1. Sự lan toả của Phật giáo Ấn Độ vào các nước Phương Đông: Bắc truyền và Nam truyền.
1.1. Đạo Phật Bắc truyền.
Đạo Phật từ Ấn Độ truyền lên phía Bắc là Đạo Phật của phái Đại Chúng
Bộ (Mahayana) hay là Phật giáo Bắc tông. Hướng truyền lên phía Bắc chủ yếu qua hai con đường. Con đường thứ nhất từ vùng Tây Bắc Ấn Độ vượt qua dãy núi Hinđu Cusơ và sông Amua miền Trung Apganixtan, vượt qua cao nguyên Pamia rồi vào Tân Cương Trung Quốc, rồi lại từ hành lang Hà Tây đến Trường An và Lạc Dương, sau đó từ Trung Quốc truyền vào các nước Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam,v.v. Con đường thứ hai là truyền trực tiếp vào Nêpan, vượt qua dãy núi Hymalaya, vào Tây Tạng, rồi từ Tây Tạng truyền vào nội địa Trung Quốc và một số vùng thuộc tộc Buryat của Mông Cổ và Xibêri.
Phật giáo truyền vào Trung Quốc. Phật giáo được truyền sang Trung
Quốc lần đầu tiên vào khoảng cuối đời Tây Hán và đầu Đông Hán thế kỷ 1 SCN do các thương gia và tăng sĩ đến từ phía Tây và từ Trung Á. Khác với các nước
khác, khi Phật giáo được truyền vào, ở Trung Quốc cũng đã có những tôn giáo riêng, và những tôn giáo này đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội, đó là Đạo Lão và Đạo Khổng. Đạo Lão, do Lão Tử (sinh năm 604 TCN) sáng lập, chủ yếu quan tâm tới trường sinh bất tử nhờ phép biến hoá và thờ cúng rất nhiều thần thánh. Còn Đạo Khổng do Khổng Phu Tử (551-479 TCN) sáng lập, đạo này đề cao những lý tưởng mưu cầu lợi ích cho xã hội, trọng tôn ti trật tự, sự hiểu biết và đặc biệt cổ vũ quan niệm tự mãn văn hóa của người Trung Quốc, tất cả những tôn giáo "man di" đến từ phía Tây, tức là từ Ấn Độ đều bị coi là vô giá trị.
Giai đoạn đầu cho tới thế kỷ thứ 4, Phật giáo không gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống tôn giáo Trung Quốc. Khoảng thế kỷ thứ 3, các nhà dịch kinh bắt đầu dịch những tác phẩm Phật giáo từ Phạn ngữ ra tiếng Hán. Những tác phẩm được dịch giai đoạn đầu thường là các sách thiền định nhằm đáp ứng với nhu cầu của người dân về việc tìm hiểu các phương pháp tu dưỡng tâm thần và thể chất. Nổi tiếng nhất trong số những người có công phiên dịch tác phẩm này là An Thế Cao, người chuyên dịch các kinh Tiểu Thừa. Người chuyên dịch các kinh Đại Thừa, nổi bật là An Chương.
Khoảng năm 320, do nạn xâm lăng của người Hân mà Bắc đế quốc Trung Quốc sụp đổ, triều đình Trung Quốc bỏ xuống phía Nam, bắt đầu thời kỳ Nam- Bắc triều. Phật giáo Trung Quốc giai đoạn này lại có những bước tiến to lớn. Năm 355, Tăng già được thành lập. Kể từ thế kỷ thứ 4, nhiều trường phái Bát Nhã Ba la mật đã ra đời. Có rất nhiều cao tăng như: Pháp Hiển, Nghĩa Tinh, Huyền Trang đã sang Ấn Độ cầu kinh. Đến thế kỷ thứ 5, thứ 6 Phật giáo đã phát triển mạnh mẽ và được sự ủng hộ của triều đình. Trong thời gian này ở Trung Quốc đã có hơn 30 nghìn tu viện với khoảng 2 triệu nhà sư cư ngụ. Phật giáo phát triển tới cao độ ở miền Nam là vào triều đại của vua Vũ (502-594CN) vì vua này đã trở thành tín đồ Phật giáo, bài trừ Lão giáo, và cấm việc sát sinh để tế lễ. Cũng chính vào thời kỳ này nhà sư Ấn Độ Bồ Đề Đạt Ma, ông tổ của trường
phái Thiền tông đến Trung Quốc. Hầu hết các tác phẩm kinh điển của Phật giáo đã được dịch sang tiếng Hán. Đóng vai trò quan trọng là Nhập Lăng già kinh,
Đại bát niết bàn kinh và Thành T hật luận. Từ đó, các tông phái như Tam Luận tông, Thành Thật tông và Niết Bàn tông ra đời.
