1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng

90 1,5K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 484,5 KB

Nội dung

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP 1. Tên cơ sở thực tập Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 là đơn vị sự nghiệp có thu, đơn vị dự toán cấp I trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hải Phòng. Trung tâm có trụ sở chính tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng.

Trang 1

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

1 Tên cơ sở thực tập

Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 là đơn vị sự nghiệp có thu, đơn

vị dự toán cấp I trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoảntại Kho bạc và Ngân hàng Nhà nước Thành phố Hải Phòng

Trung tâm có trụ sở chính tại xã Đại Thắng, huyện Tiên Lãng, Thành phốHải Phòng

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 đượckhởi công xây dựng từ tháng 1 năm 2006 trên diện tích 40,27ha với các côngtrình đồng bộ liên hoàn đảm bảo cho việc tiếp nhận từ 900 – 1200 đối tượng.Trung tâm chính thức đi vào hoạt động, tiếp nhận quản lý học viên từ tháng 3năm 2008 sau gần 5 năm đi vào hoạt động đã đạt được 1 số kết quả cụ thế nhưsau:

2 Cơ cấu tổ chức của cơ sở thục tập

Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội số 2 được thành lập theo Quyết

định số 2321/QĐ-UB ngày 24 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân Thànhphố Hải Phòng trực thuộc Sở Lao Động – Thương binh và Xã hội Thành PhốHải Phòng

- Bộ máy của Trung tâm gồm: Giám đốc, 4 Phó Giám đốc và 11 Phòng,Đội trực thuộc như: Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế toán Tài chính,Phòng Dạy nghề Lao động sản xuất, Phòng Y tế, Phòng Thăm nuôi – Tư vấnGiáo dục Hòa nhập cộng đồng, Phòng Bảo vệ, Phòng Hậu cần và 4 Đội Quản lýhọc viên

- Tổng số cán bộ công nhân viên Trung tâm đến nay là 230 người, trong

đó trình độ Đại học 57 người, Cao đẳng các ngành 21 người, Trung cấp 115người, lao động tự do và bộ đội xuất ngũ 37 người

Trang 2

1.1 Công tác lao động sản xuất, tiếp nhận, tư vấn, quản lý giáo dục học viên

* Công tác lao động, sản xuất tạo cảnh quan môi trường

- Trung tâm có diện tích 40,27ha trong đó 10ha để xây dựng cơ sở hạtầng còn lại 30,27ha số diện tích này đã bị bỏ hoang hóa từ năm 2005, cỏ câydứa dại mọc um tùm, đường đi lối lại không có, ruộng vườn manh mún, nhỏ lẻ

Do vậy, Trung tâm tổ chức khảo sát lập quy hoạch khoanh vùng, đổi thửa, thuêmáy móc cộng với sức cán bộ công nhân viên và học viên Trung tâm chỗ đào,chỗ lấp đến nay đường đi lối lại toàn bộ Trung tâm được bê tông hóa, khangtrang sạch đẹp, đào được 9 ao thả cá diện tích trên 13ha, san lấp 17ha để làmvườn trồng cây ăn quả, trông rau xanh; xây dựng hàng nghìn m2 chuồng trại tổchức chăn nuôi gia súc, gia cầm; xây dựng nhà xưởng tổ chức cho học viên làmnghề như giấy vàng tiền, dệt, khâu bóng, đan ghế mây, nghề mộc, nghề cơ khítạo vật dụng sinh hoạt trong cơ quan và tạo ra sản phẩm tăng thu nhập đưa vàocải thiện đời sống hàng ngày cho cán bộ công nhân viên và học viên Tất cả cácnguồn thu của Trung tâm đều được đưa vào sổ sách hạch toán đầy đủ và đượcchi theo quy chế chi tiêu nội bộ, được các cấp có thẩm quyền phê duyệt

* Công tác tiếp nhận, quản lý học viên

- Học viên vào Trung tâm được thực hiện theo Nghị định 135/CP ngày

10 tháng 6 năm 2004 của Chính phủ và được thực hiện quy trình cai nghiệnthành 5 giai đoạn theo Thông tư 41/TTBLĐTBXH-BYT ngày 31 tháng 12 năm

2010 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội – Bộ Y tế gồm các giai đoạnsau:

+ Tiếp nhận phân loại;

+ Điều trị cắt cơn giải độc, điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội; + Giáo dục phục hồi hành vi nhân cách;

+ Lao động trị liệu, học nghề;

Trang 3

+ Giai đoạn phòng, chống tái nghiện, chuẩn bị tái hòa nhập cộngđồng

Từ tháng 3/2008 đến nay Trung tâm đã tổ chức tiếp nhận cắt cơn giảiđộc, phục hồi hành vi nhân cách cho 2472 lượt đối tượng, hiện tại Trung tâmđang quản lý giáo dục 536 đối tượng

Tính đến nay trong quá trình tiếp nhận, cắt cơn, giải độc công việc đềudiễn ra an toàn không có sai sót về chuyên môn, song song với công tác điều trịcắt cơn và nắm bắt tâm lý học viên là việc khám chữa bệnh cho các học viênsau giai đoạn cắt cơn Mỗi ngày y tế điều trị cho vài chục lượt học viên mắc cácbệnh nhiễm trùng cơ hội và các bênh thông thường khác Những học viên bệnhnặng được theo dõi chặt chẽ, những trường hợp bệnh nặng vượt quá khả năngđiều trị của Trung tâm đều được chuyển tuyến trên kịp thời

* Công tác tư vấn giáo dục, đảm bảo an ninh trật tự.

- Hàng tháng Trung tâm tổ chức cho học viên sinh hoạt tập thể 1 lần do

các thầy tư vấn chủ trì tham gia sinh hoạt còn có các thầy y tế, hậu cần, dạynghề để lắng nghe ý kiến tham gia đóng góp của học viên về công tác dạy nghềlao động sản xuất, chế độ chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn uống, chế độ thămgặp để cùng trao đổi đúc rút kinh nghiệm Sau đó tổ chức chiếu phim cho họcviên xem Ngoài ra hàng tuần các thầy quản lý trực tiếp tại các buồng đều tổchức sinh hoạt phòng với học viên để chấn chỉnh, nhắc nhở viếc chấp hành nộiquy, quy chế Trung tâm đề ra, tổ chức tư vấn theo nhóm, học tập pháp luật, đấutranh phê bình, bài trừ tệ nạn xã hội Mỗi tháng học viên được gọi điện thoại vềnhà 1 lần, thư từ không hạn chế và được gặp gia đình một tháng 2 lần Hàng quýTrung tâm thuê các Đoàn nghệ thuật vào biểu diễn văn nghệ 1 lần để tạo sânchơi giao lưu giữa các nghệ sĩ với học viên, giữa học viên và cán bộ Trung tâm.Ngoài ra tại mỗi đội và khu thăm gặp Trung tâm đều có thùng thư tham gia đónggóp ý kiến xây dựng Trung tâm cho cán bộ công nhân viên và học viên tựnguyện tham gia góp ý kiến vào quá trình điều hành của lãnh đạo Trung tâm,việc chấp hành nội quy, quy định của cán bộ và học viên để có cơ sở chấn chỉnh

Trang 4

và uốn nắn kịp thời những vi phạm của cán bộ và học viên trong quá trình côngtác, học tập và lao động để rút kinh nghiệm và xử lý dứt điểm các biểu hiện sailệch.

- Hiện tại Trung tâm đang quản lý giáo dục 536 học viên, trong thờigian này tư tưởng học viên ổn định, tích cực tham gia lao động sản xuất, không

có việc gây gổ đánh nhau, hủy hoại thân thể, không có học viên bỏ cơm, bỏ trốn,thẩm lậu hàng cấm; nhìn chung nội bộ học viên đoàn kết, tình hình an ninh trật

tự được đảm bảo, mọi hoạt đọng của Trung tâm diễn ra bình thường

3 Chức năng nhiệm vụ cửa cơ sở thực tập

- Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm: Tiếp nhận, cắt cơn giải độc,giáo dục phục hồi hành vi nhân cách, tổ chức lao động trị liệu và tái hòa nhậpcộng đồng cho đối tượng nghiện ma túy thực hiện theo Nghị định 135/CP ngày

và Xã hội ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Ủy Ban Nhân Dân Thành Phốphê duyệt

- Xây dựng phương án , kế hoạch tổ chức các lớp dạy nghề hoặc gắn vớisản xuất lao động trị liệu, phục hồi sức khỏe phù hợp với trình độ văn hóa, sứckhỏe, loại nghề cần học cho đối tượng và điều kiện cụ thế của Trung tâm

- Tổ chức biên soạn tài liệu giảng dạy lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thựchành, cụ thể hóa nội dung, phương pháp dạy nghề đảm bảo đúng nguyên tắc xâydựng chương trình được quy định, giáo trình phù hợp với mục tiêu, nội dung dạynghề cho những nghề được tổ chức tại trung tâm

Trang 5

- Phối hợp cơ sở dạy nghề trên địa bàn Thành phố để có chương trình đàotạo năng lực dạy nghề phù hợp hoàn thiện chương trình dạy nghề phù hợp vớitâm lý, hoàn cảnh và môi trường tái hòa nhập cộng đồng của đối tượng.

- Phối hợp với các cơ sở dạy nghề tổ chức các lớp đào tạo theo chươngtrình dạy nghề ngắn hạn hoặc dài hạn cho đối tượng sau khi phục hồi sức khỏe,

đủ điều kiện tham gia học nghề theo quy định

-Tổ chức xây dựng các phương án để tổ chức sản xuất, gia công sảnphẩm…ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết hoặc thực hiện các dự án, tổ chứchạch toán kinh tế, sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư mua nguyên vật liệu,công cụ tổ chức lao động sản xuất…đảm bảo các hợp đồng đã ký kết Thông qualao động sản xuất nhằm giáo dục, phục hồi hành vi, nhân cách, hướng nghiệpcho đối tượng chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, tạo điều kiện ổn định cuộc sốngcho đối tượng

- Tổ chức phối hợp các cơ sở dạy nghề hoặc tổ chức kiểm tra sát hạch, thicấp bằng tốt nghiệp đào tạo nghề, chứng chỉ nghề cho đối tượng đủ điều kiệntheo quy định

- Tổ chức tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm các quátrình dạy nghề áp dụng vào hoạt động lao động sản xuất cho hoccj viên cainghiện tại Trung tâm

- Sơ tổng kết, đánh giá công tác dạy nghề, công tác lao động sản xuất củađối tượng tại Trung tâm và khả năng tái hòa nhập cộng đồng của đối tượng

1.2 Phòng Y tế - Phục hồi sức khỏe.

*/ Nhiệm vụ cụ thể

- Tổ chức cụ thể các quy định về chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật củaNgành Y tế vá quy trình cai nghiện, chữa trị phục hồi sức khỏe của ngành Laođộng – Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền để triển khai tại Trungtâm

- Tổ chức khám, chuẩn đoán bệnh, lập hồ sơ bệnh án cai nghiện, chữa trịcho đối tượng theo phác đồ điều trị, phục hồi sức khỏe cho đối tượng

Trang 6

- Tổ chức theo dõi khả năng phục hồi sức khỏe, tuổi, giới tính, trình độ,nghề nghiệp (nếu có) cho đối tượng.

