3. Thiề nở Việt Nam
CHƯƠNG 3 VAI TRÒ CỦA THIỀN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠ
Có thể nói, hiện nay con người đang sống trong thời đại tân tiến nhất trong lịch sử hình thành nhân loại. Trong quá trình chinh phục tự nhiên, con người đã khảng định vị trí đẳng cấp cao của mình, không ngừng cải thiện và phát triển khoa học kỹ thuật, đưa ra những phát minh vĩ đại, nhằm phục vụ đời sống vật chất của con người. Những thành tựu mà con người đạt được về khoa học truyền thông, đã thu hẹp lại khoảng cách về không gian và thời gian. Thế giới như đang thu nhỏ dần, con người chỉ cần ở một chỗ nhưng có thể biết được tất cả những gì đang diễn ra trên thế giới. Giờ đây sự giao lưu tiếp xúc giữa con người với con người trên khắp các châu lục trở nên dễ dàng và thuận tiện. Do đó mà con người có thể tham gia vào một bình diện lớn hơn của cuộc sống thế giới mà trước đây họ chưa từng nghĩ tới.
Không chỉ sự giao lưu tiếp xúc giữa con người với con người trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn mà giờ đây cuộc sống của con người còn được cải thiện, chất lượng cuộc sống được nâng cao một cách rõ rệt. Nhờ những phát minh khoa học tiến bộ, sức lao động con người được giải phóng, sức sản xuất tăng cao, khối lượng hàng hoá khổng lồ được sản xuất mỗi năm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng không giới hạn của con người. Công nghệ hoá thực phẩm đã sản sinh ra các mặt hàng thực phẩm phong phú, không chỉ đáp ứng được nhu cầu sinh tồn mà còn đáp ứng nhu cầu ăn ngon, và phát triển cao lên là nếp văn hoá ẩm thực. Công nghệ sản xuất máy móc, giúp con người di chuyển nhanh hơn, bằng ô tô, tàu hoả, máy bay… máy móc còn giúp con người thảnh thơi hơn trong các công việc đồng áng, trong công xưởng và trong mỗi gia đình.
Sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật không chỉ nhằm đáp ứng những nhu cầu sinh tồn của con người, mà nó còn có những đóng góp trong đời sống vui chơi giải trí của con người. Thế giới phim ảnh, với những kỹ xảo tuyệt đỉnh, mạng viễn thông, internet… tất cả đều bùng nổ trên khắp các ngóc ngách của thế giới.
Như vậy, một thực tế hiển nhiên là ngày nay chất lượng cuộc sống của con người đã được nâng cao một cách rõ rệt, khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển nhằm mục đích phục vụ con người có một cuộc sống vật chất thuận lợi hơn. Tuy nhiên trong làn sóng phát triển không ngừng nghỉ của thời đại tiên tiến, luôn tồn tại những mặt trái đáng sợ mà hiện nay con người đang phải gánh chịu. Khi mà xã hội vật chất phát triển mạnh, nhịp sống quay cuồng, khiến con người phải luôn luôn gồng mình lên để theo kịp nhịp sống đó. Học tập, nghiên cứu, làm việc sao cho để không bị đào thải trong hoàn cảnh xã hội mới, kiếm tiền rồi tiêu tiền. Mức giá hàng hoá leo thang, đặc biệt trong các thành thị, con người phải kiếm thật nhiều tiền thì mới mong đáp ứng được những nhu cầu của mình. Vô hình chung con người hiện đại bị xã hội vật chất thôi miên, con người trở thành nô lệ cho những dục vọng ham muốn của mình. Thực trạng tồn tại trong mỗi cá nhân là như vậy, còn toàn cảnh thế giới thì sao? Song song với quá trình chinh phục tự nhiên, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hiện nay con người trên toàn thế giới phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường toàn cầu, thiếu năng lượng trầm trọng, phát sinh các tranh chấp về chính trị và kinh tế, những cuộc chiến tranh tàn sát phân biệt chủng tộc, tôn giáo vẫn tồn tại tại những khu vực nhạy cảm của thế giới. Xuất phát từ nguyên nhân mong muốn cuộc sống tiện nghi, sung sướng và vui vẻ, mà không ít con người đã bất chấp tất cả những truyền thống đạo đức. Hiện nay xã hội loài người đang phải đối mặt với tình trạng khủng hoảng về bệnh tâm thần và những bệnh nan y như HIV/AIDS, ung thư, tình trạng nghiện ngập, phụ thuộc vào các chất gây kích thích, vấn nạn tự tử, phạm pháp, tội ác ngày càng gia tăng. Thế giới càng thu nhỏ, con người càng dễ dàng tiếp xúc với nhau hơn, thì phạm vi lây lan bệnh tật càng rộng hơn, phủ khắp các châu lục, nạn khủng bố, tội ác, buôn lậu không chỉ còn tồn tại trong phạm vi một quốc gia nữa mà là xuyên quốc gia.
