1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vài nét về thiền Phật giáo ở VN và vai trò của nó trong xã hội hiện đại

113 1,6K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 569 KB

Nội dung

Luận văn : Vài nét về thiền Phật giáo ở VN và vai trò của nó trong xã hội hiện đại

Trang 1

Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của

nó trong xã hội hiện đại

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

3 Giới hạn nghiên cứu đề tài

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

CHƯƠNG 1 PHẬT GIÁO VÀ THIỀN

1 Phật giáo

2 Thiền là gì

3 Mục tiêu của Thiền

4 Đối tượng của Thiền

CHƯƠNG 2 THIỀN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM

1 Sự lan toả của Phật giáo Ấn Độ vào các nước Phương Đông: Bắc truyền vàNam truyền

2 Cội nguồn của các Thiền phái ở Việt Nam

2.1.Thiền ở Trung Quốc

2.2.Thiền ở Nhật Bản

3 Thiền ở Việt Nam

3.1.Các dòng thiền sơ khởi

3.1.1 Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi

3.1.2 Thiền phái Vô Ngôn Thông

Trang 2

3.1.3 Thiền phái Thảo Đường

3.2.Thiền phái Việt Nam - Thiền phái Trúc Lâm

3.3.Không ngừng tiếp thu tinh hoa các dòng thiền

3.3.1 Thiền phái Lâm Tế và Tào Động

3.3.2 Thiền phái Liễu Quán

3.4.Nối liền mạng mạch Thiền phái Việt Nam

3.4.1 Thiền viện Thường Chiếu của Hoà thượng Thích Thanh Từ

3.4.2 Thiền viện Làng Mai (Pháp) của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh

CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA THIỀN TRONG ĐỜi SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

Ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Với đặc điểm thuần lý, thực tiễn, công hiệu, không bạo động, không quákhích, khoan hồng và đại đồng, trên 2500 năm xuyên suốt lịch sử của nhân loại,trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, Phật giáo ngày càng phát triển gần gũi với mọidân tộc, mọi xã hội Sự linh động mềm dẻo không cứng nhắc của giáo lý Phậtgiáo hầu như rất dễ thích ứng với từng đặc điểm mang tính đặc trưng của cácvùng văn hóa các dân tộc trên khắp thế giới Phật giáo đã đóng vai trò quantrọng trong việc nuôi dưỡng và giáo dục tâm hồn mỗi con người, tạo dựngnhững tình cảm tốt đẹp theo suy nghĩ Chân - Thiện – Mĩ, giúp giải quyết nhữngmâu thuẫn ngấm ngầm trong lòng mỗi con người từ đó xây dựng một xã hội anlạc hạnh phúc

Mục tiêu duy nhất, rõ ràng và thực tiễn của Phật giáo là chấm dứt sự khổđau, mang lại hạnh phúc cho chúng sinh ở ngay trong cuộc sống hiện tại này.Tinh thần của mục tiêu ấy cũng được thể hiện rõ trong tinh thần của Thiền Phậtgiáo Bởi Phật giáo giải thích nguyên nhân của sự khổ đau là do tham ái và vôminh của con người Phật giáo hướng con người đến con đường giải thoát sự

khổ đau từ chính trong bản thân mình theo bát chính đạo: Chính kiến (hiểu biết đúng đắn); Chính tư duy (tư tưởng đúng đắn, chân chính); Chính ngữ (nói

những lời chân chính, không nói dối, phù phiếm gây hại đến người khác);

Chính nghiệp (hành động chân chính); Chính mệnh (sinh sống chân chính); Chính tinh tiến (Là cố gắng chân chính); Chính niệm (Liên tục quán tưởng đến

3 phương diện Thân, Khẩu, Ý); Chính định (tập trung tâm ý vào một điểm).

Bản chất của tám con đường này được thể hiện trọn vẹn trong Thiền Phật giáothông qua con đường tu học giới - định - tuệ Khi con người ý thức được giới,tức là thực hành chính ngữ, chính nghiệp, chính mệnh, Phật giáo đã giáo dụccon người lối sống đạo đức Tu học định, chính là thực hành chính tinh tiến,chính niệm, chính định, mục tiêu chính là an tâm, ổn định tâm tán loạn, từ đó

Trang 4

mới khởi được trí tuệ, diệt trừ vô minh – nguyên nhân của sự khổ Tu học Tuệtrong bát chính đạo chính là chính kiến, chính tư duy.

Thiền là tịnh tâm, nuôi dưỡng tâm từ bi hỷ xả, để có cái nhìn sáng suốt vềcuộc sống như nó vẫn đang tồn tại, phá bỏ mọi chấp trước khái niệm mà chúng

ta đặt cho nó Dạy con người hướng thiện, sống đạo đức chân chính, dạy conngười tĩnh tâm để có những suy nghĩ đúng đắn, nhận thức thực tướng cuộc sốngnhư nó vốn là thế (chân như), chính là tinh thần của Thiền và là mục đích cao cảduy nhất của Phật giáo đó là diệt trừ sự đau khổ để được giải thoát Rõ ràng đểthoát khỏi bể khổ đau Phật giáo không dạy con người cầu tìm một thế lực bênngoài giúp đỡ mà Phật giáo dạy cho con người biết hạnh phúc và sự giải thoát đã

có ngay trong chính mỗi con người Để có cuộc sống an lạc hạnh phúc công việccủa mỗi chúng ta chính là tu tâm tích đức, có cái nhìn thấu suốt về cuộc sống,con đường đơn giản mà huyền diệu đó chính là Thiền Xuất phát từ ý nghĩa thựctiễn to lớn này mà ngày nay trên khắp các châu lục ở mọi hoàn cảnh xã hội khácnhau, Thiền được mọi người thực hành rất phổ biến Thiền không chỉ còn là mộttông phái mang tính tôn giáo, mà đã trở thành một pháp môn thực tế, thực hànhsâu rộng nhằm đạt được những hiệu quả về tâm lý và sức khoẻ

Ngay từ đầu công nguyên, Phật giáo đã có mặt tại Việt Nam Cũng trongthời gian đó, thiền đã xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, vào khoảng thế kỷ thứ 3 vàđược truyền dạy bởi các vị Cao tăng đầu tiên như: Khương Tăng Hội, ChiCương Lương Sau đó, Việt Nam đã tiếp nhận những dòng thiền từ Trung Quốcnhư Thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Thiền phái Vô Ngôn Thông, Thiền pháiThảo Đường Kết tụ những tinh hoa dân tộc, Việt Nam đã khái sáng thiền pháiriêng của mình, đó là Thiền phái Trúc Lâm Mạng mạch thiền vẫn luôn đượcông cha ta duy trì và phát triển không ngừng Mà ngày nay nhắc đến thiền ViệtNam chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của Thiền việnThường Chiếu của Hoà thương Thích Thanh Từ, và Thiền viện Làng Mai (Pháp)của Hoà thượng Thích Nhất Hạnh Thiền Việt Nam đã có cả một quá trình lịch

Trang 5

sử hình thành và phát triển lâu dài, và đã đạt được rất nhiều thành tựu, chính vì

vậy mà chúng tôi đã chọn đề tài “Vài nét về thiền Phật giáo ở Việt Nam và vai trò của nó trong xã hội hiện đại” để phân tích và giới thiệu

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Phật giáo là một trong ba tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn trên thế giới Sốtín đồ Phật giáo hiện nay rất đông (theo số liệu thống kê của “Bách khoa toànthư Cơ đốc giáo thế giới” năm 1982, toàn thế giới có 295.570.780 tín đồ Phậtgiáo) và có mặt khắp nơi trên thế giới Có vai trò rất lớn điều tiết mọi mẫu thuẫnngấm ngầm trong mỗi con người ở xã hội hiện đại bằng những lời dạy, hướngdẫn con người tu tập tìm lại chính mình, có cuộc sống an lạc thanh tịnh nơi thân

và tâm Việc nghiên cứu về Phật giáo đã có cả một bề dày lịch sử, một kho tàngsách về kinh tạng, lý luận, con đường tu tập … đồ sộ

Các hướng tiếp cận để nghiên cứu Phật giáo ngày nay không chỉ hạn chế

ở các tài liệu cổ Pali – Sanscrit, các bộ kinh cổ điển nữa mà đã có rất nhiềunhững cách tiếp cận khác nhau Các học giả có thể nghiên cứu Phật giáo qua kếtquả của các cuộc khai quật khảo cổ, nghiên cứu trực tiếp các đạo sư, thiền sư nổitiếng - những chứng nhân sống về giáo lý và sự tu tập miệt mài về lý tưởng cao

cả của đạo Phật Chân giá trị vĩnh cửu của Phật giáo đã được khám phá và thểhiện ở nhiều khía cạnh nhiều lĩnh vực khác nhau và được ứng dụng ngay vàotrong cuộc sống hiện tại ngay tại đây chứ không phải của thế giới nào khác

Trong dòng chảy nghiên cứu Phật giáo mạnh mẽ và sung sức ấy, nghiêncứu về Thiền Phật giáo đã trở thành một trào lưu nóng, phát triển rực rỡ Lýthuyết của Thiền, tinh thần của Thiền dường như có mặt ở khắp mọi nơi trongcác công trình nghiên cứu về Phật giáo Không chỉ có những công trình nghiêncứu trực tiếp về Thiền như những tác phẩm: Thiền Căn Bản do Hoà ThượngThích Thanh Từ soạn dịch; Thiền Đạo Tu Tập của tác giả Trương Trùng Cơ doNhư Hạnh dịch, Thiền Sư Việt Nam do Hoà Thượng Thích Thanh Từ biênsoạn… mà tất cả những tài liệu nghiên cứu về Phật giáo nói chung đều đề cập

Trang 6

đến Thiền trong đó như những cuốn: Phật Giáo Thế Giới, Lịch Sử Phật GiáoTrung Quốc, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận… Vì thiền là biểu hiện sinh động và

rõ nét bản chất của Phật giáo Gần đây bạn đọc Việt Nam còn được tiếp xúc vớirất nhiều tác phẩm của Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh mà trong đó thấm đẫmtinh thần thiền như: Thả Một Bè Lau, Tuổi Trẻ Lý Tưởng và Hạnh Phúc, Giận…Hay tập sách Phụng Hoàng Cảnh Sách và tập Phụng Hoàng Sách Tấn của HoàThượng Thích Thanh Từ

Ý thức rất rõ về tầm quan trọng của việc nghiên cứu nhằm mục đích bảotồn và lưu truyền phát triển mạch thiền của dân tộc, vì thế đã có rất nhiều côngtrình nghiên cứu thiền được công bố Nếu để phân loại các công trình nghiêncứu về thiền và tính chất của nó chúng ta có thể phân ra làm 3 loại, đó là:

2.1 Các công trình nghiên cứu của giới học giả nghiên cứu về Phật học.Trong các công trình luận giải về lịch sử Phật giáo, về đặc điểm Phật giáo, đã cómục viết về Thiền, ở nhiều góc độ và mục đích khác nhau Như trong cuốn

“Việt Nam Phật giáo sử luận I-II-III” của tác giả Nguyễn Lang, nhà xuất bảnVăn học, năm 2000, trong Tập I, ở chương III, IV,VI,VII,XII,XIII,XIV tác giả

đã đề cập về Thiền học Việt Nam, các phái Thiền, và các Thiền sư Ở đây Thiềnđược nghiên cứu ở góc độ Lịch sử, được soi chiếu về sự hình thành và phát triểntrong tấm gương lịch sử Phật giáo Việt Nam Hay các bài viết mà Giáo Sư MinhChi đã viết đăng trên các báo Nguyệt San về Phật giáo, đã đề cập đến những lợiích của việc hành Thiền, đặc điểm của phương pháp tu thiền… Nói chung,Thiền được các nhà Phật học nghiên cứu ở góc độ lý luận, với cái nhìn Thiềntrong Thiền tông – một tông phái của Phật giáo Những công trình này có ýnghĩa rất lớn trong việc hệ thống lại các giáo lý, lịch sử hình thành và phát triển,hiện trạng hiện nay của tông phái đó nằm trong nền của sự phát triển Phật giáonói chung

2.2 Bên cạnh các công trình nghiên cứu về Thiền của giới học giả Phậthọc, thật thiếu sót khi chúng ta bỏ qua nguồn tài liệu vô cùng quý giá về Thiền

