trí của làng nghềthì hiệu quả kinh tế đạt được còn nhỏ, chưa thật tương xứng
Luận văn: “Xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” được tiến hành nghiên cứu với mong
muốn góp phần đưa ra những luận cứ khoa học phát triển du lịch làng nghềtruyền thống và áp dụng triển khai trong thực tế để khai thác có hiệu quả nguồn
Trang 2tài nguyên làng nghề truyền thống góp phần phát triển kinh tế xã hội Hà Tây nóiriêng và đất nước nói chung.
Từ 01/8/2008 Hà Tây đã được sát nhập với Thủ đô Hà Nội nhưng trongluận văn này tác giả chỉ nghiên cứu trong phạm vi địa giới Hà Tây cũ (tỉnh Hà Tây)
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Phát triển du lịch Hà Tây đã được khá nhiều tác giả là cá nhân, cơ quantrong và ngoài ngành du lịch nghiên cứu từ nhiều năm qua bởi đây là “điểmđến” với tiềm năng vô cùng đa dạng và phong phú về tài nguyên du lịch tựnhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn Có thể kể đến hàng loạt các côngtrình nghiên cứu, hội thảo có liên quan đến vấn đề này như: Hội thảo “Du lịch
Hà Tây phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả, bền vững” (8/2001) do sở Du lịch HàTây tổ chức, hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây”(12/2003) do sở Du lịch Hà Tây tổ chức với sự hỗ trợ của Tổng cục du lịch ViệtNam và Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Tây, hội thảo “Phát triển du lịch làng nghề”tại hội du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây lần thứ 3 (12/2005); đề tài
“Nghiên cứu đánh giá khả năng khai thác và giải pháp phát triển một số làngnghề truyền thống tại Hà Tây phục vụ khách du lịch” của trường Cao đẳng dulịch Hà Nội chủ trì phối hợp với Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế TƯ cùng vớiTrung tâm Công nghệ thông tin du lịch và Sở Du lịch Hà Tây (2003), đề tài
“Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Tây” do
Sở du lịch Hà Tây chủ trì (12/2005)…vv và gần đây nhất là công trình nghiêncứu khoa học công phu, tâm huyết có chất lượng chuyên môn cao của tiến sĩPhạm Quốc Sử “Phát triển du lịch làng nghề” nghiên cứu trường hợp tỉnh HàTây được nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2007
Cùng có những suy nghĩ và trăn trở với việc phát triển du lịch Hà Tây một vùng đất được mệnh danh là vùng “đất nghề ngoại hạng” nhưng với nhữngtìm tòi, hướng đi và cách giải quyết mới, tác giả muốn đi tìm một mô hình cho
-sự phát triển bền vững của làng nghề truyền thống Hà Tây trong mối liên kết vớicác công ty lữ hành chứ không chỉ đơn thuần là việc một mình Hà Tây tự “bươnchải” Tác giả đã có ý tưởng và dành nhiều công sức tìm kiếm tài liệu cũng như
đi thực tế khảo sát tại một số làng nghề tiêu biểu của Hà Tây và một số làng
Trang 3nghề truyền thống ở một số địa phương khác để từ đó tìm ra thế mạnh riêng cócủa Hà Tây trong việc phát triển du lịch làng nghề và lợi thế cạnh tranh với cáclàng nghề ở địa phương khác trước các công ty lữ hành trong việc họ xây dựngcác chương trình du lịch
Xây dựng được mối liên kết - sợi dây liên hệ “ràng buộc” giữa công ty lữhành và làng nghề nhằm mang lại lợi ích cho cả hai bên trong sự phát triển bềnvững chính là vấn đề nghiên cứu mà tác giả đặt ra cho luận văn
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua công tác thống kê, điều tra, khảo sát tại các làng nghề du lịch,công ty du lịch lữ hành, các đại lý du lịch ở Hà Tây và Hà Nội kết hợp với trithức khoa học sẵn có, nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển làng nghềtruyền thống Hà Tây nói riêng và tình hình phát triển du lịch nói chung từ đóđưa ra những định hướng, chính sách phát triển du lịch làng nghề Hà Tây mộtcách thiết thực, hiệu quả, đúng hướng, góp phần đưa du lịch trở thành ngànhkinh tế mũi nhọn trong những năm tới
4 Đối tượng - Phạm vi - Phương pháp nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
- Làng nghề du lịch tiêu biểu của Hà Tây
- Các công ty kinh doanh du lịch, đại lý lữ hành du lịch đưa khách đếntham quan làng nghề du lịch
- Cộng đồng dân cư sinh sống tại các làng nghề du lịch đặc biệt là cácnghệ nhân, các hộ gia đình tham gia sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ
4.1 Phạm vi nghiên cứu:
* Về không gian: Các làng nghề truyền thống Hà Tây đặc biệt là làng: Lụa VạnPhúc, làng mây tre đan Phú Vinh, làng sơn mài Hạ Thái, làng nón lá Chuông,làng khảm trai Chuôn Ngọ, làng nặn tò he Xuân La, làng thêu Quất Động
* Về thời gian: Tài liệu và số liệu nghiên cứu chủ yếu là năm 2007, chú trọngthời gian từ năm 2001 đến 2007
4.3 Các phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp tiếp cận: Phương pháp tiếp cận để giải quyết yêu cầu của luận văn
đề ra
Trang 4Để xác định được mô hình liên kết giữa công ty du lịch với làng nghề dulịch ở Hà Tây, vấn đề cần thiết được đặt ra là xác lập những cơ sở lý luận vàthực tiễn phù hợp với điều kiện cụ thể của làng nghề Hà Tây cùng với việc thamkhảo có chọn lọc một số kinh nghiệm xây dựng mô hình làng nghề du lịch vớicông ty du lịch ở các mức độ khác nhau.
Các nội dung cơ bản cần phân tích bao gồm:
- Đặc điểm của các làng nghề du lịch của Hà Tây: Đặc điểm sản xuấtchủng loại hàng hóa thủ công của các làng nghề, những sinh hoạt (thói quen, tục
lệ, phong tục tập quán của làng nghề ) Đây là yếu tố quan trọng để đề xuất môhình phù hợp, đảm bảo phát huy được đầy đủ nhất các giá trị của làng nghề
- Các công ty du lịch: trong quá trình tham gia đưa khách du lịch đến cáclàng nghề du lịch, đối tượng cần được bảo vệ, góp phần đảm bảo sự phát triển
du lịch của làng nghề Cần xác định được đặc điểm cơ bản của nguồn khách, cácđộng lực chủ yếu để khách du lịch đến tham quan tại các làng nghề du lịch
- Hiện trạng phát triển du lịch: là nội dung cần phân tích đánh giá nhằmxác định ảnh hưởng của du lịch làng nghề và những vấn đề cần chú trọng đểphát triển du lịch làng nghề
* Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phương pháp
cơ bản được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học Nghiêncứu về mối quan hệ giữa các làng nghề du lịch với các công ty du lịch, nó cóquan hệ chặt chẽ tới các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, vì vậy phương phápnày có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểmtra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đốitượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các yếu
tố hợp phần của mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghềtruyền thống Hà Tây
* Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được vận dụng nghiên cứutrong đề tài này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêuphát triển ngành cơ bản Phương pháp này cũng được sử dụng để đánh giá hiệntrạng cũng như xu thế biến động chung của các làng nghề du lịch Về mặt
Trang 5nghiên cứu các vấn đề làng nghề, phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin đểxây dựng mô hình phù hợp với thực tế như nhiệm vụ đã đặt ra.
* Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Đây là phương pháp cần thiết trong quá trìnhnghiên cứu có liên quan đến tổ chức lãnh thổ Bản đồ được sử dụng chủ yếutheo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch vàđiều kiện có liên quan Ngoài mục đích minh họa về vị trí địa lý, phương phápnày còn giúp cho các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu được thểhiện một cách tổng quát
5 Đóng góp của luận văn
Từ việc nghiên cứu xu hướng phát triển du lịch làng nghề Việt Nam, đánhgiá thực trạng làng nghề du lịch Hà Tây, luận văn nhằm đưa ra những kiến nghị
và giải pháp nhằm xây dựng và phát triển mô hình làng nghề du lịch gắn với cáccông ty lữ hành trong khu vực với mong muốn góp phần gìn giữ và phát triểnnghề truyền thống, thu hút khách du lịch, tăng thu nhập, tạo việc làm cho cáclàng nghề, đóng góp vào phát triển kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước và giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời
đề xuất mạng lưới các tour du lịch đến làng nghề du lịch Hà Tây
6 Kết cấu luận văn Ngoài phần mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
phụ lục, luận văn được trình bày theo cấu trúc sau:
Trang 6CHƯƠNG 1LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HÀ TÂY VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA NGÀNH DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN1.1 Khái quát về Hà Tây
Hà Tây thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, là nơi có địa hình đa dạng vớiđồng bằng, trung du và vùng núi cùng với nhiều sông, suối và hồ như: sôngHồng, sông Đà, sông Nhuệ, sông Bùi, sông Tích, suối Hai, hồ Đồng Mô, hồQuan Sơn, Phía đông giáp thủ đô Hà Nội (nay thuộc địa phận Hà Nội), phíatây giáp Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Phú Thọ và Vĩnh Phúc, phía nam giáptỉnh Hà Nam
Đặc trưng của khí hậu Hà Tây là nhiệt đới gió mùa (thuộc vùng đồngbằng sông Hồng) với mùa đông khô hanh và lạnh, mùa hè nóng ẩm Mùa nóng
ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 và mùa khô hanh kéo dài từ tháng 11 đếntháng 3 năm sau
Hà Tây có nhiều loại địa hình với đất có độ phì cao nên có thể bố trí trồngđược nhiều loại cây ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây thực phẩm, câycông nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi, cây ăn quả, trồng rừng Rừng Hà Tây khônglớn, nhưng rừng tự nhiên (vùng Ba Vì) có nhiều chủng loại thực vật phong phú,
đa dạng, quí hiếm với 872 loài thực vật bậc cao thuộc 427 chi nằm trong 90 họ.Tuy nhiên, theo dự đoán của các nhà thực vật học, có tới trên 1.700 loài Từnăm 1992, nhà nước đã công nhận khu vực rừng Ba Vì là vườn quốc gia Khuvực rừng tự nhiên thuộc huyện Mĩ Đức (vùng Hương Sơn) cũng bao gồm nhiềuchủng loại động, thực vật quí, hiếm Cùng với việc nhà nước công nhận khu vănhoá - lịch sử - môi trường, rừng ở đây được phân loại thành rừng đặc dụng.Rừng tự nhiên được quản lý, tu bổ, cải tạo kết hợp với trồng rừng, phủ xanh đấttrống, đồi núi trọc sẽ là tài sản quí giá của Hà Tây và của cả nước
Điểm đặc biệt của Hà Tây trước đây là có đến 2 thành phố là Hà Đông vàSơn Tây (từ 01/8/2008 Hà Tây sát nhập về Hà Nội và hiện đang có dự kiến làquận Hà Đông và thị xã Sơn Tây), ngoài ra còn có 12 huyện gồm 324 xã, thịtrấn với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.192,95km2 với dân số là 2.575.000
Trang 7người, mật độ 1.174 người/km2 tính đến năm 2007 khi Hà Tây chưa sát nhậpvới Hà Nội (niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2007)
Hà Tây là khu vực đông dân, có nguồn lao động dồi dào trên 1,1 triệungười, dân số nông thôn chiếm đại bộ phận (93%) và chủ yếu là nông nghiệpchiếm 82% tổng số dân và chiếm 80% số lao động xã hội (niên giám thống kê tỉnh Hà Tây năm 2007) Lao động có trình độ thâm canh khá, nhiều nghề tinh
xảo, nổi tiếng như dệt lụa (Vạn Phúc), rèn (Đa Sĩ), sơn mài, khảm, điêu khắc,thêu ren (vùng Thường Tín, Thanh Oai, Phú Xuyên)
Ở Hà Tây giao thông thuỷ, bộ khá phát triển thuận lợi cho giao lưu trong
và ngoài tỉnh, có hơn 400 km đường sông, 43 km đường sắt, gần 3.000 kmđường ôtô đến tất cả các xã Những tuyến giao thông huyết mạch về đường bộ
có đường 1A, đường số 6, đường 11A, đường 21, đường 32, đường 70, 71, 73 ;đường sắt Bắc - Nam.; đường thuỷ có sông Hồng, sông Đà, sông Đáy
Với mạng lưới giao thông cả đường bộ và đường thủy là điều kiện chophát triển du lịch bởi Hà Tây có trên 240 làng nghề với những sản phẩm đặc sắc
và được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, sơn mài Hạ Thái, tiện gỗNhị Khê, thêu Quất Động, nón Chuông, quạt Vác, khảm trai Chuyên Mỹ, mâytre Phú Vinh, đồ mộc Chàng Sơn, tượng gỗ Sơn Đồng, may Trạch Xá, đàn ĐàoXá…v.v cùng với các lễ hội nổi tiếng như: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức)
- một lễ hội dài và vui nhất Việt Nam thu hút khoảng gần một triệu khách mỗinăm; Lễ hội hát du tại huyện Quốc Oai cứ 36 năm mới được tổ chức một lần.Các lễ hội khác là hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai) liên quan đến pháp sư TừĐạo Hạnh, hội thả diều ở Bá Giang - Đan Phượng, hội chùa Tây Phương, hộichùa Đậu, hội đền Và, hội đền Hát Môn, chùa Bối Khê, chùa Trăm gian, chùaMía (Sùng Nghiêm Tự), hội đền Thánh Tản Viên
Ngoài ra Hà Tây còn sở hữu nhiều danh thắng: Vườn quốc gia Ba Vì, aoVua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), SuốiNgọc - Vua Bà, Đầm Long, Bằng Tạ, Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăngNgô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây
Trang 8Có thể nói Hà Tây là vùng đất “màu mỡ” với nguồn tài nguyên vô cùngphong phú trong đó hầu hết đều có tiềm năng đưa vào khai thác cho hoạt dộng
