Hoằng Nhẫn, vị tổ thứ năm của Thiền tông Trung Quốc

Một phần của tài liệu Vài nét về thiền Phật giáo ở VN và vai trò của nó trong xã hội hiện đại (Trang 41 - 45)

2. Cội nguồn của các thiền phái ở Việt Nam

2.1.1.5. Hoằng Nhẫn, vị tổ thứ năm của Thiền tông Trung Quốc

Chữ Hoằng Nhẫn có nghĩa là kiên nhẫn tột độ, chịu đựng lâu dài. Hai chữ này có thể tóm tắt cho cả một câu chuyện truyền pháp, bao hàm nhiều tính chất nhẫn nhục sau đây:

Ta đã già, ông đã già! Nếu truyền pháp cho ông ít ngày ta chết, rồi ông cũng chết, thì ai ở lại mà truyền đạo? Vậy nếu ông có thể đi đổi xác, ta sẽ truyền đạo cho! Ông già thưa:

Nếu con đi đổi xác chưa xong, mà lỡ Tổ đã tịch trước, thì làm sao truyền đạo cho con được?

Ðức Tứ tổ dạy:

Ta sẽ ở nán lại cõi đời để chờ ông.

Ông già đã đổi xác đầu thai vào một cô gái. Vì không chồng mà có mang nên bị cha mẹ đánh đuổi, cô gái phải bỏ nhà đi ăn xin vất vả, nhẫn chịu không biết bao nhiêu điều khổ nhục. Khi đứa bé được vài tuổi, cô bồng nó vào chùa. Ðứa bé vừa trông thấy Tứ tổ, mừng rỡ mở miệng cười. Tổ nói:

Ta đang trông đợi ngươi đây!

Tổ xin đứa bé để nuôi và đặt tên là Hoằng Nhẫn. Ngài đặt tên ấy là có ý rằng: Tổ đã nhẫn đợi, chưa chết để chờ truyền đạo, và bà mẹ đã chịu bao sự nhục nhã, oan ức, khổ sở để sinh đứa bé.

Tổ Ðạo Tín trước khi viên tịch đã truyền pháp cho thiền sư Hoằng Nhẫn trở thành vị tổ thứ năm của Thiền tông (xem Quy Nguyên Trực Chỉ âm nghĩa).

2.1.1.6.Huệ Năng vị tổ thứ sáu của Thiền tông Trung Quốc

Đến đời thứ 6, thiền sư Tuệ Năng (638-713) đã đưa Thiền tông dần dà phát triển và nó đã thịnh hành hơn tất cả các tông phái Phật giáo khác ở Trung Quốc. Huệ Năng cũng là người đã hủy bỏ thông tục truyền thừa, nghĩa là không có sư tổ đời thứ 7 của Thiền tông, thay vào đó là hàng loạt các thiền sư có khả năng mở thành các phái thiền khác dựa theo sự phân biệt về cung cách luyện tập và cách để đưa thiền giả đến chỗ chứng ngộ chân lý. Cũng trong thời gian này, năm phái thiền chính đã ra đời tại Trung Quốc đó là: Lâm Tế, Tào Động, Qui Ngưỡng, Vân Môn, Pháp Nhãn. Theo thời gian tất cả năm phái chính này được củng cố và quy tụ vào hai phái chính còn tồn tại cho đến ngày nay ở Trung Quốc đó là phái thiền Tào Động và Lâm Tế.

Huệ Năng lúc nhỏ nhà nghèo, không biết chữ, chuyên nghề đốn củi đem bán lấy tiền về nuôi mẹ già. Một hôm, khi nghe kinh Kim Cang đến câu ''Ưng vô sở trụ nhi sinh kì tâm '', Ngài liền ngộ đạo.

Sau khi thu xếp việc nhà xong, Huệ Năng từ biệt mẹ già lên núi Ðông Sơn, huyện Huỳnh Mai cầu đạo Ngũ tổ Hoằng Nhẫn.

- Ngũ tổ thấy Huệ Năng hỏi:

Ông ở đâu đến và đến đây để cầu việc gì? - Huệ Năng đáp:

Con từ phương Nam đến đây, để cầu làm Phật.

Ngũ tổ thấy hình thù Huệ Năng kì dị, nhưng căn tính lại thông lợi phi thường, có thể nối Tổ vị sau này. Thiền sư không muốn trong chúng biết, nên giả quở to rằng:

Ông là người mọi rợ phương Nam mà cầu thành Phật làm gì? - Huệ Năng trả lời:

Bạch tổ sư! Thân người tuy có phân chia kẻ Nam người Bắc, chứ Phật tính vẫn bình đẳng, không phân biệt Nam, Bắc.

Ngũ tổ sợ trong công chúng để ý, lộ bí mật nên chẳng hỏi han gì nữa, mà truyền cho Huệ Năng xuống nhà trù công giã gạo.