Trang 7

của giới Tăng Ni Phật giáo Thiền xuất hiện rất sớm ở Ấn Độ, khi được truyềnsang Trung Quốc vào thế kỷ thứ VI, ở đây Thiền đã phát triển rực rỡ trở thànhmột tông phái (Thiền tông) sau đó được truyền rộng rãi sang Việt Nam (thế kỷVII), Nhật Bản (thế kỷ XII) Như vậy nguồn mạch Thiền đã truyền đến ViệtNam từ rất sớm, và chúng ta không phải không có nguồn tài liệu về Thiền, trái

lại rất phong phú như: Đại Nam Thiền Uyển Truyền Đăng Lục, Liệt Tổ Truyện, Nam Minh Thiền Lục, Thánh Đăng Thực Lục, Liệt Tổ Yếu Ngữ,

Kế Đăng Lục, Tam Tổ Thực Lục, Thiền Uyển Tập Anh, … Tuy vậy, do nạn

giặc ngoại xâm có sách còn sách mất, bị giặc đốt phá hoặc mang về nước, hiệnnay số văn tự cổ viết về Thiền của ta còn không đáng kể, đa số đều đề cập đếnphả hệ của các tông phái Thiền Việt Nam Và gần đây nhất, năm 2004 nhà xuất

bản Tôn Giáo đã tái bản lần thứ 4 cuốn Thiền Sư Việt Nam, của Hoà Thượng

Thích Thanh Từ Những tư liệu này đề cập đến các tông phái và các Thiền sưViệt Nam, phần nhiều mang tính lịch sử Hiện nay, phong trào trấn hưng mạchThiền học ở nước ta đã được dấy lên nhằm bảo tồn mạng mạch Thiền vốn đã có

ở nước ta hơn 10 thế kỷ Các Thiền sư nổi tiếng trong nền Phật học của nước takhông ngừng biên soạn viết sách về Thiền Như cuốn Thiền Căn Bản – Đại SưTrí Khải, Hoà Thượng Thích Thanh Từ soạn dịch, Thiền Đạo Tu Tập – TrươngTrùng Cơ, cư sĩ Như Hạnh dịch… Thiền đã có trong tất cả các bài giảng dạy chocác Thiền sinh của mình tại Thiền viện Trúc Lâm của Hoà Thượng Thích

Thanh Từ đã được đệ tử của Ngài soạn thành tác phẩm Phụng Hoàng Cảnh Sách và Phụng Hoang Sách Tấn Hay trong một loạt sách mới xuất bản của Thiền sư Thích Nhất Hạnh như Giận, Thả Một Bè Lau, Cho Đất Nước Đi Lên, Tuổi Trẻ Lý Tưởng và Hạnh Phúc… đều phảng phất có tinh thần Thiền

trong đó Các công trình nghiên cứu về Thiền không chỉ giới hạn trong nguồn tàiliệu sách vở mà còn được công bố rộng rãi trên các trang website bằng rất nhiềuthứ tiếng như: buddhismtoday.com; thuvienhoasen.com; phattuvietnam.net;lieuquanhue.vn; quangduc.com; vanhoaphatgiao.com;

Trang 8

thientongvietnam.huongsen.com … Tất cả các công trình này phần nhiều đề cậpđến Thiền ở góc độ tôn giáo, Thiền mà họ đề cập đến là một thứ thiền cao siêu

tu tập dẫn đến giác ngộ thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi Đối tượng mà họ nhằmđến là giới tu sĩ Phật giáo, vì thế đại đa số dân chúng khi tiếp cận rất dễ bị nảnlòng Hoặc một số bài viết luận về Thiền, về đặc điểm, bản chất của Thiền lạikhông khái quát được toàn bộ về lý thuyết Thiền cho người mới lần đầu tiếp cậnvới Thiền, đọc bài viết ngắn đó của họ sẽ tiếp nhận lĩnh hội được ý tứ của ngườiviết

2.3 Ngoài dòng tài liệu nghiên cứu về Thiền một cách đầy đủ từ lịch sửhình thành, truyền thừa cho đến các nguyên tắc lý luận sâu xa của Thiền, còn cócác tác phẩm nghiên cứu về Thiền theo hướng cắt lớp, luận về một vài đặc điểmnổi bật đặc trưng của Thiền Vì Thiền có mặt trong mọi lĩnh vực đời sống vănhoá, nghệ thuật, ngay cả uống trà, múa gươm cũng có thể thành đạo, nên ta gọi

là “trà đạo”, “kiếm đạo” Bàn về lĩnh vực nghệ thuật Thiền có tác phẩm Thiền Thoại Thiền Hoạ (dịch: Tranh minh hoạ giai thoại thiền) của Hoà thượng Tinh Vân, Thích Tuệ Thông soạn dịch, Hay tác phẩm Chứng Đạo Ca của Thiền sư

Huyền Giác, do Thiền sư Vĩnh Thạnh giải thích…

Tóm lại, chúng ta có thể thấy việc nghiên cứu về Thiền nói chung và thiền

ở Việt Nam nói riêng đã có cả một bề dầy lịch sử và khối lượng đồ sộ các côngtrình nghiên cứu đã được công bố Chính vì thế, đã rất khó khăn cho chúng tôikhi triển khai nghiên cứu đề tài của mình Khó khăn về việc lựa chọn nguồn tàiliệu, khó khăn vì có thể bài viết của mình có sự trùng lặp với các tác phẩmnghiên cứu trước đó Tuy nhiên mọi khó khăn đã được tháo gỡ Như chúng tathấy các tác phẩm nghiên cứu trên đều đã rất hoàn chỉnh và công phu, luận vềtận sâu gốc rễ của Thiền trên cả trục dài lịch sử và mặt cắt ngang của từng thờiđại Thiền Các công trình này có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất to lớn Songkhông phải ai cũng có thể lĩnh hội được những triết lý cao siêu đã được nêutrong các công trình ấy

Trang 9

Vì thế với phạm vi luận văn của mình, chúng tôi mong mỏi nêu lên đượcgiá trị thực tiễn và khoa học của Thiền và truyền thống thiền học của cha ông ta

mà ngày nay chúng ta cần phải bảo tồn và phát huy triệt để những tinh hoa của

nó Chúng tôi hy vọng với luận văn này có thể phần nào góp sức mình giới thiệuThiền với đại đa số người dân, giúp trải rộng mạng mạch Thiền đến từng người,từng gia đình, để động viên họ thực tập Thiền, có một cuộc sống tu tập an lành

và hạnh phúc

3 Giới hạn nghiên cứu đề tài

Với đề tài của luận văn, chúng tôi mong muốn sẽ đem lại sự hiểu biết tổngquan bước đầu đối với những người chưa từng được tiếp xúc với Thiền, gieo vàodòng suy nghĩ bất tận của các bạn một tâm Thiền rất đời sống chứ không phảitâm Thiền triết học cao siêu khó tiếp cận, cũng không phải là phương phápThiền giác ngộ để thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi Luận văn chỉ đề cập vềThiền ở góc độ dễ hiểu với mục đích giới thiệu những lợi ích của Thiền đểngười đọc có thể áp dụng trong cuộc sống hàng ngày

Trên thế giới, suốt tiến trình lịch sử dài lâu đã hình thành rất nhiều hìnhthức hành thiền khác nhau Có những hình thức thiền xuất phát từ tôn giáo, cónhững hình thức hành thiền không gắn với một tôn giáo nào Thiền định cónhiều loại, nhiều thứ Có thứ chính, thứ tà, có thứ sâu, thứ cạn, có thứ thiền củađạo Tiên, đạo Bà la môn, các lối thôi miên, có thứ thiền của phàm phu, có thứthiền của Tiểu thừa, có thứ thiền của Ðại thừa… Thiền mà chúng tôi bàn luận ởđây là Thiền Phật giáo Thiền Phật giáo này là di sản văn hoá tinh thần rất quýbáu mà cha ông ta đã để lại đòi hỏi chúng ta phải cùng nhau gìn giữ, phát huy vàgiữ liền mạng mạch để không bị ngắt quãng

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Để việc nghiên cứu đề tài được thành công, chúng tôi đã sử dụng cùngmột lúc rất nhiều phương pháp khác nhau

Trang 10

Về đề tài Thiền, đây không phải là lần đầu tiên được nghiên cứu, vì thế đã

có rất nhiều tư liệu bài viết về Thiền ở nhiều góc độ khác nhau Để làm được đềtài này, thao tác đầu tiên là chúng tôi phải trình bày giải thích về khái niệmThiền Trên các cứ liệu mà chúng tôi thu thập được từ nhiều nguồn tài liệu khácnhau, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích để trình bày một cách gầngũi dễ hiểu nhất về các khái niệm cũng như bản chất của Thiền và các mục đề cótrong luận văn

Cũng từ khối tư liệu khổng lồ mà nhân loại đã nghiên cứu về đề tài Thiền

ở nhiều góc độ sắc thái với những mục đích chính trị, tôn giáo, xã hội khácnhau, chúng tôi phải sử dụng phương pháp tổng hợp để đưa ra các vấn đề, cácluận điểm nhằm làm rõ vấn đề trong luận văn của chúng tôi Đây cũng là mộtthao tác rất khó đối với chúng tôi vì nguồn tài liệu viết về Thiền rất nhiều, và vìmục đích rất khác nhau nên đôi khi có những nhận định trái ngược nhau Mặc dùvậy chúng tôi vẫn bám sát những nguyên tắc của phương pháp tổng hợp để đưa

ra những khái quát mang tính đúng đắn và phù hợp với các mục tiêu trong đề tài

mà chúng tôi đề cập đến về Thiền

Sử dụng nguồn tài liệu sẵn có từ cổ tới kim về Thiền, chúng tôi không thểkhông sử dụng phương pháp phân tích lịch sử Đây là phương pháp hết sức quantrọng để chứng minh cho bạn đọc về tính logic, trình tự nhằm giải thích nguyênnhân của các hiện tượng liên quan đến đề tài Tất cả các hiện tượng và vấn đề

mà chúng tôi nêu ra trong luận văn đều được phân tích và đánh giá kỹ lưỡngthông qua tiến trình hình thành và phát triển của vấn đề xuyên suốt dòng lịch sử.Như vậy mọi vấn đề được nêu ra trong luận văn mới được giải quyết một cáchthấu đáo

Phương pháp so sánh cũng đã giúp ích chúng tôi rất nhiều trong quá trìnhnêu ra những điểm giống và khác nhau về hình thức cũng như bản chất của mỗiphái thiền khác nhau cũng như các hình thức tu tập Thiền khác nhau Nhờphương pháp này mà chúng tôi có thể giúp người đọc có thể lựa chọn phương

Trang 11

pháp tu tập Thiền nào phù hợp nhất đối với mình khi phải đối diện với nhiều sựlựa chọn khác nhau So sánh cũng là một phương pháp mà chúng tôi sử dụng đểbản chất thực tướng của mỗi vẫn đề được lộ ra rõ nhất.

