3. Thiề nở Việt Nam
3.4.2. Thiền viện Làng Mai (ở Pháp) của Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh
Hạnh
Làng Mai là một trung tâm thiền tập ở miền Tây Nam nước Pháp được hình thành vào đầu năm 1982. Những năm đầu, làng có tên là Làng Hồng vì ở đây trồng rất nhiều cây hồng ăn trái. Nhưng sau đó, 1250 cây mai rất ngọt và đậm đà, đã được trồng bằng tiền túi của thiếu nhi gốc Việt Nam về tu học, cho nên Làng Hồng đã đổi tên thành Làng Mai mà người ta còn gọi là Đạo Tràng
Mai Thôn. Từ quy mô hai xóm: Xóm Thượng và Xóm Hạ, hiện nay Làng Mai
đã mở rộng có năm Xóm: Xóm Thượng, Xóm Hạ, Xóm Trung, Xóm Đoài và Xóm Mới. Xóm Thượng đã trở thành chùa Pháp Vân, tên chữ là Thệ Nhật Sơn
Pháp Vân Tự, Xóm Hạ đã trở thành chùa Cam Lộ, tên chữ là Mai Hoa Thôn Cam Lộ Tự, Xóm Mới đã trở thành chùa Từ Nghiêm, tên chữ là Thiên Ý Thôn Từ Nghiêm Tự. Hiện giờ, có trên bảy mươi vị xuất gia nam và nữ tại đạo tràng.
Trong số các thầy và các sư cô, có nhiều vị gốc Anh, gốc Pháp, gốc Hà Lan, gốc Mỹ và Úc. Làng Mai cũng là trụ sở của Viện Cao Đẳng Phật Học, nơi đào tạo các vị giáo thọ xuất gia và tại gia. Số lượng các vị giáo thọ được đào tạo đã lên tới gần một trăm người, hiện đang có mặt giảng dạy và hướng dẫn các khóa tu trên thế giới, kể cả ở Việt Nam . Tại Đạo Tràng Mai Thôn, ngoài chúng xuất gia, cũng có chúng tại gia thường trú, tu học rất tinh chuyên.
Mỗi năm Đạo Tràng Mai Thôn tổ chức những khóa tu mùa Hè, mùa Thu, mùa Đông, v.v... tổng số thiền sinh về tham dự mỗi năm có thể lên tới hai ngàn năm trăm người. Đa số là người ngoại quốc, tới từ khoảng hai mươi lăm quốc gia. Đạo Tràng Mai Thôn đã trở thành một thiền viện quốc tế quen thuộc đối với giới tăng sĩ và phật tử trên thế giới. Tại Đạo Tràng, thiền sư Thích Nhất Hạnh đang đích thân giảng dạy và hướng dẫn các khóa tu học cùng với sự phụ tá của mười ba vị giáo thọ thường trú, phần lớn là giới xuất gia.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 ở tỉnh Thừa Thiên, tên húy là Nguyễn Xuân Bảo. Năm 16 tuổi ông xuất gia ở chùa Đại Bi, Thanh Hoá, và
được giáo hoá bởi một vị cao tăng xuất thân từ chùa Từ Hiếu ở Thừa Thiên Huế, pháp danh của sư là Trừng Quang. Thiền sư tu tập theo dòng Liễu Quán của tông phái Lâm Tế. Vì vậy Phật giáo mà thiền sư theo để thực tập là Phật giáo thiền. Thích Nhất Hạnh được coi là tổ của nhánh Từ Hiếu đời thứ 8 của dòng Liễu Quán trong đời thứ 42 của phái thiền Lâm Tế.
