Lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng tại xã quang thịnh, huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 61)

II. Nghiên cứu môi trường vĩ mô có ảnh hưởng đến dự án

4.Lựa chọn công nghệ kỹ thuật cho dự án

4.1.Kỹ thuật lựa chọn con giống

Việc chọn lợn rừng để làm lợn bố mẹ, nếu được tuyển chọn tiếp tục ở vào giai đoạn đạt thể trọng 15 - 20kg/con và giai đoạn sau 30 - 35kg/con thì càng tốt. Sau đó, ta vẫn tiếp tục nuôi cho đến khi lợn đạt từ 40 - 60kg/con, tương ứng với lợn ở 7 - 8 tháng tuổi. Nhìn chung, chọn lợn rừng giống (cả đực và cái) cần phải chọn những con đầu thanh, ngực sâu, mình nở, hoạt bát, lưng thẳng, bụng gọn, bốn chân chắc khỏe, bộ phận sinh dục phát triển và hoạt động tốt. Nếu có điều kiện nên chọn lọc qua đời trước (dòng, giống bố mẹ, ông bà...), qua bản thân (ngoại hình, khả năng thắch nghi, khả năng SX...) và qua đời sau. Tuy nhiên, cách chọn đối với lợn đực giống và lợn nái giống như sau:

Ớ Tiêu chuẩn chọn lợn đực giống:

- Ngoại hình và thể chất cá thể: mang những đặc điểm giống tốt đặc trưng cho loài:

+ Thân hình dài, mông vai nở nang, bụng gọn, + Mắt sáng tinh nhanh, càng hoang dại càng tốt.

+ Đầu thanh, mặt dài, lưng thẳng, bụng thon không sệ. + 4 chân cao, thẳng và vững chắc.

+ Lông bờm dựng đứng chạy dài từ cổ tới lưng. + Tinh hoàn lộ rõ, to và cân đối, độ đàn hồi tốt. + Tắnh hăng rất cao.

+ Số con đẻ ra / nuôi sống cao + Mang tắnh Ộhoang dãỢ, dữ tợn.

Ớ Tiêu chuẩn chọn lợn nái giống:

- Độ tuổi: nên chọn lợn nái hậu bị từ lúc 4 - 6 tháng tuổi, để từ đàn nái hậu bị này sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá để làm lợn nái sinh sản.Đặc biệt là nên chọn lợn con được sinh ra từ những lợn mẹ có thể chất tốt, đẻ nhiều con và lợn con khoẻ mạnh.

- Ngoại hình và thể chất cá thể: mang đầy đủ các đặc điểm thể chất và đặc điểm giống tốt:

+ Khỏe mạnh;

+ Màu lông đen hoặc nâu xám (đối với lợn đã trưởng thành); + Lưng thẳng và dài;

+ Phần vai dày, mông rộng;

+ Không có khuyết tật: yêu cầu tối thiểu đối với lợn nái tốt phải không có khuyết tật ở cơ thể, đặc biệt là ở 3 bộ phận: cơ quan sinh dục, vú và khung xương:

(1) Phát triển cơ quan sinh dục: cơ quan sinh dục phát triển bình thường cả về hình thể và hoạt động;

(2) Phát triển vú: phải đảm bảo cần có số vú đủ để nuôi đàn con đông. Lợn rừng có 5 đôi vú xếp đồng đều mỗi bên, những nái có vú cong vênh, khô hoặc kẹ sẽ không chọn hoặc phải kiểm tra đánh giá lại.

(3) Phát triển xương: khung xương và 4 chân chắc, khoẻ, nhanh nhẹn và linh hoạt. Không chọn những lợn hậu bị có chân yếu sẽ ảnh hưởng tới phối giống, đẻ và nuôi con.