Những tệ nạn xã hội, bệnh tật, tội ác, khủng hoảng kinh tế, chính trị, tranh chấp trên quy mô lớn nhỏ vẫn đang diễn ra hàng ngày song song với cuộc sống mà khoa học kỹ thuật phát triển hiện đại, trong mỗi cá nhân con người luôn luôn chênh vênh giữa những mối lo, những mầm mống của sự khủng hoảng trong đau khổ. Vậy đâu là nơi trú ẩn là nơi nương tựa bền vững và an lạc cho con người hiện đại. Chỉ với sự an lạc có từ trong tâm mỗi con người, chỉ có cái nhìn tỉnh thức, một nhân sinh quan đúng đắn về thế giới hiện hữu xung quanh chúng ta, con người mới tìm ra cho mình một con đường thoát khỏi sự đau khổ do các mối lo thường trực hàng ngày mang lại. Đó chính là con đường đi đến thiền, mà mục đích thiền như chúng tôi đã đề cập ở Chương 1. là giải thoát, giải thoát ở đây không có nghĩa là thoát khỏi thế giới này, mà là giải thoát khỏi sự vô minh, giải thoát khỏi sự khổ đau vốn rất vô thường. Tuy nhiên, hiện nay nhìn nhận về vai trò, ảnh hưởng của thiền đối với xã hội hiện đại chưa tương xứng với lợi ích mà thiền mang lại. Dưới đây chúng tôi xin có những dẫn chứng về những lợi ích mà thiền mang lại, cũng như sự cần thiết phải phát triển nguồn mạch thiền trong xã hội hiện đại nhằm làm cân bằng những khủng hoảng mà con người một cách vô thức đã gây nên cho chính mình.
Một xã hội an vui là một xã hội mà mỗi thành viên cấu thành nên nó đều an vui. Mà an vui là mục tiêu cao cả mà mỗi con người bằng cách này hay cách khác đều nỗ lực tìm cầu. Vì cuộc sống chúng ta luôn thiếu sự trọn vẹn, nên
trong những lúc không cầu tìm được cái mình mong muốn, con người trở lên bực tức, ưu phiền, bất an và đau khổ. Sự đau khổ đó không chỉ hành hạ tâm can một con người mà nó còn gây ảnh hưởng đến những người đang sống xung quanh anh ta. Để xã hội chúng ta tránh được làn sóng ưu phiền đó, không cách nào khác là mỗi một cá nhân – phần tử xã hội được bao bọc trong làn sóng an vui. Muốn vậy mỗi cá nhân phải tự tạo cho mình sự an vui. Vấn đề đặt ra là làm sao để có được sự an vui ngay trong chính những sự đau khổ mang tính triền miên này, phải chăng đó có phải là sự giả tạo khiên cưỡng và tạm thời không? Thực tập thiền đã cho chúng ta câu trả lời đúng đắn và rõ ràng.
Thiền đòi hỏi con người phải đối diện với nỗi phiền muộn khổ đau đó. Muốn hết muộn phiền chúng ta phải biết rõ nguyên nhân của sự phiền muộn, sự phiền muộn đó không ai khác chính là sự khổ đau tạo ra bởi tâm sinh khởi những ý niệm bất thiện, không tốt. Quán xét một cách sâu xa thì cái tâm khởi niệm những ý niệm đó luôn lăng xăng và không có thật. Vì có lúc nó khởi niệm những ý nghĩ tốt đẹp khiến chúng ta vui, nhưng có lúc lại khởi lên những suy nghĩ phiền muộn. Khi chúng ta quay lại nhìn vào nó thì lại không tìm thấy nó đâu. Vì thế những cảm nghĩ, vui buồn đau đớn chỉ là giả tưởng và vô thường. Nếu như vậy ta không còn cảm thấy sự phiền muộn đau đớn thường ngày nữa.
