PHÁT TRIỂN DU LỊCH LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HÀ TÂY 2.1 Hoạt động du lịch làng nghề ở nước ta và vai trò của các công ty lữ hành.
2.1.1 Làng nghề ở nước ta.
Hệ thống các làng nghề là một trong những nguồn tài nguyên du lịch quan trọng của nước ta. Phát triển du lịch làng nghề không chỉ mang lại lợi nhuận kinh tế mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra thế giới. Với hơn 2000 làng nghề thủ công trên cả nước chủ yếu nằm trên trục giao thông (cả đường bộ lẫn đường sông) hàng năm thu hút khoảng 13 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 600 triệu USD cho thấy tiềm năng của các làng nghề thủ công truyền thống. Hệ thống làng nghề “đồ sộ” này trước khi là nguồn tài nguyên du lịch quan trọng thì nó được phân bố như thế nào, tổ chức hoạt động ra sao và có đáp ứng được các điều kiện trở thành những điểm du lịch hay không?
Theo kết quả điều tra quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đầu năm 2007, Việt Nam có khoảng 2017 làng nghề thủ công.
Miền Bắc là nơi tập trung chủ yếu các làng nghề truyền thống với 1277 làng nghề, chiếm 64% trên toàn quốc, sản phẩm chủ yếu là dệt may, sơn mài, thêu ren...tập trung chủ yếu quanh khu vực Hà Nội, Hà Tây. Miền Trung chỉ có 412 làng nghề, chiếm 21% với các sản phẩm chủ yếu cói, mây tre đan, chạm khắc đá, tập trung chủ yếu ở khu vực Đà Nẵng. Miền Nam có 312 làng nghề, chiếm 15% tập trung chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận. Cá biệt có một số tỉnh Miền Trung không có làng nghề như Tây Nguyên.
Vùng Số làng Dân số Tổng Làng nghề truyền thống % Tổng Lao động làng nghề % Đồng bằng sông Hồng 15.451 866 5,9 13.501.335 848.805 6,3 Đông Bắc 21.514 164 0,5 7.308.218 35.044 0,5 Tây Bắc 6.526 247 3,8 2.039.685 104.210 5,1 Bắc Trung Bộ 16.059 341 2,1 8.760.322 137.568 1,6 Nam Trung Bộ 4.008 87 2,2 4.774.156 44.730 0,9 Tây Nguyên 5.357 - - 3.159.246 - - Đồng bằng Nam Bộ 3.485 101 2,9 6.071.412 93.716 1,5 Đồng bằng sông MêKông 8.144 211 2,6 13.329.335 84.286 0,6 Tổng số 80.544 2017 2,5 58.934.709 1.348.359 2,3
(Nguồn: Nghiên cứu quy hoạch phát triển nghề thủ công theo hướng CNN - HĐH nông thôn 2006)
Trên toàn quốc, đứng đầu số làng nghề trong cả nước là tỉnh Hà Tây với 240 làng, tiếp theo là Khánh Hòa 201 làng, Sơn La có 191 làng, Thái Bình có 133 làng, Ninh Bình 88 làng,…Trong 8 khu vực trên thì đồng bằng sông Hồng có tỷ trọng làng nghề lớn nhất sau là Bắc Trung Bộ, Tây Bắc, đồng bằng sông Cửu Long.
Điều đầu tiên phải nói về các làng nghề chính là thực trạng cơ sở hạ tầng tại các làng nghề còn yếu. Nhìn chung, hầu hết các làng nghề đều chưa có một hệ thống điện, đường, trường, trạm và công trình phúc lợi đạt yêu cầu phát triển kinh tế lâu dài.