+ Các tập tắnh khác: (1) Số con đẻ ra cao; (2) Khôngăn con

4.2. Phối giống và thời điểm phối giống:

Chu kỳ động dục của lợn nái rừng tương đối giống lợn nhà, là 21 ngày, thời gian động dục kéo dài 3 - 5 ngày. Thời điểm phối giống thắch hợp vào cuối ngày thứ 2 hoặc đầu ngày thứ 3 (tùy tlợn giống, tuổi) cho nên cần theo dõi biểu hiện của lợn lên giống. Khi âm hộ chuyển từ màu hồng tươi sang màu hồng tái, có nếp nhăn và dịch nhờn tiết ra nhiều, tai chĩa về phắa trước, có phản xạ đứng im (mê ì) là thời điểm phối giống thắch hợp nhất.

Bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu tiên, vì cơ thể chưa hoàn thiện, trứng rụng ắt, phối giống, đậu thai hiệu quả thấp. Khi lợn cái có dấu hiệu động dục ta cho lợn đực tiếp xúc với lợn cái.

Lợn đực sẽ phối giống liên tục, bất kể ngày đêm đến khi nào lợn cái không chịu nữa mới thôi. Có thể cho phối kép 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát (hoặc ngược lại).

Sau 21 ngày, lợn cái không động dục trở lại, có thể lợn cái đã có bầu.Tuy nhiên cần phải kiểm tra để xác định cho đúng, nếu chưa đạt thì khoản 18 Ờ 20 ngày sau lợn nái lại động dục lại.Khi đó ta tiến hành làm lại các bước phối giống như trên.

4.3. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc

* Thức ăn:

Nguồn thức ăn chủ yếu của đàn heo bao gồm nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau cỏ, hoa quả một số loại cây rừng; các loài côn trùng,Ầ trong khu

vực nuôi. Ngoài ra còn bổ sung thêm cho heo các loại thức ăn thô như thân cây chuối, rau muống, rau lang và một lượng thức ăn tinh là nước cám pha loãng với muối. Đối với heo nái đẻ và heo con cho ăn thêm cháo loãng pha với muối. Cháo được nấu từ tấm hoặc gạo nát.

* Cho ăn và chăm sóc

Thời gian 2 tuần đầu từ khi thả giống: Nhốt trong khu khoanh nuôi có rào lưới B40, để heo tự kiếm ăn trong diện tắch này, cho ăn bổ sung ngày 2 lần vào khoảng 7 Ờ 8h sáng và 4 Ờ 5h chiều với các loại rau và nước cám có pha muối loãng tại những điểm nhất định trong khu vực nuôi. Trước khi cho ăn gõ kẽng làm tắn hiệu (có thể dùng còi, hoặc các tắn hiệu khác) tập cho heo hình thành phản xạ có điều kiện để dễ dàng gọi heo khi thả ra ngoài.

Sau 15 Ờ 20 ngày: Khi thấy heo đã quen với khu vực nuôi, có thể thả heo ra ngoài kiếm ăn, vẫn duy trì cho ăn bổ sung ngày 2 lần theo thời gian quy định. Dùng các tắn hiệu đã tập cho heo từ trước (gõ kẽng) để gọi heo về khi cần thiết. Thực tế khi thả, heo có thể đi xa cách khu khoanh nuôi khoảng 1,5 Ờ 2km. Thời gian này, quan sát bụng và khả năng ăn của đàn heo để xác định độ no của heo sau khi thả để giảm lượng thức ăn bổ sung theo từng bửa ăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mùa lạnh (từ tháng 12 Ờ tháng 3): Đảm bảo giữ ấm, tránh gió lùa cho heo vào ban đêm. Bổ sung các loại thuốc như Vitamin C, gluco để đảm bảo sức đề kháng cho heo. Đảm bảo đủ nước uống cho heo. Tiêm phòng các loại bệnh viêm phổi, lỵ, đường ruột. Theo dõi nếu heo có hiện tượng tiêu chảy, cần giảm lượng thức ăn là rau xanh, tăng cường cho ăn nước cám pha loãng với muối và các loại thuốc phòng bệnh theo chỉ dẫn của thú y.

