1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng tại xã quang thịnh, huyện lạng giang, tỉnh bắc giang

92 1,6K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 146,26 KB

Nội dung

Hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng có vị tríquan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi lợn được coi làmột ngành quan trọng nhất đối với sự phát triển ngành chăn nuôi Việt

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU……… …1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2

I Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông nghiệp và hệ thống nông nghiệp 2

1 Khái niệm 2

2 Đặc điểm của hệ thống nông nghiệp 2

3 Đặc điểm của hệ thống nông nghiệp 5

4 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân 7

5 Chiến lược phát triển nông nghiệp ở Việt Nam 9

II Công tác lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp 12

1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư 12

2 Nghiên cứu tiền khả thi 12

3 Nghiên cứu khả thi 13

III Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp 14

1 Đặc điểm vốn có của ngành nông nghiệp 14

2 Do điều kiện thiên nhiên 15

3 Nhà nước và nhận thức của người dân 15

CHƯƠNG 2:VẬN DỤNG CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÊN ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRANG TRẠI LỢN RỪNG 16

I Phát hiện cơ hội đầu tư 16

1 Lựa chọn cơ bản 16

2 Mục tiêu dự án nuôi lợn rừng 19

3 Giời thiệu về mô hình 21

4 Nguồn vốn 25

5 Lợi nhuận kỳ vọng 26

Trang 2

II Nghiên cứu môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến dự án 27

1 Môi trường kinh tế vĩ môi 27

2 Môi trường Chính trị, luật pháp 33

3 Môi trường văn hóa- xã hội 34

4 Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác cho việc thực hiện dự án 35

5 Quy hoạch và kế hoạch phát triển dự án đầu tư 37

III Nghiên cứu thị trường 42

1 Phân tích tổng thể hiện trạng cung – cầu thịt lợn rừng trên thị trường 42

2 Phân tích và dự báo cung – cầu thịt lợn rừng 45

3 Khả năng cạnh tranh của dự án trang trại lợn rừng 52

4 Biện pháp quảng cáo và tiếp thị sản phẩm 53

IV Phân tích kỹ thuật 55

1 Mô tả sản phẩm 55

2 Hình thức đầu tư 55

3 Xác định công suất của dự án: 56

4 Lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án 56

5 Nguyên vật liệu đầu vào 61

6 Cơ sở hạ tầng 65

7 Địa điểm thực hiện dự án 67

8 Giải pháp xây dựng công trình của dự án 67

9 Đánh giá tác động môi trường của dự án 69

10.Lịch trình thực hiện dự án 69

11 Tài chính của dự án 70

V Nghiên cứu tài chính 74

1 Dự tính tổng mức vốn đầu tư 74

2 Dự tính nguồn vốn huy động cho dự án trong năm đầu: 75

3 Dự tính doanh thu,chi phí, lợi nhuận thuần và dòng tiền của dự án 75

4 Xác định tỷ suất của dự án 79

5 Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả tài chính 79

Trang 3

6 Đánh giá độ an toàn về mặt tài chính 79

VI Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội 80

Chương III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 82

1 Ngành nộng nghiệp: 83

2 Chăn nuôi lợn rừng 84

3 Kiến nghị về phát triển ngành chăn nuôi 85

4 Kiến nghị về ngành nông nghiệp: 89

Tài liệu tham khảo: 90

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Bước sang thế kỷ 21, đất nước ta đứng trước những thách thức và vận hộimới Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, trên bước đường côngnghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, Việt Nam đang chuyển dịch từ nền kinh

tế nông nghiệp sang nền kinh tế đa dạng với nhiều thành phần kinh tế theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Hiện nay ngành chăn nuôi ngày càng có vị tríquan trọng trong sản xuất Nông nghiệp, đặc biệt chăn nuôi lợn được coi làmột ngành quan trọng nhất đối với sự phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam.Con lợn giúp người nông dân, từ nguồn thức ăn sẵn có, tạo thu nhập bằng tiền

để trang trải chi phí gia đình, là một nghề truyền thống sản xuất ra trên 70%tổng sản lượng thịt mỗi năm Từ đó, Đảng và Nhà Nước Việt Nam đã đưa ra

và từng bước hoàn thiện những chủ trương, chính sách nhằm phát triểnnghành chăn nuôi trên phạ m vi cả nước Điều này đã khuyến khích và từngbước đưa nghành chăn nuôi lợn phát triển lên một tầm cao mới, trong đó phải

kể đến chăn nuôi các giống lợn mang lại lợi nhuận cao hơn để phục vụ nhucầu ăn uống ngày một cao cấp của mọi người Tuy nhiên, thực trạng chănnuôi truyển thống đang còn tồn tại rất nhiều và là dấu hỏi cho ngành chănnuôi Việt Nam trong công cuộc phát triển Đó là chăn nuôi phân tán, quy mônhỏ, năng suất thấp, tiêu thụ bị động, hàng hóa chất lượng cao còn ít, giáthành cao, dẫn đến cạnh tranh thấp, nhất là trong xuất khẩu Đặc biệt chúngtôi nghiên cứu, khảo sát tại xã Quang Thịnh, huyện Lạng Giang, tỉnh BắcGiang là một xã Nông nghiệp truyền thống, có hệ thống giao thông tương đốihoàn chỉnh Đây là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngành chăn nuôi lợn.Hiện nay, xã Quang Thịnh tồn tại rất nhiều loại hình chăn nuôi lợn khác nhau,với mức độ đầu tư khác nhau về con giống, chất lượng chuồng trại, thức ăn,chế độ chăm sóc dinh dưỡng nhưng nhìn chung hiệu quả chưa cao Căn cứvào thực trạng trên, nghành chăn nuôi lợn của Việt Nam nói chung, chăn nuôicủa xã Quang Thịnh nói riêng cần phải có những bước chuyển đổi về mụctiêu và chiến lược phù hợp với yêu cầu của thời đại phát triển mới, phải tăng

cả về chất lẫn về lượng của sản phẩm Trước thực trạng đó chúng tôi đầu tư

Trang 5

xây dựng “Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng tại xãQuang Thịnh-huyện Lạng Giang- tỉnh Bắc Giang” Khi đi vào hoạt động, Dự

án đảm bảo có đủ giống tốt, phục vụ nhu cầu nâng chất lượng đàn lợn giống

và đàn lợn thịt trong khu vực, tạo công ăn việc làm cho lao động tại địaphương, chủ động Quản lý dự án và đầu tư tự túc được nguồn thực phẩmnâng cao đời sống người dân và cho xuất khẩu trao đổi hàng hoá

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

I Khái niệm, đặc điểm, vai trò của nông nghiệp và hệ thống nông nghiệp

1 Khái niệm

Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất, là một bộ phận cấu thànhcủa nền kinh tế quốc dân Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, con ngườikhông chỉ tạo ra sản phẩm vật chất, phục vụ nhu cầu xã hội mà còn thực hiệnsản xuất và tái sản xuất ra những quan hệ xã hội của chính con người Nhữngquan hệ này tạo thành cơ sở kinh tế cho toàn bộ các quan hệ tư tưởng, tinhthần trong nông nghiệp nông thôn, tạo nên cơ sở kinh tế cho sự phát triểnnông nghiệp

Hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổng thể quan hệ sản xuất trong nôngnghiệp, biểu hiện bằng những hình thức sở hữu tư liệu sẩn xuất, những hìnhthức tiêu dùng các sản phẩm sản xuất ra với những hình thức tổ chức sảnxuất, trao đổi, phân phối và cơ chế quản lý tương ứng của Nhà nước đối vớitoàn bộ nền nông nghiệp Nói cách khác, hệ thống kinh tế nông nghiệp là tổngthể các quan hệ kinh tế trong nông nghiệp

2 Đặc điểm của hệ thống nông nghiệp

2.1 Đặc điểm chung

2.1.1 Sản xuất nông nghiệp có tính vùng

Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp,phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt Đặc điểm trên

Trang 6

cho thấy, ở đâu có đất và lao động thì có thể tiền hành sản xuất nông nghiệp.thế nhưng, ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai và thời tiết, khí hậukhác nhau nên nông nghiệp mang tính chất khu vực rất rõ rệt Đặc điểm nàyđòi hỏi quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần phải chú ý các vấn

đề kinh tế - kỹ thuật sau:

- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên về nông – lâm – thủy sản trên phạm

vi cả nước cũng như tính vùng để quy hoạch bố trí sản xuất các cây trồng, vậtnuôi cho phù hợp

- Việc xây dựng phương hướng sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất kỹ thuậtphả phù hợp với đặc điểm và yêu cầu sản xuất nông nghiệp ở từng vùng

- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với điều kiện từng vùng, từng khuvực nhất định

2.1.2 Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu

Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thểthay thé được Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất,nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau Trong nông nghiệp, ruộngđất bị giới hạn về mặt diện tích, con người không thể tăng thêm theo ý muốnchủ quan, nhưng sức sản xuất ruộng đất chưa giới hạn Chính vì thế, trong quátrình sử dụng phải biết quý trọng đất, sử dụng tiết kiệm, hạn chế việc chuyểnđất nông nghiệp sang xây dwgj cơ bản, cải tạo bồi dưỡng đất làm cho ruộngđất ngày càng màu mỡ, sản xuất ra nhiều đơn vị sản phẩm trên mỗi đơn vịdiện tích với chi phí thấp nhất

2.1.3 Đối tượng sản xuất nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi

Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống – cây trồng và vậtnuôi Các loại cây trồng và vật nuôi phát triển theo quy luật sinh học nhất định.Chúng rất nhạy cảm với các yếu tố ngoại cảnh, mọi sự thay đổi về điều kiện thờitiết, khí hậu đều có tác động trực tiếp đến sự phát triển và diệt vong Cây trồng

và vật nuôi là tư liệu sản xuất đặc biệt, được sản xuất trong bản thân nông nghiệp