Cuối cùng trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã phải thu thập vàtiếp cận với rất nhiều nguồn thông tin và thống kê khác nhau Chính vì thếchúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê để các thông số mà chúng tôi sửdụng được chính xác, phục vụ tốt cho luận văn

Như vậy, thực hiện luận văn này chúng tôi đã sử dụng rất nhiều phươngpháp nghiên cứu khác nhau như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, so sánh và thống

kê Tuy việc sử dụng mỗi phương pháp này có khác nhau, nhưng tất cả cácphương pháp đều hỗ trợ nhau nhằm giúp phân tích rồi tổng hợp so sánh để đưa

ra những luận điểm nhằm giải quyết, làm sáng tỏ đề tài

Trang 12

CHƯƠNG 1 PHẬT GIÁO VÀ THIỀN

1 Phật giáo

Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới, do Tất- Đạt- Đa

Cồ-Đàm (Siddharttha Gautama) sáng lập vào khoảng giữa sau thế kỉ thứ 6 TCN - cótài liệu cho đó là vào năm 544 TCN Sau khi tỉnh thức, giác ngộ được Pháp,

nguyên lí của vạn vật ngài lấy danh hiệu là Phật-đà (buddha) nghĩa là người

tỉnh thức hay người hiểu biết mà chúng ta vẫn thường gọi là Thích Ca Mâu Ni Phật

Trước khi đi vào nội dung của Phật giáo, chúng ta tìm hiểu sơ bộ về bối

cảnh lịch sử xã hội Ấn Độ trước khi Phật giáo ra đời

Về địa lý, phía Bắc của Ấn Độ là dãy Himalaya cao lớn và dài tạo nênmột hàng rào cô lập các vùng bình nguyên của xứ này với các vùng còn lại Đểliên lạc với bên ngoài thì chỉ có con đường núi xuyên qua Afghanistan Nền văn

hóa chính ngự trị thời bấy giờ là văn hóa Vệ Đà (Veda)

Văn hoá Vệ Đà nghiêng về thờ phụng nhiều thần thánh cũng như có cácquan điểm thần bí về vũ trụ Đạo này còn cho rằng tồn tại một bản chất của vạnvật, đó là Brahman (hay Phạm Thiên) Những sự phát triển về sau đã biến Vệ Đàthành một tôn giáo (đạo Bà La Môn), phân hoá xã hội thành bốn đẳng cấp gồm:(1) đẳng cấp tế tư (Bàlamôn) là người chỉ đạo đời sống tinh thần, có đặc quyềnchính trị và xã hội, tầng lớp này được tôn là “Thần của nhân dân”; (2) đẳng cấpSátđếlợi (Sattria) tức võ sĩ, quý tộc, người chấp hành quyền lực thế tục, được coi

là người bảo hộ của nhân dân; (3) đẳng cấp Phệxá (Vaisia) bao gồm nông dân,thợ thủ công và thương nhân, là những người sản xuất và lưu thông của xã hội,nhưng phải gánh vác nghĩa vụ nộp thuế; (4) đẳng cấp Thủđàla (Suđra) là nô lệ

và phải phục vụ cho ba đẳng cấp trên Như vậy đẳng cấp Bà La Môn (tầng lớptăng lữ) là giai cấp thống trị Sự phân hoá này ngày càng sâu sắc Việc giai cấptăng lữ được đề cao và được hưởng mọi ưu đãi bổng lộc trong xã hội đã tạo điều

Trang 13

kiện cho việc phân hoá thành phần này ra rất nhiều hướng triết lý hay hành đạokhác nhau và đôi khi chống chọi phản bác nhau

Trong thời gian Đức Phật ra đời, tôn giáo Veda cổ đã trở nên cứng nhắc

và khuôn phép Các nghi lễ cúng tế vấy máu đã dành chỗ của sự phát triển đạođức và tinh thần Trước tình thế này, những người đi tìm đạo, những triết giađộc lập và những nhà cải cách tôn giáo, tất cả đều có chung một xu hướng tìmđến sự cải tổ Đây là thời kỳ phát triển rầm rộ của phong trào triết học tôn giáo ở

Ấn Độ và trên toàn thế giới Trong thời gian trước khi Thích Ca thành đạo, đã córất nhiều trường phái tu luyện Các xu hướng triết lý cũng phân hoá mạnh như làcác xu hướng khoái lạc, ngẫu nhiên, duy vật, hoài nghi mọi thứ, huyền bí mathuật, tu khổ hạnh, tu đức hạnh, tụng kinh

Chính sự phức tạp của xã hội, các tư tưởng khá phong phú về nhân sinhquan, vũ trụ quan, và sự xuất hiện của các phương thức tu tập đa dạng đã là mộtmôi trường giúp cho Thích Ca từ đó tìm ra con đường riêng cho đạo Phật về sau.Sau sáu năm tu khổ hạnh trải qua nhiều thử thách khác nhau, Đức Phật đã quyếtđịnh chọn con đường trung đạo - giữa hai con đường cực đoan là: lợi dưỡng (sựbuông thả quá mức) và khổ hạnh (sự hành xác quá độ) để đi đến sự giác ngộ.Ngài đã đến vườn Bodh Gaya nằm ở lưu vực sông Hằng và ngồi dưới cội Bồ Đề

- “cây giác ngộ” tham thiền về ý nghĩa sự giác ngộ của mình, liên tục 49 ngàyđêm và vào đêm trăng tròn của Tháng 5 Ngài đã thoát khỏi vòng sinh tử bất tận

và trở thành Phật

Nội dung giáo lí cơ bản của Phật giáo

Phật giáo căn cứ trên kinh nghiệm bản thân Vì thế mà Phật giáo không phải là một lý thuyết chỉ dựa trên suy niệm và luận lý suông

Tứ diệu đế, là giáo pháp trung tâm của Phật giáo, và cũng là điều mà Phật

đã chứng ngộ lúc đạt đạo Bốn chân lí này chính là câu trả lời cho câu hỏi củathời đại, đó là: Tại sao con người cứ bị trói buộc trong vòng sinh tử luân hồi vàliệu con người có cơ hội thoát khỏi nó hay không

Trang 14

Tứ diệu đế gồm

* Khổ đế chân lí về sự Khổ: Chân lí thứ nhất cho rằng mọi dạng tồn tại đều

mang tính chất khổ não, không trọn vẹn Chúng ta có thể cảm nhận sự khổ(dukkha) chính từ nguyên nghĩa của từ này “Du” là khó, “kha” là chịu đựng.Như vậy nguyên nghĩa của từ Dukkha mà chúng ta dịch là “khổ” là cái gì làmcho ta khó chịu đựng, và ta có thể diễn giải theo ba hình thức sau:

Hình thức là sự đau khổ bình thường, nó tác động đến con người khi cơthể bị đau đớn hay sự đau đớn về tinh thần Đó là những hoàn cảnh đau khổ khi

ta buộc phải đối mặt do bởi sinh, lão bệnh, tử, xa lìa điều mình ưa thích, sự xacách những người mà mình yêu thương, không đạt sở nguyện, đều là khổ Sâu

xa hơn, bản chất của năm nhóm thân tâm, Ngũ uẩn cũng là các điều kiện tạo nêncái ta, đều là khổ

Hình thức khổ thứ hai là tính không bền vững vô thường của vạn vật, khổ

đó là sự bất mãn phát sinh từ tính thay đổi Dường như mọi người đều cho rằngcái chết là sự diệt khổ, nhưng theo triết lý nhà Phật, sự chết chỉ là một phần củachu kỳ sinh tử luân hồi bất tận, con người sẽ phải chịu sự đau khổ mãi mãi khi

họ nằm trong vòng luân hồi từ kiếp này đến kiếp khác

Hình thức khổ thứ ba là mối liên kết cố hữu của những việc làm và nhữnghành động vượt quá cảm nhận và sức tưởng tượng của con người Theo ý nghĩanày Khổ đế không chỉ áp dụng cho con người mà là áp dụng cho toàn thể vạnvật và những chúng sinh không tưởng: chư thiên, thú vật hoặc ma quỷ tất cả đềukhông thể tránh được

* Tập đế chân lí về sự phát sinh của khổ: Nguyên nhân của khổ là sự ham

muốn, tìm sự thoả mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại

diệt Câu 216 trong Kinh Pháp Cú có ghi: “Do ái dục sinh phiền não Do ái dục sinh sợ sệt Người đã hoàn toàn chấm dứt ái dục không còn phiền não, lại càng

ít sợ sệt”

Trang 15

Sự tham ái, lòng tham ấy là một phần của vòng xoay được mô tả là ThậpNhị Nhân Duyên: Nó phát sinh từ thọ, lần lượt phát sinh từ xúc, từ lục căn, từdanh và sắc, từ thức, từ ý thành, từ vô minh, từ khổ, từ sanh rồi phát sinh từ hữu,thủ và từ ái cứ như vậy xoay vòng liên tục trở lại Các loại ham muốn này là gốccủa Luân hồi

* Diệt đế chân lí về diệt khổ: Một khi gốc của mọi tham ái được tận diệt thì

sự khổ cũng được tận diệt Đế này khảng định có một sự chấm dứt cái khổ dẫnđến sự giải thoát cuối cùng đó là dập tắt nguyên nhân dẫn đến cái khổ đã nêu ởTập đế

* Đạo đế chân lí về con đường dẫn đến diệt khổ: Phương pháp để đạt sự

diệt khổ chúng ta có con đường duy nhất, đó là con đường diệt khổ tám nhánh

hay Bát chính đạo Khổ được giải thích là xuất phát từ ái và vô minh và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng sinh tử Cơ chế

làm cho chúng sinh còn vướng mãi trong vòng sinh tử được đạo Phật giải thích

bằng thuyết Duyên khởi Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc

chứng ngộ Niết-bàn Con đường dẫn đến Niết-bàn không có con đường nào

khác chính là con đường Bát chính đạo.

Bát chính đạo bao gồm:

* Chính kiến: là hiểu biết đúng đắn và tường tận về Tứ diệu đế và giáo lí vô

ngã Nói cách khác Chính kiến là thấu triệt tường tận thực tướng của bản thân

minh

* Chính tư duy: Do hiểu biết chân chính (Chính kiến) từ đó ta có những tư

tưởng đúng đắn, chân chính Suy nghĩ hay có một mục đích đúng đắn, suy xét về

ý nghĩa của bốn chân lí một cách không sai lầm

* Chính ngữ: Chính tư duy dẫn đến chính ngữ, tức là: Không nói dối hay

không nói phù phiếm gây phiền giận cho người khác

* Chính nghiệp: tức là hành động chân chính, tránh phạm giới luật

Trang 16

* Chính mệnh: Tức là sinh sống chân chính: Không sát sinh, tránh các nghề

nghiệp liên quan đến sát sinh (giết hại sinh vật) như đồ tể, thợ săn, buôn vũ khí,buôn thuốc phiện

* Chính tinh tiến: Là cố gắng chân chính: phát triển nghiệp tốt, diệt trừ

nghiệp xấu

* Chính niệm: Liên tục quán tưởng đến 3 phương diện Thân, Khẩu, Ý;

* Chính định: Chính tinh tiến và Chính niệm dẫn đến Chính định, tức là tập

trung tâm ý vào một điểm Chính định là điều tối cần nhờ đó tâm quán sát có thểnhận chân thực tướng của vạn vật

Con đường tám nhánh này bao gồm ba loại, gọi là Tam học, tức là tu học

Giới, Định và Tuệ Trong Phật giáo Giới (Sila) - Định (samadhi) - Tuệ

(pananã) là chính yếu để thành tựu mục tiêu - cảnh giới Niết Bàn Trong đó Giới giúp cho Định (Thiền định), Định giúp cho Tuệ phát triển.

Giới được mô tả trong 8 chính đạo là: Chính ngữ, chính nghiệp, chính

mệnh Nó liên quan đến những mệnh lệnh đạo đức: không nói dối, sát sinh.Trong tu tập của Phật giáo giới do bởi sự bố thí, đây là hành động đạo đức cơbản Có ngũ giới hoặc 10 giới luật của người tu hành và cư sĩ tại gia

Định liên quan tới: Chính tinh tiến, chính niệm, chính định Định không phải là sự rèn luyện về đạo đức mà là sự rèn luyện về cái tâm Chính tinh tiến -

hướng tới và tạo nên những trạng thái tâm thiện, ngăn chặn những trạng thái tâmbất thiện Chính niệm – phát huy sự tỉnh giác về cảm xúc, những hoạt động củathân và tâm

Tuệ liên quan đến: Chính kiến, chính tư duy Để đạt được tuệ chúng ta

phải nhập trực tiếp vào bản chất của vạn vật, như là sự giải thoát trong đạo Phật

Chính kiến là sự hiểu biết về tứ diệu đế, chính tư duy là lòng từ bi hỷ xả khiến

cho tâm thoát khỏi tham dục, hận thù và tàn ác Việc thực hành thiền quán hoặcthiền minh sát chúng ta có thể đạt được Tuệ

Trang 17

Không thấu hiểu Tứ diệu đế được gọi là Vô minh, tức là không nhận thức

được thực tướng của vạn pháp, không thấu đáo được chân tướng của chính

mình Phật xác nhận ba đặc tướng của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy

mà con người phải chịu khổ Nhận thức ba dấu ấn đặc trưng của sự vật đồng

nghĩa với việc bước đầu đi vào đạo Phật

Sự phát triển của Phật giáo được hướng dẫn qua 12 phần giáo, hay Tam Tạng kinh điển.

Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng bao gồm:

* Luật tạng chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già cũng như các giới luật

của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất, ra đời chỉ vài mươi năm saukhi Phật nhập Niết-bàn

* Kinh tạng bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các đại đệ tử.Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ: Trường bộ kinh; Trung

bộ kinh; Tương ưng bộ kinh, Tăng chi bộ kinh và Tiểu bộ kinh (chia làm 15tập)(1)

* Luận tạng cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan niệm đạo

Phật về triết học và tâm lí học Luận tạng được hình thành tương đối trễ, có lẽ làsau khi các trường phái đạo Phật tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tínhchất thống nhất, mặc dù sự khác biệt giữa các trường phái không đáng kể.Những tư tưởng cơ bản của Phật-đà đều được nhắc lại trong các kinh sách,nhưng có khi chúng được luận giải nhiều cách khác nhau và vì vậy ngày nay cónhiều trường phái khác nhau, hình thành một hệ thống triết lí hết sức phức tạp

2 Thiền là gì

“Thiền” là thuật ngữ Hán Việt được phiên âm từ chữ Dhyàna, trong tiếng

Phạn từ Dhyàna là danh từ phái sinh từ gốc động từ √dhyā (hoặc √dhyai).