- Cung ứng dược, quản lý thuốc phát bệnh, bảo quản và sử dụng các trangthiết bị y tế theo đúng quy định của Ngành Y tế, tổ chức vệ sinh môi trường

- Phối hợp với các cơ sở y tế tuyến trước và sau trong việc tổ chức khámchữa bệnh cho học viên Tổ chức vệ sinh phòng dịch và các hoạt động hỗ trợchữa bệnh, điều trị cho đối tượng nhiễm HIV/AIDS nhằm nâng cao hiệu quảhoạt động cai nghiện, chữa trị phục hồi sức khỏe cho đối tượng Tham gia hộichuẩn giải quyết các trường hợp vượt quá khả năng của Trung tâm, gửi đi điềutrị chữa trị ở tuyến trên

- Tổ chức tổng kết chuyên môn nghiệp vụ chữa trị cai nghiện, phục hồisức khỏe, cải tiến, đổi mới công tác quản lý nghiệp vụ phù hợp với thực tế ởTrung tâm

- Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học, thực nghiệm quy trình cainghiện, chữa trị, phục hồi sức khỏe cho đối tượng tại trung tâm

1.3 Phòng Thăm nuôi – Tư vấn Giáo dục – Hoà nhập cộng đồng.

*/ Nhiệm vụ cụ thể

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra giám sát, đảm bảo an toàn về mọi mặttrong quá trình thăm hỏi của gia đình đối tượng, chống thẩm lậu ma tuý, dượcphẩm gây nghiện, ác vật phẩm khác, cương quyết sử lý các trường hợp vi phạm,phối hợp chặt chẽ với phòng bảo vệ, để giải quyết những bất trắc xảy ra trongkhi thăm gặp

- Tổ chức tư vấn trực tiếp cho gia đình để quản lý, giám sát và hỗ trợ giúpđối tượng đã chữa trị, cai nghiện tái hoà nhập cộng đồng

- Tổ chức phối hợp cụ thể hoá các quyết định về phương thức giáo dụckhông chính quy đảm bảo yêu cầu về nội dung chương trình xoá mù chữ phổcập trung học cơ sở theo hệ bổ túc văn hoá, các chương trình về giá trị cuộcsống, đạo đức, pháp luật để Giám đóc Trung tâm ban hành theo thẩm quyền

Trang 7

hoặc Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội ban hành theo thẩm quyền;

tổ chức triển khai tại Trung tâm; kiểm tr giám sát việc thực hiện

- Tổ chức phối hợp với các cơ sở giáo dục hệ chính quy và không chínhquy, tổ chức cho đối tượng học tập đầy đủ chương trình theo quy định Cấpchứng chỉ giáo dục không chính quy hoặc bằng tốt nghiệp hệ chính quy

- Tổ chức các lớp giảng dạy ngoại khoá, chính khoá với các phương pháptrị liệu tâm lý khác nhau nhằm thay đổi nhận thức và hành vi, nâng cao khả nănglao động, học tập và chất lượng cuộc sống cho đối tượng nghiện ma tuý

- Tổ chức xây dựng và tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, truyềnthông về tác hại của tệ nạn ma tuý, phòng ngừa và khắc phục các tệ nạn xã hội,phòng chống lây nhiễm HIV/AIDS trên các phương tiện thông tin, sách báo, ti

vi, băng hình; phổ biến kết quả cai nghiện, chữa trị, xây dựng những tấm gươngcho các đối tượng noi theo Đảm bảo hiệu quả công tác chữa trị, cai nghiện phụchồi tại Trung tâm

- Tổ chức các hoạt động tư vấn trong quá trình cai nghiện, chữa trị, xâydựng những tấm gương cho các đối tượng noi theo Đảm bảo bảo hiệu quả côngtác chữa trị, cai nghiện phục hồi tại Trung tâm

- Tổ chức các hoạt động tư vấn trong quá trình cai nghiện, chữa trị, phụchồi sức khoẻ theo nhóm, cá nhân Hình thành mạng lưới tư vấn cho đối tượng tạiTrung tâm và cộng đồng; tổ chức đánh giá phục hồi về ý thức, sức khoẻ, tráchnhiệm, những thay đổi về nhận thức, khả năng điều chỉnh hành vi của tưng đốitượng và nhóm đối tượng

- Tham gia nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực nghiệm các chươngtrình giáo dục, kĩ năng tư vấn có hiệu quả cho đối tượng

- Sơ tổng kết công tác giáo dục, tư vấn cho đối tượng và công tác chuẩn bịhoà nhập cộng đồng, đánh giá kết quả và hiệu quả các hoạt động này tại Trungtâm

1.4 Phòng Tổng hợp - Tổ chức Hành chính.

*/ Nhiệm vụ cụ thể

Trang 8

- Tổ chức xây dựng quy chế, nội quy quản lý, giáo dục đối tượng tạiTrung tâm về chế độ lao động, học tập, chữa trị và các quy chế khác liên quan,quy chế tiếp nhận, phân loại, lập hồ sơ theo dõi và quản lý đối tượng cai nghiệntại trung tâm Quy trình bàn gia đối tượng sau cai nghiện, chữa trị trở về với giađình và cộng đồng; xử lý vụ việc xảy ra tại cơ sở.

- Tổ chức xây dựng hoặc thực hiện các quy trình của đề án, dự án dài hạn,ngắn hạn theo đúng mục tiêu, đôn đốc triển khai thực hiện các dự án của Trungtâm

- Tổ chức thực hiện việc sắp xếp cán bộ, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộcông chức, viên chức tại Trung tâm

- Thực hiện công tác thi đua khen thưởng, tổng hợp và đề nghị cấp trênthực hiện; quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên chức, tiền lương, nâng bậc theoquy định hiện hành Tổng hợp báo cáo tháng, quý, năm và đột xuất về tình hìnhhoạt động của trung tâm Văn thư lưu trữ: quản lý con dấu và đảm bảo công tácvăn thư luuw trữ tài liệu

- Tổ chức và sử dụng có hiệu quả tài sản của Trung tâm như: con dấu, ô tôphục vụ đón tiếp khách

- Quản lý và xây dựng các hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, theo dõihoạt động tài chính các phương án liên doanh, liên kết, cung ứng dịch vụ, sảnxuất, gia công sản phẩm

- Giúp Giám đốc trong công tác tổ chức cán bộ, điều động tiếp nhận, đềbạt, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xãhội và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ trong Trung tâm

1.5 Phòng Kế toán Tài vụ.

*/ Nhiệm vụ cụ thể:

- Tổ chức và thực hiện hoạt động kế toán, báo cáo kế toán định kỳ cholãnh đạo Trung tâm

Trang 9

- Lập kế hoạch tháng, quý, năm về công tác tài chính, kế toán của Trungtâm bao gồm tất cả các nguồn ngân sách đóng góp của gia đình học viên, cácnguồn tài trợ trong nước và nước ngoà, các nhà hảo tâm, thu từ hoạt động dạynghề lao động sản xuất tăng gia tại Trng tâm.

- Phân loại đối tượng( tự nguyện, bắt buộc) thực hiện chế độ miễn giảmcho từng loại đối tượng và các chế độ chính sách khác trong hoạt động cainghiện, chữa trị tại Trung tâm

- Phân tích đánh giá việc quản lý và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn vàkinh phí, đề xuất biện phát xử lý, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả các nguồn vốn

và kinh phí được cấp hàng năm

- Đảm bảo công tác kế hoạch tài chính của đơn vị, thực hiện theo đúngchế độ hiện hành, lập dự đoán, tổng hợp báo cáo, thanh, quyết toán các nguồnkinh phí của Trung tâm, thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo theo quyđịnh của đơn vị và của ngành

- Tổ chức quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí: kinh phí sự nghiệp,chương trình dự án, viện trợ( nếu có), lao động sản xuất theo đúng chế độ hiệnhành

1.6 Phòng bảo vệ.

*/ Nhiệm vụ cụ thể:

- Thường xuyên thực tập phương pháp bảo vệ, dự kiến các tình huống và

xử lý các tình huống có thể xảy ra như: vi phạm các quy định: đánh nhau, bạoloạn, đe doạ, chống đối cán bộ, bỏ trốn, và các hoạt động gây rối khác và giảiquyết cá vụ việc xảy ra tại trung tâm

- Xây dựng phương án phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ tài sản, vật tư,trang thiết bị của Trung tâm

- Xây dựng phương án và tổ chức thực hiện phương án bảo vệ, giữ gìn trật

tự, an toàn cho cán bộ quản lý và đối tượng trong quá trình chữa trị học tập, laođộng, sản xuất tại Trung tâm, ngăn chặn các vụ việc xảy ra, lập biên bản bàngiao theo quy định, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý rứt điểm

Trang 10

- Tổ chức hướng dẫn, kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn về mọi mặttrong quá trình thăm hỏi của gia đình đối tượng; chống thẩm lậu ma tuý, dượcphẩm gây nghiện, các vật phẩm khác Xử lý các vấn đề phát sinh khi đưa đốitượng vào trung tâm cai nghiện chữa trị.

- Phối hợp với các cơ quan quản lý, truy bắt đối tượng, xử lý các tìnhhuống vượt khả năng của Trung tâm; duy trì tốt các quy định của Nhà nước vàtrung tâm về công tác bảo vệ

- Tổ chức bảo vệ việc tiếp nhận, quản lý, bàn giao đối tượng sau khi hếthạn cai nghiện, chữa trị tại Trung tâm cho gia đình và cơ sở

- Tổ chức bảo quản công cụ hỗ trợ, thường xuyê ntập huấn, bồi dưỡng cholực lượng bảo vệ về nghiệp vụ, các nguyên tắc tính năng xử dụng công cụ hỗ trợtheo quy định của pháp luật

- Phối hợp với cơ quan công an, đơn vị bộ đội với chính quyền địaphương bảo vệ Trng tâm Tổ chức, bàn giao, giao ban định kì, xử lý các vụ việcxảy ra tại Trung tâm khi cần thiết

- Xây dựng kế hoạch phân công, bố trí, bảo vệ theo dõi đối tượng và trựcchuyên môn 24/24 thực hiện chế độ giao ban, giao ca, duy trì giờ giấc lao độnghọc tập, sinh hoạt văn hoá tinh thần của đối tượng và thời gian làm việc của cán

bộ trong Trung tâm

- Phối hợp với cơ quan công an ddiapj phương biên soạn tài liệu huấnluyện nghiệp vụ bảo vệ, đảm bảo các nội dung, kiếnt hức cơ bản về pháp luật,các biện pháp nghiệp vụ bảo vệ, sử dụng công cụ hỗ trợ được trang bị cho lựcluowngkj bảo vệ và những động tác tự vệ, bắt giữu đối tượng vi phạm, tổ chứchuấn luyện và cấp giấy chứng nhận cho lực lượng bảo vệ

- Chủ trì đề xuất kế hoạch, xây dựng chương trình, nội dung, tài liệuhướng dẫn các hoạt động phục hồi hành vi nhân cách, rèn luyện thể chất để quản

lý các đối tượng tại các đội, đề xuất biện pháp xử lý, giám sát các đối tượng theonội dung, quy chế ban hành tại Trung tâm

Trang 11

- Trực tiếp hướng dẫn các đối tượng thực hiện lịch sinh hoạt, học tập laođộng và các hoạt động khác theo nội quy quy chế được quy định của Trung tâm.