Trang 7

bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tưliệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau Để chất lượng giống cây trồng và vậtnuôi tốt hươn, đòi hỏi phải thường xuyên chọn lọc các giống hiện có và nhậpnhững giống mới tốt phù hợp với điều kiện từng địa phương

2.1.4 Sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao

Đó là nét đặc thù điển hình nhất trong sản xuất nông nghiệp bởi vì quátrình sản xuất nông nghiệp là quá trình tái sản xuất kinh tế gắn bó chạc chẽvới quá trình tái sản xuất tự nhiên, thời gian hoạt động và thời gian sản xuấtxen kẽ vào nhau, song lại không hoàn toàn trùng hợp nhau, sinh ra tính thời

vụ cao trong nông nghiệp Tính thời vụ trong nông nghiệp là vĩnh cửu khôngthể xóa bỏ được, trong quá trình sản xuất chỉ tìm cách hạn chế nó Hơn nữa,

do sự biến thiên về điều kiện thời tiết, khí hậu, mỗi loại cây trồng có sự thíchứng nhất định với điều kiện đó, dẫn tới tính mùa vụ khác nhau

2.2 Đặc điểm riêng của nông nghiệp nước ta

2.2.1 Nông nghiệp nước ta đang từ tình trạng lạch hậu, tiến lên xây dựng nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa

Đặc điểm này cho thấy xuất phát điểm của nền nông nghiệp nước ta khichuyển lên xây dựng, phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa là rất thấp

so với các nước trong khu vực và trên thế giới Cơ sở vật chất còn nghèo nàn,kết cấu hạ tầng nông thôn còn yếu kém, lao động thuần nông còn chiếm tỷtrọng lớn trong tuẩn lao động xã hội, năng suất lao động thấp Để đưa nềnkinh tế nông nghiệp nước ta phát triển trình độ sản xuất hàng hóa cao, cầnthiết phải bổ sung và hoàn thiện chiến lược phát triển nông nghiệp và nôngthôn, khẩn trương xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp và hệthống kết cấu hạ tầng ở nông thôn phù hợp; bổ sung hoàn thiện và đổi mới hệthống chính sách kinh tế nông nghiệp nhằm tiếp tục giải phóng sức sản xuất,

Trang 8

tạo động lực thúc đẩy sản xuất phát triển hàng hóa; tăng cường đào tạo và bồidưỡng đội ngũ cán bộ khoa học – kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế vàquản trị kinh doanh trong nông nghiệp và nông thôn

2.2.2 Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới, có pha trộn tính chất ôn đới, nhất là ở miền bắc và được trải rộng trên 4 vùng lớn, phức tạp: trung du, miền núi, đồng bằng, ven biển

Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nhiều thuận lợi cơ bản, đồng thờicũng có những khó khăn lớn trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp

Thời tiết, khí hậu của nước ta có những thuận lợi cơ bản Đó là hằng năm

có lượng mưa bình quân tương đối lớn, đảm bảo nguồn nước ngọt phong phú,nguồn năng lượng mặt trời dồi dào, tập đoàn cây trồng và vật nuôi đa dạng

Bên cạnh những thuận lợi ở trên, nước ta cũng có nhiều khó khăn nhưmưa nhiều và tập trung vào 3 tháng trong năm gây lũ lụt, ngập úng, nắngnhiều thường gây khô hạn, thiếu nước cho người và vật nuôi sử dụng, khí hậu

ẩm ướt, dịch bệnh dễ phát sinh và lây lan

Để nông nghiệp phát triển được bền vững, nước ta cần phát huy nhữngthuận lợi và hạn chế những khó khăn do điều kiện khắc nghiệt gây ra

3 Đặc điểm của hệ thống nông nghiệp

3.1 Là hệ thống kinh tế nông nghiệp mang tính hỗn hợp với nhiều hình thức sở hữu rất đa dạng: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu cá thể

tư nhân và sở hữu hỗn hợp

- Sở hữu nhà nước: Đây là loại hình sở hữu tạo nòng cố cho toàn bộ hệ

thống kinh tế nông nghiệp, có vai trò dẫn dắt và định hướng sự phát triển củatoàn bộ ngành nông nghiệp Vài trò nòng cốt và chủ đạo của kinh tế nhà nướckhông phải thể hiện ở số lượng hay tỷ trọng cao của các doanh nghiệp nhànước, mà là ở hiệu quả hoạt động, vai trò đầu tàu lôi kéo, liên kết các bô phậnkinh tế khác phát triển đạt hiệu quả cao

Trang 9

- Sở hữu tập thể: Là bộ phận hợp thành chế độ sở hữu, có quan hệ mật

thiết với các loại hình sở hữu khác Kinh tế tập thể tồn tại và phát triển lâu dàitrong nông nghiệp là tất yếu khách quan ở mọi nước nhằm hỗ trợ, giúp đỡ chokinh tế hộ, kinh tế trang trại phát triển và hợp tác, liên kết với kinh tế nhànước để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Sở hữu cá thể tư nhân: Là loại hình sở hữu không thể thiếu được trong

hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần Trong nền nông nghiệp nước

ta, sở hữu cá thể tư nhân đã tồn tại và phát triển ở những mức độ khá nhauqua các thời kỳ lịch sử Trong thời kỳ đổi mới, sở hữu cá thể tư nhân trongnông nghiệp được khuyến khích phát triển

- Sở hữu liên kết: là loại hình sở hữu phổ biến và phát triển rất đa dạnh

cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa nông nghiệp dựa trên trình độphát triển ngày càng cao của lực lượng sản xuất Hình thức biểu hiện của sởhữu liên kết rất phong phú như:

+ Liên kết đồng sở hữu

+ Liên kết dựa trên nền tảng sở hữu nhà nước

+ Sở hữu của công ty cổ phần nông nghiệp

+ Sở hữu của công ty theo mô hình công ty mẹ - công ty con

+ Sở hữu liên kết theo mô hình tập đoàn kinh tế

3.2 Tương ứng với các hình thức sở hữu nói trên sẽ hình thành và phát triển theo nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh đa dạng và năng động

Các doanh nghiệp nông nghiệp 100% vốn nhà nước, các công ty cổphần có tỷ lệ cổ phần nhà nước cao thấp khác nhau, các hợp tác xã và hìnhthức kinh tế hợp tác đa dạng của nông dân như tổ chức đoàn kết sản xuất, câulạc bộ sản xuất, các hội nghề như hội nuôi ong, hội nuôi cá, các doanh nghiệp

tư nhân gồm kinh tế nông hộ, kinh tế trang trại Các hình thức liên kết liêndoanh tự nguyện giữa các tổ chức sẽ được thực hiện tùy thuộc trình độ đạt

Trang 10

được của lực lượng sản xuất từng thời kì và từng địa phương nhất định Trongcác hình thức tổ chức sản xuất phát triển đa dạng đó thì các nông hộ và cátrang trại nông, lâm, thủy sản được xác định là những đơn vị kinh tế tự chủ,đơn vị cơ sở của hệ thống kinh tế nông nghiệp nhiều thành phần

3.3 Tất cả các chủ thể kinh tế trong hệ thống đều tự do kinh doanh theo pháp luật, có quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật

Hệ thống pháp luật của Nhà nước gồm các bộ luật chủ yếu như Luậtdoanh nghiệp, luật công ty, luật hợp tác xã… sẽ dần hoàn thiện theo hướngkhông phân biệt đối xử với các chủ thể kinh tế thuộc các thành phần kinh tếkhác nhau hoạt động trong nông nghiệp Các chủ thể thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau vừa cạnh tranh vừa liên kết hợp tác và phát triển đạt trình

độ xã hội hóa ngày càng cao

3.4 Về chế độ quản lý hệ thống kinh tế nông nghiệp

Việc điều hành các hoạt động kinh tế nông nghiệp sẽ hạn chế tối đanhững mệnh lệnh hành chính, đảm bảo vận hành nền nông nghiệp chủ yếutheo nguyên tắc thị trường kết hợp với các kế hoạch định hướng và các chínhsách kinh tế vĩ mô của Nhà nước

Mọi yếu tố đầu vào của sản xuất và đầu ra của sản phẩm nông nghiệpđều phải đi vào thị trường Như vậy trong tương lai, nông nghiệp và nôngthôn nước ta sẽ ngày càng đầy đủ một hệ thống thị trường thông suốt và thốngnhất, phát huy đầy đủ vai cho thúc đẩy nền nông nghiệp nước ta phát triển vớitốc độ nhanh và có hiệu quả

4 Vai trò của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân

4.1 Ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản, giữ vai trò quan trọngtrong việc phát triển kinh tế ở hầu hết các nước, nhất là ở các nước đang pháttriển.Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được

Trang 11

nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực, thực phẩm cũng ngày càngtăng về cả số lượng, chất lượng và chủng loại Điều đó do tác động của cácnhân tố như gia tăng dân số và nhu cầu nâng cao mức sống của con người Do

đó, lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính quyết định sự tồn tại pháttriển của con người và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

4.2 Nông nghiệp cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô thị

Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầuvào cho công nghiệp và khu vực thành thị Điều đó thể hiện ở các mặt:

- Nông nghiệp là khu vực dự trữ và cung cấp lao động cho phát triểncông nghiệp và đô thị Trong giai đoạn đầu của công nghiệp hóa, phần lớndân cư sống bằng nông nghiệp và tập trung ở khu vực nông thôn Vì thế, khuvực nông nghiệp nông thôn thực sự là nguồn dự trữ lao động dồi dào Qúatrình CNH đô thị hóa vừa tạo ra nhu cầu lớn về lao động, vừa giải phóng sứclao động để lao động có thể dịch chuyển, bổ sung cho phát triển công nghiệp

4.3 Làm thị trường tiêu thụ cho công nghiệp và dịch vụ

Nông nghiệp và nông thôn là thị trường thiêu thụ lớn của côngnghiệp.Sản phẩm công nghiệp được tiêu thụ chủ yếu dựa vào thị trường trongnước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn.Sự thay đổi về cầu