Nguyên nghĩa của từ này là sự tư duy, tập trung lắng đọng, “suy nghĩ” hoặc

(1) Narada Thera, Phạm Kim Khánh dịch, Đức Phật và Phật pháp, chương 15, trang 239, Nxb TP.Hồ Chí Minh, 1999.

Trang 18

“chiêm nghiệm”, chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ Theo cách phát âmcủa chữ Trung Hoa là “Ch’an Na” mà ta đọc là “Thiền Na”, còn có các cáchphiên âm Hán Việt khác như “Đà diễn na” hay “trì a na” dịch nghĩa là “TịnhLự” (Tịnh = Định; Lự = Tuệ nghĩa là đình chỉ các tư tưởng khác, chỉ chuyên chúsuy nghĩ vào một cảnh), hay nói một cách khác là “Chiêm nghiệm trong tĩnhlặng” – tĩnh tâm (Tong Từ điển Phật học Hán Việt của Phân Viện nghiên cứuPhật học soạn đã giải thích rất chi tiết về nghĩa của từ “thiền” và có phân loạithiền một cách đầy đủ, trang 1271).

Từ các nguyên nghĩa của Thiền nói trên, ngay trong ngôn từ đã thể hiệnThiền là chủ trương tập trung trí tuệ để suy nghĩ, suy nghiệm (thiền) nhằm tìmchân lý Đối tượng của Thiền chính là tâm của mình Phương cách tu học đượcnhấn mạnh là việc tự nỗ lực để phá bỏ các định kiến chấp trước, các kinhnghiệm hay lề lối suy diễn cũ của bản thân để trực tiếp chứng nghiệm chân lý.Thiền của đạo Phật trọng tâm phát huy trí tuệ, phá si mê chấp ngã chấp pháp, đểgiải thoát sinh tử luân hồi đau khổ. Sự tĩnh lặng về tâm thức chính là Thiền, sựchuyên nhất, làm bất cứ gì mà mình chú tâm đó cũng là Thiền Thiền là mộttrạng thái tập trung tinh thần hoàn toàn Khi ta ăn, ta chủ tâm đến từng miếngthức ăn và từng cử động nhai của răng và hàm Khi ta đi ta chuyên chú và cảmnhận rõ rệt từng nhịp bước lên và tiếp đất của bàn chân, sự chú tâm và ý thứcđược sự tồn tại đúng theo bản chất tự nhiên của tất cả cơ thể của ta trong mọihoạt động đó cũng chính là Thiền Điều quan trọng của Thiền là chính tại đây vàbây giờ, mọi nỗ lực mà ta nhắc đến là bỏ qua phá tan mọi khái niệm, mọi hìnhdung về thế giới để được nhận biết thế giới như nó là nó vậy Để lý giải cho luậnđiểm này tôi xin đưa ra một giai thoại Thiền làm ví dụ:

Một vị tăng hỏi: “Thế nào là ý của Tổ Đạt Ma từ Tây Trúc qua đây?” (ýcủa câu hỏi này là: chân lý là gì) Thiền Sư đáp: “Cây trắc bá ngoài sân” Cũngcâu hỏi đó một Thiền Sư khác trả lời: “Các khứa của tấm ván mọc lông” Hiện

Trang 19

tượng này cũng thể hiện cái “phong cách Thiền”, nó gồm cái ngôn ngữ bí ẩn,những thái độ kỳ quặc và những phương pháp lạ lùng mà các Thiền Sư áp dụngtrong giáo lý và pháp tu tập của họ Quay trở lại ví dụ trên, các câu trả lời khácnhau đều hàm ý biến tại tính của thực tại, vì chân lý ở mọi nơi và thâm nhập tấtcả: Cây trắc bá, tấm ván mọc lông, cơn gió thổi hay cả con chó hú…tất cả đềusống động trong cái “bây giờ và ở đây” hiện diện trước mắt ta Thực ý của việc

Tổ Đạt Ma sang Tây Trúc chính là để giải minh cái chân lý này Những câu trảlời của Thiền Sư về tấm ván mọc lông hay cây trắc bá ngoài sân là để đưa đệ tửcủa mình ra khỏi con đường suy tưởng quen thói và tuần tự trong đó có nhữngchấp trước, các khái niệm được áp đặt cho một sự việc hiện tượng nào đó trongngười đệ tử, đưa đệ tử trực tiếp đến với cảnh giới thực tại như nó là nó trước mắtchúng ta trong lúc này Thiền Sư không có ý trả lời câu hỏi của đệ tử, mà ôngchỉ bày tỏ một cách giản dị và trực tiếp những gì ông thấy và cảm nhận đượcngay trong phút giây mà đệ tử hỏi mình Toàn thể bí mật của Thiền nằm trọntrong cái “cảm giác bình dị” tầm thường, ở trạng thái ban sơ, chân thật, và tựnhiên của nó Bình dị nhưng huyền diệu, cái cảm giác này là nguyên lý căn bảncủa Thiền vì nó lập tức, nên không có giả tạo, suy tưởng đắn đo,hay ý niệm nhịnguyên nào có thể khởi lên từ nó Trong ví dụ trên những cảm nhận lập tức, ban

sơ và chân thật trong khoảnh khắc đệ tử hỏi Thiền Sư chính là cây trắc bá ngoàisân hay tấm ván mọc lông

Hiện nay, chữ 'Thiền' được sử dụng rất nhiều để diễn tả nhiều cách thực

tập như chúng tôi đã đề cập ở mục 3 Giới hạn nghiên cứu đề tài ở Phần Mở

Trang 20

Thiền định (Samadha) là cách tập trung ý tưởng vào một vật và không để

bị chi phối bởi gì khác Ta chọn một đối tượng như hơi thở chẳng hạn, và chútâm theo dõi hơi thở ra vào Trong cách thực hành này sau một thời gian luyệntập, tâm trí của bạn sẽ được an lành, yên tịnh, vì những ý tưởng lăng xăng lộnxộn đến từ những cảm thọ đã bị cắt đứt Bạn có thể chọn những đề mục, đốitượng khác nhau để tập trung sự chú tâm cho đến khi mà bạn cảm thấy mình và

đề mục chú tâm trở nên Một Sau một thời gian tập luyện đến mức độ này thìgọi là “sự hòa nhập”

Thiền định có bốn đặc tính căn bản sau:

1 Trong Thiền định, hành giả chìm trong sự tập trung hoàn toàn vào đốitượng Đây là trạng thái mà chúng ta gọi là “sự hoà nhập”, hành giả và đề mục làMột

2 Trong Thiền định, hành giả luôn thể nghiệm một cảm giác an lạc mạnh

mẽ và sâu xa hơn bất cứ cảm giác an lạc nào mà trước đó hành giả được trải qua

3 Trong Thiền định, hành giả sẽ được làm sáng tỏ và sẽ nhận thức đượcchính ý thức của mình

4 Trong Thiền định, tâm hành giả không còn một niệm tưởng nào khởilên nữa, thậm chí ngay cả khái niệm về đối tượng mà hành giả đang tập trungcũng không còn nữa Mỗi tư tưởng của chúng ta là một tiến trình toàn vẹn quenthuộc khởi từ trạng thái sinh, đến trụ và diệt Điều mà Thiền định nhắm đến làchế ngự và đưa tâm thức của hành giả vào trạng thái “vô niệm” Đây là ý thức

ổn định và sáng tỏ chứ không phải ý thức luôn chuyển động của mỗi con ngườichúng ta đang diễn ra từng giây từng phút mỗi ngày

Sự hoà nhập, an lạc, sáng tỏ và “vô niệm” chính là những kinh nghiệmnền tảng của Thiền định

Thiền Minh sát (Vipassana) là một phương pháp tu đơn giản, thực tế

mang lại kết quả là tâm an lạc và hướng đến một đời sống lợi lạc và hạnh phúc.Vipassana có nghĩa là " thấy mọi sự vật như thật bản chất của chúng ngay trong

Trang 21

lúc quan sát"; nó là một tiến trình logic của việc thanh lọc tâm qua phương cách

tự quán chiếu (self- observation) Thực tập Thiền Minh Sát (Vipassana) hoặc

“Thiền quán” bằng cái nhìn thấu đáo thì tư tưởng của chúng ta sẽ được mở rộng.Chúng ta không cần phải chọn những đề mục đặc biệt để tập chú tâm, hoặc phảihòa nhập với chúng, mà chỉ cần nhìn, quan sát để hiểu rõ sự vật như nó là Khinào chúng ta thấy rõ sự vật như nó là thì chúng ta sẽ thấy những cảm xúc thật là

vô thường Mọi thứ chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm; tất cả nhữngkhái niệm trừu tượng những cảm giác, ký ức hay ý nghĩ… đang trên đà thayđổi, và tâm tưởng của chúng ta cũng vì thế mà đổi thay Chúng xuất hiện mộtlúc rồi chúng biến mất Trong Thiền Minh sát, chúng ta giữ ý niệm của sự vôthường (hoặc thay đổi) như là một cách để quan sát những cảm thọ Ðây khôngphải là một triết lý hay một sự tin tưởng có tính cách Phật học, mà đây là thấyđược Vô thường - thấy mọi vật một cách thấu đáo, với cặp mắt của hiểu biết, đểbiết rõ mọi sự vật như chúng là Ðây không phải là cách phân tách những sự vật

để đánh giá rằng chúng như thế nầy hay thế khác - và khi sự vật không như tanghĩ, ta lại tìm cách suy đoán nguyên nhân tại sao Với sự thực tập về “cái thấyrốt ráo”, chúng ta không phân tách hay thay đổi sự vật theo ý của mình Trongcách thực tập nầy, chúng ta chỉ kiên nhẫn quan sát để thấy những gì xuất hiện sẽbiến mất, cho dù trên phương diện tinh thần hay vật chất Khi “căn” và “trần”duyên với nhau thì ý thức liền xuất hiện Sau đó là cảm giác thương hoặc ghétđối với những gì chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, đụng chạm được khởi lên Tất

cả những tên gọi, những ý tưởng, những chữ và khái niệm, chúng ta đặt ra theokinh nghiệm của sự cảm thọ, và tâm chúng ta bị lôi theo sự chỉ bảo của nhữngcảm thọ này, dẫn đến sự khổ đau, buồn phiền khi không đạt được mục đích màtâm bình thường mong muốn, hoặc là vui quá mức khi ta đạt được những gìmình mong muốn Vì thế thực hành phép Thiền Minh sát là cho chúng ta biếtđược sự vật như chúng là để tâm bình thường không còn bị chi phối bởi cái vôthường đấy Đây là cách thực tập để đạt được tâm an lạc, hạnh phúc

Trang 22

3 Mục tiêu của thiền

Thiền là một trong rất nhiều phương pháp tu tập của Phật giáo, để nhằmđược mục tiêu cuối cùng của Phật giáo là Giác ngộ, giải thoát Trong Thiền cũng

có rất nhiều phương pháp thực hành nhưng tất cả đều hướng tới mục tiêu duynhất này của Phật giáo

Tiếng Pali Phật pháp tức là Dhamma nghĩa là nâng đỡ hay giữ lại (nâng

đỡ người hành động đúng theo qui tắc và giữ cho khỏi rơi vào trạng thái đaukhổ) Dhamma, Giáo pháp, là cái gì thực sự là vậy, là thực tướng, do đóDhamma là giáo lý của thực tế, Dhamma là phương tiện để giải thoát ra khỏimọi khổ đau Và Dhamma chính là sự giải thoát Lời giảng dạy về mục tiêu duynhất này của Đức Phật được ghi trong kinh Udana (Tập Khúc Ca Khải Hoàn của

Tiểu Bộ Kinh trong Tạng Kinh) như sau:

“Này hỡi Tỳ khưu, cũng như nước của đại dương hùng dũng chỉ có một vị

là vị mặn của muối Giáo pháp chỉ có một vị là vị Giải Thoát” (1)

Giáo pháp cao thượng không phải là cái gì ở ngoài mà hoàn toàn tuỳthuộc nơi ta và chỉ do ta mà chứng ngộ Phật giáo nhấn mạnh đến khả năng nỗlực tự mình giải thoát, mà không chủ trương dựa vào một thế lực siêu nhiên nào

bên ngoài mỗi con người: “Hãy ẩn náu nơi chính ta như một hải đảo, như chỗ nương tựa”

Do đó, theo giáo lí nguyên thuỷ thì một hành giả đạt Bồ-đề, Giác ngộ khi

ông ta đạt được một cái nhìn vạn vật như chúng có, với một tâm thức thoát khỏi

phiền não và si mê Trong các loại phiền não thì tham ái và vô minh cũng đượcgọi là si là những loại nặng nhất Tham, sân và si được gọi chung là ba chất độc

(Tam độc), vì chúng gây ảnh hưởng lớn đến tâm thức Vì phiền não vây phủ tâm

thức nên hành giả gắng sức tiêu diệt chúng, và để tiêu diệt được thì ông ta phảigắng sức đạt được tri kiến chân chính bằng cách thực hành Bát chính đạo, tu tậpgiới – định – tuệ

(1) Kinh Udàna, Trang 69.