Hệ thống đường giao thông nông thôn chủ yếu là đường đất, tỷ lệ đường bê tông hoá và đường nhựa còn thấp. Tại một số địa phương hệ thống đường nhựa đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc đang trong giai đoạn tu sửa, xây mới vì vậy có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cung ứng hàng kịp thời của các cơ sở sản xuất cũng như gây nên tâm lý e ngại cho khách du lịch. Đã có 98% số hộ tại các làng sử dụng điện lưới quốc gia, tuy vậy theo đánh giá của người dân thì giá điện còn cao so với thu nhập vì vậy chi phí tiền điện chiếm một tỉ trọng tương đối cao trong một số ngành sản xuất sử dụng điện năng (kim khí, mộc, sơn mài). Hệ thống chợ tại các làng hầu hết là tự phát, thiếu quy hoạch, rất ít các chợ được tổ chức và quản lý. Tại một số làng nghề, khách du lịch muốn mua lẻ
sản phẩm cũng không biết phải mua ở đâu. Điều này sẽ gây khó khăn không ít nếu các làng nghề đầu tư phát triểu du lich. Tại một số làng nghề như Bát Tràng, Đồng Kỵ các cửa hàng tư nhân mọc lên rất nhiều (Bát Tràng có trên dưới 200 của hàng) nhưng không được quy hoạch tập trung mà mạnh ai nấy trưng bày, đồng thời mẫu mã, sản phẩm đơn điệu và rất giống nhau không tạo được bản sắc riêng.
Phần lớn các sản phẩm làng nghề có chất lượng chưa tốt, chưa đồng đều, trình độ thẩm mỹ chưa cao nên sức cạnh tranh trên thị trường còn kém. Ngay tại các làng nghề nổi tiếng như gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc vẫn tồn tại rất nhiều các lỗi kỹ thuật của sản phẩm, thậm chí là các sản phẩm được chuẩn bị để xuất khẩu. Chất lượng sản phẩm thấp do ba nguyên nhân chính:
- Thứ nhất, công nghệ, trang thiết bị sản xuất của làng nghề phát triển chậm, quy trình sản xuất yếu kém.
- Thứ hai, hầu hết các chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề chưa quan tâm đến việc đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chuẩn môi trường.
- Thứ ba, một số làng nghề chưa có vùng nguyên liệu ổn định và các ngành sản xuất phụ trợ, đặc biệt với sản phẩm mây tre đan và gỗ mỹ nghệ. Thị trường cung cấp nguyên vật liệu cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề phần lớn là thị trường địa phương tại chỗ gắn bó với tài nguyên, các sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp và những phế thải, phế liệu. Song thực tế cho thấy không ít loại và lượng vật tư nguyên liệu của các cơ sở sản xuất của nhiều làng nghề phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung cấp từ các địa bàn, địa phương khác và cả thị trường quốc tế. Bởi vậy, nếu nhà nước và chính quyền địa phương không có biện pháp xây dựng đầu tư đầu vào cho sản phẩm thủ công thì khó nâng cao được chất lượng sản phẩm, thậm chí một số làng nghề thủ công có nguy cơ bị mai một do nguyên liệu sản xuất (làng nghề mây tre đan Phú Vinh, gỗ Đồng Kỵ...).
Bên cạnh vấn đề chất lượng, hàng thủ công mỹ nghệ chưa phản ánh sinh động giá trị bản sắc văn hoá dân tộc, mẫu mã ít đổi mới nên kém tính hấp dẫn. Vấn đề mẫu mã, đóng gói của sản phẩm làng nghề là rất yếu kém, ngay cả đối với những làng nghề có sản phẩm có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường như
làng nghề Bát Tràng, gỗ Đồng Kỵ…đều chưa có những đột phá trong cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Một điều cần nói nữa là môi trường các làng nghề, vấn đề được báo chí đề cập đến rất nhiều trong thời gian qua là tình hình ô nhiễm môi trường sản xuất và môi trường sinh hoạt. Đối với làng nghề sơn mài và làng nghề khảm trai thì mùi xăng, mùi sơn đánh bóng sản phẩm toả ra hàng ngày làm không khí cả làng có những mùi khó chịu, bẩn và ô nhiễm. Bên cạnh đó, nước thải của các cơ sở sản xuất cũng chảy vào hệ thống thoát nước của làng ra hệ thống kênh mương khiến cho nguy cơ ô nhiễm thực sự đáng báo động.