Trang 12

trong khu vực nông nghiệp, nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản lượng

ở khu vực phi nông nghiệp Phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, nâng cao thunhập cho dân cư nông nghiệp, làm tăng sực mua từ khu vực nông thôn sẽ làmcho nhu cầu về sản phẩn công nghiệp tăng, thúc đẩy công nghiệp phát triển,từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm của nông nghiệp và sức cạnh tranhtrên thị trường quốc tế

4.4 Nông nghiệp tham gia vào xuất khẩu

Nông nghiệp được coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn.Các loại nông , lâm thủy sản dễ dàng gia nhập thị trường quốc tế hơn so vớicác sản phẩm công nghiệp Vì thế ở các nước đang phát triển, nguồn xuấtkhẩu để có ngoại tệ chủ yếu dựa vào các loại nông, lâm, thủy sản Xu hướngchung ở các nước trong quá trình công nghiệp hóa, ở giai đoạn đầu giá trị xuấtkhẩu nông, lâm, thủy sản chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu

và tỷ trọng đó sẽ giảm dần cùng sự phát triển cao của nền kinh tế Tuy nhiên,xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thường bất lợi do giá cả trên thị trường thế giới

có xu hướng giảm xuống, giá cả sản phẩm công nghiệp ngày càng tăng làmcho nông nghiệp bị thua thiệt hơn so với công nghiệp

4.5 Nông nghiệp có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường

Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn, là cơ sở trong sự phát triểnbền vững của mội trường vì sản xuất nông nghiệp gắn liền trực tiếp với môitrường tự nhiên.Nông nghiệp sử dụng nhiều hóa chất như phân bón, thuốc trừsâu… làm ôn nhiễm môi trường Qúa trình canh tác nông nghiệp làm đất đai

bị xói mòn, rừng bị tàn phá Vì thế trong quá trình phát triển sản xuất nôngnghiệp, cần tìm những giải pháp thích hợp để duy trì và tạo ra sự phát triểnbền vững của môi trường

5 Chiến lược phát triển nông nghiệp ở Việt Nam

5.1 Chiến lược chung

a Căn cứ xây dựng chiến lược

Trang 13

Để có một chiến lược phát triển nông nghiệp đúng đắn phải dựa trêncác căn cứ có cơ sở khoa học sau:

- Đánh giá một cách khách quan và sâu sắc chiến lược phát triển nôngnghiệp trong giai đoạn trước, chỉ ra những thành tựu đã đạt được cũng nhưcác hạn chế còn tồn tại

- Căn cứ vào nguồn tài nguyên của đất nước, bao gồm tài nguyên về đấtđai, thời tiết, khí hậu Cần đánh giá đúng các lợi thế và khó khăn trong quátrình xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nông nghiệp

- Căn cứ vào cơ sở vật chất – kỹ thuật nông nghiệp Cần điều chỉnh bổsung và nâng cấp xây dựng thêm nhằm hướng vào phục vụ chiến lược pháttriển nông nghiệp trong giai đoạn hiện tại và tương lai

- Căn cứ vào nguồn lao động và trình độ của người lao động

- Căn cứ vào nhu cầu thị trường trong ngước và quốc tế về sản phẩmnông nghiệp

- Căn cứ vào trình độ khoa học công nghệ của thế giới, của nước ta vàkhả năng ứng dụng những thành tựu tiến bộ khoa học và công nghệ của thếgiới vào điều kiện thực tế Việt Nam

b Chiến lược phát triển nông nghiệp

Phát triển theo chiến lược mà văn kiện Đại hội X của Đảng Phải luôncoi trọng đẩy mạnh CNH nông nghiệp nông thôn hướng tới xây dựng, pháttriển một nền nông nghiệp bằng hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh vàbền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao Những nộidung chủ yếu của chiến lược tổng quát là:

- Phát triển một nền nông nghiệp theo hướng CNH – HĐH có cơ cấu sảnxuất ngày càng hợp lý

- Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, đa dạng

có cơ cấu sản phẩm hàng hóa phong phú, đáp ứng nhu cầu thị trường trongnước và đẩy mạnh vào xuất khẩu, đồng thời đẩy nhanh ứng dụng tiến bộ khoa

Trang 14

học công nghệ mới để nâng cao năng suất chất lượng và khả năng cạnh tranhtrên thị trường

- Xây dựng và phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững, đảm bảo anninh lương thực và tạo điều kiện từng bước thành một nền nông nghiệp sạch

c Mục tiêu phát triển

Để thực hiện phương hướng chiến lược phát triển trên, nông nghiệpnước ta cần đạt các mục tiêu sau:

- Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia

- Tăng nhanh sản xuất nông sản hàng hóa và hàng hóa xuất khẩu

- Nâng cao đời sống vật chất và tình thần cho dân cư nông thôn

- Bảo vệ môi trường sinh thái

5.2 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp là cấu trúc bên trong của một ngành nôngnghiệp Nó bao gồm các bộ phận hợp thành ngành sản xuất nông nghiệp vàcác mối quan hệ tỷ lệ hữu cơ cả về mặt lượng và mặt chất giữa các bộ phậnhợp thành đó trong thời gian và không gian nhất định

Cơ cấu sản xuất nông nghiệp nước ta còn lạc hậu, trồng trọt chiếm tỷtrọng lớn Để đạt được mục tiêu, cần nhanh chóng đổi mới co cấu sản xuất nôngnghiệp, định hướng đổi mới cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới

Trồng trọt và chăn nuôi là hai ngành sản xuất chính trong nông nghiệpnhưng nhiều năm qua giữa hai ngành này mất cân đối trầm trọng Cần đổimới cơ cấu chăn nuôi hợp lý, tăng nhanh tỷ trọng thịt trâu bò và gia cầm bằngcách phát triển đàn bò thịt và gia cầm Ngành trồng trọt đang chiếm tỷ trọngcao nhưng cơ cấu sản xuất trong nội bộ ngành cũng mất cân đối nghiêmtrọng Cần đa dạng hóa sản xuất ngành trồng trọt và giảm tỷ trọng giá trị sảnxuất lương thực nhưng vẫn đảm bảo an ninh lương thực Đa dạng hóa câytrồng, nhất là những cây có giá trị cao như cây công nghiệp lâu năm, cây ănquả và hoa cây cảnh

Trang 15

Phát triển nhanh ngành thủy sản bao gồm cả nuôi trồng, khai thác vàchế biến để nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thủy sản vì đó là thếmạnh của nước ta

Đẩy mạnh phát triển ngành lâm nghiệp bao gồm cả trồng rừng , khaithác và chế biến, đặc biệt phục vụ nhu cầu sản xuất giấy và chế biến gỗ, gópphần giữ vững cân bằng sinh thái và phát triển nông nghiệp bền vững

II Công tác lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp

1 Nghiên cứu cơ hội đầu tư

Đây là giai đoạn hình thành dự án và là bước nghiên cứu sơ bộ nhằmxác định triển vọng đem lại hiệu quả và sự phù hợp với thứ tự ưu tiên trongchiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, của ngành trongchiến lược phát triển KT-XH của vùng, của đất nước Nội dung việc nghiên

cứ cơ hội đầu tư là xem xét nhu cầu và khả năng cho việc tiến hành một côngcuộc đầu tư, các kết quả và hiệu quả sẽ đạt được nếu thực hiện đầu tư

Mục tiêu của việc nghiên cứu cơ hội đầu tư là xác định các khả năngđầu tư một cách nhanh chóng và ít tốn kém về chi phí Do đó, đặc điểmnghiên cứu của giai đoạn này còn khác sơ sài Việc xác định đầu vào, đầu ra

và hiệu quả tài chính KT-XH của cơ hội đầu tư thường dựa vào các ước tínhtổng hợp, hoặc các dự án tương tụ hoạt động trong hoặc ngoài nước

Trên cơ sở các cơ hội đầu tư đã xác đinh, tiến hành phân tích để lựachọn cơ hội đầu tư được xem là có triển vọng nhất để chuyển sang giai đoạnnghiên cứu tiếp theo Việc nghiên cứu và phát hiện các cơ hội đầu tư cầnđược tiến hành thường xuyên ở mọi cấp độ để cung cấp các dự án sơ bộ chonghiên cứu tiền khả thi và khả thi, từ đó xác định được danh mục các dự ánđầu tư cần thực hiện trong từng thời kỳ kế hoạch

2 Nghiên cứu tiền khả thi

Đây là bước nghiên cứ tiếp theo đối với các cơ hội đầu tư có nhiều triểnvọng đã được lựa chọn Cơ hội đầu tư này thường có quy mô đầu tư lớn, các

Trang 16

giải pháp kỹ thuật phức tạp, thời gian thu hôi vốn lâu, có nhiều yếu tố bất địnhtác động Giai đoạn này nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn các khía cạnh mà khixem xét cơ hội đầu tư còn thấy phân vân chưa chắc chăn, nhằm tiếp tục lựachọn, sàng lọc để khẳng định lại tính khả thi của cơ hội đầu tư đã lựa chọn.Đối với các cơ hội đầu tư có quy mô nhỏ, không phức tạp về mặt ký thuật vàtriển vọng đem lại hiệu quả là rõ ràng thì có thể bỏ qua giai đoạn nghiên cứutiền khả thi.

Đặc điểm nghiên cứu các vấn đề trên ở giai đoạn này là chưa chi tiết,vẫn dừng lại ở trạng thái tĩnh, ở mức trung bình mọi đầu vào, đầu ra, mọi khíacạnh ký thuật, tài chính kinh tế của cơ hội đầu tư và toàn bộ quá trình thựchiện đầu tư vận hành kết quả đầu tư

Sản phẩm cuối cùng của nghiên cứu khả thi là báo cáo nghiên cứu tiềnkhả thi

3 Nghiên cứu khả thi

Đây là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu Ởcác giai đoạn này phải khẳng định cơ hội đầu tư có khả thi không?Có vữngchắc, có hiệu quả không?