Mỗi con người luôn sống và tạo các hạnh lành cho người khác, họ sống tự tại với cái tâm an lành, với tâm sáng rõ mọi bản chất của thế giới xung quanh, luôn tĩnh lặng và làm chủ mình, đó là cuộc sống an lạc mà con người cần hướng tới. Thiền đã dẫn dắt con người vào sự an lạc đó. Cũng đã có rất nhiều báo chí bàn luận đến vấn đề lợi ích của thiền đã mang lại cho con người. Báo “Sức khoẻ và Đời sống” đã có bài viết về thiền như sau:
“Tập thiền sẽ giúp đầu óc thảnh thơi, tận hưởng những khoảng thời gian yên tĩnh hiếm hoi để tái tạo nguồn năng lượng. Khi ta biết cách đạt tới trạng thái ổn định về tâm thần, ta có thể dễ dàng chế ngự stress, vượt qua khủng hoảng. Ổn định tinh thần cũng làm tăng cường hệ thống miễn dịch, chia sẻ đau đớn để cơ thể không phải một mình đương đầu với những nỗi đau thể xác. Cuối cùng, tập thiền sẽ tăng cường khả năng làm việc, sáng tạo. Khi tập thiền con người rơi vào trạng thái siêu vô thức nên trực tiếp diễn giải và giải phóng nguồn năng lượng. Như vậy, tập thiền cũng có nghĩa là vệ sinh thân thể, là một trạng thái sống.”
Thực tập thiền quả là đem lại thật nhiều lợi ích. Tuy nhiên với thiền không thôi chưa đủ, thiền phải có sự đi đôi với một đời sống cân bằng, đơn giản và không thái quá, phải có sự chừng mực trong vấn đề dinh dưỡng và phải có thời gian hoạt động thư giãn cho cơ thể.
Trong tu tập thiền, có nhiều phương pháp khác nhau để điều hoà hơi thở và định tâm, có phương pháp thích hợp với người này, nhưng lại không thích hợp với người khác. Do đó, chúng ta không nên cứng nhắc và đừng bao giờ quên tính chất và mục đích việc tập thiền như Giáo sư Minh Chi, công tác tại Học viện Phật giáo Việt Nam có đề cập đến trong bài “Nguyên lý cơ bản của
thiền định Phật giáo ứng dụng vào đời sống hằng ngày” được đăng tải trên
trang web http://www.buddhismtoday.com như sau:
Thiền là một cuộc cách mạng trầm lặng, nhằm giải phóng con người khỏi mọi ràng buộc của thân và tâm.
Thiền giúp cho chúng ta hoàn toàn tự do, tự chủ đối với tâm chúng ta. Thí dụ, chúng ta chỉ nghĩ những điều chúng ta muốn không nghĩ những điều chúng ta không muốn. Nói cách khác, chúng ta điều khiển tâm của chúng ta hướng nó đến những mục đích cao cả, chỉ nghĩ điều thiện, không nghĩ điều ác, tâm chúng ta không phải là con ngựa bất kham, mà là con ngựa đã được nuôi dạy tốt, có thể điều khiển đi đâu tuỳ ý người chủ.
Để thành tựu mục đích nói trên, đạo Phật dạy biện pháp chú tâm vào một cảnh, như kinh Kim Cang đã dạy: "Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện" (tập trung tâm vào một chỗ thì sẽ không việc gì không làm được). Với tâm chuyên chú vào một cảnh thì chúng ta sẽ không bị ngoại cảnh chi phối, đồng thời chúng ta cũng không bị những xung động bản năng từ trong tiềm thức quấy rối chúng ta. Những xung động bản năng ấy, sách Phật thường gọi là chủng tử (hạt giống), cũng gọi là tuỳ miên, bởi lẽ chúng nằm tiềm ẩn sâu trong đáy tiềm thức của chúng ta.
Tâm bình lặng, thì thân an ổn, hơi thở điều hoà, chúng ta sẽ có được một niềm vui chân thực, vững vàng thấm thía, chỉ có thể cảm nhận mà khó mô tả bằng lời. Chúng ta không thể làm gì nghiêm túc, nếu không tập trung tư tưởng. Mà tập trung tư tưởng chính là thiền. Tập trung tư tưởng, chuyên chú một cảnh, chúng ta sẽ thành công tối đa trong bất cứ mọi công việc gì mà chúng ta làm. Đó là bài học của tất cả những nhân vật đã làm nên sự nghiệp lớn.