du lịch đặc biệt phải kể đến là các làng nghề truyền thống
1.2 Các làng nghề truyền thống Hà Tây.
1.2.1 Hà Tây - vùng đất nghề nổi tiếng
Các làng nghề truyền thống Hà Tây được hình thành chủ yếu trên cơ sởcác nghệ nhân từ nơi khác đến truyền nghề cho dân làng Những nghệ nhân nàythường được các làng nghề tôn là tổ nghề và sau khi chết được tôn phụng và lậpmiếu thờ hoặc ghi nhận dưới hình thức văn tự, hoặc truyền miệng Ví dụ, làngnghề dệt lụa Vạn Phúc, tổ nghề là một người họ Lã có công đem bí quyết dệt lụacủa Trung Quốc về dạy cho những người trong làng Quá trình hình thành vàphát triển của làng nghề dần dần dẫn đến việc hình thành những tập quán, tục lệcủa làng nghề truyền thống
Một số làng nghề được hình thành do một số cá nhân hay gia đình có kỹnăng, sự sáng tạo hoặc xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống hàng ngày Sau đóđược hoàn thiện và phát triển lên, do có sự thành công trong sản xuất kinhdoanh, nhu cầu sản xuất, học nghề mà nghề đó được mở rộng và truyền nghềcho cư dân trong làng và dần hình thành nên các làng nghề Ví dụ như làng nghềdệt đũi tơ tằm thôn Cống Xuyên Dân làng nơi đây do không có kén để kéo sợi,phải đi mua kén ở các tỉnh như Thái Bình, Hoà Bình, Sơn La về kéo sợi dệt,rồi chuội, là, đóng tấm, đưa đi xuất khẩu
Một số làng nghề do trong làng có người đi nơi khác học nghề rồi về dạycho gia đình, họ hàng và mở dần nghề ra khắp làng Hà Tây là đất học và cónhiều người làm quan có cơ hội đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều địa phương cónhững nghề thủ công khác nhau, thấy được những lợi thế của nghề phù hợp vớiđiều kiện phát triển của địa phương mình nên học và đem nghề đó về truyền lạicho những người trong gia đình, cho quê hương và những người này cũng đượcnhân dân trong làng tôn thành ông tổ nghề Ví dụ như ông tổ nghề thêu Lê CôngThành của làng thêu Quất Động, ông đỗ tiến sĩ và học được nghề thêu của địaphương khác về truyền lại cho dân làng Hoặc là những người có cơ hội đi sống
ở những nơi khác, tiếp xúc với những tập quán sản xuất của địa phương đó,
Trang 9trong đó có nghề thủ công thích hợp với quê hương mình sản xuất từ đó nghềđược lan truyền ra khắp làng và dần trở thành làng nghề.
Nhìn chung, dù nghề thủ công được hình thành từ nhiều con đường khácnhau nhưng sự phát triển, tồn tại của các làng nghề phụ thuộc chủ yếu vàonhững hạt nhân, gia đình, dòng họ của họ Họ là những nòng cốt và từ đó mởrộng ra cả làng Lúc mới hình thành, sản xuất của các làng nghề chưa hoànchỉnh, chỉ tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu với kỹ thuật, công nghệ sảnxuất độc đáo, sau đó mới xuất hiện dần các hoạt động dịch vụ cung cấp nguyênliệu, sản xuất gia công và hình thành nên thị trường Các làng nghề truyền thống
Hà Tây chủ yếu hình thành trên cơ sở truyền nghề, sự truyền nghề này có tínhsáng tạo, không sao chép, mỗi một làng nghề, thậm chí đối với từng người thợthủ công cũng có sự độc lập sáng tạo, chính vì vậy đã tạo nên những làng nghềtruyền thống có nét độc đáo riêng so với làng khác, địa phương khác Đây cũng
là một đặc trưng rất khác của các làng nghề truyền thống Hà Tây
Đặc điểm của các làng nghề truyền thống tồn tại ở nông thôn gắn bó chặtchẽ với nông nghiệp và lao động là nông dân
Ở Hà Tây các làng nghề truyền thống xuất hiện, tồn tại và phát triển tronghấu hết các vùng nông thôn, tại làng, xã ở đâu cũng có nghề thủ công truyềnthống Lịch sử phát triển các làng nghề truyền thống là sự tách dần khỏi nôngnghiệp, nhưng không tách ra khỏi nông thôn, sản xuất nông nghiệp và sản xuấtthủ công nghiệp trong các làng nghề đan xen nhau, cùng nhau phát triển Laođộng trong các làng nghề trước hết là nông dân, họ vừa là người thợ thủ côngđồng thời là người lao động sản xuất nông nghiệp và đáp ứng các nhu cầu tiêudùng, sản xuất của từng hộ gia đình nông dân và phục vụ cộng đồng Dần dầncác nghề thủ công phát triển, trong các ngành nghề thủ công bắt đầu có sự phâncông lao động xã hội và xuất hiện các hộ chuyên sản xuất các nghề thủ côngnhưng không tách khỏi nông nghiệp Những hộ chuyên sản xuất sản phẩm tiểuthủ công nghiệp là để phục vụ nhu cầu trực tiếp trong sản xuất nông nghiệp vàtiêu dùng, rộng hơn là được bán ở các thị trường lân cận
Hiện nay, trong các làng nghề truyền thống ở Hà Tây đại bộ phận các hộchuyên làm nghề thủ công vẫn tham gia sản xuất nông nghiệp ở một mức độ
Trang 10nhất định và hầu hết các hộ này đều giữ đất nông nghiệp để tự mình sản xuấthoặc thuê lao động sản xuất nông nghiệp, chưa thoát ly khỏi nghề nông
Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất trong làng nghề truyền thống lànguồn nguyên liệu có sẵn, nguồn nguyên liệu tại chỗ trên địa bàn Đặc biệt là
các ngành nghề truyền thống sản xuất những sản phẩm tieu dùng như đan lát tre,
mũ, rổ rá, sọt, cót và những sản phẩm được chế biến từ nông nghiệp như làmbún, bánh, xay xát gạo, làm đậu, làm nha, làm mắm và sản xuất vật liệu xâydựng từ nguồn nguyên liệu địa phương Ngoài một số làng nghề hiện nay phảimua nguyên liệu ở một số địa phương khác thậm chí ở cả nước ngoài như ngànhnghề sơn mài, chạm khảm trai ở một số làng nghề còn tận dụng cả những phếthải, phế liệu, phế phẩm trong nông nghiệp, công nghiệp
Công nghệ, kỹ thuật sản xuất trong các làng nghề Hà Tây chủ yếu là sửdụng kỹ thuật thủ công, công cụ sản xuất rất thô sơ, lạc hậu Các công cụ sảnxuất chủ yếu mang tính đơn chiếc Hầu hết làng nghề chủ yếu phải dựa vào laođộng chân tay với đôi bàn tay khéo léo của người thợ Chỉ có một phần rất nhỏmột số công đoạn sử dụng máy móc nhưng còn lạc hậu Chủ yếu các công cụvẫn do người thợ tự sản xuất ra
Lao động trong các làng nghề truyền thống Hà Tây, chủ yếu là lao độngthủ công, nhờ vào đôi bàn tay khéo léo, tinh xảo và đầu óc thẩm mỹ mang tínhsáng tạo cao Hiện nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ mới vào sảnxuất ở một số công đoạn trong các làng nghề truyền thống cũng đã giảm bớt lựclượng lao động thủ công Tuy nhiên, nhiều sản phẩm thủ công truyền thống cónhiều công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn phải duy trì kỹ thuật lao động thủcông, tinh xảo
Qua nghiên cứu thực tế tại các làng nghề truyền thống Hà Tây cho thấy,
dù có thay thế công cụ, sản xuất phát triển đến đâu chăng nữa cũng không thểthay thế được các nghệ nhân Họ là nòng cốt và là người hết sức quan trọngtrong sự tồn tại và phát triẻn của các làng nghề truyền thống và mỗi làng đều cómột tổ nghề là người đầu tiên dạy nghề, truyền nghề, đem bí quyết nghề nghiệp
ở nơi khác về truyền lại cho làng mình
Trang 11Các sản phẩm của làng nghề truyền thống Hà Tây mang tính đơn chiếc,
có tính mỹ thuật cao, mang đậm bản sắc dân tộc Mỗi một sản phẩm của làngnghề truyền thống là một tác phẩm nghệ thuật, nó vừa có giá trị sử dụng đồngthời vừa có giá trị thẩm mỹ cao, nó vừa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lại là vậtdùng để trang trí nhà cửa, các công trình kiến trúc Các sản phẩm đều thể hiện
sự sáng tạo nghệ thuật, mang những sắc thái riêng của mỗi làng nghề truyềnthống Tất cả đều mang vóc dáng dân tộc, quê hương chứa đựng những ảnhhưởng về văn hoá tinh thần, quan niệm về nhân văn, tín ngưỡng tôn giáo củacon người Hà Tây và của dân tộc Việt Nam
Tính đến hết năm 2007, trên phạm vi toàn tỉnh có 240 làng đạt tiêu chílàng nghề, khoảng 80.000 hộ sản xuất CN - TTCN với 29 nhóm hàng thủ công
mỹ nghệ truyền thống như: dệt lụa, mây tre đan, gỗ, mỹ nghệ, khảm trai, sơnmài đạt giá trị gần 2.000 tỷ đồng năm 2001 và khoảng 5.000 tỷ đồng năm
2007 Giá trị sản xuất của các làng nghề Hà Tây chiếm khoảng 30% giá trị sảnxuất CN - TTCN toàn tỉnh Trong các ngành nghề của Hà Tây nghề mây tre đanchiếm đa số với 51 làng, thêu ren 25 làng, chế biến thực phẩm 33 làng, nghề đannón lá mũ 21 làng, nghề đồ gỗ 18 làng, sơn mài 17 làng, khảm trai điêu khắc, 13làng đồ gỗ, 10 làng nghề đan cỏ tế, 4 làng nghề đan cói, số còn lại là các làngnghề khác (Báo cáo tổng kết của hiệp hội du lịch làng nghề năm 2007)
Trong đó có nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng từ lâu đờivới những sản phẩm độc đáo có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: lụaVạn Phúc hơn 1700 năm tuổi, nón Chuông, quạt Vác (Dân Hoà), làng thêu renQuất Động ra đời từ thế kỷ XVII, làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ có lịch sửhình thành từ thế kỷ XI, mây tre đan Phú Vinh, mộc Chàng Sơn, tạc tượng SơnĐồng tuy nhiên ở Hà Tây nghề nổi bật nhất vẫn là nghề dệt Cho đến nay cácsản phẩm về nghề dệt may của Hà Tây vẫn là những mặt hàng nổi bật trong thịtrường nội địa và quốc tế; tiếp đến là các làng nghề sản xuất đồ gỗ và khảm trai,điêu khắc, sơn mài có giá trị kinh tế cao và được nhiều thị trường ưa chuộng;các làng nghề mây tre đan có sức hấp dẫn rất mạnh đối với khách du lịch cácnước Châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản Nhìn chung các làng nghề đều có lợi thế
Trang 12về lịch sử, văn hóa, nghề và sản phẩm độc đáo để tiến hành xây dựng thành cácđiểm du lịch làng nghề có hoạt động du lịch phát triển một cách đúng nghĩa.
