CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH LIÊN KT GIA CÔNG TY L HÀNH VÀ ỮỮ ĐỂ ỀỐ

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống hà tây (Trang 62 - 132)

3.1 Tính cấp thiết và các tiêu chí của việc xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề.

3.1.1 Tính cấp thiết của việc xây dựng mô hình liên kết.

Việc xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề du lịch và các công ty lữ hành giúp cho các làng nghề khai thác được các lợi ích tiềm năng của các làng nghề. Ở Hà Tây hiện nay có khoảng 240làng nghề thủ công truyền thống thuộc 11 nhóm nghề chính như: Mây tre đan, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, dệt, cói, gỗ, đá...Với sự đa dạng như vậy, các làng nghề đã góp phần quan trọng vào việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời là chất liệu để phát triển ngành du lịch vốn thừa hưởng những thế mạnh từ văn hóa. Những địa phương có làng nghề truyền thống phải kể đến trên địa bàn Hà Tây như là: lụa Vạn Phúc, điêu khắc Mỹ Xuyên...bằng đó cái tên cũng đủ nói lên sự đa dạng, phong phú đầy tiềm năng để phát triển du lịch làng nghề.

- Phát triển mô hình làng nghề du lịch giúp làng nghề du lịch, công ty du lịch, chính quyền địa phương khai thác được các lợi ích có được từ hoạt động du lịch. Với những giá trị không thể phủ nhận, với mảnh đất có nhiều làng nghề truyền thống như Hà Tây là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng không chỉ để phát triển ngành du lịch mà còn là động lực phát triển kinh tế của địa phương. Làng nghề truyền thống mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế, xã hội, văn hóa, cùng với sự hỗ trợ của ngành du lịch các lợi ích này được biểu hiện một cách sinh động, hiệu quả hơn.

- Làng nghề du lịch làm đa dạng hóa các sản phẩm cho các công ty lữ hành trong khu vực địa bàn Hà Tây và các tỉnh thành lân cận. Du lịch là ngành có định hướng sử dụng tài nguyên cao. Giá trị của sản phẩm du lịch chủ yếu dựa trên sự đa dạng và chất lượng của tài nguyên du lịch. Làng nghề truyền thống mang đầy đủ đặc điểm của một đối tượng tài nguyên nổi bật của ngành du lịch. Xây dựng hệ thống du lịch làng nghề phối kết hợp với các công ty du lịch trên địa bàn góp phần tăng lựa chọn cho khách du lịch đối với sản phẩm du lịch của địa phương.

- Du lịch làng nghề là hình thức bảo tồn và giới thiệu rộng rãi nền văn hóa truyền thống hiệu quả. Thông qua hoạt động du lịch, các giá trị văn hóa truyền

thống được nhiều người biết đến, sự trân trọng và chiêm ngưỡng của khách du lịch, sự quan tâm tôn tạo của các di tích lịch sử, văn hóa của chính quyền địa phương mà trên hết là lợi ích của ngành du lịch mang lại sẽ có tác động rất mạnh đến ý thức của người dân đối với nghề thủ công truyền thống, đối với các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể mà họ còn gìn giữu lâu đời theo suốt tiến trình lịch sử, có nguy cơ bị hủy hoại theo thời gian và sự biến đổi của nền kinh tế thị trường.

- Du lịch làng nghề giúp khôi phục và phát triển các nghề truyền thống đã và đang bị mai một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa đất nước. Trong nền kinh tế hiện đại, dây truyền sản xuất công nghệ đã tạo ra các sản phẩm hàng loạt có chất lượng cao, giá rẻ. Các sản phẩm thủ công truyền thống thường bị lãng quên hoặc không tìm được thị trường tiêu thụ. Hoạt động du lịch của các công ty du lịch sẽ mang đến cho các làng nghề những đối tượng khách tiêu dùng đặc biệt, họ không chỉ cần đến những giá trị sử dụng mà còn quan tâm đến các giá trị tinh thần được truyền tải trong các sản phẩm. Hơn nữa hoạt động du lịch mang tính xã hội và lan truyền vì vậy du lịch làng nghề sẽ khuếch trương, quảng bá và mở rộng thị trường các sản phẩm của làng nghề, góp phần đưa hình ảnh của sản phẩm và làng nghề đến với nhiều địa phương và quốc gia khác khau.