Những lợi ích của việc hành thiền được tóm tắt trong bài viết “Lợi ích
của sự hành Thiền” trên trang web: http://www.buddhismtoday.com của Hòa
thượng Dhammananda, do Tỳ khiêu Thiện Minh dịch như sau:
- Nếu quý vị là người lo âu, thiền có thể giúp quý vị an lạc, và làm cho nội tâm thanh tịnh.
- Nếu quý vị có những vấn đề nan giải, thiền có thể giúp quý vị phát huy sự can đảm và sức mạnh để đối phó cũng như khắc phục chúng.
- Nếu quý vị thiếu tự tin, thiền có thể giúp quý vị thành đạt được sự tự tin, mà tự tin là bí quyết thành công trong đời sống.
- Nếu quý vị sợ hãi trong lòng, thiền có thể giúp quý vị hiểu được nguyên nhân gì làm cho quý vị sợ hãi; rồi sau đó có thể khắc phục được sự sợ hãi trong tâm.
- Nếu quý vị luôn luôn bất mãn mọi điều và trong cuộc sống dường như không được thuận duyên, thiền có thể giúp quý vị cơ duyên để phát huy và duy trì sự toại nguyện trong lòng.
- Nếu quý vị thất vọng và khổ đau là vì thiếu sự hiểu biết về cuộc đời và thế gian, thiền thực sự có thể huớng dẫn và giúp ích cho quý vị hiểu biết về bản chất tạm bợ của các pháp thế gian.
- Nếu quý vị là nguời giàu có, thiền có thể giúp ích cho quý vị ý thức đuợc bản chất giàu có và phuơng pháp sử dụng nó, chẳng những tạo hạnh phúc cho mình mà còn cho cả nguời khác nữa.
- Nếu quý vị là nguời nghèo khổ, thiền có thể giúp ích cho quý vị phát huy sự toại nguyện trong lòng, và không còn có tâm đố kỵ đối với nguời hơn mình.
- Nếu quý vị là người trẻ tuổi đang ở giữa ngã tư của cuộc đời, và không biết con đường nào để đi, thiền có thể giúp cho quý vị định hướng đúng để đạt được mục đích mà mình chọn lựa.
- Nếu quý vị là người lớn tuổi sống cuộc đời buồn tủi, thiền có thể mang lại cho quý vị một sự nhận thức thâm sâu về cuộc đời; dần dần, sự nhận thức này sẽ làm vơi đi niềm đau nỗi khổ và tăng trưởng niềm vui trong cuộc sống.
- Nếu quý vị là người hay giận hờn, thiền có thể giúp quý vị phát huy sức mạnh để khắc phục lại tính yếu hèn của sân hận, bực bội và oán thù để trở thành một con người điềm tĩnh và thanh tịnh.
- Nếu quý vị là người hay ganh tị, thiền có thể giúp quý vị hiểu biết thái độ tâm tiêu cực đó, vì loại tâm này sẽ không bao giờ đóng góp bất cứ điều lợi ích gì cho quý vị.
- Nếu quý vị là người có nhiều ham muốn dục tính, thiền có thể giúp quý vị phương pháp tu tập để làm chủ tâm tham và không cho nó sai sử.
- Nếu quý vị là người nghiện ngập ruợu chè hay ma túy, thiền có thể giúp quý vị khắc phục thói quen nguy hại đó mà quý vị từng bị nó sai sử làm nô lệ.
- Nếu quý vị là người có tâm hồn không bao dung, thiền có thể giúp quý vị tăng trưởng sự hiểu biết, mà hiểu biết sẽ giúp ích cho quý vị và những người thân để tạo nên tình thân thương.
- Nếu quý vị bị ảnh huởng mạnh mẽ bởi những cảm xúc, dễ bị lầm đường lạc lối, thiền giúp cho quý vị có một nhận định sáng suốt hơn.
- Nếu quý vị đau khổ vì những điều mất thăng bằng nào đó như là hụt hẫng tinh thần và tâm thức nhiều lo âu, thiền có thể xây dựng và trang bị lại lực lượng thân tâm vững chắc đặc biệt là để phục hồi sức khỏe và những vấn đề căng thăng của tinh thần.
- Nếu quý vị là người có tâm linh yếu ớt, thiền có thể củng cố tâm linh để làm gia tăng sự can đảm và khắc phục những sự yếu hèn trong tâm của quý vị.
- Nếu quý vị là người thông minh, thiền sẽ mang lại cho quý vị trí tuệ cao cả. Khi ấy quý vị sẽ nhận chân các pháp một cách dễ dàng, và không còn cảm