Trang 23

Như vậy, mặc dù có nhiều cách tu tập khác nhau nhưng mục tiêu cuốicùng của hành giả là đạt được Giác ngộ.

Mục tiêu của Thiền cũng không nằm ngoài Giác ngộ

Thiền, như các vị Thiền sư nhấn mạnh, là trở về với tự nhiên Mục đích

thực tiễn của Thiền là giải phóng con người ra khỏi sự ràng buộc của hình danhsắc tướng, thoát ra khỏi sự cám dỗ của thế gian, làm chủ được tâm, điều phụcđược ngũ căn, nhìn thế giới như nó vốn là nó Với những người này, sự thànhbại, nhục vinh, hơn thua, được mất, khen chê không gây được một ảnh hưởng gì

nơi họ Như vậy nên Người tu Thiền phải thanh tịnh tâm ý, không để vọng

tưởng quấy rầy, không dấy chứa phiền não, tham, sân, si Tâm không bẩn nhơ, ýkhông vẩn đục, đó là tâm an tịnh rất cần thiết cho hành giả

Theo quan niệm của Thiền Phật giáo thì vạn hữu đều do tâm sinh khởi

(Vạn pháp duy tâm) cho nên khi nắm được cái tâm thì làm chủ được tất cả;

thành ra phương thức duy nhất, không tìm cầu bên ngoài, không dựa vào tha lực.Bởi vì Thiền, tự bản tính và ở mức độ cao, không phải là một triết học, mà làkinh nghiệm trực tiếp mà người ta phải thâm nhập bằng cả con người mình, mụctiêu đầu tiên của Thiền giả là đạt đến được và sau đó là thể hiện được kinhnghiệm thiền ấy Toàn thể bí mật của Thiền nằm trọn trong cái “cảm giác bìnhdị” tầm thường, ở trạng thái ban sơ, chân thật, và tự nhiên của nó Bình dị nhưnghuyền diệu, cái cảm giác này là nguyên lý căn bản của Thiền vì nó lập tức, nênkhông có giả tạo, suy tưởng đắn đo, hay ý niệm nhị nguyên nào có thể khởi lên

từ nó

Từ đây ta có thể thấy mục tiêu duy nhất của Thiền là khiến ta có đủ khảnăng để hiểu, thực hiện, và toàn thiện tâm của mình Tâm là chủ đề và then chốtcủa việc nghiên cứu Thiền Đây chính là con đường đạt Giác ngộ

Đạo Phật đã tồn tại và có một lịch sử phát triển thăng trầm trong suốt hơn

2500 năm, từ Ấn Độ nó lan toả ra khắp nơi trên thế giới Các đặc điểm của Phậtgiáo vì thế cũng chuyển vận để thích nghi với môi trường mới để phù hợp với

Trang 24

phong tục tập quán của từng con người, từng cộng đồng khác nhau trong xã hộicũng như các nền văn minh riêng biệt mới mà Phật giáo đến Cốt tuỷ của đạoPhật không phải là các hình thức cứng nhắc của lễ đạo hay các lời sấm giảng mà

là các phương pháp thực hành đôi khi dị biệt để dẫn dắt hành giả chứng ngộđược chân lý tối thượng Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật cóthể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, con người và tập tục ở các thời kỳkhác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cảtrong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu Do đó, việchình thành các bộ phái khác nhau có phương pháp tu học và cách giải thích khácnhau về giáo lý cho thích hợp với tình hình của mỗi xã hội mỗi thời điểm là điềutất yếu

Như vậy không chỉ Thiền mới đưa hành giả đến được với con đường giácngộ, mà cũng có rất nhiều hình thức tu tập khác nhau của Phật giáo, tuy khácnhau về hình tướng nhưng cùng chung một mục tiêu duy nhất là đạt được Giácngộ

Ở Mật tông, hành giả chủ trương sử dụng những phép tu huyền bí để

nhanh chóng đạt đến giác ngộ

Trong Mật tông, việc tu tập không thể tự tiến hành theo sách vở mà phải

có một đạo sư đã giác ngộ gọi là "guru" để chỉ dẫn thực hành Mật tông có rấtnhiều pháp môn thực hành nổi bật như: Mandala, Mantra, Mudra

 Mandala: coi các vòng hoa văn (biểu tượng cho sự tương đương giữa bảnthể người và vũ trụ hay hệ thống đại vũ trụ và hệ thống tiểu vũ trụ) là các hànhtrình tinh thần và sự quan sát hoàn tất các hành trình này sẽ làm thức tỉnh cácnăng lực tinh thần đang bị chôn sâu trong tàng thức của hành giả để đưa hànhgiả đến giác ngộ

 Mantra: Sử dụng các chú (hay thần chú) với những ý nghĩa thâm sâu vànăng lực huyền diệu làm phương tiện tu tập để đạt đến Giác ngộ

Trang 25

 Mudra: tu tập dựa vào các thủ ấn hay "bắt ấn" Thủ ấn được coi là mộtbiểu tượng cho Phật hay Bồ Tát Số lượng thủ ấn là không đếm được vì nó ứngvới số lượng Phật hay Bồ Tát Thủ ấn không chỉ là biểu tượng mà còn có khảnăng phát huy năng lực tinh thần Tuy nhiên, muốn tiến hành một thủ ấn thì phảiđồng bộ quá trình này với tâm

Tịnh Độ Tông chủ trương tu dựa trên tha lực (lực từ bên ngoài) của Phật

A Di Đà Tha lực này rất quan trọng đối với căn cơ con người thời nay (kể cảthành phần trí thức trong nhân gian) đại đa số giới Phật tử chọn cách tu tập theoTịnh độ tông

Đặc tính của tông này là lòng tin nhiệt thành nơi Phật A-di-đà và sứcmạnh cứu độ của vị Phật này, là vị đã thệ nguyện cứu độ mọi chúng sinh quántưởng đến mình Vì thế chủ trương tông phái này có khi được gọi là "tín tâm",thậm chí có người cho là "dễ dãi", vì chỉ trông cậy nơi một lực từ bên ngoài (thalực) là Phật A-di-đà

Phương pháp tu học có 3 nguyên tắc: Tín, Nguyện và Hành

 Tín: Phải có niềm tin tuyệt đối rằng Phật Di Đà và Cực Lạc quốc tồn tại

 Nguyện: Các biểu hiện về tâm, khẩu và ý phải hướng về cõi Tịnh độ vàlàm suy giảm các nghiệp khác bằng cách dẹp bỏ các ham muốn về vật chất, tìnhcảm, tư tưởng trong đời sống

 Hành: Tập trung, tích cực và chủ động thân khẩu ý một cách liên tục để

có thể đạt trạng thái định và giải thoát

Hình thức tu học phổ biến là: Niệm danh hiệu Phật A Di Đà, tập trungnhìn tượng Phật và quán các tướng tốt của Phật, quán tưởng đến hình ảnh Phật,hay là tập niệm Phật cho đến khi đạt tới mức vô niệm Đây là một trong các tôngphái tương đối dễ tu học nên ở Đông và Nam Á có rất nhiều Phật tử trong vùngtheo tông này, nhất là các người lớn tuổi

Trang 26

Như vậy, để đạt được mục tiêu giác ngộ, hành giả có thể lựa chọn rấtnhiều con đường tu tập khác nhau Hình thức tu tập khác nhau nhưng bản chất

chỉ có một, đó là hành giả phải tu tập tâm và đạt được định

Tuỳ theo căn cơ và khả năng của mình mà mỗi người tự chọn cho mìnhnhững con đường khác nhau để đạt được mục tiêu giải thoát Ai theo Mật tông

sẽ đi theo con đường tu huyền bí sử dụng các câu thần chú hay trì ấn để đạt đến

sự giải thoát Song để đạt được giải thoát và Giác ngộ, hành giả phải dựa rấtnhiều vào người thầy hướng dẫn Hay Tịnh độ tông mà hiện nay rất thịnh hành ởcác nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, người ta chủ trương tụng kinh niệmPhật - dựa vào tha lực (lực từ ngoài) khởi từ tâm tín để cầu mong sau khi chết cóthể đến được cõi Giác ngộ - vương quốc Cực Lac Tuy vậy con đường này làmột quá trình dài, sự đắc ngộ không cao, nó phù hợp với đại đa số người dân

Thiền, với bản chất là đi thẳng đến tâm, là con đường ngắn nhất để đạtđược giác ngộ Cách tu theo Thiền tông đòi hỏi phải tập trung toàn bộ công sức

và thời gian bằng những nỗ lực của chính bản thân mình không ngừng nghỉ trêncon đường đạt đến Giác ngộ

4 Đối tượng của thiền

Thiền tự bản tính không phải là một triết học, mà là một kinh nghiệm trựctiếp mà ta phải thâm nhập bằng cả con người mình, mục tiêu đầu tiên là nhằm đểđạt đến và thể hiện kinh nghiệm Thiền Để thể hiện được cái kinh nghiệm tốithượng này hay nói cách khác là “Ngộ” chúng ta phải nỗ lực hết mình bằng cáchnghiên cứu và tu tập thực sự, hoặc là ta phải tu tập với một Thiền sư đã đắcpháp Chính vì đặc trưng bản chất này của Thiền mà không phải ai cũng có thểđạt được kinh nghiệm “Ngộ” Thiền

Mục tiêu của Thiền như chúng ta đã đề cập ở mục 3 Mục tiêu của Thiền.

Chương 1 chính là sự “Giác ngộ” Trong Phật giáo theo lời Đức Phật dạy có 8vạn 4 ngàn pháp môn tu tập, mỗi người chúng ta tùy theo căn cơ phù hợp vớipháp môn nào nên theo pháp môn ấy, điều cần nhất là phải tinh tiến chuyên cần,

Trang 27

giờ giấc công phu không nên trễ nải "Tu nhất kiếp, ngộ nhất thời" (Thiền)chỉ có thể dành cho những người có căn cơ, họ là những bậc xuất gia hay những

vị vào trong thâm sâu cùng cốc tu hành mà hạ thủ công phu tu trong 5 năm, 10năm chúng ta sẽ thấy những gì mà chúng ta đã đạt được Phật dạy sự tu là tuỳ ởtâm mỗi người, mỗi người hãy tự dựa vào chính mình mà tìm cầu đến cõi “Giácngộ”

Ở phương Đông, đa số những người học Thiền là những tu sĩ đã hiến trọnđời mình để tham Thiền Họ chỉ có mục đích duy nhất là: Giác ngộ; họ chỉ cócông việc độc nhất trên đời là: tu tập Thiền; cuộc sống mà họ chọn là cuộc sống:giản dị, giới hạnh Và lối tu học Thiền của họ chính là: sống và tu tập với cácbậc thầy trong một thời gian rất lâu Trong những điều kiện và hoàn cảnh này ởbất cứ đâu và bất cứ lúc nào họ cũng thấy Thiền, nghe Thiền, nếm Thiền vàthậm chí cả ngửi Thiền nữa

Ngày này Thiền với bản chất là đi thẳng đến tâm, con đường ngắn nhất đểđạt được giác ngộ (mà nghĩa giác ngộ ở đây đã được mở rộng, không còn là mộtcõi niết bàn, mà là một trạng thái đạt đến giới, định, tuệ - diệt mọi nguyên nhândẫn đến khổ đau, chứng ngộ được bản chất vô ngã, vô thường của vạn vật từ đósống với thế giới, cảm thọ nó như là nó) đã được nhiều học giả những người cókiến thức uyên thâm đang sống và làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau thực tập