- Du lịch làng nghề góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương tham gia vào các dịch vụ hỗ trợ du lịch. Việc gắn kết các làng nghề truyền thống với hoạt động du lịch đã tạo ra hàng loạt các công ty du lịch, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống và bán đồ lưu niệm...tạo điều kiện cho lao động địa phương có công ăn việc làm trong lúc nông nhàn.

- Du lịch làng nghề giúp thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Hoạt động du lịch tác động mạnh đến dòng chảy tiền tệ, chuyển một số lượng tiền lớn từ các khu đô thị có mức thu nhập cao đến những vùng nông thôn có mức thu nhập thấp hơn. Vì vậy, du lịch làng nghề tạo ra mức cân bằng mới đối với mức thu nhập của nông thôn và thành thị. Quá trình di chuyển tiền tệ thông qua tiêu dùng du lịch góp phần rút ngắn khoảng cách và cải thiện tình

trạng bất bình đẳng về mức sống giữa các vùng có điều kiện phát triển khác nhau của đất nước.

3.1.2 Các tiêu chí của việc xây dựng mô hình liên kết.

3.1.2.1 Khái niệm về làng nghề du lịch:

Làng nghề du lịch là một không gian lãnh thổ nông thôn mang đậm nét văn hóa, lịch sử, có các nghệ nhân tiêu biểu thực hiện tổ chức sản xuất một hoặc một số sản phẩm thủ công truyền thống, đống thời làng nghề còn cung cấp các dịch vụ phcụ vụ và thu hút khách du lịch. Điểm khác nhau cơ bản giữa làng nghề thông thường hay làng nghề thương mại và làng nghề du lịch là ở chỗ: Làng nghề du lịch có lợi thế thu hút khách du lịch (khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa) và có các dịch vụ phục vụ khách du lịch (khách sạn, nhà hàng, hàng lưu niệm...)

Từ khi đất nước mở cửa, đời sống của cộng đồng dân cư được nâng cao, nhu cầu của khách du lịch đến thăm các làng nghề du lịch nhiều nên do vậy mà mô hình liên kết giữa làng nghề du lịch với các công ty lữ hành du lịch cũng phải được xây dựng và phát triển theo.

Việc phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, lấy du lịch là một trong những động lực thúc đẩy làng nghề phát triển và làng nghề phát triển cũng là nền tảng để phát triển du lịch làng nghề.

3.1.2.2 Các điều kiện để làng nghề trở thành làng nghề du lịch:

Thứ nhất là các giá trị văn hóa làng nghề thể hiện thông qua tính truyền thống của công nghệ và kỹ nghệ sản xuất, đó là kết quả của một quá trình kết tinh, truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc thù sản phẩm của làng nghề không phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất cao mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết, tài hoa của người thợ chế tác đồ thủ công, sản phẩm sản xuất đơn lẻ từng chiếc do đó nó mang đậm dấu ấn tình cảm và cá tính của người thợ. Trong xu hướng quốc tế hóa mọi mặt của đời sống, giá trị văn hóa truyền thống có sức thu hút đặc biệt đối với khách du lịch, bởi vậy du lịch làng nghề là một cách tiếp cận với các giá trị văn hóa truyền thống, tìm hiểu nhân sinh quan, thế giới quan và quan niệm của người Việt Nam.

Thứ hai là các giá trị lịch sử, các làng nghề phải có tuổi nghề khá cao, sản phẩm thường gắn với đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nên lưu giữ cả những yếu tố tín ngưỡng, phong tục tập quán của các làng nghề. Bởi vậy các làng nghề thường gắn kết với các lễ hội truyền thống, gắn với cảnh quan thiên nhiên truyền thống của làng quê Việt Nam như bến nước, dòng sông, đình làng...

