1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng mô hình quản lý chuyển giao công nghệ dạy học bậc trung học cơ sở tại thành phố hồ chí minh

131 349 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 17,33 MB

Nội dung

Trang 1

BO GIAO DUC VA DAO TAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYEN NGOC BAO CHUONG

XAY DUNG MO HINH QUAN LY CHUYEN

GIAO CONG NGHE DAY HOC BAC TRUNG

HỌC CƠ SỞ TẠI THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

MA NGANH : 60.14.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học : PGS —- TS NGÔ SĨ TÙNG

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô, các anh chị và các bạn Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:

Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, Khoa Quản lý giáo dục trường Đại Hoc Vinh da tao moi diéu kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn Ban giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ trường Đại Học Sài Gòn đã tô chức các hoạt động học tập giúp tôi có cơ hội tiếp thu kiến thức hiệu quả

Phó giáo sư- Tiến sĩ Ngô Sỹ Tùng, người thấy kính mến đã hết lòng giúp đố, day bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô trong hội đồng chấm, phản biện luận văn đã cho tôi những đóng góp quU báu để hoàn chỉnh luận văn này

Các Thầy Cô là chuyên viên Sở GD-ĐT Tp.HCM, cán bộ quản ý Phòng GD-ĐT quận Bình Thạnh, các Thây Cô làm công tác quản lý tại các trường phô thống trên địa bàn Tp.HCM đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và khảo sát thực tế, đóng góp ý kiến xây dựng đề tài của tơi được hồn thành

Xin kinh chic qu Thay Cô, anh chị và các bạn sức khỏe và thành công Tác giả luận văn

Trang 3

MỤC LỤC Nội dung Trang Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các hình vẽ, đồ thị MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐÈ TÀI

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vân đê 11

1.2 Các khái niệm cơ bản 20

1.3.Quản lý chuyên giao công nghệ dạy học 41 1.4 Cơ sở pháp lý của đề tài 42 Kết luận chương 1 44 Chuong 2 THUC TRANG QUAN LY CHUYEN GIAO CONG NGHE DẠY HỌC BẬC THCS TẠI TP.HCM 2.1 Khái quát về tình hình phát triển kinh tế, xã hội và ngành gíao dục - đào 46 tạo TP.HCM 2.2 Thực trạng công tác chuyền giao công nghệ tại Việt Nam nói chung và 50 Tp.HCM nói riêng 2.3 Thực trạng công tác quản lý chuyên giao công nghệ dạy học bậc THCS 57 tại TP.HCM Kết luận chương 2 78

Chương 3 ĐÈ XUẤT MƠ HÌNH QUẢN LÝ CHUYỂN GIAO CONG

NGHE DAY HOC BAC THCS TAI TP.HCM

Trang 5

BANG KY HIEU CHU VIET TAT Stt Chữ viết đầy đủ Ký hiệu viết tắt 1 Giáo dục GD 2 † Giáo dục và đào tao GD-ĐT 3 | Giáo viên GV 4_ | Khoa học kỹ thuật KHKT 5 Khoa học giáo dục KHGD 6 | Quan ly giáo dục QLGD 7 | Cơ sở đào tạo CSDT 8 | Can b6 quan ly CBQL 9 | Hoc sinh HS 10 | Phương pháp dạy học PPDH 1I | Khoa học và công nghệ KH&CN 12 | Công nghệ dạy học CNDH 13 | Công nghệ giáo dục CNGD

14 | Công nghệ đào tạo CNĐT

15 | Công nghệ thông tin CNTT

Trang 6

MO DAU Li do chon dé tai

Trong quá trình phát triển của mọi quốc gia, giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, là con đường quan trọng nhất dé phát huy nguồn lực con người Chính vì vậy, sự đi lên bằng giáo dục đã trở thành con đường tất yếu của thời đại Trí tuệ của con người đã trở thành tài sản quý giá của mỗi quốc gia Nâng cao và phát triển dân trí là điều kiện kiên quyết đề đưa đất nước tiến lên trong xu thế hội nhập hiện nay Từ xu thế tất yếu của thời đại và yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ đây mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, là điều kiện dé phat huy nguân lực con người, yếu tô cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng nhanh và bên vững ”

Nền giáo dục cách mạng đã tạo nên những nét đẹp của văn hoá dân tộc,

tạo nên bản sắc Việt Nam, sức mạnh Việt Nam, đó chính là tiền đề cho dân

tộc ta viết lên những trang sử chói lọi Dé cao vai trò của giáo dục là đề cao tư tưởng tiến bộ mang tính thời đại Đây là tư tưởng chỉ đạo có tầm chiến lược của Đảng ta, đang từng bước được thể chế hoá một cách thấu đáo, đồng bộ và kịp thời trong cuộc sống GD-ĐT đã và đang đứng trước những cơ hội phát

triển mới, đồng thời cũng phải đối đầu với nhiều thách thức mới

Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6

khóa XI về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội

nhập quốc tế nhận định: Tiềm lực KH&CN được nâng lên Quản lý nhà nước

về KH&CN từng bước được đổi mới Hệ thống pháp luật về KH&CN được

Trang 7

phát huy tác dụng Hợp tác quốc tế được đây mạnh và chủ động hơn trong một số lĩnh vực, góp phần nâng cao năng lực, trình độ KH&CN trong nước Tuy nhiên, hoạt động KH&CN nhìn chung còn trầm lắng, chưa thực sự trở

thành động lực phát triển kinh tế - xã hội Cơ chế quản lý hoạt động KH&CN

chậm được đối mới Thị trường KH&CN phát triển chậm chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu, ứng dụng và đào tạo với nhu cầu sản xuất, kinh doanh

và quản lý Hợp tác quốc tế về KH&CN còn thiếu định hướng chiến lược,

hiệu quả thấp Đồng thời nêu quan điểm định hướng phát triển:

- Tiếp tục đối mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển KH&CN: phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tô chức KH&CN phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Chủ động tích cực hội nhập quốc tế đề cập nhật tri thức KH&CN tiên tiền của thể giới

- Đầu tư cho nhân lực KH&CN là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc

Chuyên giao công nghệ là một trong những đặc điểm nối bật của sự

phát triển kinh tế thế giới trong những thập kỷ gần đây Kinh nghiệm phát

triển kinh tế của các nước thành công nhất cho thấy, việc tiếp nhận một cách có hiệu quả công nghệ nước ngoài, đồng thời chuyền giao công nghệ có hiệu quả trong nước là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thu hẹp khoảng cách với các nước phát triển đi trước nhất là với lĩnh vực giáo dục

Trang 8

triển giáo dục, không còn làm giáo dục theo kiểu “phong trào, hình thức, cục bộ” mà cần phát triển giáo dục trong mối liên hệ với thực tiễn khách quan của xã hội, của đất nước và thế gidi, gan bó mật thiết với các lĩnh vực kinh tế, văn

hoá, KH&CN Phát triển giáo dục nhanh và bền vững là đòi hỏi cấp bách,

nhưng cũng là yêu cầu lâu dài có ý nghĩa sống còn với nền giáo dục Việt

Nam Giáo dục Việt Nam tuy đã đạt được rất nhiều thành tựu, đã khởi sắc

thực sự song giáo dục Việt Nam vẫn là nền giáo dục của một nước nghèo, một nước trong những nước đang phát triển Phát triển giáo dục nhanh, bền vững và hiệu quả là tạo sức cạnh tranh cho kinh tế- xã hội, vì thực chất công cuộc cạnh tranh kinh tế- xã hội giữa các nước hiện nay là cạnh tranh về giáo dục

Quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục Việt Nam được Đảng và Nhà nước nêu rõ: Toàn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội cùng với không ít thách thức, trong đó có nguy cơ văn hóa dân tộc bị lu mờ bởi việc du nhập những lối sống và giá trị xa lạ, cực đoan, thậm chí phi nhân tính Cần vận dụng những kinh nghiệm giáo dục của nhiều nước tiên tiến trên thế giới để tiết kiệm thời gian, công sức, tiền của, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa nước ta và các nước trên thế giới Tuy nhiên, việc tiếp nhận những mô hình giáo dục của nước ngoài phải được xem xét thận trọng để phù hợp với trình độ

phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo tính khả thi đồng thời không làm tốn hại

đến những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Vận dụng những bài học kinh nghiệm của quốc tế phải được tiến hành đồng thời với việc nhắn mạnh hơn những yếu tố dân tộc trong nội dung và phương pháp giáo dục, giúp người học hiểu biết sâu sắc về văn hóa Việt Nam, biết tự hào về truyền thống dân tộc, có ý thức và trách nhiệm gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc

Đồng thời giáo dục phải đảm bảo chất lượng tốt nhất trong điều kiện

Trang 9

nhưng chất lượng cũng đòi hỏi những đầu tư thỏa đáng Trong vài thập niên tới ở nước ta chưa thể đòi hỏi sự đầu tư của nhà nước cho giáo dục ngang bằng đầu tư của nhiều nước khác trên thế giới, đặc biệt là những nước phát triển Cần tận dụng sự đầu tư của nhà nước, những đóng góp của xã hội với nguồn lực còn hạn hẹp đề đạt đến chất lượng giáo dục tốt nhất, mặc dù chất lượng này có thể chưa so sánh được với chất lượng giáo dục cao của nhiều nước khác trên thế giới Việc tận dụng các kinh nghiệm và mô hình giáo dục của các nước tiên tiến, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực trong giáo dục, thu hút các nhà khoa học, nhà giáo giỏi trong và ngoài nước tham gia giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu khoa học là những giải pháp cần được chú trọng nhằm sử dụng tối ưu các nguồn đầu tư và hỗ trợ dé nang cao chat lượng giáo dục

Đối với Việt Nam, chuyển giao công nghệ dạy học nói riêng hiện nay còn nhiều bất cập Thuật ngữ “công nghệ dạy học” (CNDH) thậm chí còn ít được dùng trong công tác, nhất là bậc phố thông, đối với giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở đào tạo thì công nghệ dạy học hầu như không thấy nhắc đến mặc dù hoạt động này có diễn ra nhưng vai trò của nó hết sức mờ nhạt, chủ yếu là qua các đợt bồi dưỡng thường xuyên họp chuyên môn theo đơn vị từ Sở đến Phòng dé triển khai một số nội dung đổi mới phương pháp dạy — học mỗi năm vài lần cho các trường sau đó các trường tự lên kế hoạch thực hiện và rất nhiều trường vì nhiều lý do: kinh phí, nhân lực, , và một nguyên nhân

lớn là thiếu mô hình quản lý có hiệu lực, có thể không làm hoặc làm theo kiêu

Trang 10

bằng ứng dụng kỹ năng, phương tiện, phương pháp dạy - học mới, là một trong những biểu hiện tính thiếu đồng bộ của hệ thống giáo dục

Tôi chọn đề tài “Xây dựng mô hình quản lý công tác chuyển giao

công nghệ dạy học bậc THCS tại thành phố Hồ Chí Minh” nhằm mục tiêu

đề xuất một mô hình giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo bậc THCS§ tại Tp.HCM có thể thực hiện hiệu quả công tác này trong giai đoạn đổi mới nền giáo dục và phát triển khoa học và công nghệ của đất nước sắp tới

1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề xuất một mô hình giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo có thể thực hiện hiệu quả, có chất lượng công tác quản lý chuyển giao công nghệ dạy học bậc THCS tại TP.HCM

1 Cơ sở khoa học và tính thục tiễn của đề tài:

- Cơ sở khoa học:

- Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ biện chứng giữa sự phát triển khoa học — công nghệ với phát triển kinh tế, xã hội

-_ Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần XI năm 2011 về nội dung phát triển giáo dục — đào tạo và khoa học — công nghệ

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung

ương 6 khóa XI về phát triên KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế

- Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam (Ban hành kèm theo

Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng

Trang 11

Nếu đề xuất và thực hiện được các giải pháp quản lý có tính khoa học, kha thi thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý chuyên giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM giúp tiết kiệm chỉ phí và tăng tính đồng bộ trong việc triển khai công nghệ dạy học hiện đại

2 Mục tiêu của đề tài:

- Muc tiêu : Đề xuất một mô hình giúp cho cơ quan quản lý Nhà nước, quản lý ngành giáo dục và các cơ sở đào tạo có thể thực hiện hiệu quả và có chất lượng công tác quản lý việc chuyển giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM

- Phạm vi nghiên cứu: Bộ phận chuyển giao công nghệ Sở GD-ĐT; Phòng GD-ĐT một số quận, huyện: các trường THCS trên địa bàn Tp.HCM Cách tiền hành chuyển giao công nghệ dạy học tại các cơ quan quản lý ngành giáo dục, các cơ sở đào tạo bậc THCS

3 Phương pháp nghiên cứu: - Tê lý thuyết:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp phân loại- hệ thống

hóa, phương pháp cụ thê hóa các tài liệu lý luận có liên quan để xây

dựng cơ sở lý luận cho đề tài

-_ Phương pháp tiếp cận phân tích chức năng, phương pháp tiếp cận hệ thống

- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phuong pháp quan sát

- Phương pháp điều tra

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí giáo dục - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trang 12

- Phương pháp thống kê toán học: - Bảng câu hỏi phỏng vấn

- Biểu đổ: nhân quả, tiến trình, kiểm soát 4 Nội dung nghiên cứu:

- Khách thể nghiên cứu

Công tác chuyên giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM

- Đấi tượng nghiên cứu

Mô hình quản lý chất lượng chuyền giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM

- Dự kiến các loại số liệu, dữ kiện, dự liệu cần thu thập phục vụ cho đề tài:

- Thực trạng công tác quản lý chuyền giao và áp dụng một số công nghệ dạy học tại các trường THCS tại Tp.HCM trong vài năm gần đây

- Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý (CBQL) ngành GD Tp.HCM về

công tác chuyền giao công nghệ dạy học ở các trường THCS tại Tp.HCM trong vài năm gần đây

- Ý kiến chuyên gia Sở GD-ĐT, Sở KH&CN Tp.HCM về công tác

chuyển giao công nghệ dạy học tại các trường THCS trên địa bàn

Tp.HCM

Nghiên cứu tổng quan:

- Các Văn bản nói về công tác chuyển giao công nghệ tại Việt Nam cho đến nay chủ yếu đề cập đến chuyên giao công nghệ trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, dịch vụ du lich, thé thao, y tế, trong đó các văn kiện của

Đảng như văn kiện Đại hội XI, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 31/10/2012 Hội nghị Trung ương 6 khóa XI về phát triên KH&CN phục vụ sự nghiệp

công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng

Trang 13

vóc vĩ mô và định hướng chiến lược, phần lớn nội dung nói đến những thành tựu đã đạt được, những hạn chế cần khắc phục, dé ra phương hướng, các giải

pháp đề phát triền KH&CN

- Lĩnh vực giáo dục tuy có đề cập đến vấn đề chuyển giao công nghệ nhưng chủ yếu và hầu như tập trung vào giáo dục đại học và đào tạo nghẻ, trong khi đó giáo dục phố thông ngày nay được xem là nền tảng tạo nên lực lượng lao động hiện đại cho nền kinh tế tri thức, người dạy - học rất cần tiếp cận các phương pháp, phương tiện tiên tiến để phục vụ việc quản lý, xây dựng chương trình, đối mới phương pháp dạy — học tạo chuyên biến căn bản theo nghĩa từ là phải từ người học còn tuôi thiếu niên — giai đoạn hình thành nhân cách, phong cách học tập, làm việc khoa học, thi hầu như ít thấy bàn bạc đến