để mong đạt được cảnh giới Giác ngộ Các học giả trí thức trong quá trình thựctiễn nghiên cứu chứng nghiệm đã chọn Thiền để tu tập hàng ngày

Mặt khác, về mặt y học, phương pháp Thiền ngày nay được áp dụng hữuích cho những người còn trẻ cho đến khoảng 50 tuổi, bởi vì độ tuổi này thân thểcòn khoẻ mạnh, trí óc minh mẫn dễ định tâm, ngồi Thiền phải tu tập hàng ngày,mỗi thời phải từ 30 phút trở lên đến một hoặc hai giờ, người lớn tuổi sẽ bị chânđau, lưng mỏi, do đó khó mà tu tập

Vậy những ai có thể tu tập được Thiền, đó phải là những người có căn cơ,

có lòng kiên định tự bản thân trải nghiệm, tu tập kiên trì theo từng cảnh giới

Trang 28

Thiền để đạt được cõi “Giác ngộ” Đó thường là những nhà tu hành, hoặc những

vị Cư sĩ ở ẩn tu hành chứng ngộ Những học giả trí thức tự họ nghiên cứu vàkiên trì tham Thiền hàng ngày trong cuộc sống Ta có thể nói đây là hiện tượng

“sống Thiền”, họ áp dụng Thiền ở mọi lúc mọi nơi trong văn phòng làm việc,phòng ăn, trên xe buýt… tất cả trong từng giây phút sống hàng ngày

Tuy nhiên, vì Thiền có nhiều cấp bậc khác nhau, nên nhóm đối tượng củaThiền cũng được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau tương ứng với cấp bậcThiền mà họ đắc ngộ Chúng ta có những cấp thiền sau:

Như Lai Tối thượng thừa thiền: là thứ Thiền Đức Phật truyền dậy Ðây làphép thiền cao siêu hơn tất cả các phép thiền mà đức Như Lai đã ứng dụng

Xuất thế gian thượng thượng thiền hay còn gọi là Đại thừa thiền: Là thứ

thiền cao siêu, đạt đại viên mãn Pháp thiền này chỉ dành riêng cho những ngườithượng căn rất thông minh và lanh lợi tu Những bậc Ðại thừa Bồ Tát đã nhiềuđời, nhiều kiếp tu hành, phá hết các phiền não thô trược, chỉ còn vi tế vô minh,nếu kiếp này gặp được minh sư chỉ giáo cho phép tu Ðại thừa thiền này thì sẽđược tỏ ngộ Yếu tố căn bản của Ðại thừa thiền là trí tuệ Thiền giả phải lấy trítuệ để tự quan sát tâm tính Nếu thiếu trí tuệ, thiền giả khó được kết quả khi tutheo Ðại thừa thiền

Xuất thế gian thiền hay còn được gọi là Nhị Thừa hoặc Tiểu thừa thiền:người tu theo các loại thiền này có thể vượt ra ngoài thế gian, thoát được sanh tửluân hồi Thiền giả cũng phải là những người có căn cơ cao, quyết tâm và kiênnhẫn thực hành Thiền thì mới có thể đạt được sự giác ngộ vượt ra ngoài thếgian

Thế gian thiền: (hay còn được gọi là phàm phu thiền) các pháp thiền nàychưa thể đưa hành giả ra ngoài tam giới, chưa chứng được thánh quả, mà vẫncòn quanh quẩn trong vòng phàm phu hay thế gian Các pháp thiền như Tứthiền, Tứ không.v.v đều thuộc phàm phu thiền

Trang 29

Như vậy đối tượng của Như Lai Thiền, Xuất thế gian thượng thượngThiền, Xuất thế gian Thiền là Đức Phật, những vị Bồ Tát nhiều kiếp tu hành vàcác bậc đại thiền sư Thế gian Thiền với nhiều hình thức thiền đơn giản khácnhau và mục tiêu khác nhau có thể phù hợp với đại đa số chúng tuỳ theo căn cơ

và sự lựa chọn của mỗi người

Hiện nay đại đa số quần chúng đã chọn cho mình cách tu tập để đạt được

sự an lạc trong tâm đó là tụng kinh, niệm Phật Chúng ta dễ dàng thấy ở một sốchùa lớn ở nước ta nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh vàongày nghỉ cuối tuần và các dịp lễ lớn rất nhiều Phật tử là những cụ bà thườngđến chùa nghe giảng kinh và đạo pháp rồi tụng kinh niệm Phật Đây cũng có thểgọi là một hình thức thiền, vì thiền chính là đình chỉ những tư tưởng khác đểchuyên chú vào một cảnh Khi tụng kinh niệm Phật, tâm của Phật tử hướng đếnĐức Phật, cũng chính là hướng đến những hạnh quả của Ngài Từ sự trú tâm đó,Phật tử nguyện thanh lọc tâm mình, sống tốt, xây dựng những hạnh lành Ngàynày, có rất nhiều Phật tử đã lập bàn thờ Phật tại gia đình và hàng ngày vào mỗisáng sớm hoặc đêm tối trước khi ngủ (tuỳ vào điều kiện thời gian của mỗingười) họ đều lễ Phật và tụng kinh gõ mõ quy hướng Phật

Trang 30

CHƯƠNG 2 THIỀN PHẬT GIÁO Ở VIỆT NAM

1 Sự lan toả của Phật giáo Ấn Độ vào các nước Phương Đông: Bắc truyền và Nam truyền.

Phật giáo từ Ấn Độ đã được truyền đi trong một thời gian lâu dài và lan ranhiều khu vực với rất nhiều chủng tộc quốc gia khác nhau trên thế giới nên lịch

sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức vàphương pháp tu học Quá trình phát triển liên tục của đạo Phật đã diễn ra 4 lầnkết tập kinh điển chính Kết quả của những lần kết tập kinh điển chính này lànhững bước đánh dấu của sự phân chia bộ phái của Phật giáo

Lần kết tập thứ nhất diễn ra ngay sau khi Đức Phật nhập diệt tại Tì Xá Li(Rajagriha, nay là Rajgir) gồm 500 vị tì kheo do sự trợ giúp của vua A Xà Thế(Ajatasatru) xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) vào khoảng năm 486 TCN Cuộc kết tậpnày đã góp nhặt lại toàn bộ những bài giảng của Đức Phật trước đó Để tránh sựsai biệt, và bảo tồn các giáo pháp và luật lệ mà Đức Phật đã truyền dạy trước đómột cách toàn vẹn, lần kết tập này đã viết lại lời giảng dạy của Đức Phật thành 4

bộ kinh:

1 Kinh Trường A Hàm (Digha agama)

2 Kinh Trung A Hàm (Majjhima agama)

3 Kinh Tăng Nhất A Hàm (Anguttara agama)

4 Kinh Tạp A Hàm (Samyutta agama)

Đây là các tài liệu cổ nhất có ghi lại cuộc đời của Phật và hoạt động của

Tăng đoàn, đánh dấu bước đầu hình thành Kinh tạng và Luật tạng Các bộ kinh văn trên cũng là căn bản cho Phật giáo nguyên thuỷ.

Sau 100 năm (đầu thế kỷ 5 TCN), xuất hiện những tư tưởng xét lại, muốnthay đổi một số điều trong giới luật, và lần kết tập kinh điển lần thứ 2 diễn ra ởthành Tì Xá Li

Đại hội diễn ra trong khoảng năm 443 – 379 TCN có 700 vị tỳ kheo, bàn

về những điểm dị biệt trong giới luật đã nảy sinh Tại đại hội những người

Trang 31

không đồng ý với việc giữ nguyên giới luật ban đầu đã bỏ ra để tổ chức một hội

nghị kết tập riêng sau đó thành lập Đại chúng bộ (mahāsā ghika) Số người còn

lại vẫn tiếp tục kết tập kinh điển, sau đó hình thành Thượng tọa bộ (Theravada).

Như vậy ở lần kết tập kinh điển lần thứ hai đạo Phật thống nhất đã bắt đầu chialàm hai bộ phái là Đại Chúng Bộ và Thượng Toạ Bộ

Trong thời gian vua Asoka (274-236 TCN) trị vì vào giữa thế kỉ thứ 3TCN, Phật giáo đã phát triển rộng ra nhiều nơi và nhanh chóng trở thành tôngiáo mang tính thế giới Nhiều đoàn truyền giáo đạo Phật đã được cử đến khắpnơi, phía đông truyền tới Mianma, nam tới Xri Lanca, tây tới Xyri, Ai Cập, v.v.Sau khi Vương triều Cusan hưng thịnh lại, Phật giáo lại được truyền tới Iran, cácnước và khu vực trung tâm châu Á, rồi qua con đường tơ lụa truyền vào TrungQuốc, từ đây Phật giáo được lan toả đến các nước Triều Tiên, Nhật Bản, ViệtNam, v.v

Sự lan toả của Phật giáo Ấn Độ vào các nước Phương Đông được chialàm hai con đường Bắc truyền và Nam truyền

1.1 Đạo Phật Bắc truyền.

Đạo Phật từ Ấn Độ truyền lên phía Bắc là Đạo Phật của phái Đại Chúng

Bộ (Mahayana) hay là Phật giáo Bắc tông Hướng truyền lên phía Bắc chủ yếuqua hai con đường Con đường thứ nhất từ vùng Tây Bắc Ấn Độ vượt qua dãynúi Hinđu Cusơ và sông Amua miền Trung Apganixtan, vượt qua cao nguyênPamia rồi vào Tân Cương Trung Quốc, rồi lại từ hành lang Hà Tây đến Trường

An và Lạc Dương, sau đó từ Trung Quốc truyền vào các nước Triều Tiên, NhậtBản, Việt Nam,v.v Con đường thứ hai là truyền trực tiếp vào Nêpan, vượt quadãy núi Hymalaya, vào Tây Tạng, rồi từ Tây Tạng truyền vào nội địa TrungQuốc và một số vùng thuộc tộc Buryat của Mông Cổ và Xibêri

Phật giáo truyền vào Trung Quốc Phật giáo được truyền sang Trung

Quốc lần đầu tiên vào khoảng cuối đời Tây Hán và đầu Đông Hán thế kỷ 1 SCN

do các thương gia và tăng sĩ đến từ phía Tây và từ Trung Á Khác với các nước

Trang 32

khác, khi Phật giáo được truyền vào, ở Trung Quốc cũng đã có những tôn giáoriêng, và những tôn giáo này đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội, đó là ĐạoLão và Đạo Khổng Đạo Lão, do Lão Tử (sinh năm 604 TCN) sáng lập, chủ yếuquan tâm tới trường sinh bất tử nhờ phép biến hoá và thờ cúng rất nhiều thầnthánh Còn Đạo Khổng do Khổng Phu Tử (551-479 TCN) sáng lập, đạo này đềcao những lý tưởng mưu cầu lợi ích cho xã hội, trọng tôn ti trật tự, sự hiểu biết

và đặc biệt cổ vũ quan niệm tự mãn văn hóa của người Trung Quốc, tất cảnhững tôn giáo "man di" đến từ phía Tây, tức là từ Ấn Độ đều bị coi là vô giátrị

Giai đoạn đầu cho tới thế kỷ thứ 4, Phật giáo không gây ảnh hưởng nhiềuđến đời sống tôn giáo Trung Quốc Khoảng thế kỷ thứ 3, các nhà dịch kinh bắtđầu dịch những tác phẩm Phật giáo từ Phạn ngữ ra tiếng Hán Những tác phẩmđược dịch giai đoạn đầu thường là các sách thiền định nhằm đáp ứng với nhucầu của người dân về việc tìm hiểu các phương pháp tu dưỡng tâm thần và thểchất Nổi tiếng nhất trong số những người có công phiên dịch tác phẩm này là

An Thế Cao, người chuyên dịch các kinh Tiểu Thừa Người chuyên dịch cáckinh Đại Thừa, nổi bật là An Chương