Thứ ba là mức độ tham gia của cộng đồng cao. Động cơ của khách du lịch khi lựa chọn đến các làng nghề là được tận mắt quan sát quá trình sản xuất và mua sắm sản phẩm thủ công, ngoài ra họ còn muốn tham gia vào đời sống sinh hoạt thường nhật của làng quê. Quá trình này đòi hỏi mức độ tham gia của cộng đồng là rất lớn, từ khâu hướng dẫn sản xuất, cho thuê cơ sở lưu trú, mời khách các món ăn truyền thống đến thuyết minh cho khách về phong tục tập quán truyền thống của làng mình. Bởi vậy du lịch làng nghề đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa khách du lịch với người dân địa phương và với đơn vị kinh doanh du lịch.

3.1.2.3 Các tiêu chí để xây dựng mô hình liên kết giữa làng nghề du lịch và các công ty du lịch.

- Làng nghề có sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc, tinh xảo gắn liền với đội ngũ nghệ nhân.

- Có nơi sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ để biểu diễn quy trình sản xuất cho khách du lịch tham quan.

- Có các cửa hàng, gian hàng trưng bày và bày bán các sản phẩm của làng nghề tạo ra để khách du lịch xem và mua bán.

- Làng nghề có công trình văn hóa, lịch sử (cây đa, bến nước, sân đình...) - Công ty du lịch hoặc là đại diện của làng nghề du lịch có nhân viên thuyết minh, hướng dẫn khách du lịch trong quá trình tham quan sản phẩm, di tích lịch sử văn hóa của làng nghề.

- Làng nghề có cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách trong quá trình lưu lại tham quan sản phẩm của làng (bãi đỗ xe, nhà vệ sinh, nhà hàng ăn uống, lưu trú...).

- Cơ sở hạ tầng giao thông và mạng lưới giao thông thuận lợi, có bảng chỉ dẫn rõ ràng phục vụ khách tham quan.

- Tạo ra môi trường trong sạch, sản xuất sản phẩm không làm ô nhiễm môi trường.

- Thu nhập về du lịch chiếm ít nhất 25% tổng thu nhập của làng nghề.

3.2 Quy trình xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành với điểm du lịch làng nghề Hà Tây

3.2.1 Công tác chuẩn bị và vai trò của các bên.

3.2.1.1 Đối với các làng nghề.

- Phát triển cơ sở hạ tầng làng nghề: Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật dành cho du lịch đạt chất lượng và số lượng tương xứng với hoạt động du lịch. Đường vào làng nghề, đến các điểm di tích lịch sử văn hóa đã được xây dựng và đạt tiêu chuẩn; đường nội bộ, hệ thống các công trình công như bệnh viện - trạm y tế, bưu điện, bến xe...phù hợp với số lượng khách du lịch đến tham quan làng nghề và hoạt động của nhân dân trong làng. Một số công trình liên quan trực tiếp đến hoạt động du lịch được khuyến khích phát triển như: Xây dựng nhà trưng bày để giới thiệu về sản phẩm của làng nghề trong đó có các hiện vật về lịch sử và văn hóa của làng nghề, công cụ sản xuất truyền thống, các sản phẩm độc đáo của làng nghề...Những công trình này có năng lực hỗ trợ rất mạnh cho hoạt động hướng dẫn du lịch tại các điểm làng nghề.

Cơ sở hạ tầng yếu và thiếu đang là thách thức rất lớn đối với sự tăng trưởng và phát triển của du lịch làng nghề của tỉnh Hà Tây. Vì vậy, Hà Tây cần phải tiến hành song song nhiều biện pháp để có thể tăng cường hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ phục vụ cho du lịch cả về chất lẫn về lượng. UBND tỉnh Hà Tây cần ban hành quy chế ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, chỉ đạo Sở Du lịch, Sở Quy hoạch kiến trúc, Sở Tài nguyên môi trường - Nhà đất, Sở Kế hoạch Đầu tư các cấp chính quyền địa phương tạo điều kiện xúc tiến triển khai “Quy hoạch du lịch làng nghề” trên địa bàn tỉnh.