Ở bước nghiên cứu này, nội dung nghiên cứu tương tự giai đoạn nghiêncứu tiền khả thi nhưng khác nhau ở mức độ chi tiết hơn, chinh xác hơn Mọikhía cạnh nghiên cứu đều được xem xét ở trạng thái động, tức là có tính đếncác yếu tố bất định có thể xảy ra theo từng nội dung nghiên cứ Xem xét tínhvững chắc về hiệu quả của dự án trong điều kiện có sự tác động của các yếu

tố bất định và đưa ra các biện pháp tác động đảm bảo cho dự án có hiệu quả

Nội dung nghiên cứu của giai đoạn này cũng tương tự như nội dungnghiên cứu ở giai đoạn tiền khả thi, gồm:

- Nghiên cức các điều kiện KT-XH có liên quan đến sự hình thành vàthực hiện của dự án đầu tư

Trang 17

- Nghiên cứu các vẫn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm hoặc tiến hànhcác hoạt động dịch vụ của dự án

- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án

- Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án

- Phân tích khía cạnh tài chính cửa dự án

- Phân tích khía cạnh KT-XH của dự án

Kết quả nghiên cứu chúng được cụ thể hóa trong báo cáo nghiên cứu khảthi

III Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp

1 Đặc điểm vốn có của ngành nông nghiệp

Vì khu vực nông nghiệp có những đặc thù không thể bỏ qua, nên các

mô hình về hành vi đầu tư trong khu vực này tất yếu phải được xây dựngtrong những khung khổ lý thuyết phản ánh các đặc thù ấy

WB (2007) tổng quát hoá đặc thù của khu vực nông thôn là nơi mà cảthị trường lẫn chính phủ đều thể hiện những thất bại: chi phí giao dịch cao,thiếu điều kiện và không đồng đều trong việc tiếp cận thông tin, cạnh tranhkhông hoàn hảo, ngoại ứng, thiếu hàng hoá công, như cơ sở hạ tầng yếu kémhoặc phân tán Ngoài ra, đây cũng là nơi thiếu vắng một số thị trường quantrọng nhất, chẳng hạn thị trường tín dụng và bảo hiểm

Hơn nữa, các hộ nông nghiệp là những hộ gắn bó với một chút đất đai

và chủ yếu sử dụng lao động trong hộ để làm việc đồng áng Các hộ này nằmtrong những môi trường kinh tế và chính trị truyền thống mà vì nó hành vicủa họ bị chi phối nặng nề, và đặc biệt là họ chỉ tiếp cận một phần với thịtrường, mà các thị trường này thì thường là không hoàn hảo và không đầy đủ

Phải xác định rằng xác định đặc trưng của các tác nhân trong khu vựcnông nghiệp là những đơn vị có sản xuất và tiêu dùng hỗn hợp, nghĩa là chỉmột phần sản phẩm được bán trên thị trường, còn một phần là tự sản tự tiêu

Trang 18

Họ thường tiếp cận các thị trường đang phát triển, còn rời rạc, nhỏ lẻ vàkhông liên tục cả theo không gian lẫn thời gian.

Và vấn đề không thể không nói đến là sự bất bình đẳng trong thu nhập.Các vùng chuyên hay đa phần là làm nghề nông thường nghèo hơn các vùngkhác, do vậy khả năng vốn kém, không thể đầu tư vốn tự có, và cũng khôngthể đi vay, bởi lẽ không có khả năng hoàn trả trong tương lai

2 Do điều kiện thiên nhiên

Nông nghiệp là ngành nghề có thể nói là phụ thuộc vào điều kiện tựnhiên thiên nhiên rất nhiều Nhưng thiên nhiên lại là yếu tố khách quan khôngthể lường trước hay báo trước được Vấn đề là dù có phòng trành nhưng nếukhông được sự ủng hộ của thiên nhiên thì có thể mùa mãng sẽ thất bát Haynói cách khác, ngành nông nghiệp nói chung có độ rủi ro cao

3 Nhà nước và nhận thức của người dân

Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nhưng nhà nước chưa có một mứckhuyến khích hậu hĩnh hay thích đáng cho những người làm nông Do vậy màlàm nông mãi vẫn nghèo và số lượng người dân theo hoạt động nông nghiệpngày càng giảm đi Cũng có thể vì vậy mà việc thi hút vốn và nguồn nhân lựcgặp khó khăn rất nhiều, nghề nông sẽ ngày càng đi xuống

Trang 19

CHƯƠNG 2:

VẬN DỤNG CÁC CƠ SỞ LÝ LUẬN TRÊN ĐỂ LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ

XÂY DỰNG TRANG TRẠI LỢN RỪNG

I Phát hiện cơ hội đầu tư

1 Lựa chọn cơ bản

1.1 Nhu cầu tiêu dùng hiện nay

Ngày nay, cùng với sự phát triển về kinh tế, thu nhập của người dânngày càng tăng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng không ngừng tăng lên Khôngchỉ dừng lại ở việc ăn no mặc đủ mà đã trở thành ăn ngon mặc đẹp Nhu cầutiêu dùng thực phẩm nói chung và nhu cầu tiêu thụ thịt lợn, đặc biệt là thịt lợnrừng nói riêng đang ngày một tăng lên Thịt lợn đã trở thành một món ănkhông thể thiếu trong bữa cơm của gia đình Việt Người tiêu dùng trong nướctiêu thụ hàng triệu tấn thịt lợn mỗi năm Tuy nhiên, chất lượng thịt lợn nhiềunơi chưa đảm bảo, thức ăn dùng cho chăn nuôi chưa được chú trọng, chứahàm lượng chất tăng trọng cao, gây ảnh tới sức khỏe người tiêu dùng Ngoài

ra, thịt lợn thường đã trở nên quá phổ biến, khiến người tiêu dùng cảm thấynhàm chán và có xu hướng tìm kiếm nguồn thực phẩm tươi mới và an toànhơn Do đó, trong những năm gần đây, nhu cầu thịt lợn rừng đang tăng cao.Thịt lợn rừng có nhiều ưu điểm hơn so với thịt lợn thường như: tỉ lệ mỡ vàhàm lượng chất béo thấp, thịt giòn và ngon hơn, mùi vị đặc biệt của núi rừng,hơn hẳn thị lợn thường Việc chăn nuôi lợn rừng cũng không quá phức tạp,nguồn thức ăn sạch, chủ yếu là cỏ và một phần thức ăn thô nên chất lượng thịtluôn được đảm bảo Mô hình chăn nuôi lợn rừng đang ngày càng phát triển ởnhiều nơi trên cả nước tuy nhiên vẫn chưa đủ sản lượng để cung cấp cho thịtrường nên đây là một cơ hội đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư hiện nay

1.2 Khả năng đầu tư

Trang 20

Như đã phân tích ở trên, nhu cầu của thị trường và thực trạng cung ứngcho thấy việc lựa chọn đầu tư vào chăn nuôi lợn rừng là phù hợp về mặt thịtrường Ngoài ra, còn một số khía cạnh khác sẽ làm rõ them về khả năng đầu

án sẽ là một cơ hội tốt để thúc đẩy kinh tế phát triển, không để tài nguyên đấtlãng phí và tận dụng được các phế phẩm nông nghiệp để làm thức ăn cho lợn

1.3 Triển vọng của dự án

Theo Tổng cục thống kê tổng đàn gia súc gia cầm ở thời đềm 2006trong cả nước có 32,8 triệu con lợn, mức tăng trưởng giá trị ngành trung bìnhhằng năm giai đoạn 2006 – 2010 là 8,5% Sản lượng thịt xẻ các loại năm 2006

là 2,369 ngàn tấn

Năm 2010 đạt 3,210 ngàn tấn Dự kiến năm 2015 tăng lên thành 4.309ngàn tấn (trong đó thịt lợn 2.797 ngàn tấn chiếm 65%) Thực tế số hộ có chănnuôi lợn chỉ chiếm 50% - 70% trong số hộ nông dân Như vậy thực tế mỗi hộ

có chăn nuôi lợn phải nuôi 10 lợn thịt để xuất chuồng được 6,2 lợn thịt đạt90kg/con/năm Ước tính có 8,4 triệu hộ có chăn nuôi lợn, đến năm 2015 sẽcung cấp cho xã hội được 18 triệu lợn thịt có chất lượng cao Vậy với mộttrăm ngàn mô hình này đến 2015 mỗi tỉnh phấn đấu để có bình quân 1.562 hộ

Trang 21

mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ Như vậy cũng chỉ mới cung cấp được 50%nhu cầu thị trường Như vậy, lợn rừng hoàn toàn có khả năng phát triển đểđáp ứng thêm cho nhu cầu của người tiêu dùng.