- Có thé noi, chuyển giao công nghệ dạy học là xu thế tất yếu để giáo dục Việt Nam hội nhập và phát triển, hay nói cách khác theo quan điểm hệ thống công tác chuyên giao công nghệ dạy học là một thành tố không thể

thiếu trong hệ thống giáo dục hiện nay và với bối cảnh công nghiệp hóa, hiện

đại hóa để nhanh chóng đưa đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu hướng tới mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020 thì chuyển giao công nghệ dạy học càng có vai trò quan trọng hơn

- Các nghiên cứu về quản lý chất lượng cũng chỉ rõ đặc trưng của quản lý chất lượng là quản lý quá trình hướng đến mục tiêu chung, là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu người được phục vụ với điều kiện sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có của tổ chức

Trang 14

nhạt, điều này có thê có nguyên nhân chủ quan từ quản lý Nhà nước cấp Sở, Bộ cho rằng các cơ sở dao tạo, trường học chỉ đơn thuần là nơi thụ hưởng (một cách thụ động) và được triển khai theo lối áp đặt (đơn cử một số công nghệ gần đây như giai pháp quản lý nhà trường bằng công nghệ thông tin (CNTT): các phần mềm quản lý mã nguồn mở dùng hệ điều hành Linux được Việt hóa những năm đầu XXI: Phương pháp dạy học thế kỷ XXI của Intel nam 2007; Day học theo dự án, day hoc e-learning của Microsoft năm 2011; hoặc gần đây hơn là chương trình Smas của Viettel năm 2011: Quản lý nhà trường Vmis năm 2012 từ dự án của Châu Âu (EU): gây tốn kém và chưa chắc hiệu quả mà còn nhiều bất cập khi đưa vào áp dụng thực tế) hoặc rơi vào tình trạng buông lỏng quản lý đề các trường phố thông tự tìm kiếm, tự trang bị, tự sử dụng chẳng hạn bảng tương tác activeboard, dung cu thực hành thí nghiệm tích hợp với mulmedia rất đắt tiền nhưng nếu không dùng đúng thi rơi vào hình thức, trình diễn, thiếu thực chất, gây lãng phí thời gian, tiền của

- Như vậy theo những luận điểm trên đứng ở góc độ quản lý trường học phố thông ta thấy vai trò của nhà trường — nơi trực tiếp sử dụng công nghệ dạy học mới — chưa thực sự chủ động, chưa phát huy được tính sáng tạo, chưa thấy được mối quan hệ ràng buộc giữa nhà trường với các đối tác (giúp cho cả 2 bên nâng cao năng lực hoạt động) cũng như triệt tiêu tỉnh thần phản biện khoa học đề giúp cho cơ quan quản lý nhà nước, quản lý ngành giáo dục, các đối tác, nhà cung cấp, các tổ chức tài trợ có cái nhìn khách quan, chuẩn xác tình hình ứng dụng công nghệ dạy học có những mặt tích cực và hạn chế ra sao đề có biện pháp điều chỉnh hoàn thiện

- Nghiên cứu của tác giả:

Trang 15

e Khảo sát thực trạng quản lý chuyên giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM

e Quan điểm hệ thống, về mô hình quản lý và cách tiếp cận trong việc xây dựng một mô hình quản lý chuyên giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM

e Đề xuất mô hình quản lý, mô tả hoạt động của mô hình chuyên giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM

-Dự kiến kết quả đạt được:

eMô hình quản lý chất lượng chuyền giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM giúp cho các cơ sở đào tạo tô chức tiếp nhận và ứng dụng có hiệu quả công nghệ dạy học về mặt chất lượng công việc và lợi ích kinh tế đồng thời góp phần cải cách hành chính trong quản lý Nhà nước đối với ngành giáo dục

e Là cơ sở thành lập cơ sở dữ liệu để tư vấn cho công tác chuyên giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM ngày càng hiệu quả hơn -Dự kiến nội dungtrình bày:

Chương l: Cơ sở lý luận của dé tai

Chương 2: Thực trạng quản lý chuyển giao công nghệ dạy học bậc THCS tại Tp.HCM

Trang 16

Chương 1

CO SO LY LUAN CUA DE TAI

1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1.Sự ra đời khái niệm công nghệ dạy học và các giai đoạn phát triển của nó

Ta có thể xem xét khởi đầu của ngành CNDH từ thời Hy Lạp cổ đại

Thuật ngữ "Technology"(công nghệ) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ chữ "Technologia" trong tiéng Hy lap Tir nay trong tiếng Hy lạp có nghĩa là cách xứ lý/thủ thuật hoặc kỹ năng xử lý có hệ thống Một nhóm các nhà giáo tỉnh hoa uyên bác thời Hy lạp cô đại (nhóm Sophists) nổi tiếng có những lý lẽ tranh luận thông minh sắc sảo và tài hùng biện thường đi dạy học cho các

nhóm trẻ biết sử dụng thuật hùng biện đúng cách thức và do vậy mà có thể

xem họ là những nhà CNDH đầu tiên Những bài giảng của nhóm Sophists này gây ảnh hưởng lớn đến các nhà triết học Socrate, Plato, Aristotle và đã góp phân tạo nên tảng triết học cơ bản cho tư tưởng phương Tây Do vậy có thể suy ra, bất cứ những phương pháp, kỹ năng, thủ thuật, chiến lược hay bí quyết nào được sắp xếp một cách khoa học, có hệ thống, được dưa vào sử dụng mà đem lại hiệu quả cho việc giảng dạy thì được gọi là CNDH

Các giai đoạn hình thành và phát triển khái niệm CNDH ở thế kỷ XX: Ta có thể thấy cơ sở của ngành CNDH bắt nguồn từ các ý tưởng của các nhà Hy lạp cổ đại như được nêu trên Tuy vậy, thực chất lịch sử của ngành CNDH hiện đại lại chủ yếu rơi vào thế kỷ XX, dựa trên 3 nền tảng hiện đại: Thiết kế giảng dạy (Instructional design), phương tiện truyền thông trong day hoc (Instructional Media) va Céng nghé may tinh trong day hoc (Instructional Computing).Cac thoi ky:

Trang 17

- Tê thiết kế bài giảng: quan niệm của Thorndike (1874 - 1949) về quá trình học ở đầu thế ky XX (dua theo tâm lý học ứng xử/hành vi: kích thích, phản ứng, thưởng/sửa lặp đi lặp lại) được ứng dụng vào phương pháp dạy học (PPDH), phát triển những kỹ năng, nhằm đạt mục tiêu đề ra hay kết quả mong muốn Thời thế chiến thứ 2 có phương pháp tiếp cận hệ thống được dùng đề huấn luyên ở trường quân sự