Vào năm 1956 thiền sư là Tổng biên tập của Phật giáo Việt Nam, tờ báo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Trong những năm tháng sau đó thiền sư đã thành lập Nhà xuất bản Lá Bối, trường Đại học Phật giáo Vạn Hạnh
ở Sài Gòn, và trường Thanh niên hoạt động xã hội gồm nhiều nhóm tình nguyện viên Phật giáo hoạt động vì hòa bình, họ đi vào những khu ngoại ô để thiết lập lại các trường học, xây dựng các trạm xá, và giúp xây dựng lại làng bị bỏ bom và giúp đỡ các gia đình bị trở thành vô gia cư trong Chiến tranh Việt Nam. Thiền sư đã đến Hoa Kỳ nhiều lần để tu học và sau này giảng dạy tại Đại học Columbia, và cho các cuộc vận động vì hòa bình. Thiền sư kêu gọi Martin Luther King công khai chống lại Chiến tranh Việt Nam, và thuyết giảng với nhiều người và nhiều nhóm về hòa bình. Vào năm 1967, King giới thiệu thiền sư cho Giải Nobel về hòa bình. Thiền sư đã từng dẫn đầu phái đoàn Phật giáo đến
đàm phán hòa bình tại Paris. Là một trong những người thầy về Phật giáo ở phương Tây, những lời dạy và các phương pháp thực hành của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thu hút nhiều người đến từ các quan điểm về tôn giáo, tâm linh và chính trị khác nhau. Thiền sư luôn đưa ra cách thực hành về sự lưu tâm đúng đắn thường phù hợp với các giá trị tri giác phương Tây.
Thiền sư thiết lập các trung tâm thực hành và các thiền viện khắp trên thế giới, du hành khắp thế giới thuyết giảng và tổ chức các khóa tu thiền. Sau nhiều năm không được phép về Việt Nam, năm 2005 thiền sư đã lần đầu tiên quay về quê hương đất nước. Tăng đoàn đã xuất bản trên 100 cuốn sách, trong đó có hơn 40 cuốn bằng tiếng Anh. Thiền sư cũng xuất bản các bài giảng trong các tạp chí của Order of Interbeing, tạp chí Mindfulness Bell. Thiền sư Thích Nhất Hạnh vẫn
tiếp tục các hoạt động vận động vì hòa bình bằng việc tổ chức các khóa tu thiền cho người Israel và người Palestine, khuyến khích họ lắng nghe và học hỏi lẫn nhau; thuyết giảng kêu gọi các nước đang tham chiến hãy đình chiến và đi tìm các giải pháp bất bạo động cho các mâu thuẫn của họ; và tổ chức diễu hành hòa bình ở Los Angeles vào năm 2005 được tham dự bởi hàng ngàn người.
Từ 12/1 đến 11/4 năm 2005, Thích Nhất Hạnh quay về Việt Nam sau một loạt các thương lượng cho phép ông thuyết giảng, một số sách của ông được xuất bản bằng tiếng Việt, và cho phép 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu theo ông đi khắp đất nước, bao gồm cả chuyến quay về ngôi chùa ông xuất gia, chùa Từ Hiếu ở Huế.
Năm 2007, ông lại cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai trở về Việt Nam với lịch trình từ ngày 20/2 (mùng 4 Tết) đến ngày 9/5, mục đích tổ chức các khóa tu, buổi pháp thoại, gặp gỡ các tăng ni phật tử ba miền. Đầu năm 2007, với “sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam”, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế thật lớn tại ba miền Việt Nam gọi là “Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan” cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế, không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tộc.
Thiền sang đến Việt Nam, qua sự nhào nặn của văn hoá truyền thống dân tộc Việt Nam nó đã thoát xác dần bỏ những ảnh hưởng của thiền Trung Quốc. Thiền Việt Nam luôn phối hợp với văn học, với truyền thống của đạo Phật Phương Nam với cái nhìn phóng khoáng của đạo Phật Đại Thừa. Thiền Việt Nam luôn mang tư tưởng nhập thế. Là thứ thiền tổng hợp và thực tế. Vì vậy mà chúng ta có dòng thiền riêng là sự tổng kết của các truyền thống thiền trước đó.