- Tổ chức xây dựng các chương trình hoạt động ngoại khoá và chínhkhoá về nội dung, thời gian, sinh hoạt học tập và các hoạt động văn hoá thể dụcthể thao, vui chơi giải trí, lao động trị liệu, lao nđộng sản xuất cho đối tượng

- Theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của đối tượng, kiến nghị với Trung tâmkhen thưởng, động viên, giảm thời gian chấp hành xử phạt vi phạm hành chính

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra lại sức khoẻ, tổng kết bệnh án, đánh giá kếtquả chữa trị, cai nghiện phục hồi, tái hoà nhập cộng đồng, lập biên bản bàn giaođối tượng về cho gia đình và cộng đồng

- Trực tiếp tham gia quản lý đối tượng thực hiện ác biện pháp chống viphạm quy định bạo loạn, đánh nhau gây rối mất trật tự an toàn, tham gia truy bắtđối tượng trốn khỏi Trung tâm

- Xây dựng môi trường chữa trị, cai nghiện phục hồi đảm bảo những liệupháp giáo dục tâm lý có hiệu quả để tháy đổi hành vi nhân cách cho đối tượngnhằm chuyển đổi nếp nghĩ, nếp sống, thói quen lao động, tạo điều kiện cho đốitượng hoà nhập cộng đồng ổn định chống tái nghiện, tái phạm

1.7 Phòng hậu cần.

*/ Nhiệm vụ cụ thể:

- Chủ trì đề xuất kế hoạch, xây dựng mức tiền ăn cho đối tượng, CBCNV,thực đơn bữa ăn hàng ngày đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng từng bữa ăn,quản lý giám sát thực đơn, thực phẩm không để nấm mốc, ôi thiu đưa vào bữa

ăn hàng ngày, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thựcphẩm

- Phối hợp với phòng Kế toán tài vụ theo dõi cung cấp hàng hoá, thanhquyết tới cho các nhà cung cấp

- Phối hợp với các đội cử học viên hỗ trợ

- Tổ chức nhập, xuất lương thực, thực phẩm, giám sát giá cả thị trường về

số lượng, chất lượng hàng nhập kho, xuất kho

Trang 12

- Xây dựng kế hoạch phối hợp với phòng Y tế thường xuyên kiểm tragiám sát chất lượng bữa ăn chống ngộ độc thực phẩm cho đối tượng CBCNV.

Trang 13

PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO

TÊN ĐỀ TÀI: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHUẨN

BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC VIÊN TẠI TRUNG TÂM

GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI SỐ 2 TIÊN LÃNG

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo quyết định số 19/1998/QĐ – TTG của thủ tướng Chính phủ ngày24/01/1998 về quản lý và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và các chương trình quốcgia cũ tại mục 8 điều 1: Phân công trách nhiệm tiếp tục thực hiện các mục tiêu, củachương trình phòng chống mại dâm (05) và các hoạt động phòng chống ma túy (06).Theo kế hoạch tổng thể phòng chống và kiểm soát ma túy (theo quyết định 743/TTGngày 14/11/1995 của thủ tướng Chính phủ) là ủy ban nhân dân các tỉnh tổ chức thựchiện xóa bỏ cây thuốc phiện Thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội ở vùng đãxóa bỏ cây thuốc phiện gắn với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương BộLao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổchức thực hiện các nhiệm vụ của công tác, phòng chống tệ nạn mại dâm, chỉ đạo về việcthực hiện cai nghiện ma túy, phù hợp với từng loại đối tượng và thực tế ở từng địaphương, tổ chức chữa bệnh, giáo dục, dạy nghề về tái hòa nhập cộng đồng cho các đốitượng nghiện ma túy và mại dâm

Với sự chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống và tổ chức cai nghiệncho người nghiện ma túy thì các trung tâm cai nghiện đã được triển khai, xây dựng

và đi vào hoạt động Số lượng học viên được đưa vào các trung tâm rất nhiều nhưngsau khi được điều trị cắt cơn cai nghiện tại trung tâm trở về cộng đồng thì tỷ lệ táinghiện rất cao Vấn đề đặt ra ở đây cần chỉ rõ và giải quyết các yếu tố ảnh hưởng đếnviệc tái hòa nhập cộng đồng của học viên

Theo thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm, đã

có 2.612 xã , phường, thị trấn trong cả nước thành lập tổ công tác cai nghiện ma túy cho

Trang 14

gia đình và cộng đồng lớn, ngoài việc hỗ trợ những người thân trong gia đình, mỗingười nghiện đều được các tổ chức đoàn thể giúp đỡ tăng thêm nghị lực Thứ trưởngNguyễn Trọng Đàm thừa nhận một thực tế, trong 5 năm các địa phương tổ chức dạynghề cho 2.507 người và tạo việc làm cho 4.756 người sau cai nghiện nhưng tỷ lệ táinghiện vẫn cao, chiếm 80 – 90% tổng số người được cai

Từ đó chúng ta thấy được các trung tâm cai nghiện có vai trò, vị trí quantrọng trong việc cai nghiện, hỗ trợ học viên tái hòa nhập cộng đồng Tình hình hoạtđộng của các trung tâm hoạt động có hiệu quả hay không phụ thuộc vào chươngtrình giáo dục, cách quản lý và dịch vụ của trung tâm với các học viên Điều nàyảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên rất nhiều Đây cũng chính

là cơ hội để các học viên xích lại gần cộng đồng hơn và có thể trở lại cuộc sốngbình thường mà quên đi việc mình đã từng nghiện ma túy đồng thời giảm bớt được

tệ nạn xã hội Tuy nhiên, người ta rất khó để có một cái nhìn thiện cảm hơn vớinhững đối tượng này Đây như là một sự trừng phạt đối với những người một lần

đã sa vào lầm lỗi và tạo cho họ những khó khăn thực sự trong suy nghĩ nên trở lạivới cộng đồng để trở thành những con người lương thiện hay trở lại con đường cũ.Hiện tại, học viên cai nghiện tại các trung tâm khó khăn nhất vẫn là vấn đề tái hòanhập cộng đồng sau khi đã hoàn thành chương trình rèn luyện Do vậy cũng tạocho cán bộ trung tâm phải suy nghĩ rất nhiều và mong muốn tìm ra cách giải quyết

để quá trình giáo dục cho học viên đạt hiệu quả và có được kết quả cuối cùng là họ

có thể bắt đầu lại cuộc sống mới

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:

“Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Tiên Lãng”

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu lý luận và thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến việc tái hòanhập cộng đồng của học viên cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động số 2Tiên Lãng, đề xuất những biện pháp tác động góp phần giúp cho học viên chuẩn

Trang 15

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng củahọc viên tại trung tâm Giáo dục lao động xã hội số 2 Tiên Lãng

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hóa các khái niệm công cụ, các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn

bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên, các mô hình giáo dục, chính sách hỗ trợ tái hòanhập cộng đồng của học viên

- Đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việcchuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm GDLĐXH số 2 TiênLãng

- Đề xuất những biện pháp góp phần giúp cho nhà quản lý, giáo dục

và học viên chuẩn bị tốt hơn trong việc tái hòa nhập cộng đồng

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu lí luận

- Phương pháp chuyên gia

- Phương pháp điều tra viết bằng bảng hỏi

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Trang 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚIVIỆC CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC VIÊN

LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ

Nghiên cứu ở nước ngoài

Có thể nhận định rằng trong những thập kỷ qua, vấn đề ma túy đã đượcnhiều nước trên thế giới quan tâm Tệ nạn nghiện ma túy đã trở thành thảm họachung của toàn nhân loại, gây tác hại lớn về nhiều mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội,sức khỏe, đạo đức Ma túy làm gia tăng số tội phạm, là cầu nối lan truyền cănbệnh thế kỷ HIV/AIDS Ở nước ngoài, vấn đề ma túy và cai nghiện ma túy đượckhá nhiều tác giả đề cập đến như:

Tác giả người Nhật - Morimura Makotoichi đã xuất bản cuốn: “Danh vọng và tộiác”, tác giả đã cho ta thấy các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý tội phạm, các nguyên nhânsâu xa dẫn đến việc phạm tội cũng như những hành vi sai lệch của con người Có thể thấyđây là một nghiên cứu quan trọng góp phần cung cấp một hệ thống lý luận cho việc xemxét các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi, nhân cách, tâm lý con người [11]

Đề cập sâu sắc hơn đến vấn đề ma túy và nghiện ma túy là cuốn “Giới trẻ

và ma túy” của Margaret O Hyde Trong tác phẩm này tác giả đã lý giải nguyênnhân tỉ lệ nghiện ma túy ở giới trẻ ngày càng gia tăng và những vấn đề liên quanđến ma túy Không chỉ dừng lại ở việc nghiện ma túy mà tác giả còn cho thấy rõ

sự lệ thuộc, mê muội của người nghiện ma túy và những khó khăn mà ngườinghiện phải trải qua khi cai nghiện [10]

“Stop using crack/Cocaine and reclaim your life” (Ngừng sử dụng ma túy mộtcách xuất sắc và làm lại cuộc đời) là kết quả nghiên cứu trong suốt 20 năm của tác giảngười Mỹ, Louise Clarke Có thể nói đây là một thành tựu lớn trong việc nghiên cứu

về cai nghiện ma túy Bằng việc đưa ra những nghiên cứu thực tế từ những ngườinghiện ma túy quyết tâm cai nghiện thành công, làm lại cuộc đời

Trang 17

Là chuyên gia nghiên cứu sâu về ma túy và tác hại của ma túy, tác giả ngườiAnh, Melissa Hoegler đã làm rõ hơn sự nguy hiểm của ma túy qua: “Cocaine in theBrain” (Ma túy ảnh hưởng đến bộ não) Tác phẩm đã chỉ ra sự khó khăn, nan giải khicai nghiện, bởi con người bị lệ thuộc vào ma túy về thể xác là một phần, phần quantrọng và khó dứt điểm nhất là ở tâm trí con người [50].