Giai đoạn phát triển thứ ba của Phật giáo Trung Quốc là vào thời kỳ thống nhất các vương quốc phía Nam và Bắc Trung Quốc, từ thế kỷ 6 tới thế kỷ thứ 10. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của Phật giáo Trung Quốc. Nếu như trước đây Trung Á đóng vai trò làm hành lang để truyền bá những tư tưởng Phật giáo từ phía Tây vào giữa lòng Trung Quốc, thì đến giữa thế kỷ thứ 12 con đường này bị người Hồi giáo cắt đứt. Thời kỳ này, quá trình truyền đạo từ Ấn Độ vào Trung Quốc được chuyển sang đường biển, qua Đông Nam Á vào. Đây là thời kỳ Phật giáo phát triển rực rỡ nhất, hàng loạt các tông phái ra đời như: Hoa Nghiêm tông, Thiên Thai tông, Thiền tông, Tịnh Độ tông, Pháp Tướng tông. Những vị Cao tăng được lịch sử nhắc đến rất nhiều đó là Cao tăng Huyền Trang Tam Tạng, Trí Khải, Đỗ Thuận. Với sự xuất hiện của Cao tăng Tuệ Năng và các môn đệ kế thừa, Thiền tông đã phất lên như một ngọn lửa sáng rực đời Đường.
Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 13, Phật giáo có xu hướng hoà nhập với Khổng giáo và Lão giáo. Thời kỳ này hai tông của Phật giáo là Thiền tông và Tịnh Độ tông phát triển rất mạnh và được truyền sang các nước khác. Dưới thời nhà Minh (thế kỷ 14 đến 17), Thiền tông và Tịnh Độ tông lại có khuynh hướng hợp nhất với nhau thành pháp môn Thiền – Tịnh song tu.
Như vậy là Phật giáo truyền vào Trung Quốc bằng hai con đường: đường bộ từ Trung Á vào và đường thuỷ đi ngang qua biển Nam Hải. Nhưng phần lớn Phật giáo được truyền tới đây bằng đường bộ. Phật giáo mặc dù đã bị bức hại rất nhiều lần trong lịch sử phát triển Trung Quốc nhưng vẫn để lại những giá trị văn hoá đặc trưng cho dân tộc này.
Phật giáo truyền vào Triều Tiên. Phật giáo từ Trung Quốc truyền vào
bán đảo Triều Tiên trong khoảng nửa sau thế kỷ thứ 4 và phát triển rực rõ nhất là giữa thế kỷ thứ 6 và thứ 9. Trong thời gian này hầu như toàn bộ các tông phái của Phật giáo Trung Quốc thời Tuỳ - Đường đều được các nhà sư lưu học ở Trung Quốc lĩnh hội và mang về truyền bá trong nước như: Thiền tông, Hoa Nghiêm tông, Mật tông, Pháp Tướng tông… Bộ kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật-Đa cũng được truyền bá rộng rãi tại Triều Tiên. Suốt thời nhà Lí (1392-1910), nền văn hoá Khổng giáo trở thành quốc đạo và tăng ni Phật giáo bị ép buộc phải vào núi tu hành. Sau năm 1945, Phật giáo được phục hưng. Ngày nay, tại Triều Tiên người ta ít phân biệt các tông phái Đạo Phật. Và thực hành pháp môn thiền quán song song với niệm Phật A-di-đà và tụng kinh. Phép niệm thần chú cũng được truyền bá rộng rãi, vốn có nguồn gốc từ Mật tông của thời trung cổ. Trong giới trí thức, Thiền tông được nhiều người chọn tu tập theo, còn trong giới dân giã lại chọn lối tu niệm danh hiệu Đức Phật làm chủ yếu.