Tiếp thu và không ngừng phát triển truyền thống đó, Thiền của thiền sư Thích Nhất Hạnh đã thâm nhập vào đời sống hàng ngày của tất cả chúng sinh khắp các châu lục. Chúng ta hoàn toàn tự hào rằng dân tộc mình đã sản sinh ra một con người có tấm lòng rộng mở, thiền sư đã bằng cả cuộc đời mình không
ngừng nghỉ trao truyền bí quyết thành đạt hạnh phúc an lạc cho chúng tăng khắp thế giới.
Mặc dù Đạo Tràng Mai Thôn đặt trên đất Pháp, nhưng cội nguồn mạng mạch thiền dân tộc Việt Nam vẫn luôn được bám rễ và nuôi dưỡng phát triển rực rỡ. Để giữ bản sắc dân tộc, thiền sư Thích Nhất Hạnh luôn coi đạo mình là đạo Bụt, từ đạo Phật là cách phát âm của tiếng Hán. Xuất phát từ đạo Bụt nhập thế vốn là một đặc trưng của Phật giáo Việt Nam, chủ trương của đạo tràng là nuôi dưỡng lòng từ bi, trải rộng tình yêu thương nên muôn loài. Một người tu sĩ không thể đứng bên ngoài những tiếng kêu đau đớn của người đời. Chủ trương nhập thế nhưng không xao nhãng sự tu tập. Vì thế mà cuộc sống của tăng chúng Làng Mai với việc tu tập thiền không có sự phân biệt. Khi đi, các tăng sinh cũng ý thức việc đi và đó là thiền đi, khi ăn có thiền ăn, khi ngồi, khi nói… tất cả đều được thực hiện trong chính niệm, đó chính là tinh thần của thiền. Vì thế mà ở Làng Mai có thiền đi, thiền ngồi, thiền buông thư, thiền trà, thiền lạy, thiền ôm…Ngay từ khi còn nhỏ, thiền sư đã ham tu học và thuộc lòng khoảng năm chục bài kệ trong cuốn Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu. Những bài kệ này luôn giúp thiền sư giữ được chính niệm cho mình. Như lời kể của thiền sư trích trong Nhất Hạnh, Cho Đất Nước Đi Lên, nxb Lá Bối, Hà Nội, 2005, trang 17: “Khi múc nước để rửa tay tôi nguyện rằng tất cả chúng sinh đều có hai bàn tay trong sạch, có thể nắm giữ được Phật pháp cho lâu dài”. Tất cả mọi hành vi trong đời sống hàng ngày của mình đều phải được thực tập theo một bài kệ để cho tâm của mình luôn luôn ở với thân của mình. Vì thế mà sau này, nếp sống chủ đạo của tăng thân Làng Mai là luôn giữ được chính niệm, thân và tâm luôn luôn được ý thức và giác ngộ trong bất cứ hoạt động nào trong cuộc sống hàng này. Vì tâm của mỗi con người luôn bị quá khứ níu kéo, bị tương lai xô đẩy hoặc bị những lo sắng ưu tư chiếm cứ, con người ta bị tù đầy bởi những điều đó. Vì thế mà chính niệm là khả năng giúp cho chúng ta trở về trong giây phút hiện tại để thật sự có mặt trong giây phút hiện tại. Bụt dạy ta phải biết quay về nương tựa nơi hải đảo
tự thân, đừng để tâm mình bị kéo theo hoàn cảnh, đừng tự đánh mất mình trong đám đông. Đạo Tràng Mai Thôn luôn dạy tăng chúng rằng hạnh phúc có ngay xung quanh ta, ngay lúc này mà không phải đợi một công việc nào đó xong hay một tâm nguyện nào đó được hoàn thành thì ta mới có hạnh phúc. Mà hạnh phúc luôn luôn hiện hữu ngay bây giờ trong ta, cách duy nhất để nhận biết được nó là thực tập thiền.
Thiền tập ở đây có hai mặt, một mặt là chỉ, một mặt là quán. Chỉ là ngừng lại làm cho lắng dịu (những tâm suy nghĩ lăng xăng giả tưởng và vô thường), quán là nhìn sâu để tìm thấy bản chất của nỗi khổ niềm đau.