Tóm lại, các nghiên cứu trên đã đề cập đến ma túy và ảnh hưởng của ma túyđối với người sử dụng Đây là những tài liệu quan trọng phục vụ cho quá trìnhnghiên cứu của đề tài Mặc dù các tác giả trên chưa nghiên cứu sâu về các yếu tố ảnhhưởng đến tái hòa nhập cộng đồng nhưng đã đề cập đến những khía cạnh liên quanđến việc cai nghiện, tác hại của ma túy, những khó khăn khi cai nghiện

1.1.2 Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở Việt –Nam có khá nhiều công trình nghiên cứu về ma túy và cai nghiện

ma túy Có thể kể đến các công trình nghiên cứu sau:

“Kế hoạch tổng thể cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 – 2010, Ủy banQuốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2002).Tài liệu cung cấp một hệ thống kiến thức về công tác cai nghiện và phục hồinhưng chưa trọng tâm trong vấn đề tái hòa nhập cộng đồng cho học viên, mớichỉ dừng lại ở việc cai và phục hồi ở các trung tâm [26]

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố “Nghiên cứu các giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai Hà Nội” (02 – X07) củaNguyễn Thành Công (2003) Nội dung đề tài đã đưa ra các giải pháp thiết thực trongviệc nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai Kết quả nghiên cứu đã

hỗ trợ trong công tác quản lý người cai nghiện nhưng mới chỉ dừng lại ở vấn đề đưa

ra các giải các giải pháp quản lý mà chưa tìm hiểu sâu vấn đề cốt lõi, chú trọng phầnnhiều quản lý khi cai nghiện còn việc sau cai chưa đi sâu[5]

Luận văn Thạc sỹ “Tìm hiểu tự ý thức của thanh niên tái nghiện ma túy tại địabàn Hà Nội” của Nguyễn Hữu Toàn (2004) Tác giả đã nghiên cứu lý luận về thực tiễnvấn đề ma túy, nghiện ma túy, tái nghiện ma túy, đặc điểm tâm lý của thanh niên tái

Trang 18

túy và có những đóng góp, khuyến nghị về phương diện giáo dục nhằm góp phần vàoviệc nâng cao hiệu quả cai nghiện và việc giảm số người tái nghiện ma túy Tuy nhiên,tác giả chưa làm rõ những yếu tố tác động đến việc tái nghiện của thanh niên, mới chỉdừng lại ở yếu tố chủ quan tự ý thức của bản thân Trên thực tế việc tái nghiện chịu tácđộng của nhiều yếu tố khác nhau, cần phải có cái nhìn khái quát để hiểu đúng về việc táinghiện với các đối tượng nghiện ma túy[21].

Báo cáo “Sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của Thủ tướng Chínhphủ về cai nghiện – phục hồi”, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2004).Trong văn bản này đã đưa ra những thống kê thực tế về việc cai nghiện – phụchồi cho các học viên, chỉ ra kết quả đã làm được và những hạn chế, cho biếtnhững chương trình nào là phù hợp và chưa phù hợp[3]

Bộ ba đề tài nghiên cứu đáng chú ý do nhóm sinh viên tình nguyện trường

Đại học KHXH & NV (ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) thực hiện:

- “Tìm hiểu nhu cầu tái hòa nhập cộng đồng của học viên cai nghiện tại Trungtâm Bình Đức”, do nhóm sinh viên tình nguyện trường Đại học KHXH & NV (ĐHQuốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) (2006) Nội dung đề tài cho thấy nhu cầu tái hòanhập cộng đồng của học viên tại Trung tâm Bình Đức, đưa ra những đánh giá, nhận xétnhưng chưa tìm hiểu rõ nguồn gốc của nhu cầu Việc nghiên cứu mới dừng lại ở nhucầu vẫn chưa có những đề xuất, giải pháp phù hợp để giải quyết các nhu cầu thực tiễntrong việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên [18]

- “Thực trạng, phương pháp quản lý học viên cai nghiện tại Trung tâm Bình Đức”,

do nhóm sinh viên tình nguyện trường Đại học KHXH & NV (ĐH Quốc gia Thành phố

Hồ Chí Minh) (2006) Đề tài này đã chỉ ra được tác động, ảnh hưởng của yếu tố phươngpháp quản lý đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên nhưng mới chỉ dừnglại 1 yếu tố trong nhóm yếu tố khách quan Chưa đi sâu nghiên cứu yếu tố chủ quan có ảnhhưởng lớn đến việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên cai nghiện.[19]

- “Tìm hiểu những chuẩn bị cho học viên trước khi hòa nhập cộng đồng tạiTrung tâm chữa bệnh Phú Văn”, do nhóm sinh viên tình nguyện trường Đại họcKHXH & NV (ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) (2006) Những đóng góp

Trang 19

của đề tài giúp cho các công trình nghiên cứu sau có được nền tảng để định hướngtầm quan trọng, mức ảnh hưởng từ yếu tố khách quan đến việc chuẩn bị tái hòanhập cộng đồng của học viên Việc chuẩn bị cho học viên của trung tâm để tái hòanhập cộng đồng sẽ đánh giá phần nào kết quả khi học viên trở về cộng đồng thíchứng ra sao và tỷ lệ tái nghiện như thế nào [20].

Báo cáo “Tổng kết công tác cai nghiện phục hồi giai đoạn 2001 – 2005,phương hướng nhiệm kỳ 2006 – 2010”, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS vàphòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (2006) [27]

Tài liệu “Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng mô hình cai nghiện có hiệu quả”của Cục phòng, chống tệ nạn xã hội (2007) Mặc dù tài liệu chưa chỉ rõ các yếu tốảnh hưởng nhưng đã có những đóng góp cho việc định hướng, chuẩn bị cho họcviên tái hòa nhập cộng đồng Việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên đãđược bổ sung vào khung chương trình cai nghiện [6]

Một nghiên cứu khác: “Hiệu quả của hoạt động tái hòa nhập cộng đồngđối với những người sau cai nghiện” của Nguyễn Hương Ngọc Quỳnh (2009)

Đề tài đã rút ra được một số kết luận về vấn đề tái hòa nhập cộng đồng, đưađược ra một số kiến nghị về phòng chống tái nghiện cho những người sau khicai Trong nội dung của đề tài vẫn chưa đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đếnviệc tái hòa nhập cộng đồng của học viên để từ đó giải quyết triệt để vấn đề Nộidung nghiên cứu chủ yếu ở mặt cộng đồng bên ngoài [17]

Nghiên cứu gần đây nhất: “ Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tácquản lý người sau cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn” do Công an tỉnh BắcKạn chủ trì (2011) Trong đề tài cung cấp những thông tin mang tính chính xác cao vềthực trạng và giải pháp công tác quản lý người sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Đề tài đã chỉ rõ những khó khăn, nguyên nhân của việc tái hòa nhập cộng đồng còn kémhiệu quả và chỉ rõ những giải pháp mang thiết thực Đây là một nghiên cứu quan trọnggiúp cho việc quản lý và giáo dục người nghiện sau khi cai nghiện [4]

“Xây dựng mô hình dịch vụ y tế dự phòng các nhiễm trùng cơ hội (OI)cho các đối tượng nghiện ma túy Ba Vì” do Đào Ngọc Phong và Lê Anh Tuấn

Trang 20

thực hiện, Trung tâm cai nghiện Ba Vì Tài liệu này mới đề cập đến một khíacạnh nhỏ trong việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho học viên nhưng đãcung cấp một hệ thống kiến thức chuyên sâu về y tế dự phong các nhiễm trùng

cơ hội (OI) cho học viên, đưa ra một số giải pháp đảm bảo chăm sóc sức khỏecho học viên sau cai Việc ổn định, đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho học viênsau cai là yếu tố cũng rất quan trọng [14]

Tài liệu gần đây nhất là: “Kế hoạch cai nghiện phục hồi và quản lý sau caicho người cai nghiện ma túy năm 2013”, Ban chỉ đạo phòng, chống tội phạm xãĐại Thắng – Tiên Lãng (2013) Nội dung tài liệu chỉ đạo, định hướng công tác cainghiện phục hồi và quản lý sau cai, bao gồm các bước liên kết thực hiện đồng bộgiữa gia đình, cộng đồng và bản thân học viên Nhưng đây là kế hoạch của một xãtại Tiên Lãng chưa nghiên cứu, tìm hiểu sâu những yếu tố liên quan khác trong việctái hòa nhập cộng đồng của học viên [1]

Thông qua các tài liệu trong và ngoài nước đã cung cấp cho chúng tôi các kiếnthức liên quan đến vấn đề ma túy, cai nghiện ma túy và tái hòa nhập cồng Đây là cơ sở

để chúng tôi xây dựng hệ thống lý luận phục vụ cho quá trình nghiên cứu Vấn đềnhững yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên còn íttác giả nghiên cứu Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến việcchuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm Giáo dục lao động xã hội số

2 Tiên Lãng” nhằm giúp cho các học viên cai nghiện tại trung tâm được tái hòa nhậpthành công, giảm tỉ lệ tái nghiện, góp phần xây dựng các chương trình hành động, hỗ trợhọc viên sau cai tốt nhất và cộng đồng chào đón họ để các học viên được hòa nhập cộngđồng là những người công dân có ích cho xã hội

1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC VIÊN

1.1.1 Khái quát về vấn đề nghiện ma túy của học viên

Theo Hán Việt Tự Điển của Thiều Chửu, ham thích cái gì thành ra nghiện gọi là

“ma”, “túy” có nghĩa là say Ma túy là danh từ, chúng để chỉ những chất gây nghiện.

Trang 21

Khái niệm khoa học: Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên (morphin…); bántổng hợp (hêroin được bán tổng hợp từ morphin) hay tổng hợp (amphetamine) có tác dụnglên thần kinh trung ương gây cảm giác như giảm đau, hưng phấn hay cảm thấy dễ chịu…

mà khi dùng nhiều lần thì sẽ phải sử dụng lại nó nếu không sẽ rất khó chịu [44]

Ma túy là những chất tác động tinh thần mà người lạm dụng sẽ gây cho

mình sự lệ thuộc (viện Hàn Lâm khoa học 1990) Những chất này lấy từ thiên

nhiên hoặc được tổng hợp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh và bộ não,tạo sự lệ thuộc về thể chất và tâm lý

Theo cách hiểu thông thường trong xã hội Việt Nam hiện nay: Trong xã hội, ma túythường được hiểu là hêroin, bạch phiến Một người nghiện ma túy sẽ bị mọi người hiểu lànghiện hêroin hay ngược lại mà không có sự phân biệt về chất người đó lệ thuộc

Thống nhất theo định nghĩa chung của tổ chức y tế Thế giới WHO: “Ma túy là bất cứ thứ gì khi vào trong cơ thể, làm xáo trộn hoạt động bình thường của cơ thể, tâm lý và trí óc con người” Với cơ thể hoạt động bình thường khi sử dụng các loại ma

túy sẽ tạo cảm giác hưng phấn, mới lạ ban đầu, đánh lừa cảm giác… Khi lạm dụng,dùng ma túy nhiều lần gây nghiện cơ thể sẽ bị lệ thuộc, tạo sự biến đổi về sinh lý, tâm

lý con người Cơ thể trở nên gầy yếu, suy sụp, tinh thần bất an, không ổn định, lúc nàocũng thèm nhớ ma túy, phát sinh nhiều chứng bệnh

Tác hại của ma túy: với cá nhân người nghiện, gia đình và xã hội

- Đối với cá nhân người nghiện: Gây các tổn hại về sức khỏe, thể trang,các bệnh lý đường hô hấp, phổi suy yếu, dễ bị nhiễm trùng (với dạng hít); làmlây các bệnh qua đường máu, viêm gan siêu vi B, HIV/AIDS (với dạng chích);dùng ma túy quá liều có thể tim ngừng đập ngạt thở; dùng lâu ngày cơ thể gầy

gò, da xám, môi thâm tổn thương về mặt tinh thần, kém tập trung suy nghĩ,giảm thị lực, mất ý chí vươn lên khiến bỏ ma túy càng khó hơn

- Đối vói gia đình và người thân: Ảnh hưởng đến kinh tế, tài chính trong giađình; tan vỡ hạnh phúc gia đình, tạo bầu không khí u ám, trầm uất; tốn kém thờigian, tiền của chăm sóc người nghiện mắc các chứng bệnh do sử dụng ma túy

Trang 22

- Đối với xã hội: Ma túy kéo theo nhiều tệ nạn xã hội khác như cướp giật,trộm cắp, giết người, mại dâm, đua xe…; ảnh hưởng đến kinh tế quốc gia vớinhững khoản chi phí liên quan đến ma túy, tội phạm ma túy, tổ chức cainghiện…; gây thiếu hụt một lực lượng lớn lao đông của xã hội…

Nghiện là trạng thái ngộ kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lặp đi lặp lạimột chất tự nhiên hay tổng hợp khiến người nghiện ham muốn, không tự kiềm chếđược, bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, tạo

sự lệ thuộc về tâm lý hay thể chất hoặc cả hai và có hại cho chính người nghiện và xãhội Những chất gây lệ thuộc như thế gọi là chất gây nghiện [43]

Nghiện ma túy còn được hiểu là các triệu chứng bao gồm hiện tượng dungnạp (cần phải tăng liều lượng để đạt được khoái cảm), sử dụng ma túy để giảmtriệu chứng cai, không thể giảm liều sử dụng thuốc hay ngưng sử dụng và tiếptục sử dụng dù biết nó có hại cho bản thân hay người khác[44]

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi thống nhất cách hiểu nghiện

ma túy theo định nghĩa của tổ chức y tế Thế giới (WHO): “Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng

ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy”[44].