Vị trí của các làng nghề chủ yếu nằm trong cụm du lịch trọng điểm HàĐông và phụ cận là vùng đồng bằng có khoảng cách gần với thủ đô Hà Nội(01/8/2009 Hà Tây đã được sát nhập vào Hà Nội) và các tỉnh có tiềm năng dulịch có làng nghề như Ninh Bình, Bắc Ninh, Hải Dương với lợi thế về mặt địa
lý, làng nghề truyền thống Hà Tây rất thuận lợi đối với việc kết hợp phát triểnkhông gian du lịch với các điểm du lịch tự nhiên, văn hóa, sinh thái, thể thaokhác trên địa bàn tỉnh và với các điểm nổi tiếng của các tỉnh bạn
Số lượng làng nghề Hà Tây rất lớn so với các địa phương khác trongnước, loại hình du lịch làng nghề được xác định là một trong những sản phẩm
du lịch chủ đạo trong hệ thống sản phẩm du lịch Hà Tây Các ngành nghề rất đadạng với nền văn hóa mang đậm nét văn hóa dân tộc do nằm trong khu vựcđồng bằng sông Hồng - cái nôi của nền văn hóa Việt Nam Bản thân các làngnghề truyền thống Hà Tây đã hội đủ các yếu tố để trở thành một sản phẩm dulịch, một điểm đến đặc thù của ngành
Hiện nay làng nghề truyền thống Hà Tây đã đạt được những thành tựuđáng kể, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn, giải quyết thêm nhiều việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân.Ngành du lịch Hà Tây bước đầu đã tạo dựng được môi trường thuận lợi cho dulịch làng nghề thông qua phân bổ ngân sách hàng năm để xây dựng và nâng cấp
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các làng nghề xây dựng nhà trưng bày - giới thiệu sảnphẩm, bước đầu tuyển chọn và phát triển đội ngũ thuyết minh viên về các điểm,tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng 10 làng nghề là điểm du lịch thí điểm để từ
đó mở rộng du lịch làng nghề ra các điểm khác trên phạm vi toàn tỉnh
Tuy nhiên hiện nay làng nghề truyền thống Hà Tây còn tồn tại nhiều mặtyếu kém, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển du lịch Làng nghề truyền thốngtham gia vào lĩnh vực du lịch cần phải nhiều hơn và đạt tiêu chuẩn cao hơn hiệnnay Để thực sự đưa làng nghề truyền thống vào khai thác, kinh doanh phát triển
du lịch và phục vụ cho hoạt động du lịch, các làng nghề Hà Tây cần phải có tiêuchuẩn cụ thể về các hoạt động văn hóa, tổ chức đón tiếp khách du lịch, chuẩn bị
Trang 13đội ngũ lao động trong ngành và các hoạt động hỗ trợ khác Hiện nay trên địabàn tỉnh mặc dù đã có nhiều làng nghề có mặt trong tuyến - tour du lịch và có sốlượng khách du lịch khá đông thì về mặt chuyên ngành dựa trên đánh giá về thunhập, tỷ lệ khách du lịch có động cơ du lịch thuần túy so với khách thương mạihoặc loại khách khác hoạt động du lịch vẫn chưa thực sự thể hiện sinh độngđược năng lực phát triển, tiềm năng của các làng nghề.
Trong những năm qua, Hà Tây luôn xác định phát triển du lịch làng nghề
là một hướng đi quan trọng nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch của tỉnh, đồngthời góp phần mở rộng thị trường và cải thiện đời sống của người dân tại các địaphương có nghề Cho đến nay, có khoảng 12 làng nghề trên địa bàn Hà Tâythường xuyên có khách du lịch đến thăm, trong đó có một số làng nghề đónlượng lớn khách du lịch như: lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, khảm traiChuyên Mỹ, tạc tượng Sơn Đồng Năm 2007 ước tính có trên 350.000 lượtkhách tham quan các làng nghề
Điển hình ở làng lụa Vạn Phúc, mỗi năm đón trên 100.000 lượt khách đếntham quan mua sắm, trong đó khoảng 20.000 lượt khách du lịch quốc tế Hiệnnay tại làng lụa Vạn Phúc có gần 100 ki ốt báng hàng lưu niệm cho khách dulịch, tạo ra nhiều việc làm cho người dân ở địa phương Hoạt động du lịch đãgóp phần đem lại tổng doanh thu ước tính năm 2007 khoảng 50 tỷ đồng ở làngnghề Vạn Phúc (nguồn: Hội thảo về làng nghề du lịch năm 2006)
Làng nghề truyền thống là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế
xã hội và du lịch của Hà Tây Tuy nhiên để có thể khai thác hiệu quả các nguồnlực của làng nghề (du lịch - thương mại - công nghiệp - văn hóa) cần có sự phốihợp chặt chẽ và xác định chức năng, nhiệm vụ một cách rõ ràng giữa các banngành từ đó xây dựng cơ chế khuyến khích hợp lý đưa làng nghề phát triển đúnghướng, xứng đáng với tiềm năng và vị trí trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội
1.2.2 Các làng nghề truyền thống tiêu biểu.
1.2.2.1 Làng nghề dệt lụa Vạn Phúc
Vạn Phúc - làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng trong nước và thế giới nằmbên bờ sông Nhuệ, ở phía tây bắc thị xã Hà Đông cách Hà Nội khoảng 11km.Thế kỷ XV, lụa Việt Nam đã theo chân các thương gia lên tàu biển đi tới bạn bè
Trang 14khách du lịch gần xa bốn phương Nghề dệt lụa của Việt Nam có ở rất nhiều nơinhưng không thể không nói tới Vạn Phúc - một vùng dệt lụa thủ công lâu đời cónghìn năm tuổi và lừng danh của Việt Nam Tại miếu thờ, các công cụ sản xuấtlâu đời vẫn còn được lưu giữ những khung cửi, phấn, gạch, sừng, bồ đựngtơ Sau này có nghệ nhân dân gian Trần Văn Mão đã sưu tầm, phục chế nhiềuloại hoa văn, mẫu lụa cổ xưa, phục dựng áo vua Hùng Thời kỳ làm ăn phát đạtnhất của Vạn Phúc là những năm 1930 - 1940, cụ Nguyễn Bằng Trang - nghệnhân tạo mẫu của làng đem lụa vân Vạn Phúc tham dự hội chợ Marseille (cộngHòa Pháp) và được Chính phủ Pháp tặng “Bắc đẩu bội tinh”.