Mùa mưa (Từ tháng 4 Ờ tháng 7): Đảm bảo chỗ cho heo trú mưa. Tiêm phòng các loại bệnh đường ruột, theo dõi để phòng các loại bệnh ngoài da do ký sinh trùng, lỡ mồm long móng. Đăc biệt đầu mùa mưa (thời điểm chuyển mùa) heo thường mắc các loại bệnh có thể làm cho heo chết nhanh chóng, đặc biệt là heo con. Do vậy cần thường xuyên theo dõi phòng bệnh cho heo.

Ớ Thú y

Cần liên hệ với cán bộ thú y để theo dõi phòng và trị bệnh cho đàn heo nuôi trong mô hình ở những thời điểm cần thiết:

Định kỳ theo dõi tình hình sức khỏe của đàn heo ắt nhất 2 tháng/lần +Đầu mùa lạnh (tháng 12 Ờ tháng 1): Theo dõi và phòng các loại bệnh viêm phổi, bệnh đường ruột cho heo. Bổ sung các loại vitaminC, gluco

+Mùa mưa (tháng 4 Ờ tháng 7): Theo dõi và phòng các loại bệnh đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh lỡ mồm long móng.

Đối với heo nái đẻ: Cần theo dõi tình hình sức khỏe, chăm sóc khi heo đẻ; cho heo mẹ ăn thêm các loại thuốc kắch sữa và cám dành riêng cho heo mẹ cho con bú theo chỉ dẫn. Nên nấu cháo loãng từ tấm, bắp hoặc gạo nát có pha thêm muối cho heo nái ăn trong vòng 1 tháng sau khi heo sinh để đảm bảo đủ sữa cho con bú.

Phòng và chữa bệnh cho heo:

+ Heo con sau 10 ngày tuổi: Tiêm sắt bổ sung cho cơ thể heo tạo máu để phát triển và ngừa bệnh tiêu chảy ở heo con.

+ Heo con 45 ngày tuổi: Tiêm 3 loại vacxin phòng các bệnh: Dịch tả, tụ huyết trùng và thương hàn.

+ Trong thời gian nuôi: Theo dõi để tiêm phòng bệnh Viêm phổi địa phương cho heo, đặc biệt là vào mùa lạnh. Bệnh này rất nguy hiểm vì làm cho đàn heo, nhất là heo con chết hàng loạt.

+ Theo dõi để phòng bệnh khi heo có các biểu hiện khác thường. Khi heo biểu hiện mắc một trong số các loại bệnh nói trên phải liên hệ với bác sĩ thú y để theo dõi và có liệu pháp chữa trị.

4.4. Kỹ thuật vệ sinh chuồng trại

Để đạt được hiệu quả cao trong sát trùng, khi tiến hành cần theo từng bước sau:

- Tiêu độc cơ học:Đây là bước quan trọng, bao gồm dọn dẹp toàn bộ chất hữu cơ có trong chuồng trại một cách triệt để. Tiến hành rửa cọ bằng nước, bước này làm giảm đi mật số vi sinh vật và bề mặt chuồng trại, để làm tiền đề

cho các bước sau.

- Tiêu độc vật lý:Sau khi quét dọn sạch, nếu không dùng hóa chất có thể dùng nước sôi, lửa để diệt các tác nhân gây bệnh trong chuồng.

- Tiêu độc bằng hóa chất:Đây là phương pháp quan trọng, tuy nhiên, việc lựa chọn hóa chất cần phải theo các nguyên tắc ở trên.

Cần phải xem việc sát trùng chuồng trại là một khâu quan trọng nhất trong qui trình phòng trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Nếu làm tốt khâu này sẽ làm cho việc phòng trị bệnh bằng kháng sinh giảm đi rất nhiều, giá thành chăn nuôi sẽ giảm, lợi nhuận đem lại sẽ cao.

Một phần của tài liệu Dự án xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn rừng tại xã quang thịnh, huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 56 - 61)