Hơn nữa, hiện nay nước ta mới có khoảng 20 trang trại nuôi lợn rừngquy mô lớn với số lượng lợn từ 500 đến 1000 con mỗi trang trại cùng vớihàng trăm hộ chăn nuôi vừa và nhỏ với số lượng từ 5 đến 100 con mỗi hộ.Mỗi con lợn rừng xuất chuồng có khối lượng khoảng 40kg, lượng thịt cungcấp được khoảng 25kg/con Như vậy, sản lượng thịt lợn rừng cung cấp ra thịtrường mỗi năm còn thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu còn thiếu của thịtrường Với khe hổng này của thị trường, đầu tư nuôi lợn rừng sẽ là ngành cótriển vọng phát triển cao trong những năm tới Dự kiến đến năm 2020, thịtrường thịt lợn nói chung và thịt lợn rừng nói riêng vẫn chưa bão hòa Dự ánđầu tư nuôi lợn rừng sẽ có tính khả thi cao

1.4 Cơ sở pháp lý

Lợn rừng thuần chủng là một loài động vật hoang dã, việc săn bắtchúng sẽ vi phạm pháp luật nên nguồn cung chủ yếu cho thị trường là lợnrừng lai được chăn nuôi Một số các địa chỉ uy tín đã đăng tải tin tức về hiệuquả của việc nuôi lợn rừng lai như trang web của Sở Nông nghiệp và pháttriển Nông thôn tỉnh Bình Phước, Viện chăn nuôi-Bộ Nông nghiệp và pháttriển Nông thôn…cho thấy việc đầu tư nuôi lợn rừng lai là hoàn toàn hợppháp Không những thế, tại Trung tâm khuyến nông của Hà Nội và một sốtỉnh thành khác còn có những ưu đãi và khuyến khích nuôi lợn rừng Trêntrang nongdan.com.vn mục Kiến thức nhà nông, bài báo “Nghề nuôi lợn rừng:làm chơi, ăn thật” ra ngày 03/03/2011 đã đưa ý kiến của Ông Nguyễn VănChí, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội: “ Hiện tại, khó khăn lớn nhấtvới người muốn nuôi lợn rừng là vốn, bởi đầu tư về giống ban đầu khá cao.Bình quân mỗi lợn rừng nái nặng 15kg, người mua phải đầu tư khoảng 4,5triệu đến 5 triệu đồng Do vậy, trước mắt trung tâm đang khuyến khích các hộ

Trang 22

gia đình có điều kiện vườn trại rộng rãi, xa khu dân cư hãy chăn nuôi lợnrừng Trung tâm sẽ hỗ trợ một phần về con giống, chuồng trại và hướng dẫn

kỹ thuật chăm sóc Các huyện Ba Vì, Sóc Sơn, Quốc Oai, Thạch Thất, GiaLâm, Thường Tín, Phúc Thọ, Sơn Tây, Chương Mỹ, Mỹ Đức là những vùng

có điều kiện đất đai phù hợp, nên chuyển đổi từ chăn nuôi lợn nhà sang nuôilợn rừng, trung tâm sẽ hỗ trợ để bà con tiếp cận với nghề chăn nuôi lợn rừng.”Link một số bài báo:

http://vcn.vnn.vn/nuoi-lon-rung-thu-lai-cao_n58595_g721.aspx

http://sonongnghiepbp.gov.vn/index.php?language=viHYPERLINK " http://sonongnghiepbp.gov.vn/index.php?language=vi & nv=knkn & op=Tin-tuc/Hieu-qua-tu-mo-hinh-nuoi-heo-rung-lai-134 " & HYPERLINK " http://sonongnghiepbp.gov.vn/index.php?language=vi & nv=knkn & op=Tin-tuc/Hieu-qua-tu-mo-hinh-nuoi-heo-rung-lai-134 " nv=knknHYPERLINK " http://sonongnghiepbp.gov.vn/index.php?language=vi & nv=knkn & op=Tin-tuc/Hieu-qua-tu-mo-hinh-nuoi-heo-rung-lai-134 " & HYPERLINK " http://sonongnghiepbp.gov.vn/index.php?language=vi & nv=knkn & op=Tin-tuc/Hieu-qua-tu-mo-hinh-nuoi-heo-rung-lai-134 " op=Tin-tuc/Hieu-qua-tu-mo-hinh-nuoi-heo-rung-lai-134

nghe/11009-ngh-nuoi-ln-rng-lam-chi-n-tht

http://nongdan.com.vn/kienthuc/index.php/nong-dan-lam-giau/moi-tuan-1-Với những phân tịch trên cùng với được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các cơquan Nhà nước, chăn nuôi lợn rừng đang là một nghề chăn nuôi mới đầy hứahẹn và mở rộng nhiều tiềm năng

2 MỤC TIÊU DỰ ÁN NUÔI LỢN RỪNG

2.1 Mục tiêu ngắn hạn

Nuôi 250 con lợn Tạo công ăn việc làm cho 3 lao động Dần ổn định đầu

ra tiêu thụ sản phẩm Doanh thu ước tính đạt 441 triệu 1 năm Lãi 200 triệu

Trang 23

Mục tiêu của Dự án xây dựng mô hình chăn nuôi lợn rừng theo hìnhthức bán hoang dã nhằm mục tiêu:

Về xã hội: Tận dụng lợi thế địa lý, khí hậu trung du miền núi BắcGiang phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của loài lợn rừng, tận dựngđược nguồn thức ăn phụ phẩm Tạo thêm công ăn việc làm cho lao động trongvùng Góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương nơi cư trú

Về kinh tế: Tạo ra nguồn thu nhập lớn bằng sản phẩm thịt lợn và lợngiống an toàn, đảm bảo uy tín chất lượng là lợn rừng thuần chủng, không laigiống pha tạp, có nguồn gốc rõ ràng và bán đc giá cao

Về sinh thái, môi trường: Nhân giống loài lợn khan hiếm có nguy cơtuyệt chủng nếu k đc bảo tồn Sử dụng chất thải chăn nuôi vào mô hình VAT

vì thế nên không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh

2.2 Mục tiêu dài hạn

Mở rộng sản xuất, mở rộng diện tích chăn nuôi từ 2 ha lên 5 ha Nâng

số lượng lợn rừng lên từ 250 lên đến 500 con Tuyển thêm nhân công, tạocông ăn việc làm cho 6 lao động trong vùng Thúc đẩy phong trào chăn nuôitại địa phương

Bên cạnh đó, tạo điều kiện cung cấp con giống, hướng dẫn chăn thả cho

bà con trong vùng để tạo công ăn việc làm, đồng thời xây dựng các mô hìnhchăn nuôi nhỏ lẻ vệ tinh phát triển chung quanh trang trại

Đạt doanh thu bình quân 1 năm là 1 tỷ Lãi 500 triệu

Tiêu chí sau 3,4 năm khi có đủ tiềm lực sẽ xây dựng thương hiệu thựcphẩm sạch dựa trên hệ thống khép kín từ chăn nuôi trang trại - sơ chế - chếbiến - tiêu thụ đối với sản phẩm thịt lợn rừng sạch

Trang 24

3 GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH

3.1 Mô hình và phương pháp chăn nuôi

a Mô hình

+ Diện tích cần cho khu vực nuôi heo: Với số lượng 40 lợn cái giống và

10 lợn đực của mô hình, diện tích khoanh nuôi từ 2ha Dùng cọc bê tông trônxung quanh, rào bằng lưới B40 Bên trong sẽ chia thành 2 khu vực

Khu vực thứ nhất dùng để nuôi lợn giống và lợn vẫn còn bú sữa mẹrộng khoảng 1000 m3 Khu đất này ta sẽ chia thành 30 ô nhỏ Mỗi ô sẽ đượcxây bằng cay bê tông xung quanh và sẽ gồm 2 phần sân chơi và nhà tránhmưa nắng cho lợn Tất cả đều là nền đất, có hệ thống máng cho ăn và búnước(cải tiến mới)

Khu vực thứ 2 là tất cả diện tích còn lại dùng để nuôi lợn con đã tách

mẹ cho tới khi xuất chuồng Khu này sẽ cố gắng tạo cho lợn một môi trườngsao cho giống với ngoài tự nhiên Gồm có một phần diện tích trũng, có nướcvào mùa mưa và đào sâu tạo thành ao chứa nước vào mùa khô Xung quanhkhu vực khoanh nuôi trồng thêm một số loài cây che bóng mát kích thước lớn

vì nếu nhỏ sẽ bị lợn ủi bục rễ đổ và bố trí khu vực trồng cây thức ăn bổ sungcho lợn (chuối, tre, sắn, cỏ,…) Ta sẽ xây những dãy mái che rộng 1000 m3.Diện tích này cần thiết để nhốt heo thời gian đầu và trong thời gian tập choheo quen với những tín hiệu của người nuôi Khi heo đã quen với tín hiệu,thời gian cho ăn, khu vực này chỉ để cho heo ngủ vào ban đêm và thuận lợicho quản lý

b Phương pháp chăn nuôi

- Con giống

Heo đực lai: Đạt 3 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 10 – 15kg/con;giống lai thuần chủng từ heo rừng, con lai đảm bảo tỉ lệ 80 – 90% heo rừng,sức ăn khỏe, sức khỏe tốt, đã được tiêm phòng các loại bệnh cơ bản như

Trang 25

Ecoly, viêm phổi,…Nên mua heo từ các cơ sở có đăng ký gây nuôi và theodõi nguồn gốc heo.

Heo nái địa phương: Đạt 3 tháng tuổi, trọng lượng trung bình từ 8 –10kg; ăn khỏe, sức khỏe tốt Nên mua heo giống tại địa phương để đảm bảothích nghi cao với điều kiện ngoại cảnh khi nuôi

Xuất xứ giống heo nuôi của mô hình

Heo lai: Mua ở Công ty trách nhiệm hữu hạn H.T.T,giám đốc công ty

là bà Trần Thị Hương Địa chỉ: 297 Nguyễn Trường Tộ, phường Ea Tam,thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk Số điện thoại liên lạc: 0983.471.516

Heo nái địa phương: Mua ở hộ bà H’Mép Siu Địa chỉ: Buôn C, thị trấn

Ea Soúp, huyện Ea Soup, tỉnh Đăk Lăk

- Nuôi và chăm sóc:

Thức ăn:

Nguồn thức ăn chủ yếu của đàn heo bao gồm nguồn thức ăn sẵn có là cácloại rau cỏ, hoa quả một số loại cây rừng; các loài côn trùng,… trong khu vựcnuôi Ngoài ra còn bổ sung thêm cho heo các loại thức ăn thô như thân câychuối, rau muống, rau lang và một lượng thức ăn tinh là nước cám pha loãngvới muối Đối với heo nái đẻ và heo con cho ăn thêm cháo loãng pha vớimuối Cháo được nấu từ tấm hoặc gạo nát

Cho ăn và chăm sóc:

Thời gian 2 tuần đầu từ khi thả giống: Nhốt trong khu khoanh nuôi córào lưới B40, để heo tự kiếm ăn trong diện tích này, cho ăn bổ sung ngày 2lần vào khoảng 7 – 8h sáng và 4 – 5h chiều với các loại rau và nước cám cópha muối loãng tại những điểm nhất định trong khu vực nuôi Trước khi cho