* Về sản phẩm của làng nghề
Đến Vạn Phúc, du khách sẽ nghe thấy tiếng dệt lụa rộn ràng của cácxưởng dệt và bắt gặp một không khí nhộn nhịp của cửa hàng giới thiệu sảnphẩm làng Vạn Phúc được đặt ngay đầu làng với những xấp vải nhiều màu sắc.Các sản phẩm truyền thống đặc trưng của tơ tằm Vạn Phúc nổi tiếng gắn liềnvới cái tên làng dệt từ bao đời nay: gấm, lụa vân, the, sa, băng, quế, đoạn LụaVạn Phúc mịn màng với đầy đủ các màu sắc: Tím, cá vàng, hoa lý, hoa hồng,xanh lơ, vàng chanh Tất cả màu sắc trang nhã, kín đáo, bình dị tạo nên tính hấpdẫn kỳ lạ của tơ lụa đối với người tiêu dùng ở bất cứ đâu Và chúng ta không thểkhông nói tới “Lụa Hà Đông” từ lâu đã trở thành loại sản phẩm hàng hóa nổitiếng của cả nước, và ngày nay đã trở thành thương hiệu của Vạn Phúc “Lụa Hà
Trang 15Đông” bền đẹp, phong phú về màu sắc, kiểu dáng được thị trường trong vàngoài nước ưa chuộng
Lụa Vạn Phúc qua các thế hệ, được các nghệ nhân và thợ dệt khôngngừng cải tiến, nâng cao kỹ thuật sản xuất, đạt tới mức hoàn mỹ, mịn óng, mềmmại với màu sắc óng ánh, màu sắc tinh tế khi nổi khi chìm, có loại trang nhã, cóloại rực rỡ Trải qua bao thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn luôn giữ được những thủpháp nghệ thuật truyền thống Hoa văn bao giờ cũng trang trí đối xứng, đườngnét trang trí không rườm rà, phức tạp mà mềm mại, phóng khoáng, dứt khoát.Bởi vậy Lụa Vạn Phúc không chỉ được ưa chuộng trong nước mà đã vượt rangoài lãnh thổ Việt Nam tới tay những người sành điệu bốn phương Ngày nay,nghề dệt lụa ở Vạn Phúc chủ yếu được dệt bằng máy, mẫu hoa được lập trình,chỉ còn hai công đoạn hồ và vuốt tơ tằm là làm bằng tay Mỗi năm Vạn Phúc dệtđược 2,5 triệu mét lụa các loại, doanh thu 40 - 42 tỉ đồng Hiện nay có khoảng
600 hộ chuyên dệt, khoảng 200 hộ có tham gia một vài công đoạn dệt lụa NayVạn Phúc trở thành phường thuộc thành phố Hà Đông có số hộ trên 1.200 hộ,Vạn Phúc trở thành một tổ hợp dệt lụa sầm uất ngay tại nơi đô hội và hàng nămvẫn phải thuê thêm 400 lao động từ bên ngoài vào làm quanh năm
* Về hệ thống quần thể kiến trúc
Vạn Phúc có một hệ thống đình, đền, chùa, miếu cũng là những điểm
tham quan hấp dẫn Từ bao đời nay, đình làng là hình ảnh quen thuộc gắn bó
những người làng nghề với nhau Đình làng Vạn Phúc - nơi chứng kiến mọi sinhhoạt, lề thói và thay đổi trong đời sống xã hội của làng quê Việt Nam qua baothế kỷ vì vậy kiến trúc đình làng mang đạm dấu ấn văn hóa, độc đáo và tiêu biểucho kiến trúc điêu khắc của Việt Nam truyền thống Đình làng thờ thành hoànglàng và bà Lã Đê Nương, người đã có công trong việc xây dựng làng ấp và dạycho dân nghề dệt lụa Làng Vạn Phúc nổi tiếng không chỉ là làng dệt mà đã gắnliền với những sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng vẻvang của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng
1.2.2.2 Làng nghề mây tre đan Phú Vinh - Chương Mỹ
Làng nghề mây tre đan Phú Vinh nổi tiếng về nghề mây từ rất lâu đời.Nhân dân ta xưa nay đều coi đất Phú Vinh là “xứ mây”, là quê hương của mây
Trang 16đan với những sản phẩm mỹ nghệ bằng mây đan đạt trên mức đỉnh cao của tạohình dân gian Việt Nam Người Phú Vinh “cha truyền con nối” làm nghề mây,đến nay những sản phẩm mà làng nghề làm ra cũng phải đến mấy trăm mẫuhàng như: đĩa mây, lẵng mây, làn mây, chậu mây, bát mây , những mặt hàngcủa mây tre đan Phú Vinh không chỉ phục vụ khách hàng trong nước mà còn cảnhững khách hàng nước ngoài cũng rất thích những sản phẩm mà làng nghề làm ra.
Làng nghề Phú Vinh thành lập HTX từ nhiều năm nay, hàng tháng xuấtkhẩu và bán ra thị trường rất nhiều hàng hóa và chủng loại hàng Cả làng là một
“công xưởng lớn”, mỗi nhà là một “công xưởng nhỏ” cả làng nghề có khoảng
5 năm mới được thu hoạch) Cây mây non quá, già quá đều kém chất lượng
Trang 17Muốn trồng cho cây mây thẳng, khi trồng mây phải đặt cho rễ mây sao chothẳng Rễ dài đến đâu phải đào hố sâu tới đó để làm sao cho rễ mây thẳng Kinhnghiệm cho thấy, khi đặt rễ thẳng như thế, dù cây mây có leo, có cuốn xoắn vàocây khác thì khi chẻ sợi mây cũng cứ thẳng không bị vặn.
* Về kỹ thuật chế biến mây thì gồm có hai công đoạn: Phơi sấy và chẻ mây
- Kỹ thuật phơi mây: Người thợ thủ công thường dành nhiều công sứccho việc phơi sấy mây Khi sấy, nhiều khói quá mây sẽ đỏ, ít khói quá mây cũng
bị đỏ Khi phơi sợi mây mà gặp phải trời mưa thì sẽ mất vẻ đẹp, mà nắng quá thìmây sẽ mất màu tươi Sợi mây chưa khô tời thì nước da bị úa, mà khô kiệt quáthì nước da mất vẻ óng mềm Do đó phơi sấy mây đòi hỏi đúng kỹ thuật Ngườilàm công việc này không thể sao nhãng, mà phải liên tục săn sóc, theo dõi nhưngười chăn tằm vậy
- Kỹ thuật chẻ mây: Chẻ mây là công việc công phu, đòi hỏi tay nghề khácao, nếu chỉ chẻ cây mây làm bốn sợi (chẻ tư) thì rất dễ, ai cũng làm được Songchẻ bảy, chẻ chín (chẻ cũng phải lẻ) thì không hề dễ chút nào, nếu không phảithợ giỏi chuyên làm nan, làm sợi mây thì không chẻ nổi Yêu cầu chủ yếu củaviệc chẻ mây là các sợi mỗi loại thật đều nhau: loại sợ to để đan, cạp các sảnphẩm thường; loại sợi nhỏ dùng để làm các loại hàng quí, hay để tạo các loạihoa văn cầu kỳ, tinh tế
Kỹ thuật chẻ lẻ khi làm nan sợi tre, mây của ta chính là một sáng tạo quýbáu, tùy thanh tre, mây to nhỏ mà quyết định chẻ chẵn, hay lẻ Chẻ lẻ thực chất
là cách tiết kiệm cây mây khi sản xuất hàng hóa Vì là chẻ lẻ, nên cầm sợi mâyphải lệch Chẻ xong, sợi mây lớn phải thành 7 hoặc 9 sợi nhỏ Chẻ lệch songvẫn phải cân, sợi nào cũng như sợi nào
Chất lượng và mỹ thuật sợi mây là một trong hai yếu tố quyết định giá trịcủa sản phẩm mây đan Người thợ Phú Vinh vốn có tay nghề cao, họ hiểu sâusắc về cây mây, nguyên vật liệu quan trọng nhất của làng nghề, thuộc tính củatừng cây, từng sợi mây Sản phẩm mây làm ra ở đây đã đạt đến đỉnh cao nhấttrong nghệ thuật đan mây hiện nay của Việt nam Thành công này trước hếtthuộc về công lao của các nghệ nhân
Trang 181.2.2.3 Làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ - Chuyên Mỹ
Làng nghề khảm trai hay còn gọi là khảm xà cừ hoặc là cẩn xà cừ là mộtnghề thủ công lâu đời của Việt nam Nghề này từ xa xưa đã khá phát triển vì nó
có nguồn nguyên liệu dồi dào bởi Việt Nam là một quốc gia có địa thế nằm trảidài theo bờ biển Làng nghề Chuôn Ngọ thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện PhúXuyên ở phía bắc tỉnh Hà Tây là một trong những làng nghề nổi tiếng về nghề
khảm xà cừ và cũng là cái nôi của nghề khảm xà cừ Việt Nam Trước đây, hầu
hết các sản phẩm khảm trai được sử dụng trong triều đình và các nhà giàu có,địa vị thì mới được dùng nhưng ngày nay thì nó đã được dùng khá phổ biến đốivới người dân
* Công đoạn chế tác: Chất liệu xà cừ thông thường được lấy từ trai, ốc nên
khảm xà cừ còn được gọi là khảm trai hay khảm ốc
Vỏ trai được ưachuộng là loại vỏ traicủa trai ngọc môi vàng(Pinctada maxima), nóthường có kích thướclớn, mặt trong có lớp
xà cừ dày màu óngánh Người thợ khảmtrai dùng những mảnh
vỏ trai để khảm (gắn)lên đồ vật
Các công đoạn phải được thực hiện khá tỉ mỉ: Nghề khảm trai có 6 côngđoạn cơ bản: Vẽ mẫu cho bức tranh; cưa trai theo nét vẽ; đục gỗ và gắn trai vàogỗ; mài khảm; thể hiện đường nét và cuối cùng là dùng bột đen sơn để làm rõcác chi tiết của bức tranh
Những chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinh động đặc sắc Những mảnhtrai vô tri, vô giác, qua bàn tay khéo léo, óc sáng tạo phong phú đã được gắn vào
gỗ để trở thành không ít sản phẩm hữu ích có giá trị văn hoá, nghệ thuật cao Đó
là những công việc khó, có khi phải trổ hàng nghìn mũi dao nhỏ li ti mới thể
Trang 19hiện được một sợi râu, một nếp nhăn trên trán nhân vật hoặc một chi tiết trongphong cảnh.
Khảm trai thường được kết hợp với đồ gỗ đánh bóng sơn mài mỹ nghệ,tuy nhiên nền các bức khảm xà cừ thường có màu tối của lớp sơn đen chứ không
có thêm nhiều màu sắc như các sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác, do bản thânchất liệu xà cừ có tạo nên nhiều màu sắc óng ánh cho chi tiết trang trí Các họatiết ở đồ khảm xà cừ có thể là về hoa lá, chim bướm, các danh lam thắng cảnh ởViệt nam hay từ một tích cổ nào đó trong dân gian
Hiện nay, công đoạn khắc thủ công có thể thay thế bằng máy khắc laser,các loại máy móc hỗ trợ khác song việc cẩn các mảnh xà cừ và hoàn thiện sảnphẩm vẫn không thể thiếu được đôi bàn tay của các nghệ nhân
Nét bổi bật của tranh khảm trai Chuôn Ngọ là những mảnh trai không vỡ,luôn phẳng, đục gắn xuống gỗ rất khít, Chi tiết trang trí trên khảm trai rất sinhđộng, đặc sắc Những mảnh trai vô tri, vô giác, qua bàn tay khéo léo, óc sángtạo phong phú đã được gắn vào gỗ để trở thành sản phẩm có giá trị văn hóa,nghệ thuật cao Từ tủ khảm, giường khảm cho đến các sản phẩm đơn giản củacuộc sống như bàn cờ, tranh treo tường không những đáp ứng được nhu cầu vàthị hiếu khách du lịch trong nước mà còn được xuất khẩu sang nhiều nước trênthế giới Nhờ có mặt hàng khảm trai, làng nghề Chuôn Ngọ và xã Chuyên Mỹvẫn giữ được danh tiếng làng nghề truyền thống, dân làng có công ăn việc làm,tổng thu nhập từ nghề khảm trai mỗi năm lên đến hàng tỷ đồng, xứng đáng làmột làng nghề điển hình
1.2.2.4 Làng nghề sơn mài Hạ Thái
* Lịch sử làng tranh sơn mài Hạ Thái: Làng nghề sơn son thếp vàng và sơn
mài Hạ Thái thuộc xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Tây có 200 năm lịch
sử Bên cạnh việc kế thừa kinh nghiệm truyền thống ông cha để lại, sự cần cù,chịu khó học hỏi, sáng tạo của người thợ hôm nay đã đem lại cho làng nghềbước phát triển mới
Tranh sơn mài Hạ Thái được coi là một trong các chất liệu hội họa ở ViệtNam Đây là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủcông truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài riêng Tuy nhiên, từ
Trang 20dùng để gọi sơn mài thường được hiểu sang các đồ dùng sơn mỹ nghệ của Nhật,Trung Quốc Xin lưu ý, kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ thủ công sơn
mỹ nghệ và tranh sơn mài Hạ Thái
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn nhưsơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàngthếp, vỏ trai, v.v…vẽ trên nền vóc màu đen Đầu thập niên 1930, những họa sĩViệt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi phát hiệnthêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre, v.v…và đặc biệt đưa kỹthuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc đáo để sáng tác những bức tranh sơn
mài thực sự Thuật ngữ “sơn mài” và tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó Tranh
có thể được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn, saucùng là đánh bóng tranh
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời": muốnlớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao; muốn nhìnthấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu nhiênnên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước một hiệu quảđạt được sau khi mài tranh
* Các công đoạn chính của nghề sơn mài:
- Bó hom vóc: Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường
được người làm sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bềnvững hơn vải Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngàynay người thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom,chít các vết rạn nứt của tấm gỗ Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn)sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ởsau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải Sau đó để gỗ khô kiệtmới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóckhông thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi trường làm gỗ congót Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ vật cần sơn, mỗi tácphẩm sơn mài có tuổi thọ 300 - 400 năm
Trang 21- Trang trí: Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khácbình hoa, các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn,dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ,vàng, bạc sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành phi, câuđối người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh để tránh gióthổi các nguyên liệu như quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào nước sơn còn ướt
- Mài và đánh bóng: Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm
trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài.Người xưa sử dụng lá chuối khô làm giấy nháp, đến nay nguyên tắc đánh bóngtranh lần cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này khôngđược phép phủ dầu bóng - đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài Sựthành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn saucùng Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ, tócrối, đá gan gà v.v
Người thợ sơn Hạ Thái đã bao đời nay pha sơn theo kinh nghiệm cổtruyền Tuy nhiên, trong sản xuất đồ sơn mài hiện nay họ đã áp dụng kỹ thuậthiện đại để pha chế, thay đổi một vài công đoạn phủ sơn nhằm giảm bớt thao tácthừa, tạo ra loại sơn mới có độ bóng, bền, đẹp Nghệ nhân Đinh Văn Lịch giớithiệu các công đoạn cơ bản của nghề sơn: “Làng Hạ Thái sử dụng sơn ta trong
Trang 22sản xuất các sản phẩm sơn son thếp vàng Việc pha chế sơn ta có vai trò đặc biệtquan trọng, quyết định đến sự thành bại của sản phẩm Vì vậy, công đoạn phachế sơn ta trước đây cũng như bây giờ vẫn đòi hỏi ở người thợ sơn phải có kinhnghiệm từ khâu nấu sơn, cô sơn đặc, cho đến khâu thử sơn chín Nói chung,khâu nào cũng đòi hỏi người thợ phải kiên nhẫn, tỷ mỷ”.