Trước khi viên tịch, Ngũ tổ truyền cho mọi người dâng kệ, nếu ai tỏ được thiền cơ thì sẽ ấn chứng cho người ấy.

Trong chúng lúc đó có hai đệ tử nổi bật là ngài Thần Tú và Huệ Năng. Bài kệ của Thượng Toạ Thần Tú được dịch nghĩa như :

Thân là cây Bồ Ðề Tâm như đài gương sáng Thường ngày hằng quét lau Chớ cho dính bụi trần.

Bài kệ của Huệ Năng dịch nghĩa: Bồ Ðề vốn không cây

Tâm không phải đài gương Xưa nay không một vật Chỗ nào dính bụi trần

Ngũ tổ đã chọn Huệ Năng ấn chứng truyền y bát cho làm tổ thứ sáu, và dạy Huệ Năng phải đi về phương Nam ngay đêm hôm ấy, để hoằng hóa đạo pháp (Xem quyển Lục Tổ Huệ Năng).

Từ đó, Lục Tổ Huệ Năng truyền pháp ở phương Nam, còn thiền sư Thần Tú thì truyền pháp ở phương Bắc. Phương Bắc chủ trương về Tiệm tu, nên gọi là "Nam đốn, Bắc tiệm" hay "Nam Năng Bắc Tú".

Thần Tú thua thiệt hơn Huệ Năng vì không được nhận là dòng chính nối pháp Hoằng Nhẫn. Nhưng tư tưởng thiền học của ông thực tế là kế thừa và phát triển một mặt trọng yếu tư tưởng thiền học của Hoằng Nhẫn. Nguyên vì tư tưởng thiền học của Hoằng Nhẫn đã có nhân tố Đốn và Tiệm, tức là có “giáo ngoại biệt truyền” và có mặt “thiền mượn kinh giáo để ngộ tông chỉ”. Tuệ Năng sử dụng phần đốn ngộ và giáo ngoại biệt truyền để hoằng hoá và phát triển, Thần Tú đi trên con đường “tiệm ngộ” và “mượn kinh giáo để ngộ tông”, ông sùng phụng kinh Lăng Già và đặt nó làm tông yếu, kế thừa pháp thiền lấy tâm làm tông của Hoằng Nhẫn. Thế nên tông Lăng Già coi Thần Tú là đích truyền của Hoằng Nhẫn. Trong hệ thống truyền thừa của kinh Lăng Già thì Câu na bạt đà la, người dịch kinh Lăng Già được coi là cơ sở kế tiếp là Bồ đề đạt ma, Huệ Khả, Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn là các Tổ đời thứ hai, ba, tư, năm và sáu. Thần Tú được suy tôn làm Tổ thứ bảy. Tương truyền rằng Thần Tú có soạn một quyển “Đại Thừa ngũ phương tiện” hoặc “Đại Thừa vô sinh phương tiện”. Ngũ phương tiện môn là năm cửa phương tiện để đi vào thật tính(1).

Từ Lục tổ Huệ Năng về sau, không còn lệ truyền y bát và ấn chứng riêng cho một vị nào nữa. Do đó trong Thiền tông không còn truyền thống duy nhất nữa, mà lại chia ra làm hai phái và năm dòng sau đây:

Hai Phái Và Năm Dòng Thiền

Trong số các đệ tử Lục tổ Huệ Năng, nổi tiếng hơn hết là thiền sư Hoài Nhượng ở Nam Nhạc và thiền sư Hành Tú ở Thanh Nguyên (xem Pháp Bảo Ðàn Kinh). Hai vị này là mở đầu cho hai phái Thiền tông là phái Nam Nhạc và phái Thanh Nguyên.

Phái Nam Nhạc về sau lại chia làm hai dòng là: Lâm Tế và Quy Ngưỡng. Phái Thanh Nguyên lại chia làm ba dòng là: Tào Ðộng, Vân Môn và Pháp Nhãn.

Phái thiền của Huệ Năng phát triển như một ngọn đuốc chói sáng, nhất là trong đời nhà Đường, đầu đời nhà Tống và sản sinh vô số những vị Thiền sư danh tiếng như Mã Tổ Đạo Nhất, Bách Trượng Hoài Hải, Triệu Châu Tòng Thẩm, Lâm Tế Nghĩa Huyền... và truyền ra các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Thiền phương Nam dần dần chia thành Ngũ gia thất tông, “năm nhà, bảy tông”, đó là những tông phái thường chỉ khác nhau về cách giáo hoá, không khác về nội dung đích thật của thiền. Ngũ gia thất tông gồm Tào Động tông, Vân Môn tông, Pháp Nhãn tông, Quy Ngưỡng tông, Lâm Tế tông và hai bộ phái của Lâm Tế là Dương Kì phái và Hoàng Long phái.

Một phần của tài liệu Vài nét về thiền Phật giáo ở VN và vai trò của nó trong xã hội hiện đại (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w