ăn gõ kẽng làm tín hiệu (có thể dùng còi, hoặc các tín hiệu khác) tập cho heohình thành phản xạ có điều kiện để dễ dàng gọi heo khi thả ra ngoài

Sau 15 – 20 ngày: Khi thấy heo đã quen với khu vực nuôi, có thể thả heo

ra ngoài kiếm ăn, vẫn duy trì cho ăn bổ sung ngày 2 lần theo thời gian quy

Trang 26

định Dùng các tín hiệu đã tập cho heo từ trước (gõ kẽng) để gọi heo về khicần thiết Thực tế khi thả, heo có thể đi xa cách khu khoanh nuôi khoảng 1,5 –2km Thời gian này, quan sát bụng và khả năng ăn của đàn heo để xác định độ

no của heo sau khi thả để giảm lượng thức ăn bổ sung theo từng bửa ăn

Mùa lạnh (từ tháng 12 – tháng 3): Đảm bảo giữ ấm, tránh gió lùa cho heovào ban đêm Bổ sung các loại thuốc như Vitamin C, gluco để đảm bảo sức đềkháng cho heo Đảm bảo đủ nước uống cho heo Tiêm phòng các loại bệnhviêm phổi, lỵ, đường ruột Theo dõi nếu heo có hiện tượng tiêu chảy, cầngiảm lượng thức ăn là rau xanh, tăng cường cho ăn nước cám pha loãng vớimuối và các loại thuốc phòng bệnh theo chỉ dẫn của thú y

Mùa mưa (Từ tháng 4 – tháng 7): Đảm bảo chỗ cho heo trú mưa Tiêmphòng các loại bệnh đường ruột, theo dõi để phòng các loại bệnh ngoài da do

ký sinh trùng, lỡ mồm long móng Đăc biệt đầu mùa mưa (thời điểm chuyểnmùa) heo thường mắc các loại bệnh có thể làm cho heo chết nhanh chóng, đặcbiệt là heo con Do vậy cần thường xuyên theo dõi phòng bệnh cho heo

- Thú y

Cần liên hệ với cán bộ thú y để theo dõi phòng và trị bệnh cho đàn heonuôi trong mô hình ở những thời điểm cần thiết

 Định kỳ theo dõi tình hình sức khỏe của đàn heo ít nhất 2 tháng/lần

 Đầu mùa lạnh (tháng 12 – tháng 1): Theo dõi và phòng các loại bệnhviêm phổi, bệnh đường ruột cho heo Bổ sung các loại vitaminC, gluco

Mùa mưa (tháng 4 – tháng 7): Theo dõi và phòng các loại bệnh đườngruột, bệnh ngoài da, bệnh lỡ mồm long móng

Đối với heo nái đẻ: Cần theo dõi tình hình sức khỏe, chăm sóc khi heođẻ; cho heo mẹ ăn thêm các loại thuốc kích sữa và cám dành riêng cho heo

mẹ cho con bú theo chỉ dẫn Nên nấu cháo loãng từ tấm, bắp hoặc gạo nát cópha thêm muối cho heo nái ăn trong vòng 1 tháng sau khi heo sinh để đảmbảo đủ sữa cho con bú

Trang 27

 Phòng và chữa bệnh cho heo:

Heo con sau 10 ngày tuổi: Tiêm sắt bổ sung cho cơ thể heo tạo máu đểphát triển và ngừa bệnh tiêu chảy ở heo con

Heo con 45 ngày tuổi: Tiêm 3 loại vacxin phòng các bệnh: Dịch tả, tụhuyết trùng và thương hàn

Trong thời gian nuôi: Theo dõi để tiêm phòng bệnh Viêm phổi địaphương cho heo, đặc biệt là vào mùa lạnh Bệnh này rất nguy hiểm vì làm chođàn heo, nhất là heo con chết hàng loạt

Theo dõi để phòng bệnh khi heo có các biểu hiện khác thường Khi heobiểu hiện mắc một trong số các loại bệnh nói trên phải liên hệ với bác sĩ thú y

để theo dõi và có liệu pháp chữa trị

c Chi phí dự kiến

Bảng chi phí dự kiến cho lứa xuất chuồng đầu tiên

STT Hạng mục Đơn vị tính Số lượng Đơn giá

(đ)

Thành tiền (đ)

Chi phí đầu vào

Vận chuyển giống Chuyến 1 10.000.000 10.000.000

2 Chuồng trại, dụng cụ, thiết bị làm chuồng với diện tích 2ha, đã tính

khấu hao cho 5 năm

Lưới B40, cọc bê tông,

Trang 28

từ việc bán thành phẩm để trả các khoản chi phí.

- Cơ cấu nguồn vốn

Với điều kiện nguồn vốn hạn hẹp trong khi nhu cầu vốn của dự án khálớn so với mức đầu tư của những hộ nông nên tổng số vốn của dự án sẽ đượcphân bổ như sau:

60% là vốn chủ sở hữu40% là vốn vay Ngân hàngVới cơ cấu nguồn vốn như vậy thì:

Trang 29

- Lứa đầu tiên xuất chuồng ( sau 4 tháng chăn nuôi ) với 8 lợn nái mẹ thì

sẽ thu được 48 con nhưng sẽ để lại 4 con nái 1 con đực để làm giống, chúng

ra còn 43 con thành phẩm trung bình mỗi con đạt tầm 15kg cho 70% là thịthơi để bán, với đơn giá 200.000/kg

Doanh thu thu được sẽ bằng : 90.300 VNĐ

- Lứa thứ 2 sẽ có 12 con nái 3 con lợn đực để sinh sản sẽ cho khoảng 80con lợn để bán và thêm 4 nái 1 đực làm giống để sinh sản

Chi phí cho số lợn trên sẽ là:

Thức ăn cho 100 con lợn: 100 x 10.000 x 30 x 4 = 120.000.000 VNĐDoanh thu thu được: 80 x15 x0,7 x 200.000 = 168.000.000 VNĐ

Sau năm thứ nhất lợi nhuận thu được: 168.000.000+ 90.300.000 –120.000.000 = 138.300.000 VNĐ

Với mức lãi suất đi vay 6%/năm, số lãi phải trả: 138.880.000 x 0,06 =8.332.800 VNĐ

Số tiền thu được sau năm thứ nhất 130.000.000 VNĐ

Như vậy là sau 1 năm chúng ta có thể trả hết số tiền vay ngân hàng.Với những năm sau đó khi đạt đủ 40 con lợn nái, 10 lợn đực thì mỗi lứachúng ta thu được 280 con lợn thành phẩm

Với chi phí cho thức ăn: 280 x 10.000 x 30 x 4 = 336.000.000 VNĐDoanh thu chúng ta có thể thu được: 280 x 15 x 0,7 x 150.000 =441.000.000

II Nghiên cứu môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến dự án

1 Môi trường kinh tế vĩ môi

Trang 30

1.1 Tốc độ tăng trưởng

Theo KPMG - một trong những công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệplớn nhất tại Việt Nam công bố chiều 17/9/2014, Việt Nam vào top 4 thịtrường tăng trưởng mạnh toàn cầu đối với hoạt động đầu tư

Theo dự đoán, các thị trường như Việt Nam, Nigeria và Ấn Độ có tốc độtăng trưởng cao nhất, ở mức 6% đến 7% trong nhiều năm và nhiều thập kỷ tới.Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, ổn định còn được minh chứng

ở tiềm lực và quy mô nền kinh tế ngày một lớn mạnh Theo số liệu công bốtại Diễn đàn Quan hệ đối tác phát triển Việt Nam năm 2013 GDP Việt Namđạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người năm 2013 đã tăng hơn20%, đạt khoảng 1.960 USD so với mức 1.600 USD năm 2012 và nhiều khảnăng hoàn thành sớm mục tiêu đạt 2.000 USD vào năm 2015 mà Đại hộiĐảng lần thứ XI đề ra

Theo WB, năm 2012, GDP tính theo PPP Việt Nam đạt 322 tỷ USD, sovới khu vực thế giới, Việt Nam đứng thứ 42

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ tài chính)

Tăng trưởng GDP của 6 tháng đầu năm nay (5,18%) cao hơn của cùng

kỳ 2 năm trước (4,93% và 4,9%) Xu hướng cao lên này là tín hiệu khả quan,

để tốc độ tăng GDP cả năm nay cao hơn hai năm trước (năm 2012 tăng5,25%, năm 2013 tăng 5,42%) Đây là xu hướng tích cực, là kết quả của việcthực hiện các giải pháp của Chính phủ, các cấp, các ngành

(Nguồn: Báo điện tử chính phủ)

Những thành tựu về phát triển kinh tế trong những năm gần đây đã gópphần làm thay đổi căn bản cơ cấu tiêu dùng dân cư giới hạn tiêu dùng cho tồn tạiđang dần dần vượt qua để tiến tới tiêu dùng phát triển Cơ cấu tiêu dùng trực tiếpsản phẩm nông nghiệp cũng đang chuyển dần từ tiêu dùng các sản phẩm thứ cấpcủa trồng trọt như lương thực là chính sang tiêu dùng các sản phẩm cao cấp củangành chăn nuôi như: thịt, trứng, sữa, thuỷ sản v.v Do vậy hiện tại và tương

Trang 31

lai nhu cầu về các sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng lên nhanh chóng Bên cạnh đó,nước ta cũng có nhiều tiềm năng để đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trên tất cả cácphương diện lấy thịt, trứng, sữa.Vì vậy mục tiêu phát triển chăn nuôi trở thànhmột ngành sản xuất chính độc lập trong nông nghiệp không khỉ là ước muốn mà

là một mục tiêu phấn đầu có đầy tiềm năng và hiện thực

1.2 Lãi suất

Ngày 19-3-2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có văn bản yêu cầu 5ngân hàng thương mại nhà nước (Agribank, VietinBank, BIDV, Vietcombank

và MHB) giảm lãi suất cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt heo, gia cầm,

cá tra và tôm về mức tối đa 8%/năm

Chính sách trên hoàn toàn có lợi cho việc triển khai dự án của chúng ta.Với lãi suất cho vay được cắt giảm mạnh như vậy dự án hoàn toàn có thểđược triển khai một cách thuận lợi nhờ vào nguồn vốn đi vay nhà nước