- Phương tiện dạy học (DH) (phát triển song song với thiết kế bài học ở thé ky XX): Day học cô truyền chỉ dựa vào lời nói và chữ viết, sau này có

thêm các đồ dùng học tập khác Năm 1905, trung tâm Media đầu tiên ở Mỹ

sưu tầm đồ dùng dạy học bao gồm các đỗ vật, mô hình, bản đồ Đầu thế kỷ XX, ở Hoa kỳ bắt đầu có dạy học bằng hình ảnh (visual), rồi vào thập niên 1920 và 1930 có âm thanh (audio) Về sau, nhiều phim ảnh được đưa vào lớp học (phim kịch, phim khoa học và lịch sử) Đến đầu những năm 40, có trung tâm giáo dục theo chương trình dạy học nghe nhìn ở Mỹ (năm 1943) Năm 1946, kế họach dạy học nghe nhìn được thực hiện ở trường DH Indiana - Hoa kỳ Trong thế chiến thứ 2, có nhiều phim huấn luyện được dùng trong giáo dục quân sự

Từ đầu thập kỷ 40 đến thập kỷ 50 nhiều phương tiện công nghệ trình

bày thông tin (chữ viết, âm thanh, hình ảnh ) như đèn chiếu (phương tiện

nghe nhìn), phim ảnh ngày được sử dụng rộng rãi trong GD-ĐT ở khắp châu Âu, Mỹ Từ đó đã mở ra nhiều tranh luận chung quanh bản chất, đối tượng, khái niệm, thuật ngữ công nghệ giáo dục (CNGD), dự báo xu hướng công nghệ hóa GD CNGD được hiểu là ứng dụng các thành tựu kỹ thuật vào quá trình dạy học

Trang 18

- Thiết kế bài giảng: phát triển mạnh hơn về tâm lý hành vi

(Behaviorism cua Skinner), dua trén phản xa có điều kiện Ngoài ra còn xuất hiện lý thuyết mục tiêu (objectives) của Bloom (1956), tâm lý nhận thức của Gagné (60), thiét ké bai giảng theo nguyên tắc, đặt ra mục tiêu giảng dạy, thiết kế giảng dạy sao cho đạt mục tiêu đánh giá đo lường được, tối ưu hoá việc học Phương pháp tiếp cận hệ thống phát triển mạnh

- Phương tiện DH: Truyền hình ở thập kỷ 50, ngày càng có nhiều kênh

đài phục vụ học tập (khám phá, lịch sử, ) Hiện nay thì video thịnh hành hơn Ban đầu, tư tưởng này tập trung vào việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật, về sau vào mục đích dạy học, kết hợp khoa học nghe nhìn với lý thuyết học tập, đánh dấu bước ngoặt ra đời của CNDH hiện đại Từ đó xuất hiện máy dạy học, tư tưởng dạy học chương trình hóa của Skinner được hưởng ứng rộng rãi

- Công nghệ máy tính trong DH, sự ra đời của phần cứng Máy tính công kênh đầu tiên ra đời năm 1946, sau nay trải qua các thế hệ: thế hệ 1-

chân không (vacumn), thập kỷ 50 - thế hệ 2, thập kỷ 60 thế kỷ XX ra đời

transistor (nhanh, nhỏ, rẻ,bền hơn) c Giai đoạn 1960-1980

- Tê thiết kế DH: Đến cuối những năm 1960, bắt đầu nảy sinh cách tiếp cận công nghệ đối với việc thiết kế quá trình dạy học nói chung, nghĩa là công nghệ của chính sự thiết kế quá trình dạy học Dạy học chương trình hóa là con đẻ đầu tiên của cách tiêp cận này Quan điểm này được áp dụng triệt để vào dạy học vào những năm 1960

Trang 19

mới, xem lại bản chất của KH nghe nhìn và Media Media trở thành 1 phần quan trọng của CNDH, gắn liền với quá trình thiết kế bài giảng, giao tiếp

- Tê công nghệ máy tính trong DH: thập niên 70 thế kỷ XX xuất hiện

chips -thế hệ thứ 4, cuối thập niên 70 phát triển qui mô lớn Năm 1976 máy

tính cá nhân Apple đầu tiên ra đời, phát triển nhanh ứng dụng CN máy tính vào dạy học Năm 1968 hòan thiện và ứng dụng chương trình hóa LOGO vào học viện Massachuset - Hoa kỳ Các nhà chuyên môn nghe nhìn và chương trình hóa thống nhất thuật ngữ CNGD

B.P Skinner (1968) là người đầu tiên xử dụng thuật ngữ công nghệ giảng dạy (technology of teaching) tạo ra sự phát triển máy dạy học có sự hỗ trợ bằng máy tính và những thiết b¡ điện tử trong lớp học để giải quyết tình trạng thiếu GV vào những năm 1970 nhưng đã thất bại sau thời gian không lâu

Kết luân: Thập kỷ 1970 được đánh dấu bởi 3 đặc điểm: a) ngoài nghe

nhìn, chương trình hóa còn có cơ sở tin học, lý thuyết viễn thông, đo lường GD, phân tích hệ thống và các KHGD như tâm lý học, lý thuyết quản lý, họat đông nhận thức, tổ chức quá trình GD và tô chức lao đông sư phạm, b) cơ sở phương pháp luận của CNGD chuyền từ dạy học thuyết trình sang dạy học nghe nhìn, c) sự tích cực đào tạo các nhà công nghệ GD học có nghiệp vụ;

xuất hiện nhiều loại hình nghe nhn hiện đại hóa

CN cúa qua trình dạy học được nghiên cứu bằng tiếp cận hệ thống và cho rằng CNGD là nghiên cứu, thể nghiệm và ứng dụng những nguyên tắc tối ưu hóa quá trình dạy học trên cơ sở các thành tựu mới nhất của KHKT

Như vậy thuật ngữ CNDH, CNGD, CNĐT, đã xuất hiện và có thể chia thành

2 nhóm:

Trang 20

Nhóm này đồng nhất CNDH với việc sử dụng vào dạy học các phát minh, các sản phẩm CN hiện đại và các phương tiện kỹ thuật hiện đại, các hệ thống kỹ thuật và phương tiện hỗ trợ để cải tiến qúa trình học tập của con người, nâng cao chất lượng học tập

- Theo nghĩa rộng:

Ngoài việc áp dụng phương tiện dạy học còn có các thành tựu của các khoa học vào qúa trình GD, khái nệm CNDH được hòan thiện, mở rộng và có chiều sâu hơn

"CNDH là khoa học về GD, nó xác lập các nguyên tắc hợp Ìý của cơng tác dạy học và những điều kiện thuận lợi nhất đề tiễn hành quá trình đào tạo cũng như xác lập các phuơng pháp và phương tiện có kết quả nhất đề đạt mục đích đào tạo đề ra, đồng thời tiết kiệm được sức lực của thay va tro" (UNESCO 5/1976)

d Giai doan 1980-1990:

-Vê thiết kế dạy học: Vẫn còn nghiên cứu nhằm vạch ra các nguyên tắc, các biện pháp tối ưu hóa qúa trình đào tạo bằng cách phân tích từng nhân tó, nâng cao hiệu quả đào tạo, các phương tiện đánh giá Cách tiếp cận này ngày nay được phổ biến rộng rãi ở tòan bộ công tác của trường học hoặc của bất kỳ

khâu thiết kế đào tạo nào Một số nhà khoa học GD đã muốn phát triển GD

bằng cách qui trình hóa, khách quan hóa quá trình dạy, làm cho nó đạt hiệu quả tối ưu cho nhiều người

- Vé phương tiện truyền thông trong dạy học: có thêm nhiều dạng thông tin mới, hình ảnh tĩnh động, hoạt hình, trở nên phố biên hơn, băng đĩa nhac, video,

Trang 21

các phương tiện chuyên môn chương trình hóa lớp học theo đĩa; 1990 ứng dụng cơng nghệ liên hồn trong giáo dục Số lượng máy tính cá nhân phát triển nhanh