Khoảng năm 320, do nạn xâm lăng của người Hân mà Bắc đế quốc TrungQuốc sụp đổ, triều đình Trung Quốc bỏ xuống phía Nam, bắt đầu thời kỳ Nam-Bắc triều Phật giáo Trung Quốc giai đoạn này lại có những bước tiến to lớn.Năm 355, Tăng già được thành lập Kể từ thế kỷ thứ 4, nhiều trường phái BátNhã Ba la mật đã ra đời Có rất nhiều cao tăng như: Pháp Hiển, Nghĩa Tinh,Huyền Trang đã sang Ấn Độ cầu kinh Đến thế kỷ thứ 5, thứ 6 Phật giáo đã pháttriển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của triều đình Trong thời gian này ở TrungQuốc đã có hơn 30 nghìn tu viện với khoảng 2 triệu nhà sư cư ngụ Phật giáophát triển tới cao độ ở miền Nam là vào triều đại của vua Vũ (502-594CN) vìvua này đã trở thành tín đồ Phật giáo, bài trừ Lão giáo, và cấm việc sát sinh để tế

lễ Cũng chính vào thời kỳ này nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma, ông tổ của trường

Trang 33

phái Thiền tông đến Trung Quốc Hầu hết các tác phẩm kinh điển của Phật giáo

đã được dịch sang tiếng Hán Đóng vai trò quan trọng là Nhập Lăng già kinh,

Đại bát niết bàn kinh và Thành T hật luận Từ đó, các tông phái như Tam Luậntông, Thành Thật tông và Niết Bàn tông ra đời

Giai đoạn phát triển thứ ba của Phật giáo Trung Quốc là vào thời kỳ thốngnhất các vương quốc phía Nam và Bắc Trung Quốc, từ thế kỷ 6 tới thế kỷ thứ

10 Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Phật giáo Trung Quốc Nếu nhưtrước đây Trung Á đóng vai trò làm hành lang để truyền bá những tư tưởng Phậtgiáo từ phía Tây vào giữa lòng Trung Quốc, thì đến giữa thế kỷ thứ 12 conđường này bị người Hồi giáo cắt đứt Thời kỳ này, quá trình truyền đạo từ Ấn

Độ vào Trung Quốc được chuyển sang đường biển, qua Đông Nam Á vào Đây

là thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ nhất, hàng loạt các tông phái ra đời như:Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Thiền tông, Tịnh Độ tông, Pháp Tướngtông Những vị Cao tăng được lịch sử nhắc đến rất nhiều đó là Cao tăng HuyềnTrang Tam Tạng, Trí Khải, Đỗ Thuận Với sự xuất hiện của Cao tăng Tuệ Năng

và các môn đệ kế thừa, Thiền tông đã phất lên như một ngọn lửa sáng rực đờiĐường

Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, Phật giáo có xu hướng hoà nhập với Khổnggiáo và Lão giáo Thời kỳ này hai tông của Phật giáo là Thiền tông và Tịnh Độtông phát triển rất mạnh và được truyền sang các nước khác Dưới thời nhàMinh (thế kỷ 14 đến 17), Thiền tông và Tịnh Độ tông lại có khuynh hướng hợpnhất với nhau thành pháp môn Thiền – Tịnh song tu

Như vậy là Phật giáo truyền vào Trung Quốc bằng hai con đường: đường

bộ từ Trung Á vào và đường thuỷ đi ngang qua biển Nam Hải Nhưng phần lớnPhật giáo được truyền tới đây bằng đường bộ Phật giáo mặc dù đã bị bức hại rấtnhiều lần trong lịch sử phát triển Trung Quốc nhưng vẫn để lại những giá trị vănhoá đặc trưng cho dân tộc này

Trang 34

Phật giáo truyền vào Triều Tiên Phật giáo từ Trung Quốc truyền vào

bán đảo Triều Tiên trong khoảng nửa sau thế kỷ thứ 4 và phát triển rực rõ nhất

là giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 9 Trong thời gian này hầu như toàn bộ các tông pháicủa Phật giáo Trung Quốc thời Tuỳ - Đường đều được các nhà sư lưu học ởTrung Quốc lĩnh hội và mang về truyền bá trong nước như: Thiền tông, HoaNghiêm tông, Mật tông, Pháp Tướng tông… Bộ kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đacũng được truyền bá rộng rãi tại Triều Tiên Suốt thời nhà Lí (1392-1910), nềnvăn hoá Khổng giáo trở thành quốc đạo và tăng ni Phật giáo bị ép buộc phải vàonúi tu hành Sau năm 1945, Phật giáo được phục hưng Ngày nay, tại Triều Tiênngười ta ít phân biệt các tông phái Đạo Phật Và thực hành pháp môn thiền quánsong song với niệm Phật A-di-đà và tụng kinh Phép niệm thần chú cũng đượctruyền bá rộng rãi, vốn có nguồn gốc từ Mật tông của thời trung cổ Trong giớitrí thức, Thiền tông được nhiều người chọn tu tập theo, còn trong giới dân giã lạichọn lối tu niệm danh hiệu Đức Phật làm chủ yếu

Phật giáo truyền vào Nhật Bản Phật giáo được truyền vào Nhật Bản

cũng khá sớm chính thức là từ Triều Tiên năm 552 Năm đó, vua nước Bách Tế(Triều Tiên) đã gửi một phái đoàn truyền giáo đến Nhật Bản và dâng lên chođức vua một tượng Phật bằng vàng, Kinh luận, cờ lộng, chuông, mõ Tuy nhiên,trước đó Phật giáo còn được truyền từ Trung Quốc sang thông qua những đợt didân từ Trung Quốc đến Nhật Bản Phật giáo được truyền từ Trung Quốc đếnNhật Bản không chỉ qua những người dân di cư mà còn được truyền trực tiếpqua rất nhiều Tăng sĩ Trung Quốc đến Nhật Bản hoằng dương giáo pháp và ở lạiNhật Bản Cũng như có rất nhiều Tăng sĩ người Nhật Bản đã đến Trung Quốchọc đạo và về nước truyền bá Đến triều đại Nại Lương (710-794), Phật giáo đãhưng thịnh và trở thành quốc giáo của Nhật Bản Trong thời kỳ này có sáu tôngphái được truyền đến Nhật Bản là: Luật Tông, Câu Xá Tông, Thành Thật Tông,Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Hoa Nghiêm Tông Sau đó lần lượt cáctông phái sau được truyền đến Nhật Bản là: Thiên Thai Tông và Chân Ngôn

Trang 35

Tông (triều đại Bình An (794-1185)) Nhật Liên Tông và Tịnh Độ Tông (Triềuđại Liêm Thương (1185-1333)) Như vậy, cho đến thế kỷ 13, tất cả những tôngphái chính của Phật giáo Trung Quốc đều có mặt tại Nhật Bản.

Theo thống kê năm 1980, Nhật Bản có 8,7 triệu tín đồ Phật giáo, thuộc 13tông, hơn 160 phái Trong những tông phái truyền thống, Tịnh Độ tông, Thiềntông, Nhật Liên tông, Chân Ngôn tông vẫn chiếm vị trí quan trọng

Phật giáo truyền vào Việt Nam Phật giáo đã được truyền vào Việt Nam

ngay từ đầu kỷ nguyên Tây lịch qua các thuyền buôn người Ấn Độ sang ViệtNam buôn bán Vào đầu thế kỷ thứ II và thế kỷ thứ III đã thực sự có những nhà

sư Ấn Độ theo thuyền buôn đến Việt Nam truyền đạo Kết quả là thời gian đầutại Giao Châu đã có trung tâm Phật giáo lớn tại Luy Lâu (Thuận Thành, BắcNinh hiện nay) Tuy nhiên sinh hoạt tín ngưỡng Đạo Phật thời kỳ này còn rất thô

sơ, có lẽ chỉ dừng lại là tín ngưỡng Phật giáo bình dân, chưa có kinh điển phiêndịch cũng như chế độ tự viện và tăng sĩ đàng hoàng

Đến thế kỷ thứ 2, Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam Phậtgiáo ăn sâu và hoà đồng với đời sống tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam một cáchrất tự nhiên Năm 580, cao tăng Ấn Độ, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đến Việt Nam vàxây dựng nên phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, và là sơ tổ của Thiền tông ViệtNam Năm 820, nhà sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc đến Việt Nam và thànhlập thiền phái Vô Ngôn Thông

Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14, Phật giáo rất phát triển Đến đời nhà Lý(1009-1225), nhà Trần (1226-1400), Phật giáo phát triển rực rỡ và được coi làquốc giáo Vị vua thứ ba của triều Trần là Trần Nhân Tông đã xây dựng lênThiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đây là Thiền phái duy nhất của Việt Nam Đếnnhà Hậu Lê (1428-1527) thì Nho giáo được coi là quốc giao, Phật giáo đi vàogiai đoạn suy thoái Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, dưới tác động của làn sóngcải cách Phật giáo châu Á, Phật giáo Việt Nam được phục hưng và phát triển.Hiện nay có hơn 20 triệu tín đồ Phật giáo Đại thừa, và khoảng 2 triệu tín đồ Phật

Trang 36

giáo Tiểu thừa Số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệungười.

1.2 Đạo Phật Nam truyền

Đạo Phật được truyền theo hướng Nam là Đạo Phật của phái Thượng Toạ

Bộ (Theravada) là Phật giáo Nguyên thuỷ hay Phật giáo Nam tông, truyền đếncác nước như: Xri Lanca, Mianma, Thái Lan, Camphuchia, Lào, Inđônêxia

Phật giáo truyền vào Xri Lanca.

Phật giáo được truyền từ Ấn Độ vào nước này từ thế kỷ thứ 3 TCN dướithời vua Asoka do hai con trai đức vua là Ma hi đà và Tăng già mật đa Trongthời gian dài phát triển, nhiều tông phái Phật giáo khác được hình thành và gâynhiều tranh cãi Song Phật giáo của phái Thượng Toạ Bộ vẫn có tầm ảnh hưởnghơn cả Trong đó phải kể đến tăng nhân Ấn Độ là Phật Âm, là người đã chúthích văn Tăng già la của Tam Tạng Phật giáo Thượng Toạ Bộ, viết thành vănPali, và biên soạn “Thanh Tịnh Đạo Luận” hệ thống lại những giáo lý cơ bảncủa Đạo Phật Trong lịch sử phát triển do nạn ngoại xâm mà Đạo Phật tại XriLanca có thời được thịnh hành có thời lại rơi vào trạng thái vô cùng tiêu điều

Đến thế kỉ thứ 16, người Bồ Đào Nha vào Xri Lanca và tìm cách du nhậpĐạo Thiên Chúa Đến thế kỉ thứ 17, người Hà Lan lại ủng hộ việc khôi phụcĐạo Phật tại Xri Lanca Kể từ khi Xri Lanca giành lại nền độc lập năm 1948,Đạo Phật luôn luôn đóng một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, chính trị

và xã hội Hiện nay ở Xri Lanca có khoảng 70% số dân là giới Tăng-già-la màtrong giới này các môn đồ đạo Phật chiếm 94%

Phật giáo truyền vào Mianma

Truyền thuyết cho rằng Mianma đã tiếp cận với Đạo Phật trong thờiAsoka, thế kỉ thứ 3 TCN Theo một thuyết khác, đạo Phật đã đến Mianma trongthời đức Phật còn tại thế, do hai thương nhân từ Ấn Độ mang tới Những vị nàymang theo cả tóc Phật, ngày nay được giữ trong đền Shwe-Dagon tại Yangon.Đến thế kỷ thứ 5, Phật giáo phát triển rực rỡ với sự có mặt của Thượng Toạ Bộ

Trang 37

và Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Kể từ thế kỉ thứ 7, hai phái Tiểu Thừa và ĐạiThừa song hành tại Mianma, sau đó Mật tông cũng bắt đầu có ảnh hưởng Thế kỉthứ 11, nhà vua A na ra tha thuộc Vương triều Pagan tuyên bố chỉ chấp nhậnThượng Toạ Bộ và từ đó, Đại Thừa và các tông phái khác không còn thịnh hành.Tại Mianma, Pagan ở miền Bắc trở thành trung tâm Phật giáo Phật giáoMianma liên hệ chặt chẽ với Phật giáo Xri Lanca Thế kỉ thứ 15, vua Đạt ma tất

đề thuộc Vương triều Pegu lại xác định lần nữa rằng Phật giáo Mianma mangnặng quan điểm của Thượng Toạ Bộ Sự có mặt của người Anh trong thế kỉ thứ

19 làm xáo trộn Phật giáo Mianma đáng kể Mãi đến lúc giành lại độc lập năm

1947, Mianma mới trở lại cơ chế cũ Năm 1956 tại Rangun có một cuộc kết tậpkinh điển quan trọng Đại hội kết tập đã tiến hành hiệu đính lại Tam Tạng mộtcách chặt chẽ bằng văn Pali, biên soạn thành Tam Tạng Pali mới Ngày nay,85% dân Mianma là Phật tử và Đạo Phật được xem là quốc giáo