- Đầu tư tôn tạo cảnh quan làng nghề: Để bảo tồn và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ vốn, công nghệ, đào tạo nghề cho lao động để các hộ làm nghề thủ công có điều kiện mở rộng qui mô sản xuất; xây dựng quy hoạch, xác định các làng nghề cần bảo tồn để đầu tư

xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề, tạo điều kiện để quảng bá các sản phẩm của các làng nghề, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, tăng thu nhập cho nhân dân. Định hướng mở các tuyến du lịch sinh thái văn hoá về các làng nghề, qua đó để quảng bá sản phẩm làng nghề và bảo tồn, phát triển làng nghề bền vững.

- Đầu tư phục hồi và phát triển nghề: Bảo tồn và phục hồi văn hóa làng nghề, tổ chức khôi phục lại các lễ hội truyền thống mang bản sắc làng nghề, đặc biệt cần tái hiện lại một cách chân thực quá trình hình thành và phát triển của làng nghề, ông tổ của nghề và những nét đẹp trong bản thân quá trình tạo ra sản phẩm làng nghề đó. Có chính sách tôn vinh tổ nghề, nghệ nhân, những bàn tay vàng. Phát triển làng nghề không thể tách rời việc bảo tồn các yếu tố truyền thống độc đáo của dân tộc đã in đậm trên các sản phẩm thủ công đồng thời hỗ trợ phát triển các sản phẩm ấy lên một bước mới bằng cải tiến kỹ thuật sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng thời hiện đại. Đó cũng chính là nét đặc thù của du lịch làng nghề đang thu hút khách du lịch.

- Xây dựng không gian và môi trường du lịch: phân biệt với không gian sản xuất và chuẩn bị những điều kiện thuận lợi để đón du khách (bãi đỗ xe, nơi tiếp đón, nhà trưng bày, xác định địa chỉ tham quan, xây dựng cơ sở sản xuất biểu diễn và tạo điều điều kiện cho khách tham gia quá trình tạo tác sản phẩm, phát triển hệ thống dịch vụ giới thiệu, bày bán sản phẩm làng nghề, hệ thống dịch vụ phục vụ khách nghỉ ngơi, ăn uống…).

- Xây dựng môi trường an ninh du lịch: Sự gia tăng ngày càng nhanh lượng khách du lịch đến với làng nghề thì sẽ kéo theo việc xuất hiện tràn lan các cơ sở dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng đòi hỏi của du khách đã dẫn đến việc sử dụng quá mức tài nguyên, năng lượng...gây tác động xấu đến môi trường: nguồn nước, đất bị ô nhiễm, đa dạng sinh học suy giảm, bệnh tật gia tăng...đã tác động rất lớn đến cuộc sống, sức khoẻ của người dân.

Để phát triển du lịch một cách bền vững, hạn chế tới mức thấp nhất tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại làng nghề du lịch cần phải nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các

cấp chính quyền, của cộng đồng dân cư địa phương và của khách du lịch, đồng thời phải có các biện pháp hữu hiệu thu gom và xử lý rác thải.

Bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch là rất quan trọng, nó quyết định đến sự phát triển bền vững của du lịch. Bảo vệ tốt môi trường trong kinh doanh du lịch góp phần cải thiện sự xuống cấp của môi trường nói chung, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường, nhất là môi trường trong các làng nghề du lịch cần sự chung tay của các ngành, các cấp và người dân.

- Xác định đơn vị lữ hành liên kết: Các làng nghề, hiệp hội làng nghề cần liên kết với các đại lý du lịch, công ty lữ hành để phối hợp tiến hành khảo sát và sử dụng những tour du lịch, tạo sự nhận thức về tiềm năng du lịch của làng nghề. Phối hợp với các khách sạn để bán hàng lưu niệm, giới thiệu sản phẩm

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình liên kết giữa công ty lữ hành và điểm du lịch làng nghề truyền thống hà tây (Trang 62 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(132 trang)
w