- Từ đầu thập kỷ 80 có đặc trưng bởi sự thành lập các phòng thực nghiệm máy tính và lớp học theo dia, sự lớn mạnh về số lượng và chất lượng các phương tiện giáo dục chương trình hóa và sự nghiên cứu hệ thơng video liên hồn

e Giai đoan từ sau 1990

- Tê thiết kế dạy học: phương pháp giao tiếp, hợp tác, học theo tình huống, giải quyết vấn đề và các lý thuyết khác về quá trình học tập đặc biệt nghiên cứu lý thuyết học tập kiến tạo, lấy người học làm trung tâm (trò tự xây dựng kiến thưc cho mình trong bối cảnh xã hội) được quan tâm đặc biệt trong quá trình thiết kế, tích hợp mọi phương tiện kỹ thuật và nhiều ngành khoa học khác và công tác đánh giá

Có tổn tại một số quan điểm đối lập: sự thừa nhận của một số nhà GD cho rằng có một CNDH Đồng thời lại có quan điểm chỉ thừa nhận có công

nghệ ứng dụng vào GD, chứ không thê có một CNDH được hiểu đơn thuần

như khái niệm công nghệ trong sản xuất Có những nhà giáo cho rằng CNDH đã phát triển tới mức độ cao, đã trở thành một khoa học có tính độc lập, nhưng cung có ý kiến cho rằng CNDH còn phải tồn tại ở thời kỳ tiền công nghệ cho đến khi có 1 lý thuyết đầy đủ cơ sở khoa học." (Lê Khánh Bằng)

- Tê phương tiện dạy học: Media kỹ thuật số phát triển nhanh, tích hợp vao may tinh, Multimedia, dé hoa, hinh anh 4m thanh CD, video déu duoc ky thuật số hoá

Trang 22

trợ của máy tính ngày càng phát triển mạnh mẽ Vai trò của Internet, www, mạng, học từ xa

Kết luận:

Tóm lại CNDH thực sự phát triển mạnh mẽ từ những sự thử nghiệm GD trên cơ sở thị giác của những năm 1920, tiếp theo là lý thuyết về truyền thông và dạy học, các trào lưu tâm lý học GD cuả những năm 1950 (tâm lý học ứng xử theo mô hình Skinner, và tâm lý học nhận thức mô hình Piaget), khái niệm về sự quan lý và các hệ thống truyền thông cho chức năng sư phạm vào những năm 1960 Từ sau năm 1970, công nghệ truyền thông và công nghệ máy tính càng thể hiện rõ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế cũng như thực hiện bài giảng Ngày nay, CNDH ngày càng được bố sung, phát triển cho hoàn thiện hơn, ứng dụng nhiều lý thuyết học tập, hồ trợ kỹ thuật

1.1.2.Nghiên cứu về quản lý chuyển giao CNDH tại Việt Nam:

Theo những phân tích trên, CNDH là một loại CN do đó quản lý chuyển giao CNDH không nằm ngoài phạm vi điều chỉnh của quản lý chuyển giao CN, những đặc trưng riêng có của CNDH sẽ được làm rõ ở những phần sau Nghiên cứu về quản lý chuyền giao CN đã có ở nước ngoài từ lâu vào những năm giữa thế kỷ 20 (cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 5 — cach mang công nghệ hiện đại), đối với Việt Nam từ sau 1986 đã có định hướng chiến lược phát triển KH&CN, và từ năm 1997 đến nay chuyền giao CN đã trở nên là một ngành nghiên cứu ứng dụng chun mơn hố cao trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước

Van dé dat ra 1a cần làm rõ vai trò của quản lý CH, chuyền giao CN, nó

giống và khác như thế nao đối với các công tác quản lý khác, để từ đó làm cơ

sở cho việc xây dựng mô hình quản lý cho phù hợp

Trang 23

Thứ nhát: Không phải tất cả mọi đổi mới công nghệ đều mang lại lợi

ích cho xã hội TẤt cả mọi công nghệ đều có hai mặt của nó, bên cạnh mặt tích cực như mang lại hiệu quả sản xuất, dịch vụ là khía cạnh tiêu cực như làm Suy thoái tài nguyên, hủy hoại môi trường Ngoài ra, việc sử dụng công nghệ sai mục đích (do nhập sai), dùng quá mức cần thiết sẽ mang lại tai họa cho tự nhiên và cho xã hội Thực ra, những ảnh hưởng xấu của công nghệ không phải do chính công nghệ gây ra mà do con người lạm dụng nó 7 vay quan ly công nghệ dé chéng lại sự lạm dụng công nghệ

Thứ hai: Theo thống kê của Liên Hợp Quốc năm 1984 thì “sự cung cấp tiền bạc và công nghệ cho các nước đang phát triển đã không mang lại sự phát triển Nguyên nhân là các nước này thiếu năng lực quản lý công nghệ” Tháng 1/1985 chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) đã cùng Trung tâm chuyển giao công nghệ châu Á - Thái Bình Dương (APCTT) thực hiện chương trình “Tăng cường năng lực quản lý công nghệ” N?z vậy, quản lý công nghệ là khâu vếu kém của các nước đang phát triển, không quản hy cong nghệ tối, không thê thành công trong việc phát triển đất nước dựa trên công nghệ

Trang 24

quản lý công nghệ - chuyên giao công nghệ - là công cụ tốt dé thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Thứ tư: Ở phạm vi cơ sở, quản lý công nghệ là quản lý các tiến bộ kỹ thuật ở cơ sở Quản lý công nghệ ở cơ sở thông qua các hoạt động như phân tích đầu vào, phân tích thị trường, phân tích khả thi về công nghệ, kinh tế, xã hội, pháp luật làm cơ sở cho các quyết định của lãnh đạo trong việc đầu tư cơ

sở vật chất, tìm kiếm và mở rộng thị trường, đối mới công nghệ N7 váy,

quản lý công nghệ là phương tiện đề đáp ứng thỏa đáng lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng - ở đây trong ngành GD có thê xem là trường học và học sinh

Đối với ngành GD Việt Nam nói chung và Tp.HCM nói riêng, từ những

năm đầu tiên của thế kỷ 21 khi nền kinh tế đất nước có những bước phát triển

Trang 25

1.2 Các khái niệm cơ bản: 1.2.1.Công nghệ

Có thể nói công nghệ xuất hiện đồng thời với sự hình thành xã hội loài người Từ “công nghệ” xuất phát từ tiếng Hy Lạp “Techne” có nghĩa là một công nghệ hay một kỹ năng, và “Logos” có nghĩa là một khoa học, hay sự nghiên cứu Như vậy thuật ngữ technology (tiếng Anh) hay technologie (tiếng Pháp) có nghĩa là khoa học về kỹ thuật hay sự nghiên cứu có hệ thống về kỹ thuật, thường được gọi là Công nghệ học

Ở Việt Nam trước đây, công nghệ thường được hiều là quá trình tiến hành

một công đoạn sản xuất, là thiết bị đề thực hiện một công việc, do đó công nghệ thường được dùng như tính từ của cụm thuật ngữ như: qui trình công nghệ, thiết bị công nghệ dây chuyền công nghệ Cách hiểu này có xuất xứ từ định nghĩa trong từ điển kỹ thuật của Liên Xô trước đây: “Công nghệ là tập hợp các phương pháp gia công, chế tạo, làm thay đôi trạng thái, tính chất, hình dáng nguyên, vật liệu hay bán thành phẩm sử dụng trong quá trình sản xuất dé tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh" Theo những quan niệm này thì công nghệ chi liên quan đến sản xuất vật chất