Phật giáo truyền vào Nhật Bản. Phật giáo được truyền vào Nhật Bản
cũng khá sớm chính thức là từ Triều Tiên năm 552. Năm đó, vua nước Bách Tế (Triều Tiên) đã gửi một phái đoàn truyền giáo đến Nhật Bản và dâng lên cho đức vua một tượng Phật bằng vàng, Kinh luận, cờ lộng, chuông, mõ. Tuy nhiên, trước đó Phật giáo còn được truyền từ Trung Quốc sang thông qua những đợt di dân từ Trung Quốc đến Nhật Bản. Phật giáo được truyền từ Trung Quốc đến Nhật Bản không chỉ qua những người dân di cư mà còn được truyền trực tiếp qua rất nhiều Tăng sĩ Trung Quốc đến Nhật Bản hoằng dương giáo pháp và ở lại Nhật Bản. Cũng như có rất nhiều Tăng sĩ người Nhật Bản đã đến Trung Quốc học đạo và về nước truyền bá. Đến triều đại Nại Lương (710-794), Phật giáo đã hưng thịnh và trở thành quốc giáo của Nhật Bản. Trong thời kỳ này có sáu tông phái được truyền đến Nhật Bản là: Luật Tông, Câu Xá Tông, Thành Thật Tông, Tam Luận Tông, Pháp Tướng Tông, Hoa Nghiêm Tông. Sau đó lần lượt các tông phái sau được truyền đến Nhật Bản là: Thiên Thai Tông và Chân Ngôn
Tông (triều đại Bình An (794-1185)) Nhật Liên Tông và Tịnh Độ Tông (Triều đại Liêm Thương (1185-1333)). Như vậy, cho đến thế kỷ 13, tất cả những tông phái chính của Phật giáo Trung Quốc đều có mặt tại Nhật Bản.
Theo thống kê năm 1980, Nhật Bản có 8,7 triệu tín đồ Phật giáo, thuộc 13 tông, hơn 160 phái. Trong những tông phái truyền thống, Tịnh Độ tông, Thiền tông, Nhật Liên tông, Chân Ngôn tông vẫn chiếm vị trí quan trọng.
Phật giáo truyền vào Việt Nam. Phật giáo đã được truyền vào Việt Nam
ngay từ đầu kỷ nguyên Tây lịch qua các thuyền buôn người Ấn Độ sang Việt Nam buôn bán. Vào đầu thế kỷ thứ II và thế kỷ thứ III đã thực sự có những nhà sư Ấn Độ theo thuyền buôn đến Việt Nam truyền đạo. Kết quả là thời gian đầu tại Giao Châu đã có trung tâm Phật giáo lớn tại Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh hiện nay). Tuy nhiên sinh hoạt tín ngưỡng Đạo Phật thời kỳ này còn rất thô sơ, có lẽ chỉ dừng lại là tín ngưỡng Phật giáo bình dân, chưa có kinh điển phiên dịch cũng như chế độ tự viện và tăng sĩ đàng hoàng.
Đến thế kỷ thứ 2, Phật giáo từ Trung Quốc truyền sang Việt Nam. Phật giáo ăn sâu và hoà đồng với đời sống tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam một cách rất tự nhiên. Năm 580, cao tăng Ấn Độ, Tỳ Ni Đa Lưu Chi, đến Việt Nam và xây dựng nên phái Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, và là sơ tổ của Thiền tông Việt Nam. Năm 820, nhà sư Vô Ngôn Thông từ Trung Quốc đến Việt Nam và thành lập thiền phái Vô Ngôn Thông.
Từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14, Phật giáo rất phát triển Đến đời nhà Lý (1009-1225), nhà Trần (1226-1400), Phật giáo phát triển rực rỡ và được coi là quốc giáo. Vị vua thứ ba của triều Trần là Trần Nhân Tông đã xây dựng lên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, đây là Thiền phái duy nhất của Việt Nam. Đến nhà Hậu Lê (1428-1527) thì Nho giáo được coi là quốc giao, Phật giáo đi vào giai đoạn suy thoái. Từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, dưới tác động của làn sóng cải cách Phật giáo châu Á, Phật giáo Việt Nam được phục hưng và phát triển. Hiện nay có hơn 20 triệu tín đồ Phật giáo Đại thừa, và khoảng 2 triệu tín đồ Phật
giáo Tiểu thừa. Số người chịu ảnh hưởng của Phật giáo lên đến vài chục triệu người.