Người nghiện ma túy không chỉ bị lệ thuộc về thể chất mà còn bị lệ thuộc

về mặt tâm lý:

- Sự lệ thuộc ma túy về mặt thể chất: Người nghiện phải tiếp tục dùng ma

túy bằng bất cứ giá nào, bởi vì nếu ngưng ma túy sẽ đưa đến những cơn vật vã

do thiếu ma túy, có khi rất trầm trọng Trong lệ thuộc ma túy về mặt thể chấtngười ta thường thấy có hiện tượng tăng liều là khi người nghiện ma túy phảităng liều lượng mới có cảm giác sảng khoái giống như ban đầu

Trang 23

- Sự lệ thuộc ma túy về mặt tâm lý: Có sự thôi thúc tâm lý mạnh mẽ phải

sử dụng thuốc để đạt được những cảm giác dễ chịu do ma túy mang lại Đây mớichính là sự lệ thuộc nguy hiểm vì cho dù đã được điều trị không vật vã, ngườinghiện vẫn dùng ma túy trở lại Một số ma túy ít gây những cơn vật vã nhưngngười dùng vẫn nghiện không bỏ được vì sự lệ thuộc tâm lý này

Ma túy đang ngày càng hoành hành và hủy hoại cuộc sống của con người vàngày càng có nhiều thanh thiếu niên sa vào con đường nghiện ngập Có nhiềunguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này: Do bạn bè lôi kéo, thích tìm cảmgiác lạ, đua đòi lối sống ăn chơi, thích tìm khoái lạc, chơi trội, buồn chán căngthẳng, không có giải pháp khi bị thất nghiệp hoặc bi quan trước cuộc sống, phongtục tập quán, trình độ dân trí thấp, sự thiếu quan tâm của gia đình, do lạm dụngthuốc giảm đau chữa bệnh hoặc có vấn đề sức khỏe tâm thần… Tựu chung lạinguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy có 5 nhóm nguyên nhân chính:

Thứ nhất: Do tác động của nền kinh tế thị trường

Thứ hai: Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi

Thứ ba: Do các cơ quan quản lý và tuyên truyền

Thứ tư: Do trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế

Thứ năm: Do từ gia đình và nhà trường

1.1.1.3 Tái nghiện và nguyên nhân tái nghiện

Tái nghiện là không duy trì được sự thay đổi trong hành vi, có liên quanđến việc quay trở lại việc sử dụng ma túy

Việc tái nghiện hiểu rõ hơn đó là: sau khi được cai nghiên thành côngquay trở lại cộng đồng, người nghiện không duy trì được thể trạng, tâm lý ổnđịnh, bị tác động bên ngoài và chính bản thân họ không kiểm soát, kiềm chếđược nên nghiện lại Thực tế sau khi cai nghiện thành công mà nghiện lại thì sẽnghiện nặng hơn, tăng về liều lượng và số lần dùng thuốc

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho người sau khi cai nghiện thành côngtrở về cộng đồng lại tái nghiện Nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân ngườinghiện: Do lối sống buông thả, ăn chơi, đua đòi, xung quanh còn những điều

Trang 24

kiện xấu và sức hút của lối sống lành mạnh chưa đủ mạnh thì điều đương nhiênxảy ra là người ta sẽ quay trở lại với ma túy; Người nghiện không đủ can đảm vànghị lực để đoạn tuyệt với những bạn bè xấu, họ tiếp tục giao du với bạn bè cũ,tạo điều kiện thích hợp cho việc sử dụng lại ma túy

Nguyên nhân khách quan: Do môi trường xã hội chưa trong sạch, các đốitượng nghiện chưa được cai nghiện và những người tái nghiện thường lôi kéo rủ rêngười đã cai nghiện quay lại con đường nghiện ma túy; hiện nay chúng ta vẫn chưakiểm soát chặt chẽ được các chất ma túy vẫn đang trôi nổi, tồn tại ngoài xã hội Ngườicai nghiện không tìm được việc làm hoặc có việc nhưng thu nhập thấp không đảm bảocuộc sống gia đình nảy sinh tâm lý chán chường, bế tắc dễ sử dụng lại ma túy

Cuộc sống gia đình không hòa thuận cũng là một nguyên nhân quan trọnggây tái nghiện Với tâm trạng mặc cảm, buồn chán mà không được người thângia đình thấu hiểu, chia sẻ hỗ trợ kịp thời cả về vật chất và tinh thần thì rất dễ rơivào tình trạng tái nghiện

1.1.2 Tâm lý học viên trong việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng

1.1.2.1 Tâm lý

Từ điển Tiếng Việt (1988) định nghĩa một cách tổng quát: “tâm lý” là ý nghĩa,tình cảm… làm thành đời sống nội tâm ,thế giới bên trong của con người[13]

Theo nghĩa đời thường “tâm” dùng chỉ các cụm từ “nhân tâm”, “tâm đắc”,

“tâm can”… thường có nghĩa như chữ “lòng”, thiên về tình cảm, còn chữ “hồn”thường để diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí… của con người [16]

Theo cách hiểu khác thì thế giới tâm lý con người vô cùng kì diệu và phong phú.Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền

và điều hành, điều chỉnh mọi hành vi, hành động, hoạt động của con người

Tâm lý là toàn bộ những tinh thần nảy sinh và diễn biến ở trong não tạonên cái mà ta gọi là nội tâm của mỗi người và cần biểu lộ thành hành vi [33]

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, chúng tôi hiểu: “Tâm lý là bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não sinh ra, nó gắn liền và điều hành mọi hoạt động của con người”

Trang 25

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người thôngqua chủ thể: tâm lý người không phải do thượng đế, do trời sinh ra, cũng khôngphải do não tiết ra như gan tiết mật, tâm lý người là sự phản ánh hiện thực kháchquan vào não con người thông qua “lăng kính chủ quan” Mỗi con người cónhững đặc điểm riêng về cơ thể, giác quan, hệ thần kinh và não bộ Mỗi người

có hoàn cảnh sống khác nhau, điều kiện giáo dục không như nhau và đặc biệt làmỗi cá nhân thể hiện mức độ tích cực hoạt động, tích cực giao lưu khác nhautrong cuộc sống Vì thế tâm lý người này khác tâm lý người kia

Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan, là chức năng của não, làkinh nghiệm xã hội lịch sử biến thành cái riêng của mỗi người Tâm lý người có bảnchất xã hội và mang tính lịch sử Tâm lý người có nguồn gốc là thế giới khách quan,trong đó nguồn gốc xã hội là cái quyết định Tâm lý người là sản phầm của hoạt độnggiao tiếp trong các mối quan hệ, là kết quả của quá trình lĩnh hội, tiếp thu vốn kinhnghiệm xã hội, nền văn hóa xã hội thông qua hoạt động và giao tiếp trong đó giáo dụcgiữa vai trò chủ đạo Tâm lý mỗi người hình thành, phát triển, biến đổi cùng với sựphát triển lịch sử của cá nhân, lịch sử dân tộc và cộng đồng

1.1.2.2. Tâm lý học viên “cai nghiện”

Tâm lý học viên “cai nghiện”: “Là hiện tượng tinh thần của người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy

và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy”

Người nghiện ma túy là người có tâm sinh lý bị rối loạn trong một thời giandài Họ mang tâm trạng hai chiều, mâu thuẫn, vừa thèm muốn ma túy, vừa muốnchống lại hành vi ấy và sự biểu hiện của hành vi ấy là hay phủ nhận, không chú ýhay tỏ ra ít hiểu biết về ma túy Không có người nghiện nào là không ý thức đượchành vi của mình Họ biết việc làm sai trái của bản thân, điều khổ tâm nhất là họkhông thể cưỡng lại được nên rất đau khổ và và nhớ rõ trước khi nghiện họ là ngườiđàng hoàng, tử tê Đa số người nghiện đều do có hoàn cảnh đặc biệt, do tác động của

Trang 26

gia đình, bạn bè, kinh nghiệm của bản thân và môi trường xã hội Họ thường trầmcảm, mang hình ảnh xấu về chính mình, buồn chán, cảm giác bị bỏ rơi, bị mọi người

xa lánh, họ thiếu lòng tin nơi chính họ và nơi người khác, họ tự tạo một vỏ bọc baoquanh, sống co rút, cô đơn, ít giao tiếp, luôn phòng vệ nên khả năng diễn đạt vấn đềcủa họ kém, họ thiếu thành thật, thường nói dối quanh co và thiếu lòng tự trọng Vìthế họ rất cần được chấp nhận

Đối với những người nghiện ma túy họ coi ma túy là chỗ dựa duy nhất,nhưng nó cũng vô cùng nguy hiểm đối với họ nếu cứ sử dụng thường xuyên.Người nghiện chỉ có ma túy và sự lừa dối mọi người xung quanh Những người

sử dụng ma túy thần kinh luôn được kích thích cao độ, nhiều khi có những hànhđộng quá khích mà trái ngược với những hành động, tính cách của họ trước đây.Người nghiện ma túy luôn có sự ham muốn không kiềm chế được là phải sửdụng ma túy, bởi khi có ma túy thần kinh họ sảng khoái hơn, họ rất yêu đời, lạcquan vui vẻ; khi không có ma túy hoặc đang quen dùng mà ngưng lại không sử

dụng tiếp sẽ bị rối loạn “hội chứng cai thuốc” gây vật vã dữ dội như bị tiêu

chảy, ói mửa, đau nhức cơ xương, tim đập hỗn loạn… làm người nghiện đauđớn khổ sở không chịu được phải tiếp tục dùng ma túy, thậm chí gây tội ác cướpcủa, giết người để có tiền mua ma túy Người nghiện ma túy còn là gánh nặngcho xã hội, xã hội phải hứng chịu tất cả những gì mà họ gây ra Tuy nhiên xã hộivẫn dành lối thoát cho những người nghiện ma túy đó là các trung tâm cainghiện