Hiện tại, người thợ sơn Hạ Thái bên cạnh việc sản xuất các sản phẩm sơnson thếp vàng truyền thống như tượng Phật, đồ thờ cúng họ đó biết tạo ra hàngnghìn mẫu sản phẩm hấp dẫn, đáp ứng thị hiếu, nhu cầu của khách hàng trong
và ngoài nước như bát, đĩa, lọ hoa, khay, tranh sơn, tranh khảm Riêng đồ sơnmài, Hạ Thái nhiều năm nay trở thành địa chỉ có uy tín xuất khẩu đến nhiềuquốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc Sơn mài HạThái khẳng định thương hiệu nhờ chất lượng mỗi sản phẩm sơn mài đều bóng,mịn, có độ bền cao, là dấu ấn tài hoa của người thợ
Gần 80% người dân làng nghề Hạ Thái làm nghề sản xuất đồ sơn sonthếp vàng và sơn mài, mỗi năm sản xuất hàng triệu sản phẩm theo nhu cầu củakhách hàng Sự ổn định của làng nghề cùng với việc bảo tồn những giá trị vănhoá vật chất và tinh thần của sản phẩm đã góp phần để Hạ Thái trở thành mộttrong hai làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống trong cả nước được Cơ quanhợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) chọn làm điểm chiến lược phát triển làng nghềbền vững đến năm 2010
1.2.2.5 Làng nghề nón lá làng Chuông
Cách Hà Nội 40 km về phía tây, làng Chuông, huyện Thanh Oai, tỉnh HàTây từ hàng trăm năm nay đã nổi tiếng về nghề làm nón lá Với 2.400 hộ dân ởđây, nghề làm nón không giàu nhưng đủ sống, hợp với vùng quê nghèo ít đấtcày cấy
Từ lâu đời, hình ảnh người phụ nữ thướt tha trong tà áo dài và chiếc nón
lá hay đằm thắm trong tà áo tứ thân với chiếc nón quai thao đã in đậm vào tâmthức người Việt Nam Chiếc nón lá theo người phụ nữ Việt Nam trên mọi nẻođường, trên những cánh đồng lam lũ, ngày nay trên cả những sàn diễn thời trangrực rỡ
Trang 23Nón làng Chuông đẹp dáng, lại bền, từng là kỉ vật tạo nên vẻ đẹp duyêndáng của bao cô gái bước lên xe hoa theo chồng
Xa xưa, nón làng Chuông là món quà tiến hoàng hậu, công chúa bởi vẻđẹp rất riêng được làm nên bởi những bàn tay tài hoa, khéo léo của các nghệnhân lành nghề Còn ngày nay, nón làng Chuông có mặt khắp nơi, cả trong vàngoài nước
Trung bình một ngày, làng Chuông làm được 7.000 chiếc nón, xuất đi cáctỉnh Ngoài ra, nón làng Chuông được xuất sang Trung Quốc, Nhật Bản và cácnước Châu Âu
Tuy nhiên, so với các làng nghề khác, người dân làng Chuông vẫn cònnghèo Nguyên liệu lá lụi phải nhập từ các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh do làngkhông tự trồng được Giá nón xuất đi lại rẻ, chỉ từ 3.000 đến 7.000/chiếc nên cảgia đình cùng làm thì thu nhập trung bình một hộ chỉ được từ 10.000 đến 15.000đồng/ngày
Cầm chiếc nón trắng loá với những đường khâu khéo léo và chắc chắn trên tay,
ít ai biết rằng để làm nên nó cũng thật lắm công phu Đầu tiên là việc chọn lá
Lá lụi mua về được vò trong cát rồi phơi hai, ba nắng cho đến khi màu xanh của
Trang 24lá chuyển sang bạc trắng Sau đó, lá được lót dưới nắm giẻ, dùng lưỡi cày miếtnhanh sao cho lá phẳng mà không giòn, không nát
Vũng nón làm bằng cật nứa vót nhỏ và đều, khi nối bắt buộc vũng nónphải tròn và chỗ nối không có vết gợn Khác với nón thường có đến 20 lớpvũng, nón làng Chuông có 16 lớp vũng, giúp nón có độ bền chắc nhưng vẫnmềm mại
Tiếp theo, người thợ xếp từng lá vào vòng nón, một lớp mo tre và một lớp
lỏ nữa rồi khâu Khâu là một công đoạn rất khó, vì lá dễ rách, bởi vậy chỉ nhữngbàn tay khéo léo và có kinh nghiệm mới làm được Bàn tay người thợ cầm kimđưa nhanh thoăn thoắt nhưng mềm mại, từng mũi khâu thẳng đều từ vòng trong
Ông Hai Cót, một nghệ nhân giờ đã hơn 80 tuổi là người có công mangnón Xuân Kiều, còn gọi nón Ba Đồn về làng sản xuất thay cho các loại nón cổ.Hiện tại, làng chỉ còn hai nghệ nhân làm nón cổ đó là ông Lê Văn Tuy làm nónchóp và ông Trần Văn Canh làm nón ba tầm, còn gọi là nón quai thao
Làm nón quai thao khó và phức tạp hơn làm nón thường rất nhiều Nónquai thao ngày nay lại không sử dụng phổ biến Bởi vậy nghề làm nón đã nghèo,làm nón quai thao lại càng không thể giàu Nhưng với ý định "giữ cho một sảnvật cổ truyền không bị mất đi trong cuộc sống hiện tại và để con cháu biết giữgìn nó", nghệ nhân Trần Văn Canh đã quyết định tìm hiểu và giữ nghề truyềnthống làm nón quai thao của làng Bảy mươi tư tuổi, bị mất một chân trong cuộcchiến tranh, nhưng bàn tay ông vẫn nhanh nhẹn khéo léo Sản phẩm ông làm rađược xuất đi theo đơn đặt hàng của đoàn chèo các tỉnh Những chiếc nón quaithao của ông đã từng được trưng bày tại các triển lãm trong và ngoài nước
Trang 25Chợ làng Chuông họp một tháng có sáu phiên chính vào các ngày 4, 10,
14, 20, 24 và 30, những phiên chợ này chỉ bày bán một thứ hàng duy nhất lànón Nón được xếp thành từng chồng dài trắng loá Nghề làm nón thích hợp vớiphụ nữ và phụ nữ cũng là người mua chính Vì thế, các phiên chợ làng thu hútrất đông các bà, các cô tới Đến phiên chợ làng Chuông vào những ngày đầunăm mới thấy hết được những đặc sắc của một làng nghề truyền thống Mầutrắng của nón lấp loáng khắp nơi xen lẫn khuôn mặt hồng hào của người thôn
nữ cùng những tiếng cười nói mời chào rộn ràng Mới biết rằng mầu nón trắng
đó trở thành một thứ gần gũi thân thiết với người dân Nhiều gia đình chỉ làmnón mà đã nuôi hai, ba người con học hết đại học "Tôi tự hào với nghề truyềnthống của làng, nhưng mong rằng làng nghề được quan tâm nhiều hơn để cuộcsống những người làm nón như chúng tôi bớt khó khăn" một nghệ nhân hơn 40năm gắn bó với nghề, gia đình từng năm đời làm nón thổ lộ như vậy
Bên những triền đê phơi lá lụi trắng xoá, bàn tay những người dân làngChuông, từ em bé 7 - 8 tuổi cho đến cụ già 70 - 80 tuổi vẫn từng ngày gìn giữ vẻđẹp cho một nghề truyền thống, giữ gìn một nét đẹp bình dị của người phụ nữViệt Nam, góp thêm niềm tự hào của chúng ta với bạn bè quốc tế
1.2.2.6 Làng nghề nặn Tò He
Làng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên là nơi có truyền thốngnặn tò he Theo lời một cụ già trong làng, nghề nặn tò he có lịch sử hơn 300năm Nhưng đến nay, không phải ai cũng biết rõ về cái nghề đã được không ítbạn bè quốc tế biết đến này
Tò He là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được.Nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là ởLàng Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây
Trước kia làng Xuân La là cánh đồng chiêm trũng, một năm chỉ cấy đượcmột vụ lúa Thời gian còn lại rỗi rãi, một số người đã nặn những hình con cò,con chim, con gà bằng đất, nung qua lửa rồi cắm vào đó chiếc kèn và bán chocác cháu nhỏ làm đồ chơi Khi cuộc sống nhà nông được no đủ, có thóc gạo đểdành, họ đã chuyển từ nặn bằng đất sang nặn bằng bột gạo Hình dáng củanhững thứ được nặn cũng đa dạng hơn
Trang 26Từ những con vật cụ thể như voi, ngựa, chim, gà, lợn đến những con vậtchỉ có trong trí tưởng tượng của con người như rồng, phượng, hạc rồi đếnnhững hình người cụ thể như em bé, cụ già, cô gái , những nhân vật cổ tích,thần thoại như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng, Bồ Tát nghìn tay Ðồvật thì có mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối, buồng cau, thủ lợn chủ yếu phục vụ việc lễ bái ở đền chùa của bà con
Ðặc biệt mỗi dịp trung thu tới, dưới ánh trăng vằng vặc, sản phẩm dân dã
ấy đã làm rạng niềm vui trên những khuôn mặt trẻ thơ nông thôn khi phá cỗ Trẻcon rất thích tò he bởi tò he có những hình dáng, mầu sắc bắt mắt và khi chơichán chúng có thể ăn được
Người nặn tò he có một nguyên tắc của dòng họ là chỉ truyền cho con trai
và con dâu Nặn tò he có nguồn gốc lâu đời nhưng do tư liệu chép đã bị cháynên không tìm ra được ông tổ nghề Hơn nữa, trong làng có rất nhiều dòng họ:Ðặng, Nguyễn, Vũ, Lê, Chu, Trịnh mà họ nào cũng biết nặn tò he Vì thế chứcdanh ông tổ nghề được phong cho dòng họ nào cũng xứng đáng cả
Ðể nặn ra tò he chỉ cần những nguyên liệu rất đơn giản, gần gũi với cuộcsống nông dân Ðó là những sản phẩm nông nghiệp do chính bàn tay họ làm ra:bột gạo, phẩm mầu, que tre
Trang 27Giai đoạn làm bột là giai đoạn công phu nhất và trong các khâu làm bộtthì khâu luộc bột là khâu quan trọng nhất, đòi hỏi sự khéo léo và kinh nghiệm,bột luộc xong, vớt ra để đấu màu Có 7 màu cơ bản là màu xanh lá cây, xanhnước biển, đỏ, tím, vàng, trắng, đen, nếu muốn có thêm màu mới cho sinh độngthì nghệ nhân phải trộn các màu lại với nhau…Màu sắc dùng để nhuộm bộtcũng lấy từ cây nhà lá vườn: mầu xanh từ lá cây, màu đỏ của gấc, mầu vàng từnghệ, mầu đen từ tro bếp, màu tím từ một loại lá của người dân tộc thiểu số Ðiều đáng nói ở đây là mầu rất bền, không bị loang ra Màu nào vẫn giữ nguyênmàu đó khi ta đem trộn lẫn chúng vào nhau.