Nghề mây tre đan lại có những khó khăn khác về môi trường mà hiện thời vẫn chưa giải quyết được đó là mùi lưu huỳnh cháy do muốn làm trắng thân cây mây, người ta phải bỏ cây mây vào trong một nhà kho kín và đốt lưu huỳnh trong đó vài chục phút. Đồng thời, để chống mối mọt và làm cứng sản phẩm, người thợ phải dùng một loạt hoá chất độc hại và những dung dịch đó sau khi dùng xong lại được đổ xuống ngay hệ thống nước thải của làng gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
Như vậy có thể nói nguồn không khí, nguồn nước ở các làng nghề đều ở tình trạng báo động nhưng sự ô nhiễm nghiêm trọng này là do sự thiếu ý thức của chính người dân và thiếu quy hoạch của chính quyền địa phương. Chất thải rắn, nước thải sinh hoạt và bụi đã làm cho các con kênh mương, ao hồ, đường làng...bị ô nhiễm nặng.Có đến 98% số người được phỏng vấn đã thể hiện sự quan tâm đến môi trường sống cũng như môi trường sản xuất kinh doanh, hơn 60% trong số đó lại chưa có một biện pháp hữu hiệu nào để bảo vệ và cải thiện môi trường xung quanh mình mà hầu hết đều rơi vào các hộ gia đình và một số tổ hợp tác với lý do chủ yếu vẫn là "lực bất tòng tâm". Một thực trạng đáng chú ý là phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh nghề thủ công truyền thống, đặc biệt là các hộ kinh doanh đều sử dụng diện tích đất ở của chính hộ gia đình mình làm mặt bằng kinh doanh. Phần lớn diện tích này được sử dụng làm nhà xưởng kho bãi. Chỉ có các doanh nghiệp mới có văn phòng và cửa hàng riêng, nhưng chỉ chiếm tỷ lệ diện tích nhỏ so với nhà xưởng. Việc các hộ gia đình sản xuất hàng thủ công ngay tại nơi sinh hoạt đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường sống
của gia đình. Họ không có đủ kinh phí và đất đai để cải tạo, nâng cấp công nghệ hay di chuyển bộ phận sản xuất ra khỏi khu vực sinh hoạt.
Với tình trạng môi trường như đã nói ở trên thì khó có thể phát triển du lịch làng nghề được.
2.1.2 Hoạt động du lịch làng nghề ở nước ta hiện nay.
Mặc dù Việt Nam được đánh giá là đất nước có nhiều tiềm năng phát triển du lịch làng nghề nhưng du lịch làng nghề ở Việt Nam hiện được xem là loại hình du lịch còn mới cả về lý luận và thực tiễn. Điều này thể hiện rõ ràng qua điều tra tổng quan việc xây dựng và chào bán các sản phẩm du lịch của phần lớn các Công ty lữ hành lớn, có uy tín ở Việt Nam như Công ty du lịch Vietnamtourism tại Hà Nội, Công ty du lịch Hà Nội, Công ty du lịch Viettravel, Tổng Công ty du lịch SaigonTourist...Tỷ lệ các chương trình (tours) du lịch có tham quan tìm hiểu sản phẩm làng nghề còn thấp. Hiện nay các công ty du lịch lữ hành ở Việt Nam mới chú trọng xây dựng và chào bán các sản phẩm du lịch làng nghề.
Trên thực tế, ngoài các công ty du lịch lữ hành lớn có tên tuổi như Tổng Công ty du lịch Sài Gòn (SaigonTourist); Công ty lữ hành Fiditourist; Công ty du lịch Việt (Vietnamtourism); .v.v. nhiều công ty du lịch lữ hành có quy mô nhỏ ở Việt Nam như Công ty du lịch Topas Travel; Handspan Travel; Bufalo; Marco Polo; Exotisimo; Công ty du lịch “Offroad”; Công ty Du lịch Hồng Bàng (Youth Action Tour); Công ty Du lịch Dã ngoại Lửa Việt; Công ty du lịch Vietwings (Đôi cánh Việt); Công ty du lịch Lĩnh Nam; Công ty du lịch Hồng Bàng, Công ty du lịch Tre Xanh; v.v. cũng đã quan tâm và xây dựng được một số sản phẩm du lịch (tours) làng nghề và bước đầu thu hút được sự quan tâm của khách du lịch quốc tế đi tự do và khách du lịch nội địa, đặc biệt là những người yêu làng quê Việt Nam và những sản phẩm của làng quê.
Kinh nghiệm thực tế từ hoạt động tổ chức một số chương trình (tours) du lịch làng nghề ở Việt Nam thời gian qua cho thấy những vấn đề chủ yếu sau :
- Việt Nam nói chung, đặc biệt là Hà Tây nói riêng, có nhiều tiềm năng và điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch làng nghề với nhiều sản phẩm hấp dẫn. Phát triển du lịch làng nghề sẽ góp phần tích cực vào đa dạng hóa sản phẩm du
lịch; phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Bên cạnh đó việc đẩy mạnh phát triển du lịch làng nghề ở vùng nông thôn còn góp phần tích cực vào phát triển cộng đồng, tăng sự tôn trọng của du khách đối với các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa hướng tới sự phát triển bền vững.