Người nghiện ma túy với những đặc điểm như trên khi được đưa vào trungtâm cai nghiện thường suy sụp cả về tinh thần và thể lực Thời gian đầu còn phụthuộc vào thuốc, họ luôn có tâm lý muốn thoát khỏi trung tâm Họ có tâm trạngmặc cảm, tự ti vì nghĩ mình không thể bỏ được ma túy, thường thu mình lại và íttiếp xúc với mọi người xung quanh, không muốn tham gia các hoạt động sinhhoạt, vui chơi giải trí của trung tâm Các học viên mới vào trung tâm thường cótâm trạng thất vọng, chán chường bởi có thể trước đó họ không hề suy nghĩ hậuquả sau này mà tìm mọi cách để thỏa mãn cơn nghiện của mình Trong thời gian

Trang 27

ở trung tâm được cắt cơn, giải độc, không còn phải phụ thuộc vào ma túy nữa, họmới nghĩ lại tất cả những gì đã xảy ra và cảm thấy cuộc sống thực sự vô nghĩa khixung quanh mình không còn ai hoặc vẫn còn đó những người thân nhưng mình đãlàm cho họ phải đau khổ Khi cai được rồi họ thường dễ xúc động, mau buồn,mau vui và lúc nào cũng trong trạng thái tâm lý căng thẳng Họ phải suy nghĩ vềtương lai của mình vì không biết sau này mình sẽ ra sao, sống như thế nào, xã hội

có nhìn nhận mình không

Các học viên cần phải sống với thực tại mà không suy nghĩ gì quá khứ haytrong tương lai thì họ sẽ tập trung vào lao động hay tham gia sinh hoạt mà có thểquên đi được ma túy Tuy nhiên không dễ dàng như vậy bởi trong mỗi con ngườiđều có thế giới nội tâm riêng để suy nghĩ, để thấy day dứt về những việc mình đãgây ra Những khó khăn mà các học viên phải vượt qua đó là phải có quyết tâmquên đi quá khứ và sống với hiện tại lấy lại niềm tin trong cuộc sống

1.1.2.3 Tái hòa nhập cộng đồng

Có nhiều cách hiểu về tái hòa nhập cộng đồng:

Hiểu theo cách khái quát chung: “Cộng đồng là toàn thể xã hội, toàn thể thế giới, hòa nhập cộng đồng là hòa vào cộng đồng ấy, chơi chung một sân chơi, cùng chấp nhận luật chơi, cùng bình đẳng như nhau trong cộng đồng” [45].

Một cách hiểu khác: “Hòa nhập cộng đồng thường chỉ những người từ nơi khác đến hoặc chưa cùng sở thích hay có những hành vi đi ngược với các quy tắc chung thì phải tự biết điều chỉnh mình để hòa nhập cộng đồng nếu không sẽ bị gạt

ra khỏi cộng đồng bằng nhiều cách mà cộng đồng quy định” [45].

Tác giả Nguyễn Thị Oanh đã đưa ra cách hiểu “Tái hòa nhập cộng đồng là một tiến trình hai chiều Phía các học viên phải phấn đấu trở thành người tốt có ích, phía cộng đồng phải mở rộng cánh cửa (về mặt tinh thần) để đón nhận học viên” [37].

Tái hòa nhập cộng đồng không chỉ đơn thuần là trở về nhà, mà phải được

tự chủ về mặt xã hội và kinh tế để có thể đưa ra được quyết định tốt hơn và trởthành thành viên khỏe mạnh, có ích cho xã hội dù họ ở đâu Tái hòa nhập cộngđồng còn bao gồm cả việc hội nhập vào cộng đồng mới

Trang 28

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi thống nhất với cách hiểu của

tác giả Nguyễn Thị Oanh: “Tái hòa nhập cộng đồng là một tiến trình hai chiều, về

phía các học viên phải phấn đấu trở thành người tốt có ích, về phía cộng đồng phải mở rộng cánh cửa (đặc biệt về mặt tinh thần) để đón nhận học viên”.

- Tiến trình hai chiều này được hiểu là từ phía bản thân học viên và phía cộngđồng bao gồm gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp mọi người xung quanh họcviên Việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên có thực sự thành công và đạt hiệu quả

và duy trì bền vững được hay không chính là dựa trên sự phối hợp đồng bộ này

- Về phía học viên, bản thân họ phải tự ý thức vươn lên phấn đấu trở thànhngười tốt, có ích cho xã hội Điều đó có nghĩa là họ phải ý thức được việc nghiện

ma túy có tác hại như thế nào, họ phải quyết tâm cai nghiện thành công Có cainghiện thành công họ mới đến được bước tiếp theo để tái hòa nhập cộng đồng

- Về phía cộng đồng mở rộng cánh cửa (đặc biệt về mặt tinh thần) để đónnhận học viên, đó là việc mà gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, mọi người trong xã hội

mở rộng lòng đón nhận học viên trở về Việc mở rộng cánh cửa chính là mở rộngtấm lòng, mở rộng nhận thức, sự cảm thông, chia sẻ và niềm tin với học viên Hơnbao giờ hết, sau những sai lầm, sa ngã được quay lại cuộc sống bình thường họcviên khao khát được gia đình và xã hội chấp nhận, tin tưởng Thay vì thái độ kỳ thị,phân biệt, dè bỉu thì cộng động cần có cái nhìn thiện cảm, gần gũi hơi với các họcviên Có như vậy bản thân mỗi học viên mới thấy con đường mình đang đi là đúng,mình còn có ích cho xã hội, mọi người còn tin tưởng và yêu quý mình Chínhnhững điều này củng cố thêm tinh thần cho học viên, giúp họ tăng thêm nghị lựcsống, phấn đấu, cống hiến cho gia đình và xã hội

Cai nghiện thành công cũng cần nhiều yếu tố, bản thân học viên phải có mộtnghị lực và quyết tâm cao độ để cai nghiện, tách biệt, không còn phụ thuộc vào matúy Để tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện thì bản thân học viên cần được trang

bị kiến thức vững vàng về ma túy và việc tái nghiện ma túy cũng như các kỹ năngsống khi tái hòa nhập cộng đồng Yếu tố tâm lý của học viên cũng rất quan trọng,

Trang 29

niềm tin, nghị lực, quyết tâm sống tốt, sống có ích và một tâm lý ổn định vữngvàng là nền tảng cho việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên.

Việc trở thành người có ích của học viên đó chính là việc cai nghiện thànhcông, duy trì được thành quả đó, trở về cộng đồng tự lập kiếm sống bằng chínhcông sức của mình, đóng góp sức lực xây dựng cho gia đình, cộng đồng, xã hội Vềvới cộng đồng học viên phấn đấu có công việc ổn định, tự chủ về kinh tế, tham giacác hoạt động xã hội, góp phần xây dựng nếp sống lành mạnh tại địa phương… đó

là những việc nhằm khẳng định học viên là người tốt có ích

Điều kiện tái hòa nhập cộng đồng

- Kiến thức, kỹ năng của học viên

- Bản thân đối tượng mong muốn được tái hòa nhập cộng đồng

- Học viên cai nghiện xong được chấp nhận bởi cộng đồng

- Trở lại cộng đồng học viên không bị phân biệt đối xử

- Môi trường sống tạo điều kiện cho học viên tái hòa nhập cộngđồng

- Học viên cần được pháp luật bảo vệ

Việc tái hòa nhập cộng đồng được xem như là một tiến trình hai chiều,bao gồm sự đối tác giữa hai bên, một bên mở thì bên kia mới vào được Phía đốitượng cần sống với con người thật của mình, tự giải phóng bản thân, duy trì sựthành công (cai nghiện thành công); Phía cộng đồng cần có sự tiếp nhận đốitường từ gia đình, tạo việc làm và điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng, xâydựng vị trí mối quan hệ trong cộng đồng tốt, chính quyền địa phương các cấpliên kết chặt chẽ quản lý và tạp điều kiện cho học viên

1.1.2.4 Tâm lý HV trong việc chuẩn bị THNCĐ

Hiện nay các trung tâm cai nghiện trên cả nước đều tổ chức giáo dục dạy nghềcho các học viên nhằm tạo cho họ cơ hội tái hòa nhập cộng đồng được thuận lợi hơn

và các học viên được tham vấn, tư vấn tâm lý trước khi trở về hòa nhập với cộng đồng

để họ có được sự vững vàng hơn về lý trí, không tái nghiện Tuy nhiên sau khi hòa

Trang 30

nhập cộng đồng tỷ lệ tái nghiện lại khá cao do sự phân biệt đối xử, xã hội có cái nhìnkhắt khe với những người nghiện làm cho họ chán nản, bế tắc

Tâm lý học viên trong việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng được hiểu: “Là

hiện tượng tinh thần của người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy, trong quá trình chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng về phía học viên phải phấn đấu trở thành người tốt có ích, về phía cộng đồng phải mở rộng cánh cửa (đặc biệt về mặt tinh thần) để đón nhận học viên”

Những người nghiện ma túy đều có nguyên nhân, có thể do bản thân họ cóthái độ sống sai lệch hoặc do nguyên nhân mang tính tâm lý xã hội: Ví dụ sự buồnchán nào đó, thất bại trong vấn đề nào đó, cuộc sống tinh thần vật chất quá nghèonàn, là người không có mục đích sống hay không có giá trị sống tích cực Ngườicai nghiện cần những tác động tâm lý từ bên trong đó là trị liệu tâm lý, công táctham vấn, tư vấn tại trung tâm để họ suy nghĩ, bộc lộ bản thân mình

Khi các học viên trở về với cộng đồng họ rất nhạy cảm nên chỉ cần nhữngcâu nói khơi gợi lại quá khứ thì họ cũng trở lại với ma túy Do đó khi học viên táihòa nhập cộng đồng rất khó khăn do xã hội không chấp nhận họ, không để cho họ

có thể lao động, làm việc bằng chính bàn tay, công sức của bản thân, những ngườichủ doanh nghiệp hay các công ty không muốn tiếp nhận người đã từng nghiện

ma túy vào làm cùng với các công nhân khác Cái nhìn của cộng đồng còn quákhắt khe với người cai nghiện Hoặc do chính học viên chưa có quyết tâm cao,chưa có tâm lý vững vàng, niềm tin vào cuộc sống chưa vững chắc mà vẫn còn sựngờ vực, chưa thực sự kiên trì, nhẫn nại để có thể khẳng định mình, tạo dựng chomình một cuộc sống trong xã hội Tình trạng học viên kết thúc chương trình rènluyện rời khỏi trung tâm rồi quay trở lại vẫn còn tồn tại khá nhiều Trong 3 nămliên tiếp 2010 – 2013 tỷ lệ tái nghiện ở mức cao 70% - 80%, việc tái nghiện còn

dễ dàng hơn khi học viên không có được sự cảm thông từ phía gia đình và xã hội,trong đó gia đình là chủ yếu

Có rất nhiều người hồi gia sau khi cai nghiện nhưng không nằm trongdanh sách quản lý của các địa phương, trong đó cũng có rất nhiều người rời đi,

Trang 31

chính quyền địa phương không thể quản lý hết Các trường hợp học viên tái hòanhập cộng đồng bị xử lý với các tội danh cướp giật, buôn bán, tàng trữ ma túy,thâm chí giết người vẫn còn tồn tại khá nhiều và đó cũng là vấn đề vô cùng nangiải Địa phương có người hồi gia trở về với cộng đồng cũng lo lắng bởi tìnhtrạng tái nghiện là rất nhiều, khi tái nghiện thì họ bất chấp tất cả để thỏa mãncơn nghiện của mình [15, tr 23].