Những người làm nghề đều thừa nhận nặn tò he không phải là nghề có thểlàm giàu được Muốn làm giàu thì tìm nghề khác có thu nhập cao hơn Ở cácvùng nông thôn, mỗi sản phẩm dù có được nặn công phu mấy cũng chỉ bánđược với giá từ 1.000 đồng đến 3.000 đồng Ở các thành phố - nơi có mức sốngcao hơn thì còn được từ 3.000 đồng đến 7.000 đồng một sản phẩm Nhữngngười còn hoạt động trong nghề thường không sống ở quê hương mà phải đếncác tỉnh, thành phố khác Họ sống một cuộc sống nay đây mai đó vì muốn giữnghề của tổ tiên
Đến nay, các nghệ nhân trong làng không chỉ nặn tò he với hình thù đơngiản về các con vật, các loại trái cây…Mà với bàn tay tài hoa và trí tưởng tượngphong phú, đặc biệt là khả năng phối màu, các nghệ nhân làng Xuân La có thểtạo ra rất nhiều hình tượng Từ những bộ tam đa (Phúc, Lộc, Thọ), tứ linh(Long, Ly, Quy, Phượng) đến các nhân vật như Quan Công, Lưu Bị, TrươngPhi, 12 con giáp, nhiều nhất là các nhân vật mà trẻ con yêu thích như Aladin,Đôrêmon, Pokémon, Tề Thiên Đại Thánh, Trư Bát Giới, Na Tra…
Các nghệ nhân thường phải di chuyển xa nhà rong đuổi trong các phiênchợ quê, các làng xóm, phố phường, công viên để nặn tò he bán, nhất là khi nào
có đình đám, hội hè Hành trang đồ nghề của họ khá đơn giản, một con dao nhỏ,vài que tre, chút sáp ong, một cái lược và một cái thùng xốp để cắm tò he lêntrưng bày
Nghệ nhân cao tuổi nhất trong làng là cụ Ðặng Văn Tố Cụ được Bộ Vănhóa - thể thao phong là nghệ nhân dân gian Tháng 6 năm 2007, cụ đã vinh dự
Trang 28được mang nghề truyền thống của quê hương đại diện cho Việt Nam tham gia
"Những ngày văn hóa Việt Nam" tại Nhật Bản
1.2.2.7 Làng nghề thêu Quất Động.
Nằm cách Hà Nội chừng 15 km về phía nam, làng Quất Động xã QuấtĐộng, huyện Thường Tín tỉnh Hà Tây, từ lâu đã nức tiếng khắp từ Nam chí Bắc
về nghề thêu truyền thống của mình
Ông tổ nghề thêu của Quất Động là cụ Trần Quốc Khái, sinh năm 1606 đã
có nhiều công lao với triều Lê nên được vua cho mang Quốc tính là Lê CôngHành Theo “Quất Động Bùi Trần đệ nhất Gia phả” lưu tại nhà thờ dòng họ BùiTrần và văn bia ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám thì Trần Quốc Khái là học trònghèo, hiếu học và học giỏi nổi tiếng khắp vùng Ông đỗ Tiến sĩ triều Lê, khoaCanh Tuất, năm Dương Hòa thứ 3 (1637) Trần Quốc Khái được cử đi sứ nhàMinh, đã học được những tinh hoa nghề thêu của người Trung Quốc mang vềtruyền dạy cho dân làng Tính từ thời điểm đó đến nay làng nghề thêu của làngcũng đã tồn tại gần 4 thế kỷ và vẫn được lưu giữ đến ngày nay
Nhớ ơn ông tổ nghề, hàng năm vào ngày giỗ ông 12/6 Âm lịch, dân làngQuất Động và thợ thêu Thăng Long tổ chức lễ tế rất trang trọng tại làng và TúĐình Thị (đình thợ thêu) ở số 2A Yên Thái (Hà Nội ngày nay) Phố Hàng Thêu
xưa nay là đoạn cuối phốHàng Trống bây giờ.Qua bao thăng trầm,nghề thêu Quất Độngvẫn được gìn giữ và pháthuy từ đời nay sang đờikhác Đến thời bao cấp
cả xã Quất Động là mộthợp tác xã thêu với hàngnghìn xã viên
Thôn Quất Động tính đến thời điểm năm 2007 có khoảng 2000 khẩu với 405 hộ,hầu như tất cả đều theo nghề thêu và có tới vài chục thợ giỏi Nghề thêu tuy thu
Trang 29nhập chẳng là bao nhưng ở thôn cũng như xã, nhiều gia đình nhờ nghề này pháttriển mà con cái được học hành.
Sản phẩm thêu của Quất Động hết sức phong phú, đa dạng:
- Sản phẩm thuộc nhóm hàng thờ tự gồm: Câu đối, nghi môn, tàn lọng, cờ,biển, các loại trướng, khăn trầu áo ngự, các loại trang phục sân khấu cổ truyền(nhất là đối với sân khấu nghệ thuật tuồng)
- Các sản phẩm thuộc nhóm hàng thêu kỹ thuật: Gồm tất cả các tác phẩmhội hoạ được khách hàng ưa thích, kể cả ảnh chân dung, tranh phong cảnh (đồngquê, làng mạc, phố phường, sông núi, biển cả ) theo phong cách dân gian hoặchiện đại
Nghề thêu Quất Động vốn có tiếng từ xưa, nay càng thêm nổi tiếng vàhấp dẫn du khách Những sản phẩm thêu của làng vừa mang đậm hồn quê đấtViệt, vừa tạo nên vẻ đẹp thuần khiết, tinh tế mà hiện đại, đủ sức đáp ứng nhucầu ngày càng cao của thị trường trong nước Phát huy truyền thống, người dânQuất Động vẫn luôn biết gìn giữ, trân trọng nghề cổ truyền để làm ra nhiều tácphẩm đặc sắc hơn nữa và để cho một dòng di sản văn hoá của ông cha không bịmai một
1.3 Hoạt động của ngành du lịch trên địa bàn.
1.3.1 Tiềm năng du lịch Hà Tây.
* Tài nguyên du lịch tự nhiên:
Hà Tây là tỉnh giàu tiềm năng du lịch, có nhiều lợi thế để phát triển dulịch với vị trí địa lý liền kề thủ đô Hà Nội - trung tâm của vùng du lịch Bắc Bộ,giao thông thuận tiện, có 4 quốc lộ chạy qua (quốc lộ 32, quốc lộ 6, quốc lộ 1A
và đường Láng - Hòa Lạc) là các cửa ngõ chính vào Hà Nội Hà Tây có nguồntài nguyên du lịch phong phú, đa dạng cả về tự nhiên và nhân văn
Phần lớn lãnh thổ Hà Tây là vùng đồng bằng địa hình đồi núi chiếm mộtphần nhỏ ở phía Tây Bắc với đỉnh Ba Vì cao nhất 1.296m; phía Tây Nam là cácnúi đá vôi thấp giáp với đường 21A và các dãy núi đá vôi của tỉnh Ninh Bình.Đặc biệt là phần phía tây huyện Mỹ Đức có hai dãy núi Hương Sơn và LươngNgãi dạng địa hình Kasrt tạo ra những hang động rất đẹp như động Hương Tích,động Hinh Bồng, động Tuyết Sơn
Trang 30Hệ thống ao, hồ, sông, suối ở Hà Tây cũng hết sức phong phú với các hồnước lớn có thể khai thác kinh doanh du lịch như Đồng Mô - Ngải Sơn rộng1.200ha, hồ Quan Sơn rộng 850ha, hồ Suối Hai rộng 950ha Khu vực Ba Vì cónhiều thác suối đẹp như thác Ao Vua, thác Mơ, thác Hương, suối Tiên, suốiỔi những suối, thác này tuy không lớn nhưng cảnh quan hấp dẫn.