1.3 Tỷ lệ lạm phát

Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam dự báo đạt 6,84% năm 2014 (biến thiêntrong khoảng tin cậy từ cận dưới 5,53% tới cận trên 8,21% với độ tin cậy80%) và sẽ tăng nhẹ lên mức 7,08% năm 2015 (biến thiên trong khoảng tincậy từ cận dưới 5,71% tới cận trên 8,45% với độ tin cậy 80%)" theo công bốcủa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Theo chỉ số thống kê của tổng cục thống kê cho thấy, tăng trưởng kinh tếcao hơn đạt được cùng với việc kiềm chế lạm phát ở mức thấp hơn (6 thángnăm 2014 tăng 1,38%, thấp hơn tốc độ tăng tương ứng cùng kỳ 2,4% của năm2013; 2,52% của năm 2012) Đây là kết quả kép, bởi lạm phát và tăng trưởngkinh tế thường hiếm khi song hành cùng một chiều như vậy

Tỷ lệ lạm phát đã giảm đi đáng kể, điều này làm cho thị trường ổn địnhhơn và giảm được rủi ro khi thực hiện dự án

1.4 Tình hình ngoại thương và các chế định có liên quan

Trang 32

Chính phủ đang rất khuyến khích cho các doanh nghiệp mở rộng quy môsản xuất, phát triển thêm nhiều ngành nghề mới có khả năng xuất khẩu, nângcao chất lương và mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm để xuất khẩu để đẩy nhanhtốc độ xuất khẩu.

Nhu cầu về thịt gà trên thị trường thế giới là rất lớn Thịt gà Đông Tảovừa ngon bổ ăn giòn, không dai, miếng thịt đậm đà lại có thể chế biến đượcnhiều món ngon như là luộc, xào lăn, hầm thuốc bắc hoặc nấu lẩu Với cácdoanh nghiệp sản xuất các mặt hàng xuất khẩu thì sẽ nhận được khá nhiều ưuđãi và sự hỗ trợ từ phía Chính phủ Cụ thể :

- Chính sách thuế ưu đãi đối với hàng xuất khẩu

Phần lớn các nước hiện nay có xu hướng khuyến khích xuất khẩu nênviệc đánh thuế vào hàng hoá xuất khẩu hay đầu vào dùng để xuất khẩu đềuđược hưởng những ưu đãi nhất định Đặc biệt là ở Việt Nam khi mà thiếungoại tệ để nhập công nghệ mới, cải tiến kỹ thuật thì những chính sách thuếđối với hàng hoá xuất khẩu được các nhà lập chính sách cân nhắc rất kỹ saocho có lợi nhất cho doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, tham gia hoạtđộng xuất khẩu

- Chính sách tỷ giá hối đoái

Cũng giống như các biến số kinh tế vĩ mô khác, tỷ giá hối đoái rất nhạycảm với sự thay đổi của nó có những tác động rất phức tạp, ảnh hưởng đếntoàn bộ nền kinh tế quốc dân theo những tác động khác nhau thậm chí tráingược nhau Đưa đến những kết quả khó lường trước, đụng chạm không chỉtới xuất nhập khẩu, cán cân thương mại mà còn tới mặt bằng giá cả, lạm phát

và tiền lương thực tế, đầu tư và vay nợ nước ngoài, ngân sách nhà nước ,cáncân thanh toán quốc tế cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô nói chung

Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, xuất khẩu là một trong những nguồncung ngoại tệ chủ chốt song cung cầu ngoại tệ luôn luôn căng thẳng và VNDkhông có khả năng chuyển đổi hoàn toàn nên trong thời gian tới vẫn tập

Trang 33

chung ngoại tệ vào các ngân hàng, để ngân hàng thống nhất ngoại hối Đồngthời tự do hoá quyền sở hữu và sử dụng ngoại tệ, đặt ngoại tệ thành một hànghoá đặc biệt được trao đổi trên thị trường Đẩy mạnh các biện pháp khuyếnkhích không tiêu dùng tiền mặt trong thanh toán ngoại tệ, mở rộng tiến tới tự

do hoá mở và sử dụng tài khoản nước ngoài và kinh tế trong nước Để kíchthích xuất khẩu giảm dần tiến tới xoá bỏ việc bảo đảm cân đối ngoại tệ từ phíachính phủ Mở rộng quyền sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp xuất khẩu,tăng cường quyền hạn và vai trò của ngân sách Nhà nước trong dịch vụ xuấtkhẩu Để đảm bảo cho nhà xuất khẩu một mặt cần điều chỉnh giá mua ngoại tệlinh hoạt không để doanh nghiệp bị thua lỗ do biến động tỷ giá Tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu mở, sử dụng, chuyển cũng nhưđóng tài khoản của mình

Trong dài hạn, mục tiêu là khả năng chuyển đổi hoàn toàn của Việt Nam

và một tỷ giá thích hợp có tác dụng khuyến khích tăng trưởng kinh tế vàkhuyến khích xuất khẩu Khi VND có khả năng chuyển đổi hoàn toàn thì quyđịnh về ngoại hố nói chung về bản tệ nói riêng sẽ được dần dần nới lỏng vàcác nhà xuất khẩu có toàn quyền sở hữu và chủ động sử dụng số ngoại tệ củamình theo cơ chế thị trường

Tóm lại trong thời gian tới vẫn tiếp tục duy trì chính sách tỷ giá hợp lý

để ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt, phù hợp cungcầu không gây biến động lớn cho nền kinh tế, góp phần khuyến khích xuấtkhẩu trong ngắn hạn và trung hạn không đặt vấn đề kích thích xuất khẩu bằngcông cụ phá giá và nới lỏng quản lý ngoại hối mà chỉ dừng lại ở chính sách tỷgiá không cản trở hay bóp chết xuất khẩu

- Chính sách đầu tư đối với doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu vàtham gia hoạt động xuất khẩu

Đầu tư là hoạt động bỏ vốn và làm tăng quy mô của tài sản quốc gia

Trang 34

Hoạt động đầu tư bao gồm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài Đốivới đầu tư trong nước đặc biệt là những doanh nghiệp tham gia sản xuất hànghoá xuất khẩu được Nhà nước khuyến khích xuất khẩu nhất là các mặt hàngchủ lực có lợi thế so sánh thông qua vận hành quỹ hỗ trợ xuất khẩu, quỹ bảolãnh xuất khẩu cũng như các biện pháp hỗ trợ về thông tin, tìm kiếm kháchhàng, tham dự triển lãm

Với dự án mở trang trại chăn nuôi gà kết hợp với chế biến các món ăn từ

gà, sẽ nhận được nhiều sự quan tâm và hỗ trợ từ phía Chính phủ về vốn đầu

tư, mở rộng quy mô sản xuất nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu

1.5 Tình hình thâm hụt ngân sách

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2014 ướctính đạt 538,8 nghìn tỷ đồng, bằng 68,8% dự toán năm, trong đó thu nội địa366,7 nghìn tỷ đồng, bằng 68%; thu từ dầu thô 64 nghìn tỷ đồng, bằng 75,1%;thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 103,7 nghìn tỷ đồng, bằng67,3% Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 124,8 nghìn tỷđồng, bằng 67,6% dự toán năm; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(không kể dầu thô) 78,6 nghìn tỷ đồng, bằng 70,4%; thu thuế công, thươngnghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 69,5 nghìn tỷ đồng, bằng 64,8%; thuế thunhập cá nhân 30,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,5%; thuế bảo vệ môi trường 6,9 nghìn

tỷ đồng, bằng 54,7%; thu phí, lệ phí 6,3 nghìn tỷ đồng, bằng 61,4%

Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/8/2014 ướctính đạt 627,9 nghìn tỷ đồng, bằng 62,4% dự toán năm, trong đó chi đầu tư pháttriển 104,9 nghìn tỷ đồng, bằng 64,4% (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 101,7nghìn tỷ đồng, bằng 64,3%); chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốcphòng, an ninh, quản lý Nhà nước, Đảng, đoàn thể ước tính đạt 445,4 nghìn tỷđồng, bằng 63,3%; chi trả nợ và viện trợ 77,6 nghìn tỷ đồng, bằng 64,6%

Có thể ước tính, đến thời điểm hiện nay thì ngân sách Nhà nước đang thâmhụt ở mức cao khoảng gần 90 nghìn tỷ đồng Việc này khiến Chính phủ sẽ phải

Trang 35

đi vay nhiều hơn.Vì thế mà mức lãi suất cơ bản của nền kinh tế từ đó sẽ bị ảnhhưởng, cụ thể là sẽ giảm đi Khi đó nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dự án, làm chochi phí sử dụng vốn giảm đi và hiệu quả của dự án đầu tư sẽ tăng lên.