Từ những năm 60 của thế kỷ XX, khởi đầu từ Mỹ rồi đến Tây Âu đã sử dụng phô biến thuật ngữ “công nghệ” để chỉ các hoạt động ở mọi lĩnh vực, các hoạt động này áp dụng những kiến thức là kết quả của nghiên cứu khoa học ứng dụng, một sự phát triển của khoa học trong thực tiễn, nhằm mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của con người

Trang 26

Ở Việt Nam, Nghị quyết 26 của Bộ chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VI (1991) mang tên “Nghị quyết về khoa học - công nghệ” Như vậy thuật ngữ Công nghệ đã dược sử dụng chính thức ở

nước ta Năm 1992, Ủy ban khoa học - kỹ thuật Nhà nước đôi thành Bộ khoa

học - Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học - Công nghệ)

Mặc dù đã được sử dụng khá rộng rãi trên thế giới, song việc đưa ra một định nghĩa về công nghệ lại chưa có được sự thống nhất Đó là do số lượng các công nghệ hiện có nhiều đến mức không thể thống kê được, công nghệ lại hết sức đa dạng, khiến những người sử dụng một công nghệ cụ thể trong những điều kiện và hồn cảnh khơng giống nhau sẽ dẫn đến sự khái quát của họ về công nghệ sẽ khác nhau Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm thay đối nhiều quan niệm cũ tưởng như vĩnh cửu, cũng là nguyên nhân dẫn đến sự không thống nhất trên

Việc đưa ra một định nghĩa khái quát được bản chất của công nghệ là việc

cần thiết, bởi vì không thể quản lý công nghệ một khi chưa xác định rõ nó là

cái gì Các tô chức quốc tế về khoa học - công nghệ đã có nhiều có gắng trong việc đưa ra một định nghĩa công nghệ có thể dung hòa các quan điểm, đồng thời tạo thuận lợi cho việc phát triển và hoà nhập các quốc gia trong từng khu vực và trên phạm vi toàn cầu

Một số định nghĩa về công nghệ

1 Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng bí quyết, công cụ, phương tiện dùng đề biến đối các nguồn lực thành sản phẩm (Luật KH&CN - 6/2000)

Trang 27

3 Công nghệ là tập hợp các kiến thức về một qui trình hoặc/và các kỹ thuật chế biến đề sản xuất ra các vật liệu, cấu kiện và sản phẩm cơng nghiệp hồn chỉnh (J Barason) 4 Công nghệ là cách thức mà qua đó các nguồn lực được biến đổi thành hàng hóa (R lones) 5 Công nghệ là phương pháp biến đối các nguồn lực thành sản phẩm, gồm 3 yếu tố:

- Thông tin về phương pháp:

- Phương tiện, công cụ sử dụng phương pháp đề thực hiện việc biến đối: - Sự hiểu biết phương pháp hoạt động như thế nào va tai sao?” (Ngan

hàng Thế giới)

6 Công nghệ bao gồm toàn bộ hệ thống công cụ, phương pháp và kỹ thuật được sử dụng nhằm đạt được mục tiêu (M Badawy)

7 Công nghệ là kiến thức có hệ thống về quy trình và kỹ thuật dùng đề chế biến vật liệu và thông tin Nó bao gồm kiến thức, thiết bị, phương pháp và

các hệ thống dùng trong việc tạo ra hàng hoa va cung cap dich vu (Economic and Social Commission for Asia and Pacific - ESCAP)

8 Công nghệ là giải pháp, quy trình, bi quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng đề biến đối nguồn lực thành sản phẩm (Luật chuyên giao công nghệ tháng 1 1/2006)

Trang 28

Ngày nay người ta chú ý đến quan điểm về công nghệ của Trung tâm chuyén giao céng nghé chau A - Thai Binh Duong (The Asian and Pacific Center for Transfer of Technology - APCTT) Theo d6, công nghệ là đầu vào quan trong dé tao ra hang hóa và dịch vụ, gồm 4 khía cạnh cần bao quát trong định nghĩa công nghệ, đó là:

- Công nghệ là máy biến đổi:

- Công nghệ là công cụ: - Công nghệ là kiến thức;

- Công nghệ hàm chứa trong các vat thé tạo nên nó * Phân loại công nghệ

Hiện nay số lượng loại công nghệ nhiều đến mức không thể xác định chính xác, do đó việc phân loại chính xác, chi tiết các loại công nghệ là điều khó thực hiện Tùy theo mục đích, có thể phân loại công nghệ như sau:

Theo tính chất: Có các loại công nghệ sản xuất, công nghệ dịch vụ, công nghệ thông tin và công nghệ giáo dục - đào tạo

Theo ISO 8004.2, dịch vụ có bốn loại:

- Tai chính, ngân hàng, bảo hiểm tư vấn

- Tham quan, du lịch, vận chuyên - Tư liệu, thông tin

- Huấn luyện, đào tạo

Trang 29

Có thể tóm gọn thành phần chính của công nghệ gồm 2 phần: “phần cứng” là các phương tiện, máy móc, cơ sở hạ tầng kỹ thuật: và “phần mềm” là các bí quyết, phương pháp, dịch vụ, tổ chức huấn luyện, Trong đó cái khó,

cái gây trắc trở không thể hiện nhiều ở phần cứng Cái khó, cái gây thiệt hại,

cái khó hiểu, khó nắm vững và dễ bị thua lỗ lại nằm ở phần mềm Bởi vì phần mềm rất trừu tượng, bí an va vi vay gia ca khong ổn định, nhiều khi đi đến vô lý

1.2.2 Công nghệ dạy học 1.2.2.1 Hoạt động dạy - học

* Hoạt động dạy

Hoạt động dạy là sự tô chức, điều khiển tối ưu quá trình học sinh (HS) lĩnh hội tri thức, hình thành và phát triển nhân cách Vai trò chủ đạo của hoạt động dạy được biểu hiện với ý nghĩa là tổ chức và điều khiển sự học tập của

HS, giúp HS nắm kiến thức, hình thành kỹ năng, thái độ Hoạt động dạy có

chức năng kép là truyền đạt thông tin day và điều khiến hoạt động học

Hoạt động dạy là hoạt động trung tâm chi phối tẤt cả các hoạt động khác trong nhà trường Do đó là con đường trực tiếp và thuận lợi nhất để giúp HS lĩnh hội tri thức của loài người

* Hoạt động học

Là quá trình HS tự điều khiến tối ưu sự chiếm lĩnh khái niệm khoa học,

bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân cách Vai trò tự điều khiển của hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo của HS dưới sự tổ chức, điều khiển của người dạy nhằm chiếm lĩnh khái niệm khoa học

Khi chiếm lĩnh được khái niệm khoa học bằng hoạt động tự lực, sáng

Trang 30

- Phát triển tư duy và năng lực hoạt động trí tuệ:

- Giáo dục thái độ, đạo đức, thế giới quan khoa học, quan điểm, niềm tin

Hoạt động học có hai chức năng thống nhất với nhau là: lĩnh hội thông tin và tự điều khiển quá trình chiếm lĩnh khái niệm một cách tự giác, tích cực Nội dung của hoạt động học bao gồm toàn bộ hệ thống khái niệm của môn học, phương pháp đặc trưng của môn học, của khoa học đó với phương pháp nhận thức độc đáo, phương pháp chiếm lĩnh khoa học để biến kiến thức của nhân loại thành học vấn của bản thân

Hoạt động học làm cho HS nắm vững tri thức khoa học một cách có hệ thống cơ bản, có những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết trong học tập, lao động và