* Tài nguyên du lịch nhân văn::
Hà tây có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú với hệ sinh vật rất đadạng, là một vùng đất cổ có bề dầy lịch sử hàng nghìn năm lịch sử với một khotàng di tích lịch sử - văn hóa đồ sộ và quý giá Toàn tỉnh có 2.388 di tích trong
đó có 351 di tích lịch sử quốc gia Mỗi di tích đều có sắc thái và dấu ấn lịch sửriêng biệt, phần lớn là các công trình nghệ thuật đặc sắc với kiến trúc cổ mangđậm nét của vùng văn hóa xứ Đoài
Theo kết quả điều tra tài nguyên du lịch năm 2006 của Viện nghiên cứuphát triển du lịch thì trên địa bàn (bảng phụ lục 1) Hà Tây có 2.388 di tích lịch
sử và khoảng 351 di tích được Nhà nước xếp hạng, trong đó 12 di tích đặc biệtquan trọng cùng với đình, chùa, đền, miếu và lễ hội được tổ chức hàng năm làmphong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân Gắn liền với các ditích là lịch sử phát triển của dân tộc qua đấu tranh dựng nước và giữ nước nhưvùng núi cao Ba Vì với huyền thoại Sơn Tinh - Thuỷ Tinh nay là Rừng Quốcgia Ba Vì, dưới chân núi có nhiều cảnh đẹp, xây dựng các điểm du lịch: AoVua, Khoang Xanh, Suối Tiên, Thác Mơ, Suối Hai, Đồng Mô…Dãy núi đá vôitrùng điệp phía Tây Nam tỉnh (Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) có nhiều hangđộng độc đáo, kỳ thú, tiêu biểu là động Hương Tích tạo nên thắng cảnh HươngSơn nổi tiếng trong nước và thế giới, hàng năm thu hút hàng vạn khách thậpphương đến du lịch và trẩy hội
Hà Tây còn có nhiều đình chùa có giá trị cao về kiến trúc, điêu khắc nghệthuật và tôn giáo: Chùa Đậu (Thường Tín) có tên “Thành đạo tử”, chùa TâyPhương (Thạch Thất) có kiến trúc độc đáo nổi tiếng với 80 vị La Hán, chùaThầy (Quốc Oai) có tên “Thiên Phúc Tự” nơi tu hành cho cao tăng Từ ĐạoHạnh được xây dựng từ đời Lý, chùa Mía có 278 pho tượng, chùa Bối Khê,
Trang 31chùa Trăm Gian, chùa Trầm, đền Và, lăng Ngô Quyền, đền Nguyễn Trãi, thành
cổ Sơn Tây…đều là những di tích lịch sử nổi tiếng
Cùng với việc “sở hữu” nhiều di tích lịch sử nổi tiếng được nhà nướccông nhận Hà Tây còn là vùng đất có nhiều lễ hội truyền thống cổ truyền nổitiếng trong nước và quốc tế mang đậm nét văn hóa làng xã Các lễ hội cổ truyền
Hà Tây mang tính đặc trưng cho lễ hội cổ truyền của vùng đồng bằng Bắc bộ rấtđộc đáo và mang nhiều bí ẩn tín ngưỡng về những đấng thần linh Trong số này
có nhiều lễ hội nổi tiếng như hội Chùa Hương, chùa Thầy, chùa Tây Phương,đền Và, chùa Đậu, đền Hát Môn
Nguồn tài nguyên du lịch nhân văn đặc biệt phải nói đến ở Hà Tây là cáclàng nghề truyền thống Tính đến năm 2007 Hà Tây có khoảng 240 làng nghềtruyền thống chiếm khoảng trên 10% trong tổng số làng nghề của cả nước, trong
đó có nhiều làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng từ lâu đời với những sảnphẩm độc đáo được nhiều người ưa chuộng như lụa Vạn Phúc, nón Chuông,quạt Vác (Dân Hòa), khảm trai Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, mộc ChàngSơn, tạc tượng Sơn Đồng
Ngoài ra Hà Tây còn có nhiều làng Việt cổ được bảo tồn, tiêu biểu là làng
cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) - đây là một trong số ít các làng Việt cổ còn giữđược tương đối nguyên vẹn; làng Nhị Khê - quê hương của danh nhân văn hóa thếgiới Nguyễn Trãi
Có thể nói Hà Tây là một vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch phong phú
và đa dạng bao gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đặc sắc Đây chính
là điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch mà các làng nghề truyền thống đang lànguồn tài nguyên du lịch còn bị bỏ ngỏ cần sự quan tâm đầu tư đúng mức nhằmkhai thác hết tiềm năng
1.3.2 Hoạt động của ngành du lịch
1.3.2.1 Cơ cấu sản phẩm và dịch vụ chủ yếu.
* Đến nay du lịch Hà Tây đã hình thành 3 cụm du lịch trọng điểm chủ yếu, đó là:
- Cụm du lịch Sơn Tây - Ba Vì, với những sản phẩm sinh thái, nghỉ cuốituần, vui chơi giải trí, với những khu du lịch hấp dẫn như: Đồng Mô, sân Golf,
Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa, làng Việt cổ Đường Lâm đã tạo ra được ấn
Trang 32tượng tích cực cho du khách về một khung cảnh thiên nhiên với khí hậu tronglành cũng như những đặc trưng văn hóa của xứ Đoài, một trong “tứ trấn” nổi tiếngcủa đất kinh kỳ Thăng Long.
- Cụm du lịch Hương Sơn - Quan Sơn tạo cho du khách ấn tượng về khu dulịch tâm linh với một lễ hội dài nhất Việt Nam (lễ hội chùa Hương) và Hồ QuanSơn một “Vịnh Hạ Long” thu nhỏ của Hà Tây
- Cụm du lịch Hà Đông và phụ cận với các điểm di tích lịch sử văn hóa vớichùa Thầy, chùa Tây Phương, chùa Đậu cùng với các điểm du lịch làng nghềđộc đáo như: lụa Vạn Phúc, mây tren đan Phú Vinh, cỏ tế Phú Túc, khảm traiChuyên Mỹ, sơn mài Duyên Thái, thêu ren Quất Động đã tạo cho du khách ấntượng về một bề dày văn hóa của vùng đất địa linh nhân kiệt và vùng quê củacác nghề thủ công truyền thống
sở lưu trú du lịch nào để phục vụ khách du lịch đến đây tham quan và lưu lại tạikhu vực làng nghề Nếu có đi chăng nữa thì cũng chỉ là một vài nhà nghỉ chưa đạttiêu chuẩn tối thiểu để phục vụ khách du lịch
Từ những thực tế về dịch vụ lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh và đặc biệt làcác làng nghề du lịch, Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Tây xây dựng các dự
án du lịch sắp tới của tỉnh Hà Tây, các nhà kinh doanh du lịch trên địa bàntỉnh cần phải chú trọng xây dựng hệ thống nhà nghỉ, khách sạn đạt tiêu chuẩnđón khách du lịch trong làng nghề du lịch để tăng thời gian lưu lại làng nghề củakhách du lịch Đặc biệt quan tâm đến hình thức lưu trú tại nhà (“homestay”) đãbắt đầu phổ biến ở các điểm du lịch làng nghề - dân tộc thiểu số của nước ta.Đây là mô hình rất phù hợp với các hình thức du lịch văn hóa, có thể tạo không
Trang 33gian thấm đậm chất văn hóa dân tộc Việt Nam truyền thống và tăng cường sựgiao lưu giữa khách du lịch với người dân bản địa.
- Dịch vụ ăn uống: Dịch vụ ăn uống của làng nghề đã có phần đa dạngnhưng chủ yếu tập trung vào các món ăn, hình thức ẩm thực của địa phương vàmón ăn Việt Nam Chưa có nhà hàng cung cấp các món ăn nước ngoài phục vụcho khách du lịch quốc tế (món ăn Âu, Á ) Thông thường các điểm làng nghềchỉ phục vụ khách 1 bữa/1đoàn khách ngay tại các hộ gia đình được phân côngđón tiếp khách du lịch Những bữa ăn này đã truyền tải được những nét văn hóa
ẩm thực đặc sắc của địa phương nhưng cần có sự quan tâm nhiều hơn đến vấn
đề khẩu vị, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm Các nhà hàng, quán ăn tại điểmđược mở ra để phục vụ cho cả hai đối tượng khách là: khách du lịch nội địa,khách du lịch quốc tế và những người dân địa phương vì vậy các nhà hàng, hộgia đình kinh doanh ăn uống trong các làng nghề du lịch hiện nay vẫn chưa đápứng được tiêu chuẩn cho khách du lịch, việc tổ chức ăn uống còn lộn xộn, giá cảcòn chưa hợp lý
- Các điểm bán đồ lưu niệm, sản phẩm làng nghề: Đây là một trong nhữngkhâu yếu của các làng nghề truyền thống Việt Nam nói chung và Hà Tây nóiriêng Qua khảo sát thực tế tại một số làng nghề thì hiện nay có rất ít những làngnghề có những quầy hàng bày bán những sản phẩm thủ công truyền thống củalàng mình làm ra còn đại đa số sản phẩm chỉ có trong các hộ làm nghề chứ chưa
có một nơi tập trung trưng bày và giới thiệu sản phẩm Điểm bán đồ lưu niệm
và sản phẩm thủ công mà làng nghề mình làm ra làm hoạt động du lịch trở nênsinh động hơn, giữ chân khách ở lại lâu hơn, mang lại lợi ích kinh tế cho làngnghề nhiều hơn trong đó quan trọng hơn cả là tạo cơ hội giới thiệu về làng nghề,sản phẩm làng nghề với khách du lịch với chi phí bỏ ra thấp nhất
- Hệ thống thông tin - dữ liệu, công tác hướng dẫn giới thiệu điểm du lịch
của làng nghề: Mặc dù cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, tài liệu về
làng nghề Hà Tây và Sở du lịch Hà Tây trước kia cũng đã có những cố gắngphối hợp với Sở Văn hóa thông tin trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu chính xác
về tiềm năng phát triển, tình hình văn hóa - xã hội, đặc điểm kinh tế, lịch sử tổnghề của các điểm làng nghề nhưng các bài thuyết minh tại điểm hiện nay vẫn
Trang 34chưa phản ánh được sâu sắc và đầy đủ các khía cạnh trên Hơn nữa phần lớnhướng dẫn viên du lịch lại thuộc các hãng lữ hành của Hà Nội dẫn khách đếnnên cũng không thể tránh khỏi thiếu sót thông tin từ nhiều nguồn khác nhau,thông tin mà hướng dẫn viên cũng chưa đủ độ tin cậy Trong tương lai cần hoànthiện một cách đồng bộ và giới thiệu rộng rãi cơ sở dữ liệu chung của ngành dulịch tỉnh trong đó có giới thiệu về các làng nghề truyền thống của tỉnh.
- Các dịch vụ bổ sung khác: Tại các làng nghề chưa hoặc tồn tại rất ít cácdịch vụ mà hiện nay khá phổ biến ở các đô thị, đó là các dịch vụ bán vé máybay, đại lý du lịch, cho thuê phương tiện vận chuyển, dịch vụ điện thoại quốc tế,trao đổi ngoại tệ Do vậy khi khách du lịch vào làng nghề thiếu các dịch vụ bổsung như trên sẽ mang lại cho khách cảm giác bất tiện khi họ tự tổ chức chươngtrình tham quan du lịch của mình không thông qua các hãng lữ hành Mặc dù dulịch làng nghề là một hình thức du lịch thôn quê có sự đòi hỏi tối thiểu về cáctiện nghi, dịch vụ hiện đại so với các hình thức đi du lịch khác nhưng nếu nhưhoàn toàn không có sẽ tạo cho du khách cảm giác bị cô lập hoặc gây bối rối khikhách du lịch chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm xử lý cá nhân Một số làng nghề
có hoạt động du lịch khá phát triển như làng lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuyên
Mỹ, mây tre đan Phú Vinh số lượng khách tăng trưởng nhanh nhưng chưa tậndụng được thời cơ để phát triển các dịch vụ trên nhằm nâng cao thu nhập chođiểm và đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách
Ngoài các dịch vụ chính là dịch vụ lưu trú, hướng dẫn tham quan, dịch vụ
ăn uống, các dịch vụ bổ sung khác cũng đóng vai trò không thể thiếu để hìnhthành nên một sản phẩm du lịch đạt chất lượng Tuy nhiên vấn đề này vẫn chưađược quan tâm xác đáng tại các làng nghề nên hoạt động du lịch tại đây khôngthật sự đa dạng nếu không muốn nói là rất đơn điệu
1.3.2.2 Thực trạng phát triển của ngành du lịch Hà Tây.
* Về khách du lịch
Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Hà Tây, năm 2001 toàn tỉnh mới chỉ
có 84.913 lượt khách quốc tế thì đến năm 2007 con số này đã lên đến 185.000lượt khách Tính riêng khách du lịch nội địa trong thời gian này cũng đã tăng từ1.147.787 lượt khách lên 2.223.000 lượt khách Mức tăng bình quân hàng năm
Trang 35là 13,86%/năm đối với khách du lịch quốc tế và 18,78%/năm đối với khách dulịch nội địa.