1.6 Hệ thống kinh tế và các chính sách điều tiết vĩ mô của nhà nước

Đang có sự chuyển dịch thể hiện trên 3 phương diện:

- Một là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp và dịch vụ theohướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tương ứng tỷ trọngcông nghiệp và dịch vụ

- Hai là, chuyển dịch cơ cấu nội bộ từng ngành, chuyển đổi từ tiểungành, sản phẩm hoặc công đoạn sản xuất có công nghệ thấp, thâm dụngnhiều lao động kỹ năng thấp, năng suất thấp và giá trị gia tăng thấp sang tiểungành, sản phẩm hoặc công đoạn sản xuất có hàm lượng khoa công công nghệcao, năng suất và giá trị gia tăng cao hơn; đồng thời kết nối vào mạng sảnxuất và chuỗi cung ứng toàn cầu; qua đó, mở rộng và phát triển thị trường,góp phần tăng trưởng kinh tế

- Ba là, chuyển dịch trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh của kinh

tế nước ta lên mức cao hơn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế định hướng theo ngành ưu tiên phát triển là mộttrong nội dung cơ bản cơ cấu kinh tế nội bộ ngành Theo cách đó, Chính phủ chủđộng xác định danh mục ngành có lợi thế cần ưu tiên phát triển và đề ra các giảipháp chính sách tương ứng để huy động và lôi kéo các nguồn lực cần thiết triểncác ngành ưu tiên đó Bên cạnh chuyển dịch “tuần tự, tiệm tiến”, cần thực hiệncác giải pháp “tăng tốc, đột phá” đối với một số ngành, nhất là những ngành màkhoa học công nghệ thay đổi nhanh chóng và liên tục

Ngành nông nghiệp đang có xu hướng sẽ giảm tỉ trọng trong cơ cấungành, chính vì thế mà các ngành chăn nuôi cũng bị ảnh hưởng một phần nào

đó Tuy nhiên việc mở trang trại chăn nuôi kèm theo đó là chế biến và mở nhàhàng chế biến các món ăn từ gà thì đó lại là một hình thức có sự gắn kết,

Trang 36

chuyển giao từ ngành nông nghiệp chăn nuôi sang ngành công nghiệp chếbiến Vì thế mà loại hình kinh doanh này sẽ nhận được sự ủng hộ, khuyếnkhích từ Chính phủ.

2 Môi trường Chính trị, luật pháp

2.1 Tình hình chính trị- an ninh ổn định:

Mặc dù đang có tranh chấp với Trung Quốc nhưng có thể thấy tình hình

an ninh ở nước ta vẫn rất ổn định, hòa bình

2.2 Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện nay.

Với quan điểm của đảng trong phát triển nông nghiệp:

- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệpcông nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lựclượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn địnhchính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dântộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước

- Các vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn phải được giải quyếtđồng bộ, gắn với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn là một nhiệm vụ quantrọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước Trongmối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nông dân làchủ thể của quá trình phát triển, xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựngcác cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản;phát triển toàn diện, hiện đại hóa nông nghiệp là then chốt

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật chất, tinhthần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa, phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng lĩnh vực, để giải phóng

và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, trước hết là lao động, đất đai,rừng và biển; khai thác tốt các điều kiện thuận lợi trong hội nhập kinh tế quốc

Trang 37

tế cho phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn; phát huycao nội lực; đồng thời tăng mạnh đầu tư của Nhà nước và xã hội, ứng dụngnhanh các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến cho nông nghiệp, nôngthôn, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí nông dân.

Cơ chế điều hành của nước ta hiện nay: chủ trương đường lối theo ĐảngCộng Sản Việt Nam

Với những điều kiện về môi trường pháp lý và chính sách khuyến khích

ở nước ta hiện nay chúng ta có rất nhiều thuận lợi để phát triển nông nghiệpnói chung và đầu tư chăn nuôi nói riêng

3 Môi trường văn hóa- xã hội

- Nguồn cung sản phẩm:

Theo Tổng cục thống kê tổng đàn gia súc gia cầm ở thời đềm 2006 trong

cả nước có 32,8 triệu con lợn, mức tăng trưởng giá trị ngành trung bình hằngnăm giai đoạn 2006 – 2010 là 8,5% Sản lượng thịt xẻ các loại năm 2006 là2,369 ngàn tấn

Năm 2010 đạt 3,210 ngàn tấn.Dự kiến năm 2015 tăng lên thành 4.309 ngàn tấn(trong đó thịt lợn 2.797 ngàn tấn chiếm 65%).Thực tế số hộ có chăn nuôi lợn chỉchiếm 50% - 70% trong số hộ nông dân Như vậy thực tế mỗi hộ có chăn nuôilợn phải nuôi 10 lợn thịt để xuất chuồng được 6,2 lợn thịt đạt 90kg/con/năm.Ước tính có 8,4 triệu hộ có chăn nuôi lợn, đến năm 2015 sẽ cung cấp cho xã hộiđược 18 triệu lợn thịt có chất lượng cao Vậy với một trăm ngàn mô hình nàyđến 2015 mỗi tỉnh phấn đấu để có bình quân 1.562 hộ mô hình chăn nuôi quy

mô nhỏ Mức thu nhập người dân Việt Nam ngày càng cao Việc tiêu dùng cácmặt hàng thực phẩm như thịt lợn rừng có xu hướng tăng

- Tập quán tiêu dùng:

Thịt lợn là 1 nguồn thực phẩm thiết yếu đối với con người hiện nay, làloại thịt được lựa chọn nhiều nhất trong các loại thịt gia súc Riêng thịt lợnrừng còn được coi là món đặc sản với hương vị thơm ngon đặc biệt và hàm

Trang 38

lượng chất béo ít,tốt cho sức khỏe Đây vừa có thể là một món ăn ngon trongbữa cơm gia đình hằng ngày,vừa có thể là một món đặc biệt của mỗi gia đình

để chiêu đã khách khứa khi có dịp Vì vậy, có thể thấy nhu cầu thịt lợn rừng

là không hề nhỏ

Với mức sống cũng như tập quán tiêu dùng thực phẩm thiết yếu củangười dân Việt ngày một nâng cao nên thịt lợn rừng sẽ đáp ứng được nhu cầucủa người dân, đặc biệt là khu vực có nền kinh tế phát triển vượt trội như HàNội, Hải Phòng, Quảng Ninh…

4 Môi trường tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể khai thác cho việc thực hiện dự án

4.1 Vị trí của huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩuquốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km vềphía Đông Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây và Tây Bắcgiáp Hà Nội, Thái Nguyên, phía Nam và Đông Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, HảiDương và Quảng Ninh

Huyện Lạng Giang nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Giang, là một trong nhữnghuyện có nhiều ưu thế nhất định để phát triển ngành chăn nuôi nói chung và

dự án xây dựng trang trại chăn nuôi lợn rừng nói riêng, phía bắc giáp huyệnHữu Lũng - Lạng Sơn, phía tây là huyện Tân Yên Yên Thế, phía nam là thànhphố Bắc Giang và huyện Yên Dũng, phía đông giáp xã Bảo Sơn, Thanh Lâm,Phương Sơn của huyện Lục Nam

4.2 Tiềm năng tự nhiên

- Đặc điểm địa hình: Đặc điểm chủ yếu của địa hình miền trung du là đất

gò, đồi xen lẫn đồng bằng rộng, hẹp tuỳ theo từng khu vực Vùng trung du cókhả năng trồng nhiều loại cây lương thực, thực phẩm, cây ăn quả, cây côngnghiệp, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm, cá và nhiều loại thuỷ sản khác

Trang 39

- Khí hậu: Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đếntháng 10, thịnh hành gió đông nam, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 nămsau, thịnh hành gió đông bắc Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 -23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75% vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè.Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống.Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển câytrồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

- Tài nguyên đất: Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên; gồm 123 nghìn

ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đấtchuyên dụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác Nhìn chung, tỉnh BắcGiang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp,lâm nghiệp và thuỷ sản Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn cónhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ.Đất nông nghiệp của tỉnhngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ

đô Hà Nội và các tỉnh lân cận Tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch chuyển hàngchục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôitrồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao Hơn 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sửdụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liênkết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản

- Tài nguyên rừng: Bắc Giang có 110 nghìn ha rừng, trong đó có gần 64nghìn ha rừng tự nhiên và hơn 46 nghìn ha rừng trồng Trữ lượng gỗ cókhoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây Ngoài tác dụng tánche, cung cấp gỗ, củi, dược liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn cónhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan môisinh đẹp và hấp dẫn

5 QUY HOẠCH VÀ KẾ HOACH PHÁT TRIỂN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 5.1 Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của cả nước

Trang 40

Theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 chỉ ra rằng: Định hướng phát triểnkinh tế trong 5 năm từ 2011-2015 là phải tăng đầu tư phát triển sản xuất nôngnghiệp, kinh tế nông thôn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc phát triểnnông thôn mới; đồng thời cần tiếp tục đầu tư vào các sản phẩm nông nghiệp.Điều này cho thấy Nhà nước đang tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triểntức là dự án của chúng ta đang đi đúng theo chiến lược quy hoạch tổng thểnền kinh tế.

5.2 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang

Theo Quyết định số 05/2009/QD-TTg phê duyệt tổng thể quy hoạchkinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 chỉ ra rằng quan điểm phát triểngồm có phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiệnđại hoá; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuấthàng hoá gắn với công nghiệp chế biến đáp ứng nhu cầu của xã hội và vềphương hướng phát triển ngành nông nghiệp gồm có bảo đảm an ninh lươngthực, đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hoá trên cơ sở phát triển nhóm cây,con có thế mạnh trong đó “con” là “lợn và bò”; hình thành các vùng sản xuấthàng hoá nông nghiệp sinh thái sạch, công nghệ cao phục vụ tiêu dùng trongnước và xuất khẩu

Bên cạnh đó, theo Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triểnkinh tế - xã hội huyện Lạng Giang giai đoạn 2007-2020 của UBND tỉnh BắcGiang thì huyện cần tập trung đầu tư cho nông nghiệp để ổn định nông thôn,đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hoá, công nghiệp hoánông nghiệp nông thôn Huyện Lạng Giang trong giai đoạn này càn thực hiệnchuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp bằng cách tăng tỷ trọng chăn nuôi lênkhoảng 50%, trồng trọt chiếm 42% và tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp là 8%.Đồng thời đẩy mạnh các ngành chăn nuôi mà địa phương huyện có ưu thế, cóthể tận dụng tối đa mọi nguồn lực, có khả năng sinh lời cao đem lại thu nhập

ổn định và dần nâng cao mức sống người dân

Ngày đăng: 11/01/2016, 01:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w