Phật giáo truyền vào Thái Lan

Người ta biết rất ít việc Đạo Phật được truyền bá đến Thái Lan Kết quảkhảo cổ cho thấy Phật giáo đến Thái Lan khoảng thế kỉ thứ 6 từ Mianma Banđầu giáo lí Tiểu Thừa có ảnh hưởng rộng rãi Khoảng giữa thế kỉ thứ 8 và 13,Đại Thừa được truyền bá rộng hơn Theo truyền thuyết thì giữa thế kỷ thứ 13,người Thái ở vùng Vân Nam Trung Quốc di cư về phía Nam và xây dựng nhànước bộ tộc độc lập ở vùng Xụ khổ Thay ở thượng lưu sông Mê Nam, tộc ngườinày đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc cũng như tín ngưỡng Phật giáoĐại Thừa Khi vua Ram Khăm Hẻng lên thống trị thuộc đời thứ ba đã liên minhvới Nam Mianma, từ mối bang giao này mà Phật giáo Tiểu Thừa Nam Mianmabắt đầu truyền vào Thái Lan Giữa thế kỉ thứ 11 và 14, ảnh hưởng của Ấn Độgiáo bắt đầu phát triển Trong thế kỉ 13, hoàng gia Thái Lan chính thức côngnhận Thượng Toạ Bộ và mối liên hệ với Xri Lanca trong thời kì này càng làmcho bộ phái này phát triển thêm rộng rãi

Trang 38

Sau khi xây dựng Vương triều Băng Cốc, năm 1788 vua Rama I đã từngtriệu tập hội nghị Phật giáo, mời 260 vị cao tăng tới hiệu đính Tam Tạng và biênsoạn Từ điển tiếng Pali Vua Chụ La Lông Con - trị vì từ 1868 đến 1910 – đãcho xuất bản các Tạng kinh quan trọng của Đạo Phật, có thể gọi là đầy đủ nhất

từ trước đến nay Ngày nay, Đạo Phật là quốc giáo của Thái Lan và 95% dân sốtheo Đạo Phật

Phật giáo truyền vào Campuchia.

Phật giáo được du nhập vào Campuchia trong thế kỉ thứ 3 SCN, (theo ghichép của văn hệ Phạn ngữ của trường phái Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ) và đạtđược đỉnh cao khoảng thế kỉ thứ 5, thứ 6 Năm 791, người ta tìm thấy gần đền

Đế Thiên Đế Thích (Angkor Wat) một văn bản chứng tỏ rằng Phật giáo ĐạiThừa đã có mặt nơi đây song song với việc thờ thần Thấp Bà (thần Siva) Nhưvậy là thời kỳ đầu có sự pha trộn giữa Thần giáo Siva và Đạo Phật tạiCampuchia Sự hỗn hợp này có lẽ bắt nguồn từ việc thờ cúng Bồ Tát Quán Thế

Âm, mà Thấp Bà được xem là một hoá thân Mọi nhà vua của Campuchia cũngđều được xem là hoá thân của Bồ Tát Quán Thế Âm Sau một thời gian thì yếu

tố thần Thấp Bà hầu như bị mất đi, nhưng đến thế kỉ thứ 13, người ta lại tôn thờthần Thấp Bà và tăng già Phật giáo bị bức hại Theo các Cao tăng Trung Quốcthì trong thời gian này, Thượng Toạ Bộ được phát triển trong lúc Đại Thừa bị lu

mờ Một số văn bản bằng văn hệ Pali ghi năm 1309 chứng minh rằng ThượngToạ Bộ được hoàng gia công nhận và kể từ đó là giáo phái chính thống củaCampuchia Mãi đến cuối thế kỉ thứ 19, Phật giáo truyền từ Thái Lan mới bắtđầu có ảnh hưởng Hiện nay tăng đoàn Phật giáo Campuchia phân thành haitông phái: Phái Đại Tông (tăng nhân chiếm 90% tăng nhân toàn quốc); PháiPháp Tông (tăng nhân phái này chủ yếu là giới quý tộc được thượng tầng xã hộiủng hộ)

2 Cội nguồn của các thiền phái ở Việt Nam

Trang 39

Thiền tông được khởi đầu từ câu chuyện Đức Phật trong hội Linh Sơn giơbông hoa, và ngài Ca diếp mỉm cười Khi đó, Đức Phật truyền trao Pháp chongài Ma Ha Ca Diếp và nói: "Ta có Chính Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn DiệuTâm, pháp môn mầu nhiệm, chẳng lập văn tự, ngoài giáo lý truyền riêng, naygiao phó cho ngươi" Thiền đã xuất hiện sớm và phát triển rực rỡ ở Ấn Độ vàđược sự tiếp nối truyền thừa của 28 vị Tổ sư thiền Tổ Ma ha ca diếp là vị Tổthứ nhất Thiền Tông tại Ấn Ðộ Sau Ca diếp đến các ngài A nan (vị tổ thứ hai),Thương na hoà tu (vị tổ thứ ba), Ưu bà cuc đa (vị tổ thứ tư), Đề đa ca (vị tổ thứnăm), Di già ca (vị tổ thứ sáu), Bà tu mật (vị tổ thứ bảy), Phật đà nan đề (vị tổthứ tám), Phú na dạ ca (vị tổ thứ chín), A na bồ đề (vị tổ thứ mười), Ca tỳ ma la(vị tổ thứ mười một), Na già ư lat thục na (vị tổ thứ mười hai), Ca na đế bà (vị tổthứ mười ba), La hầu la đa (vị tổ thứ mười bốn), Tăng già nan đề (vị tổ thứ mườinăm), Già da xá đa (vị tổ thứ mười sáu), Cưu ma la đa (vị tổ thứ mười bẩy), Xà

dạ đa (vị tổ thứ mười tám), Bà tu bàn đậu (vị tổ thứ mười chín), Ma nô la (vị tổthứ hai mươi), Cưu lặc na (vị tổ thứ hai mươi mốt), Sư tử bồ đề (vị tổ thứ haihai), Bà xá tư đa (vị tổ thứ hai ba), Bất như mật đa (vị tổ thứ hai tư), Bát nhã đa

la (vị tổ thứ hai bảy) Vị tổ thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma (470-543) đã theo lời dạycủa sự phụ là vị Tổ thứ hai bảy, Bát nhã đa la rời Ấn Độ sang Đông Độ (TrungQuốc) để trao truyền mạch Thiền, nên Sư được coi là Tổ thứ nhất tại TrungQuốc Sau đó các Tổ kế tiếp truyền bá Thiền tông chẳng những ở Trung Quốc

mà còn truyền rộng rãi sang các nước ở châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, ViệtNam

2.1 Thiền ở Trung Quốc

2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển

Được sáng lập trong thời kì Phật pháp đang là đối tượng tranh cãi của cáctông phái Để đối lại khuynh hướng “triết lí hoá”, phân tích chi li Phật giáo củacác tông khác, các vị thiền sư bèn đặt tên cho tông mình là “Thiền” để nhấnmạnh tầm quan trọng của phương pháp toạ thiền trực ngộ yếu chỉ Thiền tông

Trang 40

quan tâm đến kinh nghiệm chứng ngộ, đả phá mạnh mẽ mọi nghi thức tôn giáo

và mọi lí luận về giáo pháp

Đầu thế kỉ thứ 6, Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Quốc và được xem là Sơ tổ

đầu tiên của Thiền tông tại đây Sáu vị Tổ Thiền tông Trung Quốc là: Bồ đề đạt

ma (470-543), Huệ Khả (487-593), Tăng Xán (?-606), Đạo Tín (580-651),

Hoằng Nhẫn (601-674), Huệ Năng (638-713)

Lịch sử Thiền tông đã ghi chép rất rõ về sự truyền thừa Thiền tông ởTrung Hoa như sau:

2.1.1.1 Bồ đề đạt ma, sơ Tổ của Thiền tông Trung Quốc

Sau khi thiền sư Bát nhã đa la, vị Tổ 27 của Thiền tông ở Ấn Ðộ, ấnchứng cho làm Tổ thứ 28, Bồ đề đạt ma ở lại Ấn Ðộ ít lâu, rồi vâng lời phú chúccủa sư phụ, Sư sang Trung Quốc truyền đạo

Bồ đề đạt ma đến Trung Quốc năm 520, vào đời nhà vua Lương Võ Ðế trị

vì Sau khi truyền đạo cho Lương Vũ Đế không thành, Bồ đề đạt ma đến LạcDương, lên chùa Thiếu Lâm trên rặng Trung Sơn phía Bắc Trung Quốc (đấtNguỵ) Suốt chín năm Bồ đề đạt ma tu thiền định quay mặt vào vách không nói.Sau này cũng tại đây Bồ đề đạt ma đã truyền tâm ấn cho Tuệ Khả và dòng thiềnTrung Quốc được phát triển nối tiếp

Để làm kim chỉ nam cho người tu thiền đời sau, Bồ đề đạt ma còn truyềnlại bộ kinh Lăng Già gồm 4 quyển, rất có giá trị Sư coi đây là đường vào tâmgiới, giúp chúng sinh mở được cửa kho tri kiến của Phật

Ngoài ra Bồ đề đạt ma được coi là tổ sư, người sáng lập phái võ ThiếuLâm, sáng tạo ra quyền pháp Thiếu Lâm thập bát La Hán quyền, Tẩy Tủy kinh,Dịch Cân kinh

2.1.1.2 Huệ Khả vị tổ Thiền tông thứ hai ở Trung Quốc

Thần Quang đã quỳ đợi tổ Bồ đề đạt ma rất nhiều năm để cầu đạo Cuốicùng qua cuộc thoại với Thần Quang, tổ Bồ đề đạt ma đã nhận Thần Quang làm

đệ tử và sau này truyền tâm ấn cho Cuộc đối thoại giữa Thần Quang và Bồ đề

Ngày đăng: 25/12/2012, 15:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Vũ Dương Ninh (chủ biên). Lịch sử Văn minh thế giới. Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998 Khác
2.Tìm hiểu lịch sử văn hoá Thái lan. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994 Khác
3.Nguyễn Thị Quế. Phật giáo ở Thái Lan. Nxb khoa học xã hội, Hà Nội, 1997 Khác
4.Hoàng Tâm Xuyên (chủ biên). Mười tôn giáo lớn trên thế giới. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003 Khác
5.Thích Thông Phương. Từng bước an vui. Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2005 Khác
6.Đại sư Trí Khải, Thích Thanh Từ soạn dịch. Thiền căn bản. Nxb Tôn giáo, Hồ Chí Minh, 2004 Khác
7.Thích Tuệ Thông soạn dịch. Truyện tranh Đường Huyền Trang thỉnh kinh. Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006 Khác
8.Nhật Quang. Nguyện xưa còn đó. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2006 Khác
9.Huyễn Ý. Tây Du Ký qua cách nhìn của người học Phật. Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, 2007 Khác
10.Từ điển Phật học Hán Việt. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 Khác
11.Nguyễn Lang. Việt Nam Phật giáo sử luận I – II – III. Nxb Văn học, Hà Nội, 2000 Khác
12.Nhất Hạnh. Cho đất nước đi lên – 7 bài diễn thuyết tại Việt Nam đầu xuân 2005. Nxb Lá Bối, Hà Nội, 2005 Khác
13.Bhadantacariya Buddhaghosa, Thích Nữ Trí Hải dịch. Thanh Tịnh Đạo tập một. Chùa Pháp Vân, Pomona – Mỹ, 1992 Khác
14.Đặng Đức Siêu. Văn hoá Trung Hoa. Nxb Lao động, Hà Nội, 2005 Khác
15.Narada Thera, Phạm Kim Khánh dịch. Đức Phật và Phật Pháp. Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 1999 Khác
16.Nhất Hạnh, Chân Đạt dịch. Giận. Nxb Lá Bối, California, 2004 Khác
17.Ngô Đức Thọ, Nguyễn Thuý Nga dịch và chú thích. Thiền uyển tập anh. Nxb Văn Học, Hà Nội, 1990 Khác
18.Dalai Lama, Lê Tuyên biên dịch. Tấm lòng rộng mở. Nxb Tp. Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, 2003 Khác
19. Diane Morgan, Lưu Văn Hy biên dịch. Triết học và tôn giáo phương đông. Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2006 Khác
20.Hoà thượng Tinh Vân, Thích Tuệ Thông soạn dịch. Tranh minh hoạ giai thoại Thiền. Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2007 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w