- Nguồn thức ăn xanh: Chủ động được nguồn thức ăn xanh là yếu tố rất
2. Chăn nuôi lợn rừng
- Trên thị trường đã xuất hiện loại thịt heo rừng giả mà người tiêu dùng rất khó phân biệt, điều này làm ảnh hưởng ắt nhiều đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Khả năng sinh sản của giống lợn rừng còn kém, khả năng tăng đàn chậm.
- Heo rừng lai dễ tắch mỡ, có thể khắc phục bằng cách hạn chế thức ăn có chứa tinh bột và thay bằng các chất xơ như thân chuối, các loại rau, trái cây. Nhưng điều này sẽ làm heo chậm lớn và thời gian nuôi kéo dài.
- Phương thức chăn nuôi ở đại đa số các hộ vẫn theo phương thức truyền thống, quảng canh lạc hậu, hầu như chưa áp dụng các biện pháp kỹ thuật, chủ yếu dựa vào nguồn thức ăn sẵn có ở địa phương.
- Công tác giống chăn nuôi chưa được quy hoạch và quản lý thống nhất, con giống vật nuôi hầu hết người dân tự tuyển chọn và sản xuất theo kinh nghiệm nên chất lượng con giống kém. Việc lai cải tạo và đưa giống mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
- Do sản xuất con giống tại chỗ không đủ đáp ứng cho nhu cầu sản xuất, việc nhập con giống từ các địa phương khác về đã gây khó khăn rất lớn cho công tác thú y - kiểm soát, khống chế dịch bệnh.
- Chăn nuôi mang tắnh tự phát, quy mô nhỏ lẻ, chưa tạo thành vùng sản xuất hàng hóa thâm canh chất lượng cao.
Trong những năm gần đây ngành chăn nuôi của huyện đã có nhiều chuyển biến tắch cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho một số nông hộ. Tuy nhiên sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của huyện.
Ớ Một số ý kiến kiến nghị:
3.Kiến nghị về phát triển ngành chăn nuôi 3.1. Cơ chế chắnh sách
Thực hiện theo một số chắnh sách của tỉnh như: Quyết định số: 2645 /QĐ-UBND, ngày 21 tháng 9 năm 2010 phê duyệt một số định mức hỗ trợ thực hiện chương trình phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2010-2012
-Tiếp tục hỗ trợ vacxin để tiêm phòng các bệnh dịch nguy hiểm cho gia súc, gia cầm. Đầu tư xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh cho các vùng chăn nuôi lợn, bò tập trung theo quy hoạch.
-Huyện dự kiến bố trắ xây dựng 1 đến 2 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, với kinh phắ khoảng 200 triệu đồng/cơ sở (theo nguồn hỗ trợ của tỉnh)
-Chắnh sách về đầu tư và tắn dụng: Các hộ đạt tiêu chắ trang trại sẽ được Ngân hàng NN& PTNT xem xét cho vay vốn đầu tư mở rộng sản xuất, chăn nuôi.
3.2. Về kỹ thuật
a. Về giống
Ớ Giống lợn:
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống vật nuôi, đặc biệt đối với sản xuất, kinh doanh giống lợn trên địa bàn huyện. Quản lý chặt chẽ đối với các cơ sở chăn nuôi lợn, đảm bảo đàn lợn trong toàn huyện có chất lượng tốt.
- Tuyên truyền, khuyến cáo, vận động các hộ chăn nuôi lợn nái nên sử dụng phương pháp phối giống nhân tạo để nâng cao chất lượng giống nhằm hạn chế dịch bệnh;
- Sản xuất con giống tại chỗ, cơ bản đáp ứng được nhu cầu của nhân dân như giống lợn nái Móng Cái, giống lợn Mường Khương.
Ớ Chăn nuôi gia cầm:
Nâng cao chất lượng đàn gia cầm bằng việc nhân nhanh các giống gia cầm siêu trứng để nâng cao sản lượng trứng; nhập các giống nuôi thương phẩm (giống ngoại) có năng suất cao để sinh sản, cung cấp giống gia cầm con, nuôi theo các mô hình công nghiệp tập chung.