- Du lịch làng nghề là loại hình du lịch hấp dẫn song cũng đòi hỏi ở nhà tổ chức (các công ty lữ hành) kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp cao. Yêu cầu này xuất phát từ thực tế bởi các sản phẩm du lịch làng nghề bao gồm cả các dịch vụ bán hàng lưu niệm cho khách du lịch như các cửa hàng mua sắm sản phẩm trong làng, kết hợp thăm quan các công trình văn hóa trong làng như chùa làng, giếng làng, đình làng...Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn phải tự hoàn thiện để đáp ứng được yêu cầu tổ chức và phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề.
- Mặc dù nhu cầu về du lịch làng nghề trên thế giới là khá cao và Việt Nam được đánh giá là điểm đến du lịch làng nghề hấp dẫn có nhiều tiềm năng, tuy nhiên để xây dựng các sản phẩm du lịch làng nghề phù hợp với nhu cầu cụ thể của thị trường, cần thiết phải có thông tin về vấn đề này. Các doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện còn thiếu nhiều thông tin làm cơ sở cho việc phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề phù hợp.
- Hướng dẫn viên (trong nhiều trường hợp là người dân địa phương hoặc là trực tiếp là các "nghệ nhân" trong làng) chuyên nghiệp là yếu tố rất quan trọng không thể thiếu trong “cấu thành” một sản phẩm du lịch làng nghề. Hiện ở Việt Nam những hướng dẫn viên có tính chuyên nghiệp còn rất hạn chế nếu không nói là chưa có. Vì vậy để có thể phát triển được du lịch làng nghề, vấn đề đào tạo để trong một thời gian ngắn có được đội ngũ hướng dẫn viên/nghệ nhân trong làng nghề du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển loại hình du lịch đặc thù này là rất quan trọng.
- Để có thể phát triển được du lịch làng nghề nói chung và các sản phẩm du lịch làng nghề nói riêng, rất cần các điều tra nghiên cứu có tính khoa học. Thời gian qua, một số doanh nghiệp lữ hành Việt Nam đã rất cố gắng trong việc phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề, tuy nhiên những sản phẩm này đều
dựa trên kinh nghiệm, thiếu cơ sở khoa học vững chắc, vì vậy tính bền vững và hấp dẫn của những sản phẩm được tạo ra chưa cao.
- Một kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam thời gian qua cho thấy để có thể phát triển được loại hình du lịch đặc thù này, rất cần có được chính sách và môi trường pháp lý phù hợp ở cấp vĩ mô. Nếu cách tổ chức và xây dựng sản phẩm du lịch làng nghề có khả năng thu hút khách quốc tế vẫn tiếp tục như vậy thì Việt Nam không thể có được những sản phẩm du lịch làng nghề tầm cỡ, hấp dẫn và có sức cạnh tranh với các nước lân cận như Thái Lan, Nhật Bản, ngay cả Campuchia. Đây cũng là một trong những nguyên nhân tại sao thời gian qua một số sản phẩm du lịch làng nghề được tạo ra mới ở quy mô rất nhỏ, trên địa bàn hạn chế và chưa có được những sản phẩm đạt quy mô ở cấp quốc gia và có sức cạnh trang trong khu vực.
- Các sản phẩm du lịch làng nghề thường được xây dựng phát triển ở những làng nghề du lịch còn tương đối hoang sơ, còn mang nặng tính tự phát, kém phát triển, nơi cộng đồng còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên thực tế phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề cho thấy dù bất kể ở quy mô nào, trong “cấu thành” sản phẩm du lịch làng nghề rất cần các yếu tố bản địa cả về tài nguyên và dịch vụ của cộng đồng. Điều này sẽ làm tăng hơn tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch làng nghề.
Những thực tế phát triển du lịch làng nghề ở Việt Nam trên đây, được rút ra từ thực tiễn phát triển du lịch làng nghề sẽ được xem như một yếu tố quan trọng của cơ sở thực tiễn, bên cạnh những cơ sở lý luận, tạo nên cơ sở khoa học để xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch làng nghề ở Việt Nam nói