Bảng 1: Tình hình hoạt đ ng kinh doanh du l ch H Tâyộng kinh doanh du lịch Hà Tây ịch Hà Tây à Tây
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của ngành du lịch Hà Tây –
Viện Nghiên cứu phát triển du lịch)
Cơ cấu khách du lịch đến Hà Tây trong những năm gần đây đã có nhữngthay đổi cơ bản: Về khách quốc tế, thị trường đa dạng dần lên bao gồm cả châu
Á trong đó khách chủ yếu là các nước ASEAN, các nước Đông Bắc Á, NhậtBản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc; Châu Âu; Châu Mỹ và một số nướckhác Về khách nội địa, tốc độ không những tăng nhanh mà còn tăng nhanh hơnhẳn so với các tỉnh lân cận Ngoài lượng khách đến từ các tỉnh phía Bắc màtrọng tâm là Hà Nội, khách các tỉnh miền Trung và phía Nam cũng đã chọn HàTây làm điểm dừng chân
Du khách đến Hà Tây với hầu hết các loại hình du lịch như lễ hội, thamquan thắng cảnh, nghỉ dưỡng, nghiên cứu và với nhiều mục đích khác nhaunhư công vụ, thương mại, du lịch đơn thuần và kết hợp Trong đó số lượngkhách đi du lịch lễ hội, nghỉ dưỡng chiếm 63,31% tổng lượng khách; khách đi
du lịch với mục đích nghiên cứu và một số mục đích khác chiếm 36,69% năm
2007 (Nguồn:Viện nghiên cứu phát triển du lịch).
Trang 36Số lượng khách du lịch cả khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địađến với Hà Tây tăng đều qua các năm tuy nhiên du lịch Hà Tây còn một số tồntại sau đây :
- Các điểm du lịch của Hà Tây còn thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí đikèm, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, thiếu hấp dẫn Chất lượng dịch vụ chưacao, không kéo dài được thời gian lưu trú của khách
- Hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng chưa đồng bộ, nhiều điểm du lịch cònkhó khăn trong việc đi lại, chưa được đầu tư và quảng cáo rộng rãi, chưa thu hútđược khách đến thăm
- Trong thời gian du lịch du khách thiếu thông tin về các điểm du lịch,công tác tổ chức tour, tuyến còn yếu nên lượng khách đến các điểm còn hạn chế
mà chỉ tập trung nhiều ở Hương Sơn, Ba Vì làm mất cân đối trong khai thác du lịch
* Về doanh thu du lịch
Doanh thu từ du lịch bao gồm tất cả các khoản do khách du lịch chi trả,
đó là thu từ lưu trú, ăn uống, vận chuyển, các dịch vụ khác Trên thực tế cáckhoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn nhiều ngànhkhác có tham gia hoạt động du lịch cùng thu
Theo số liệu thống kê của Sở du lịch Hà Tây, năm 2001 doanh thu du lịch(không kể phần doanh thu từ vận chuyển) của tỉnh đạt 162,825 tỷ đồng đến năm
2007 doanh thu đạt 495 tỷ đồng Trong đó, doanh thu từ lưu trú và ăn uốngchiếm phần lớn trong tổng doanh thu du lịch của tỉnh Tính riêng trong 7 nămgần đây mức tăng trưởng bình quân đạt 20.36%, chứng tỏ quy mô và số lượngcác cơ sở phục vụ du lịch cũng tăng lên đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu của khách
du lịch
Tình hình trên cho thấy du lịch Hà Tây cần nâng cao chất lượng phòngnghỉ để làm cơ sở đưa mặt bằng giá lên cao; các dịch vụ đi kèm như vui chơigiải trí, đồ lưu niệm, dịch vụ thương mại cần được bổ sung và chú trọng đầu tưnâng cấp để kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách dulịch Làm tốt điều này không những tạo cho doanh thu tăng mà còn giúp Hà Tâygiữ được tốc độ tăng trưởng một cách bền vững
* Về lao động trong ngành du lịch
Trang 37Số lượng lao động và cơ cấu đào tạo của đội ngũ lao động trong du lịch
có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng dịch vụ du lịch Lao động trong du lịch baogồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp Lao động trực tiếp là số lao độnglàm việc trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng và các cơ sở dịch vụkhác; lao động gián tiếp tham gia vào các hoạt động có liên quan đến hoạt động
du lịch Tỷ lệ giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp thường là 1/2,2.Trong khách sạn, số lao động bình quân trên một phòng càng cao chứng tỏ hệthống dịch vụ bổ sung càng hoàn chỉnh Đối với khách sạn hiện đại, đầy đủ cácdịch vụ thì tỷ lệ này có thể lên tới 2 - 2,2 người/phòng
Theo số liệu thống kê năm 2001 cả tỉnh có 2.687 lao động (bao gồm cảlao động gián tiếp) trong ngành du lịch, đến năm 2007 con số này là 5.300 laođộng (bao gồm cả lao động gián tiếp) Số lượng lao động tăng lên hàng nămxong chất lượng chuyên môn lại chưa được cải thiện
Nhìn chung số lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ còn cao, trình độnghiệp vụ sơ cấp chiếm số lượng lớn, trình độ ngoại ngữ của lao động còn rấtthấp Do đó để đáp ứng cho yêu cầu phát triển du lịch thì lao động trong ngành
du lịch Hà Tây đang thiếu cả về số lượng và chất lượng
Chỉ phân tích riêng trong năm 2007 thực trạng lao động trong ngành dulịch cho thấy chất lượng lao động trong quản lý và kinh doanh là chưa đáp ứngđược yêu cầu Lao động có trình độ đại học, cao đẳng ở các chuyên ngành đạt tỷ
lệ chưa cao so với tổng lao động chiếm 13,7% trong tổng số lao động Lựclượng lao động phổ thông trong du lịch đang được sử dụng nhiều chiếm 33,6%trong tổng số lao động của cả tỉnh Lao động có khả năng giao tiếp bằng ngoạingữ còn quá ít chiếm 6,3% số lao động Vì vậy đã làm ảnh hưởng đến chất lượngdịch vụ và sự phát triển du lịch của Hà Tây
Như vậy có thể nói trong thời gian qua các hoạt động du lịch ở Hà Tây đãđạt được hiệu quả kinh tế xã hội nhất định, đúng định hướng, góp phần gìn giữphát huy các giá trị văn hóa dân tộc, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Tuy nhiên các hoạt động du lịch ở Hà Tây còn một số tồn tại cần khắcphục đó là việc khai thác du lịch chưa được đồng bộ, chưa khái thác hết tiềmnăng theo định hướng bền vững, tỷ trọng khách du lịch quốc tế trong tổng số
Trang 38khách còn quá thấp chưa tương xứng với vị trí cửa ngõ của thị trường kháchquốc tế lớn là Hà Nội, nguyên nhân của tình trạng này là do:
- Nhận thức về sự phát triển du lịch bền vững của các cấp, ngành, các địaphương và một số bộ phận nhân dân trong tỉnh còn chưa đầy đủ, nhiều nơi chỉchú trọng đến vấn đề khai thác tài nguyên để phục vụ lợi ích kinh doanh trướcmắt chưa quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững
- Năng lực của nguồn nhân lực du lịch còn yếu, đặc biệt là về trình độngoại ngữ, phong cách phục vụ chưa đảm bảo phục vụ kinh doanh du lịch trongđiều kiện hiện nay
- Nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn thấp chưa đảm bảo được nhucầu phát triển, chính điều này đã dẫn đến tình trạng chất lượng cơ sở vật chất kỹthuật phục vụ phát triển du lịch như: giao thông, hệ thống cấp thoát nước, hệthống thông tin liên lạc chưa đảm bảo để phục vụ khách du lịch
- Chưa thu hút được các nhà đầu tư có tiềm lực để đầu tư phát triển các khu
du lịch lớn nhất là các khu vui chơi giải trí, các làng nghề có chất lượng cao thuhút khách quốc tế Các khu du lịch của tỉnh chủ yếu dừng ở mức độ khai tháccác tiềm năng thiên nhiên như phong cảnh, khí hậu, các giá trị văn hóa hướngtới thị trường tiềm năng là du khách trong nước
\
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Hà Tây đứng đầu cả nước về số làng nghề thủ công truyền thống, đượcmệnh danh là vùng “đất nghề ngoại hạng” Đây không những là tiềm năng cho
Trang 39sự “hồi sinh” các ngành nghề thủ công truyền thống đã phần nào bị mai một ởmột số địa phương mà còn là cơ hội cho một loại hình du lịch văn hoá vô cùnghấp dẫn khách du lịch trong nước cũng như khách du lịch quốc tế đến với HàTây phát triển mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho tỉnh Với việc “sở hữu” 240làng nghề thủ công, Hà Tây không những phát triển một cách bền vững tronglĩnh vực sản xuất sản phẩm thủ công truyền thống mà hoàn toàn có thế đẩymạnh ngành kinh tế mũi nhọn - kinh doanh du lịch với các chương trình du lịchlàng nghề phong phú, đa dạng với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống đặcsắc của địa phương Tìm hiểu, thu thập số liệu về tình hình phát triển kinh tế xãhội của tỉnh Hà Tây và đặc biệt là sự phát triển của ngành du lịch tại tỉnh cũngnhư những biến chuyển của các làng nghề, tác giả luận văn muốn người đọc cómột cái nhìn tổng thể về Hà Tây và những cơ hội của Hà Tây trong việc pháttriển du lịch làng nghề cũng như những thành quả mà ngành du lịch Hà Tây đãđạt được trong 7 năm trở lại đây.
Trang 40Theo kết quả điều tra quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công của BộNông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu năm 2007, Việt Nam có khoảng 2017 làngnghề thủ công
Miền Bắc là nơi tập trung chủ yếu các làng nghề truyền thống với 1277làng nghề, chiếm 64% trên toàn quốc, sản phẩm chủ yếu là dệt may, sơn mài,thêu ren tập trung chủ yếu quanh khu vực Hà Nội, Hà Tây Miền Trung chỉ có
412 làng nghề, chiếm 21% với các sản phẩm chủ yếu cói, mây tre đan, chạmkhắc đá, tập trung chủ yếu ở khu vực Đà Nẵng Miền Nam có 312 làng nghề,chiếm 15% tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận Cá biệt cómột số tỉnh Miền Trung không có làng nghề như Tây Nguyên
Bảng 2: Phân b l ng ngh th công theo khu v c a lýố làng nghề thủ công theo khu vực địa lý à Tây ề thủ công theo khu vực địa lý ủ công theo khu vực địa lý ực địa lý địch Hà Tây