Duy trì phát triển các giống gà địa phương có chất lượng thịt thơm ngon như gà Ri, gà Sacso, gà Lương phượng, các giống gà của đồng bào Mông...chăn nuôi với quy mô hộ gia đình vừa và nhỏ, mô hình gà thả vườn để nâng cao hiệu quả kinh tế thu nhập. Khuyến khắch phát triển đàn thủy cần (vịt, ngan, Ngỗng) để đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa chăn nuôi trên thị trường.
b. Về thức ăn chăn nuôi:
Đối với đàn lợn và gia cầm, khuyến khắch nông dân sử dụng thức ăn công nghiệp để chăn nuôi, tăng cường nuôi thâm canh, áp dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật về chăm sóc nuôi dưỡng để quay vòng nuôi, rút
ngắn chu kỳ nuôi/lứa để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Hướng dẫn các hộ chăn nuôi sản xuất thức ăn ngay tại chỗ bằng cách tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương; hình thành các dịch vụ cung cấp thức ăn cho lợn.
c. Về chuồng trại và công tác thú y:
Việc xây dựng chuồng trại đảm bảo kỹ thuật cũng là một trong các yếu tố quan trọng trong chăn nuôi; chuồng trại phải đảm bảo kắn đáo vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè và phải cách xa nơi ở của người. Đối với chăn nuôi lợn cần áp dụng hệ thống Biogas để tạo ra chất đốt và chống được ô nhiễm môi trường. Các ngành cần tuyên truyền hướng dẫn nông dân xây dựng chuồng trại hợp lý, bảo đảm vệ sinh thú y.
Tăng cường công tác thú y đảm bảo an toàn dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Hàng năm phải đạt tỷ lệ tiêm phòng định kỳ tối thiểu từ 90% tổng đàn trở lên. Thực hiện tốt công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Vận động nhân dân không vận chuyển, buôn bán và sử dụng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc đẻ phòng tránh dịch bệnh.
Tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kỹ thuật chăn nuôi thú y đủ số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
d. Về công tác khuyến nông:
Ngoài việc tăng cường các lớp dạy nghề, tập huấn khuyến nông chuyển giao KHKT hàng năm; cần hướng dẫn cho người chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung. Thường xuyên cập nhật thông tin mới từ các chuyên mục bạn nhà nông phát trên các phương tiện thông tin như: Đài truyền hình, phát thanh; Báo chắ..., tăng cường tuyên truyền bằng in các tờ rơi hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, phòng và điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm.
Tăng cường truyền thông về công tác giống và thực hiện các chắnh sách đầu tư hỗ trợ có hiệu quả cho nông dân để nhanh chóng cải tạo tầm vóc đàn trâu, bò địa phương, tăng tỷ lệ bò lai và tỷ lệ nạc hóa đàn lợn.
3.3. Về quy hoạch:
Quy hạch vùng chăn nuôi tập trung, quy mô lớn; Tạo điều kiện về quỹ đất để phát triển trang trại tập trung theo hướng đưa chăn nuôi cách xa nơi ở khu dân cư; diện tắch đất quy hoạch mỗi khu chăn nuôi phải đủ lớn để xây dựng khép kắn như: Khu sản xuất con giống; khu nuôi thương phẩm; khu nuôi thử nghiệm; các công trình phụ trợ; nơi sản xuất thức ăn bổ sung tại chỗ, xử lý chất thải..vv Khuyến khắch tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân, HTX, liên hộ gia đình phát triển chăn nuôi theo hướng kinh tế trang trại, thành lập HTX.
-Định hướng một số mô hình kinh tế hộ, phù hợp lợi thế các vùng:
+Các xã ven đường Quốc lộ, phát triển chăn nuôi lợn là chủ lực, quy hoạch phát triển theo mô hình: lợn - gia cầm.
+Các xã nằm gần trung tâm huyện, phát triển chăn nuôi gia cầm là chủ lực, quy hoạch phát triển theo mô hình: Gia cầm - lợn.
Tập trung chỉ đạo mạnh hơn việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm ở xã lớn, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn như Gia Phú, Thái Niên, Phú Nhuận, TT Phong Hải bằng cách lồng ghép nhiều chương trình dự án để tăng nguồn thu nhập, giải quyết ổn định đời sống nhân dân, tiến tới thoát nghèo, làm giầu và xây dựng nông thôn mới.
3.4. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Ngoài các lò mổ chế biến thịt lợn hiện có của các gia đình, huyện khuyến khắch các tổ chức, cá nhân xây dựng các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tạo điều kiện về địa điểm để xây dựng các lò giết mổ tập trung.
Trong giai đoạn 2015-2020, huyện bố trắ xây dựng một cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tại cụm tiểu thủ công nghiệp xã Quang Thịnh.
3.5. Về nguồn nhân lực
Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ từ cơ sở cho đến huyện, nhất là đội ngũ cán bộ thú y viên, khuyến nông viên cơ sở; đảm bảo hệ thống thú y, khuyến nông cơ sở có trình độ từ Trung cấp trở lên.
Mở lớp tập huấn cho người chăn nuôi để có kiến thức chăn nuôi, kinh doanh đáp ứng được nhu cầu thị trường