Không phải chỉ là một trung tâm thực tập thiền học mà còn là một tư trào văn hóa. Có cội nguồn Việt Nam, nhưng Làng Mai đã đối diện và tiếp thu những yếu tố của các cội nguồn văn hóa khác trên thế giới để trở nên một tư trào, một nếp sống mà bất cứ quốc gia nào, chủng tộc nào hay văn hóa nào, tôn giáo nào mỗi khi tới với Làng Mai, ai nấy đều cảm thấy thoải mái, an lạc và tìm lại được mình và cội nguồn của mình .Ở phương Tây, đã có những trung tâm cho thiền sinh châu Âu châu Mỹ đến thực tập. Những trung tâm này thực sự là những trung tâm thực tập chứ không phải là trung tâm thờ phụng. Những trung tâm hướng dẫn những con người trẻ, những người trí thức qua thực tập thiền thực tập đạo Bụt để giúp họ trở về với truyền thống của họ, đào sâu và khám phá những châu báu mà họ chưa khám phá được. Cách sống, cách thương yêu, cách làm việc, cách thực tập, cách tiếp xử theo Làng Mai đã đem lại niềm vui sống, nguồn tin yêu và sự hòa giải đến cho những người đã có duyên được tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với Làng Mai. Và khi về nhà, những người này đã đem theo về sự thực tập. Họ đã biết áp dụng phép thiền đi, thiền ngồi và thiền lạy trong đời sống hằng ngày. Nên tập ăn cơm chính niệm, không trò chuyện trong những phút đầu của bữa cơm. Nên thiết lập một căn phòng để thực tập thiền ngồi, tụng giới, thiền buông thư, thiền trà và làm mới. Nên sử dụng tiếng chuông chính niệm, nhất là trong những lúc có khó khăn. Mọi người trong gia đình thực tập như một
tăng thân nhỏ, luôn hướng về tăng thân gốc để lấy thêm năng lượng. Sự thực tập của gia đình sẽ tỏa chiếu an lạc và ảnh hưởng tới các gia đình khác. Như vậy ánh sáng của chính pháp sẽ được truyền đi xa, và ta có thể đóng góp phần mình vào sự nghiệp của Bụt và của tăng đoàn.
Hiện đã có gần một ngàn tăng thân và cơ sở trên thế giới đang thực tập và sống theo nếp sống Làng Mai.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức của ông về nhiều trường phái thiền truyền thống khác nhau với các phương pháp từ Thượng tọa bộ (Theravada) và ý tưởng từ tâm lý học phương Tây để tạo thành cách tiếp cận hiện đại của ông đối với thiền. Thích Nhất Hạnh đã trở thành một người có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển của Phật giáo phương Tây.
Mạng mạch thiền với truyền thống Việt Nam không chỉ gói gọn trong không gian văn hoá Việt Nam mà đã được mở rộng trên phạm vị thế giới nhờ công lao của thiền sư Thích Nhất Hạnh. Bản chất và ý nghĩa tích cực của thiền đã thực sự được khai thác hết khi mà các thiền sinh không phân biệt giới tính, tôn giáo, quốc gia tìm đến học đạo nhằm đạt được mục đích duy nhất là giác ngộ. Mà ý nghĩa giác ngộ ở đây đã được thiền sư Thích Nhất Hạnh giải mã thất đơn giản đó là hạnh phúc trong thực tại luôn có trong mỗi con người chúng ta. Qua tu tập thiền tức là lắng nghe và quan sát, là giữ chính niệm trong mọi hoạt động con người có thể đạt được an lạc hạnh phúc. Phát triển truyền thống thiền nhập thế của dân tộc, Đạo Tràng Mai Thôn luôn nuôi dướng lòng từ bi trong lòng tăng chúng khắp các quốc gia, bằng những kinh nghiệm giác ngộ của mình Đạo Tràng Mai Thôn không ngừng mở rộng, trấn hưng mạch thiền khắp chúng tăng.