đời sống Hoạt động này làm phát triên tư duy độc lập sáng tạo, hình thành

những năng lực cơ bản về nhận thức và hành động của HS, hình thành ở HS thế giới quan khoa học, lòng yêu tô quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, đó chính là động cơ học tập trong nhà trường và định hướng hoạt động của HS

Hoạt động học là quá trình HS tự điều khiến tối ưu sự chiếm lĩnh khái

niệm khoa học, bằng cách đó hình thành cấu trúc tâm lý mới, phát triển nhân

cách Vai trò tự điều khiển của hoạt động học thể hiện ở sự tự giác, tích cực, tự lực và sáng tạo của HS dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy nhằm đạt được 3 yêu cầu: tri thức - kỹ năng - thái độ

Trang 31

Theo Phạm Minh Hạc “Dạy học là một chức năng xã hội, nhằm truyền

dat và lĩnh hội kiến thức, kinh nghiệm xã hội đã tích Iuỹ được, nhằm biến kiến

thức, kinh nghiệm xã hội thành phẩm chát và năng lực cá nhân”

Theo Nguyễn Ngọc Quang: Dạy học được nghiên cứu theo quan điểm là một quá trình Dạy học bao gồm hai quá trình đó là quá trình đạy của thầy va quá trình học của trò Hai quá trình này có mối quan hệ biện chứng, tỔn tại vì nhau, sinh ra vì nhau và thúc đây nhau phát triển

Vì vậy, có thể nói hoạt động dạy học trong nhà trường đã tô đậm chức năng xã hội của nhà trường, đặc trưng nhiệm vụ của nhà trường và là hoạt động giáo dục trung tâm, là cơ sở khoa học của các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường

1.2.2.2.Công nghệ dạy học:

Theo những phân tích trên có thé thấy trong hoạt động của mình các cơ sở đào tạo, trường học đều có sử dụng những quy trình, bí quyết, dịch vụ, máy móc, phương tiện nhằm đạt hiệu quả cao cho công tác của thầy và trò Tất cả những yếu tố đó có thể được cấp phát từ cơ quan quản lý ngành hoặc từ các nguồn khác mà cơ sở đảo tạo có thê tìm kiếm được và đương nhiên đều mất chi phí, và cho dù với hình thức nào chăng nữa ta đều thấy nồi lên vai trò của hai bên Giao và Nhận những yếu tố đó dé sao cho chúng mang lại lợi ích cho cả hai bên

Trang 32

CNDH ngày nay có ảnh hưởng rất lớn đối với tiến trình dạy học, ngay từ khâu đầu tiên người GV tiếp cận xây dựng nội dung bài dạy và cách thức để chuyền tải nội dung bài dạy đến người học từ đó không chỉ thể hiện một vài bài đơn lẻ mà còn là cơ sở hình thành phong cách giảng dạy bộ môn sao cho phù hợp nhất đối với họ và người học Bên cạnh đó, người học ngày nay cũng không phải thụ động tiếp nhận tri thức mà thông qua CNDH của thầy đề thích nghi tốt nhất theo sở trường — sự ưu tiên lựa chon - của bản thân mình Hay nói cách khác, CNDH làm thay đổi hình thái vận động của hoạt động dạy — học của thầy - trò làm nền tâng cho sự chuyên biến cơ bản của hoạt động đào tạo

Trong giai đoạn đất nước đang phát triển, ngành GD-ĐT đang từng ngày có những chuyền biến theo hướng hiện đại hoá thì việc sử dụng CNDH mới trở nên gần gũi và thiết thực trong hoạt động của bất kỳ cơ sở đào tạo, trường học nào, hơn nữa đối với Tp.HCM việc đi đầu ứng dụng có hiệu quả CNDH mới càng phải được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tam 1.2.3.Quản lý

Theo Wikipedia: Quản lý trong kinh doanh hay quản lý trong các tô chức nhân sự nói chung là hành động đưa các cá nhân trong tổ chức làm việc cùng nhau để thực hiện, hoàn thành mục tiêu chung Công việc quản lý bao gồm 5 nhiệm vụ (theo Henry Fayol): xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm soát Trong đó, các nguồn lực có thể được sử dụng và để

quản lý là nhân lực, tài chính, công nghệ và thiên nhiên

Quản lý (tiếng Anh là Management, tiếng Latinh manum agere - điều khiển bằng tay) đặc trưng cho quá trình điều khiển và dẫn hướng tất cả các bộ phận của một tô chức, thường là tô chức kinh té, thông qua việc thành lập và thay đổi các nguồn tài nguyên (nhân lực, tài chính, vât tư, trí thực và giá trị vô

Trang 33

Đầu thế kỷ 20 nhà văn quản lý Mary Parker Follett định nghĩa quản lý là "nghệ thuật khiến công việc được làm bởi người khác"

Theo Từ điền Tiếng Việt, quản jý có hai nét nghĩa: 1) Trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định:

2) Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu câu nhất định Tuy nhiên, trong hoạt động thực tiễn, khái niệm quản lý được hiểu dưới nhiều góc nhìn khác nhau:

- Quản lý là các hoạt động nhằm đảm bảo sự hồn thành cơng việc qua những nỗ lực của người khác

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả hoạt động của những người cộng sự khác nhau cùng chung một tô chức

- Quản lý là tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một số chức năng nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức

- Theo quan diém hé thống, quản lý là sự tác động có tô chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, cơ hội của hệ thống đề đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến đổi của môi trường

Trang 34

Quá trình này được tiếp diễn một cách tuần hoàn và được gọi là chu trình quản lý Ta có thê hiệu chu trình quản lý gồm các chức năng cơ bản sau:

- Lập kế hoạch

- Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch

- Kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch

Tuy các chức năng trên kế tiếp nhau nhưng chúng thực hiện đan xen nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau Ngoài ra, thông tin chiếm một vai trò quan trong, nó là phương tiện không thê thiếu trong quá trình hoạt động của quản lý Có thể hình dung chu trình quản lý qua so dé 1: Kế hoạch hoá ^ ` nak ngs Tổ chức Kiêm tra Thông tin thưc hiên 4 Chi dao

Hinh 1.1: Chu trinh quan ly

Như vậy, quản lý phải bao gồm các yếu tố: phải có mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể làm căn cứ định hướng cho mọi hoạt động của tô chức, phải có nội dung, phương pháp, phương tiện, kế hoạch hành động và một môi trường nhất định

1.2.4 Quản lý công nghệ

Trang 35

nghệ là quản lý kỹ thuật? Quản lý thông tin? Quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển? Quản lý hoạt động sản xuất? Hay quản lý các nhà khoa học - kỹ thuật?