Khi chuẩn bị cho học viên tái hòa nhập cộng đồng các trung tâm gặp rất nhiều khókhăn do tác động của nhiều yếu tố Một trong những yếu tố đó là tâm lý của học viên chưađược vững bởi không chắc chắn mình sẽ bỏ được ma túy để sống và lao động như nhữngngười lương thiện hay không Hiện tại các trung tâm có rất nhiều người cai đi cai lại rồi lạinghiện Cũng với quyết tâm và ý chí nhưng không được vững, dễ bị lung lay cám dỗ haychịu tác động sự kỳ thị của cộng đồng nên không thể cai được

Các học viên tái nghiện bao giờ cũng nghiện nặng hơn, họ suy sụp vềtinh thần Nếu gia đình, bạn bè kỳ thị thì họ càng trở nên bế tắc, không sáng suốtdẫn đến việc mắc sai lầm, thậm chí là quẫn trí bất cần đời

Việc cai nghiện ma túy là vô cùng khó khăn song khó gấp bội chính làviệc tái hòa nhập cộng đồng cho học viên, lối thoát duy nhất cho các học viên đểtrở thành những công dân có ích cho gia đình, xã hội trở thành những con ngườilương thiện, cơ hội để họ làm lại cuộc đời chính là sự chấp nhận của xã hội Vìvậy công tác cai nghiện cần có sự liên kết, quan tâm của tất cả các ngành, cáccấp và cộng đồng để các học viên khi ra khỏi trung tâm có thể tìm cho mình mộtlối thoát làm lại từ đầu, sửa chữa những lỗi lầm tạo một xã hội văn minh hơn,mỗi cá nhân, mỗi gia đình có được cuộc sống hạnh phúc hơn

Những yếu tố ảnh hưởng đến việc THNCĐ của HV

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồngđối với học viên, nhóm các yếu tố chủ quan như: Trình độ nhận thức của học viên

về ma túy, niềm tin, nghị lực, quyết tâm của bản thân học viên…; các yếu tốkhách quan như việc quản lý, giáo dục, tư vấn, chính sách, hoạt động vui chơi giải

Trang 32

ảnh hưởng nhiều hơn yếu tố khách quan trong việc cai nghiện và tái hòa nhậpcộng đồng của học viên.

1.2.3.1 Nhận thức của bản thân học viên

Để chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng học viên cai nghiện cần có nhữngnhận thức đúng đắn về các vấn đề liên quan đến ma túy và việc tái nghiện Nhậnthức đúng đắn về sự tồn tại của bản thân, về cuộc sống lành mạnh để trở thànhmột người công dân có ích cho xã hội Để tái hòa nhập cộng đồng hiệu quảkhông tái nghiện, học viên cần có lập trường tư tưởng vững vàng, được trang bị

hệ thống kiến thức, kỹ năng sống tốt Nếu học viên không có kiến thức vữngvàng về các vấn đề liên quan đến ma túy và việc tái nghiện cũng như những kýnăng, nhận thức đúng đắn thì học viên dễ bị cám dỗ quay lại con đường nghiệnngập Không có niềm tin vào bản thân, luôn tự ti, mặc cảm… học viên sẽ mấtphương hướng, không xác định rõ được đúng sai dễ dàng quay lại con đườngnghiện ngập

Với học viên sau khi cai nghiện việc tự lập về kinh tế, có công việc ổn địnhcũng là việc rất quan trọng Yếu tố này giúp học viên thấy mình có ích cho xã hội,được cống hiến, được góp phần xây dựng gia đình, cộng đồng Ngược lại khi không

có công việc ổn định, bị phụ thuộc vào kinh tế thì học viên dễ nảy sinh sự chán nản,tuyệt vọng, thậm chí đi vào con đường tội lỗi, kiếm tiền bất chính

1.2.3.2 Yếu tố cộng đồng và gia đình

Đây là yếu tố giữ vai trò quan trọng trong việc cai nghiện và cũng rất quantrọng với việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên Khi trở về cộng đồnghọc viên cần hơn hết đó là sự đón nhận của cộng đồng và gia đình Bản thân họluôn tự ti với những sai lầm của mình, họ sợ những ánh mắt kỳ thị, phân biệt Nếucộng đồng và gia đình quay lưng lại với họ, họ sẽ mất đi niềm tin, nghị lực sống vàquay lại con đường sai lầm cũ Sự tin tưởng, thương yêu của gia đình cũng như sựchấp nhận, tạo điều kiện của cộng đồng là điểm tựa vững chắc cho học viên tái hòanhập cộng đồng, tự tin làm lại cuộc đời Bên cạnh đó những cám dỗ, lôi kéo của

Trang 33

những kẻ xấu ngoài xã hội cũng gây không ít khó khăn cho việc tái hòa nhập cộngđồng, chống tái nghiện của học viên.

1.2.3.3 Yếu tố tư vấn, tham vấn

Việc tham vấn, tư vấn không chỉ hỗ trợ học viên khi cai nghiện mà trong quátrình tái hòa nhập cộng đồng cũng giúp học viên giải đáp các thắc mắc, giải tỏa khókhăn khi trở về với cộng đồng Bên cạnh đó công tác này với gia đình, bạn bè, ngườithân học viên giúp xây dựng, củng cố niềm tin và tạo dựng những tình cảm tốt đẹp củagia đình dành cho học viên Ngay trong các trung tâm cũng có các phòng ban tư vấncho học viên, khi học viên kết thúc rèn luyện tại trung tâm thì việc tham vấn, tư vấnngoài cộng đồng cũng giữ vai trò quan trọng Khi bản thân học viên mất đi niềm tin vàobản thân, họ gặp phải những áp lực trong cuộc sống hay vấp phải sự kỳ thị, xa lánh thìhơn lúc nào hết việc tham vấn, tư vấn kịp thời cho học viên là rất quan trọng

1.2.3.4 Yếu tố về chính sách

Không chỉ những chính sách cho học viên khi cai nghiện mà còn cónhững chính sách về việc tái hòa nhập cộng đồng và sau cai nghiện dành cho cáchọc viên Những chính sách này là hệ thống pháp lý bảo vệ, đảm bảo việc thựchiện quyền và nghĩa vụ của học viên khi tái hòa nhập cộng đồng Nếu nhưkhông có những chính sách dành cho các học viên cai nghiện và sau cai thì rấtkhó khăn cho việc cai nghiện thành công và tái hòa nhập cộng đồng được thựchiện Khi không có sự quan tâm, không có những chính sách dành cho họ thìhọc viên sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi, họ sẽ càng trở nên bị côlập, mất phương hướng, không được cưu mang, chữa trị kịp thời Chính sách vớicác học viên không chỉ giúp họ được điều trị, cai nghiện mà còn giúp họ ổn địnhcuộc sống khi tái hòa nhập cộng đồng

1.2.3.5 Yếu tố giáo dục

Giáo dục ở đây bao gồm các hoạt động giáo dục văn hóa, dạy nghề trong quátrình học viên cai nghiện, yếu tố này tạo tiền đề cho học viên về tri thức và kỹ năng khitrở lại cộng đồng, nâng cao nhận thức, tạo sự tự chủ về kinh tế cho bản thân Việc họcviên được giáo dục trong các trung tâm bao gồm việc giáo dục văn hóa, giáo dục nhân

Trang 34

cách và dạy nghề góp phần trang bị cho học viên một nền tảng vững chắc để tái hòanhập cộng đồng Được học văn hóa họ sẽ có thêm những kiến thức, hiểu biết về cuộcsống, được giáo dục nhân cách sẽ giúp họ uốn nắn, điều chỉnh những hành vi sai lệchcủa bản thân và học nghề trang bị cho họ một nghề ổn định để tự chủ về kinh tế khi táihòa nhập cộng đồng Nếu chỉ đơn thuần giúp họ cai nghiện, cắt cơn mà không giáo dục

họ thì việc học viên tái nghiện là chuyện không tránh khỏi

1.2.3.6 Yếu tố quản lý

Bao gồm việc quản lý trong suốt quá trình cai nghiện tại trung tâm và saucai nghiện, điều này giúp học viên trong trung tâm được học tập, sinh hoạt mộtcách có quy củ, tạo nếp sống lành mạnh, khi trở về với cộng đồng địa phươngquản lý học viên để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ học viên và gia đình Bên cạnh một

số trung tâm cai nghiện tự nguyện thì đa số các trung tâm ở nước ta là cai nghiệntheo diện bắt buộc nên thời gian đầu học viên chưa thích nghi sẽ có những phảnứng không tốt Công tác quản lý tại các trung tâm luôn phải có những biện phápcứng rắn nhưng cũng phải hết sức mềm dẻo Việc quản lý linh hoạt, mềm dẻo,

sự quan tâm tận tình của các cán bộ tạo không khí thân thiện, gần gũi cho họcviên, giúp họ cảm giác mọi người trong trung tâm như một gia đình để từ đó mởlòng sẵn sàng chia sẻ cùng nhau quyết tâm cai nghiện, phấn đấu hoàn lương

1.2.3.7 Yếu tố vui chơi, giải trí

Những hoạt động này giúp học viên khi ở trong trung tâm không bị cảm giáctách biệt, họ vẫn cảm nhận được cuộc sống bên ngoài, không bị bỡ ngỡ khi trở lạicộng đồng Bên cạnh việc quản lý tốt, giáo dục dạy nghề, giúp học viên cai nghiện thìcác hoạt động vui chơi giải trí góp phần làm phong phú hoạt động tinh thần cho họcviên Giúp họ được giải tỏa những áp lực, mệt mỏi, gạt bỏ những suy nghĩ tiêu cực đểsống tích cực hơn Nếu không có những hoạt động này thì đời sống tinh thần của họ sẽnghèo nàn, họ có khả năng cai được nghiện nhưng về tinh thần thì không khỏe mạnh,khi trở lại cộng đồng họ sẽ cảm thấy lạc lõng, xa lạ dễ bị mặc cảm

Trang 35

1.1.3 Công tác xã hội với người nghiện ma túy

Công tác xã hội có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới, góp phần cảithiện cuộc sống của nhiều thành phần trong xã hội, đặc biệt là những người khôngmay mắn Tại Việt Nam, với tinh thần tương thân tương ái thì hoạt động từ thiệnđược xem là CTXH Hiện nay thuật ngữ CTXH ngày một xuất hiện nhiều hơn ởcác lĩnh vực, đã có nhiều người được đào tạo về mặt chuyên môn nghề nghiệp.CTXH là một hoạt động mang tính khoa học, nhằm giúp những người đang gặpvấn đề khó khăn, bằng cách khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh của bản thân để

họ tự giải quyết vấn đề của chính mình Người làm CTXH luôn bên cạnh thân chủ,cùng làm với thân chủ nhưng không làm thay, làm giúp