Theo M Badawy, khó định nghĩa MOT vì đây là lĩnh vực liên quan đến nhiều ngành: xã hội học, kinh tế học, tâm lý học, toán học, khoa học chính trị,

thống kê, quản lý học, lý thuyết hệ thống và nhân chúng học T Khalil thì cho

rằng MOT liên kết khoa học, kỹ thuật và quản lý (hình 1.2) và MOT ám chỉ quản lý những hệ thống có khả năng tiếp nhận khai thác và sáng tạo công nghệ

Xuất phát từ những phân tích trên về quản lý và sự cần thiết phải quản lý công nghệ, có thể đưa ra các khái niệm sau:

- Ở góc độ vĩ mô: Quản lý công nghệ là một lĩnh vực kiến thức liên quan đến thiết lập và thực hiện các chính sách về phát triển và sử dụng công nghệ, về sự tác động của công nghệ đối với tự nhiên, xã hội, các tổ chức và các cá nhân nhằm thúc đấy đôi mới, tạo tăng trưởng kinh tẾ và tăng cường trách nhiệm trong sử dụng công nghệ đối với lợi ích của nhân loại

Trang 36

Hình L2: Bản chất đa ngành của quản lý công nghệ (MOT)

Định nghĩa công nghệ cũng đã đề cập đến tiến trình liên quan đến các yếu tố của quản lý chiến lược Do đó, định nghĩa quản lý công nghệ cũng phải phân ảnh cách tiếp cận hệ thống, có tính chiến lược này Cách tiếp cận như vậy đòi hỏi tích hợp nhiều lĩnh vực khác nhau để quản lý công nghệ

Một trong những định nghĩa được biết về quản lý công nghệ và đối mới phù hợp với quan điểm tích hợp, đó là:

Quản lý công nghệ được định nghĩa như là tiến trình liên kết khoa học, kỹ thuật, và quản lý đề hoạch định, phát triển, và thực hiện năng lực công nghệ, đề hình thành và thực thi các mục tiêu chiến lược và tac nghiệp của tổ chức 1.2.5.Quản lý giáo dục

Trang 37

mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục

Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý xã hội Các nhà nghiên cứu lý luận giáo dục cho rằng quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức, có mục đích của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn một cách có hiệu quả nhất

Theo PGS TS Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục thực chát là những tác

động của chủ thê quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh với sự hỗ trợ đắc lực của lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường”

Quản lý giáo dục trong phạm vi một quốc gia, một địa phương thì chủ thể quản lý là bộ máy quản lý từ Bộ GD-ĐT đến nhà trường Khách thể quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân, sự nghiệp giáo dục của một địa phương, trong một trường học

Trong các mối quan hệ của công tác quản lý giáo dục, quan hệ cơ bản nhất là quan hệ giữa người quản lý với người dạy và người học trong hoạt động giáo dục Các mối quan hệ khác biểu hiện trong quan hệ giữa các cấp bậc quản lý Các cấp quản lý giáo dục có chức năng tương tự nhau, đều vận dụng các chức năng quản lý đề thực hiện các nhiệm vụ của cấp mình Nội dung hoạt động khác nhau do phân cấp quản lý quy định, do nhiệm vụ từng

thời kỳ chi phối, đặc biệt, quản lý giáo dục chịu ảnh hưởng của những biến

đổi về kinh tế, chính trị, xã hội, KH&CN

Từ nội hàm của các khái niệm quản lý giáo dục như trên, chúng ta thấy quan by giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng trong xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu phát

Trang 38

1.2.6 Chuyển giao công nghệ dạy học 1.2.6.1.Thị trường công nghệ

Thị trường công nghệ được hiểu là những thể chế đảm bảo cho việc mua bán công nghệ được thực hiện thuận lợi trên cơ sở lợi ích của các bên tham gia

Trong nền kinh tế thị trường, công nghệ luôn được coi là hàng hoá, mà đã là hàng hoá thì tất yếu sẽ có cầu, có cung và thị trường tiêu thụ hàng hoá đó Tuy nhiên, với mặt hàng đặc biệt là công nghệ này (mặt hàng chất xám) thì thị trường cho nó mới chỉ được hình thành rõ nét và ngày càng phát triển cùng với cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật hiện đại, khi mà từ đó chất xám được coi là một thứ “hàng hoá” quí giá, một loại hàng hoá đặc biệt, cần phải được “mua” và “bán”, trao đổi và phải được khai thác, đầu tư

Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for Economic Co-operation and Development - OECD) năm 1992 thì về cơ bản có 3 loại vật mang công nghệ là: con người, tài liệu và thiết bị Nói cách khác công nghệ có thể nằm trong hiểu biết và kỹ năng của con người, được mô tả trong các tài liệu hoặc được “nhúng” trong thiết bị Công nghệ được lưu chuyên thông qua những vật mang này, và dòng lưu chuyền công nghệ lại tuỳ thuộc vào thuộc tính của công nghệ Sự đa dạng và phức tạp của dòng lưu chuyền công nghệ gây ra một số vướng mắc trong việc xác định phạm vi của thị trường công nghệ sau đây:

Lướng mắc 1: Có phải cứ mua máy móc thiết bị là mua công nghệ hay không?

Trang 39

nghệ mới, và vì vậy, mua thiết bị có thể được coi là mua công nghệ Ngược lại, nếu chiếc máy được mua chỉ là một chiếc máy khoan thông thường mà doanh nghiệp đã sử dụng từ trước, giờ mua thêm vài chiếc để mở rộng sản xuất (hoặc thay thế cho những máy bị hỏng) thì khó có thể coi rằng đó là mua công nghệ, bởi vì khó có thể lập luận là doanh nghiệp sẽ tăng được tri thức công nghệ mới qua việc mua máy này Hoặc trong ngành GD chẳng hạn, khi các trường mua lần đầu một bảng Active board thì có thể coi là mua công nghệ mới > đầu tư theo chiều sâu, nhưng từ cái thứ hai trở đi thì nó trở thành không còn là mua CN mới vì nó đã bỏ qua khâu đào tạo, huấn luyện để đội ngũ có thêm kiến thức mới

Vị dụ trên đây là một khái niệm cơ bản trong kinh tế chính trị Mác - Lê nin về đầu tư sản xuất theo chiều rộng hay chiều sâu Đầu tư sản xuất theo chiều rộng có tính chất lặp lại không được coi là bao gồm yếu tố công nghệ Trong khi đó, đầu tư sản xuất theo chiều sâu, bản thân nó đã ngầm hiểu là bao

gồm yếu tố công nghệ Như vậy, tiêu chí để phân biệt có nên coi mua thiết bị

là mua công nghệ hay không nằm ở bản chất của hoạt động đầu tư Điều này

dẫn đến cùng một thiết bị được mua, đối với doanh nghiệp này có thê coi là

mua công nghệ vì đó là đầu tư chiều sâu, nhưng đối với doanh nghiệp khác lại không được coi là mua công nghệ vì đó chỉ là đầu tư chiều rộng

Vuong mắc 2: Tuyển dụng hay thuê mướn lao động KH&CN có coi là giao dịch mua bán công nghệ hay không?

Trang 40

hãng khác tuyển mộ Với tính chất như vậy thì lao động KH&CN có thể coi là

đối tượng mua bán công nghệ Nếu trong bóng đá có sự chuyển nhượng cầu thủ thì hoàn toàn có thể lập luận rằng lao động KH&CN cũng có thể coi là đối tượng mua bán theo nghĩa tương tự

Từ phân tích trên và thực tiễn ở Việt Nam có thê xác định các dạng thức công nghệ sau đây có thể là đối tượng mua bán trong thị trường công nghệ:

- Patent sáng chế và patent giải pháp hữu ích - Thiết bị chứa đựng công nghệ

- Công nghệ thuần tuý: qui trình, bí quyết, bản vẽ, mô tả - Dịch vụ kỹ thuật nói chung

- Dịch vụ nghiên cứu & phát triển (R&D) thương mại

Trên thực tế một cuộc mua bán công nghệ có thể bao gồm từng hạng mục riêng lẻ hoặc có thê là hỗn hợp của các hạng mục này

1.2.6.2 Chuyển giao công nghệ

Chuyền giao công nghệ (transfer) xuất phat tir tiéng Latin “transferre”, có nghĩa là “vượt qua một ranh giới”

Theo “Luật chuyên giao công nghệ (11/2006):

- Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ

- Chuyền giao công nghệ tại Liệt Nam là việc chuyển giao công nghệ giữa các tô chức, cá nhân hoạt động trong lãnh thổ Việt Nam

Ngày đăng: 20/08/2014, 06:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w