Công tác xã hội với người cai nghiện được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Người cai nghiện ma túy ở trong các cơ sở, trung tâm cainghiện ma túy: Theo luật phòng chống ma túy thì thời gian cai nghiện ma túybắt buộc với người cai nghiện là 24 tháng Trong quá trình học tập về văn hóa vàđào tạo nghề thì người cai nghiện cũng được học các kỹ năng phòng chống táinghiện, phòng lây lan các bệnh như lao, HIV, xây dựng lối sống, nếp sống cóvăn hóa qua cách ứng xử và quan hệ xã hội… qua các chuyên đề và các buổitham vấn, tư vấn Trong các buổi nói chuyện thì các vấn đề thắc mắc của họ sẽđược giải đáp, giúp người cai nghiện yên tâm hơn và thực hiện quá trình cainghiện tốt hơn Trước khi được trở về thực hiện quản lý sau cai tại địa phươngthì người cai nghiện ma túy được học chương trình 9 ngày mà Ủy Ban Phòng,chống HIV/AIDS dành cho người chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, nhằm cungcấp những kỹ năng phòng chống tái nghiện, các thông tin về việc làm, các vấn

đề tâm lý và những khó khăn họ sẽ gặp phải

- Giai đoạn 2: Người cai nghiện ma túy trở về cộng đồng Giai đoạn này nhânviên CTXH thông qua việc kết hợp quản lý đối tượng cùng địa phương, liên kết vớicác cơ quan đoàn thể tạo điều kiện cho đối tượng có việc làm, ổn định cuộc sống.Cùng đối tượng và gia đình đối tượng xây dựng các chương trình hành động tăng

Trang 36

cường, củng cố việc hòa nhập cộng đồng Hỗ trợ, giải đáp, cung cấp các thông tin vềquyền lợi, nghĩa vụ của đối tượng khi trở về với cộng đồng.

1.2.5 Vận dụng một số lý thuyết trong lĩnh vực CTXH đối với việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên

cá nhân Hành vi của người khác chỉ có thể hiểu được bằng sự thấu hiểu về lý trí

và tình cảm của người đó[15, tr 19]

Áp dụng lý thuyết hành vi trong đề tài nghiên cứu nhằm giải thích chonhững hành vi liên quan đến tâm lý của học viên trong việc rèn luyện tại trungtâm để chuẩn bị cho việc tái hòa nhập cộng đồng Sử dụng lý thuyết hành vi đểtìm hiểu về tâm lý học viên bởi có nhiều vấn đề học viên không nói ra bằng lờinhưng lại biểu hiện bằng hành vi không lời Chính hành vi đó liên quan đến lờinói, suy nghĩ và hành động Có những vấn đề nói không thể diễn tả được hoặckhó nói ra hay là vấn đề tế nhị, rất khó để ta có thể nhận biết nhưng nó sẽ biểuhiện ra thành hành vi và chỉ cần quan sát hành vi chúng ta có thể nhận ra đượcngười đó có vấn đề hay không để tìm hiểu

Trang 37

Dựa vào những hành vi quan sát được từ học viên để có thể tìm hiểu sâuhơn từ học viên về những mối quan hệ như: Gia đình, bạn bè và những mối quan

hệ khác của họ hiện tại và trước đây

Để có thể hiểu được một cách chính xác hành vi của học viên để đi tìmhiểu sâu hơn vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu thì cần tránh thái độ địnhkiến mà phải tìm hiểu lý do dẫn đến hành vi ở mọi khía cạnh của vấn đề

1.2.5.2 Lý thuyết khủng hoảng

Giới thiệu về lý thuyết: Caplan (1964) nhấn mạnh đến những cảm xúc,bối rối, mơ hồ và mất thăng bằng cộng với sự thất bại trong việc đương đầu haygiải quyết vấn đề trong suốt giai đoạn khủng hoảng

Taplin (1971) lại nhấn mạnh đến các thành tố về nhận thức, kinh nghiệm của giaiđoạn khủng hoảng, được gọi là sự vi phạm các kỳ vọng cá nhân trong cuộc sống gây rabởi một số sự kiện khủng hoảng, được gọi là sự vi phạm các kỳ vọng cá nhân trongcuộc sống gây ra bởi một số sự kiện khủng hoảng, hay sự bất lực của “bản đồ nhậnthức” cá nhân trong việc kết nối với các tình huống mới và bi kịch[14, tr 21]

Những nhà lý thuyết khác thì tập trung vào sự tương tác tình huống khủnghoảng mang tính chủ quan và tình huống của môi trường mang tính khách quan(Schulberg & Sheldon, 1968)

Khủng hoảng là một giai đoạn bối rối, mơ hồ và mất tổ chức, đặc trưng bởi

sự bất lực của cá nhân trong việc đương đầu với một tình huống nào đó bằng cách

sử dụng những phương pháp “truyền thống” để giải quyết vấn đề và với sự tiềmtàng của những hậu quả, tác động hoặc quá tích cực hay tiêu cực

Tất cả mọi người đều có thể trải qua giai đoạn khủng hoảng trong một vàithời điểm nào đó của cuộc đời mà khủng hoảng này được đặc trưng bởi nhữngcảm xúc rất to lớn về sự mất tổ chức, sự bối rối, sự đổ vỡ của các khuynh hướngđương đầu thích hợp trước đó Giai đoạn khủng hoảng là có giới hạn, thườngđược gây ra bởi một số sự kiện mang tính tích tụ, và tuân theo những nội dungphát triển liên tục thông qua các giai đoạn luôn có tiềm năng giải quyết nhằmhướng đến các cấp độ chức năng cao hơn hoặc thấp hơn Giải pháp cuối cùng để

Trang 38

giải quyết khủng hoảng phụ thuộc vào số lượng các thành tố (sức mạnh, kinhnghiệm với các khủng hoảng trước đó) và nguồn lực xã hội của cá nhân (sự trợgiúp có sẵn từ các nguồn thân thiết).

Sự mất tổ chức và sự mất cân bằng: Một trong những mặt hiển nhiên nhấtcủa khủng hoảng là sự bối rối trầm trọng trong cảm xúc hoặc sự mất thăng bằng,tùy theo trải nghiệm của cá nhân Miller và Iscoe (1963) mô tả cảm giác căngthẳng, sự bất lực, sự bơ vơ của một người gặp khủng hoảng

Tính tổn thương và giảm bớt sự phòng vệ: Một phần của tình trạng mất tổchức trong giai đoạn khủng hoảng của cá nhân là khả năng bị thương tổn và tình

dễ chấp nhận/tính dễ ám thị (Taplin 1971) Điều này cũng như việc giảm bớt sựphòng vệ (Halpern 1973) Khi một cá nhân không còn khả năng ứng phó và mọithứ diễn ra dường như mất tính hòa nhập, mọi thứ dường như không còn gì đểphòng vệ Trong khung nhận thức của Taplin, sự quá tải của các sự kiện dồn dậplàm cá nhân cảm thấy lúng túng và thường mở ra đón nhận các gợi ý Các nhàlâm sàng cho rằng trong một thời điểm nhất định nào đó của khủng hoảng, cácthân chủ rất sẵn lòng cho các khái niệm mới giúp họ giải nghĩa các dữ liệu và đểhiểu cái gì đã và đang diễn ra Như Tyhurst (1985) cho rằng tính dễ thương tổn,tính dễ chấp nhận hay sự giảm bớt tính phòng vệ là cơ hội để thay đổi đặc điểmcủa các khủng hoảng cuộc đời

Sự sụp đổ khả năng ứng phó: Trọng tâm của tất cả các định nghĩa vềkhủng hoảng là ý tưởng về sự đổ vỡ của khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề.Giả sử chúng ta thuần thục trong việc phát triển những phương cách ứng phó vớikhó khăn trong cuộc sống Sự bắt đầu của các khủng hoảng dù là kết quả củamột sự kiện đe dọa hay một loạt các sự kiện căng thẳng dồn nén như một gánhnặng mà cá nhân không thể gánh vác nổi Nó vẫn diễn ra dù cho các phươngsách giải quyết khó khăn đã có sẵn

Áp dụng lý thuyết khủng hoảng để tìm hiểu các đặc điểm của học viêntrong trung tâm cai nghiện Từ các đặc điểm đó mà học viên biểu hiện ra hành vihay hành động Các học viên có thể trải qua rất nhiều biến cố trong cuộc đời mà

Trang 39

khó có thể vượt qua được: gia đình ly tán, sự mất mát người thân, thất bại trongcông việc hay tình yêu, gia đình không quan tâm, gia đình gặp khó khăn, hoặc bịtác động bởi các yếu tố môi trường: bạn bè rủ rê, chơi với những nhóm bạnxấu… mà từ đó dẫn đến không tân bằng được tâm lý và tìm đến ma túy Các họcviên không có khả năng ứng phó với sự cám dỗ của ma túy mà tìm đến nó nhưmột cách để quên đi tất cả Khi được đưa vào trung tâm thì họ mới thức tỉnh vànhớ lại tất cả những gì mà mình đã làm, đã trải qua trong thời gian trước đó Họrất hoang mang, biểu hiện ra bằng tâm lý lo sợ, rụt rè hay hung hăng Đứngtrước vấn đề của mình họ cảm thấy thực sự khó khăn, bế tắc để có thể vượt qua.

Vì vậy áp dụng lý thuyết khủng hoảng để biết được do đâu họ mất khả năng ứngphó, vấn đề gì khiến họ thấy mất thăng bằng để từ đó biết được những gì tácđộng đến tâm lý của họ mà nó biểu hiện ra thành cử chỉ, hành vi hay hành động

mà họ có thể hoặc không muốn nói ra Qua đó ta hiểu được vấn đề mà học viêngặp phải, cách học viên suy nghĩ để có thể hiểu được tâm lý của họ và nhữngyếu tố ảnh hưởng tới học viên Thấy được những yếu tố đó ảnh hưởng đến việctái hòa nhập cộng đồng của học viên ra sao để có những giải pháp thích hợp

1.2.6 Lý thuyết hệ thống sinh thái

- Giới thiệu về lý thuyết: Lối tiếp cận lý thuyết sinh thái được đềxướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig Von Bertalanffy và theo lý thuyếtnày thì mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng của môi trường sống, hoàn cảnh sống

và họ cũng tác động lại môi trường, hoàn cảnh sống xung quanh [15, tr 10]

Lý thuyết sinh thái giúp cho người thực hành công tác xã hội tìm ra đượccác yếu tố tác động xung quanh thân chủ thông qua môi trường mà họ sống để

từ đó có cách can thiệp phù hợp Lý thuyết sinh thái giúp cho tìm ra sự hài hòagiữa con người với môi trường của họ như thế nào để từ đó tìm cách giải quyếtvấn đề của thân chủ Lý thuyết sinh thái chỉ ra những hành vi của cá nhân, giađình, nhóm, tổ chức cộng đồng và những quan hệ kết nối của họ tạo cho việcthực hành công tác xã hội được dễ dàng, thuận lợi hơn

Trang 40

Lý thuyết sinh thái vận dụng nhiều lý thuyết đã có đóng góp rất quantrọng cho ngành công tác xã hội vào giải thích hành vi của con người Lý thuyếtsinh thái nhấn mạnh đến 3 cấp độ:

Cấp vi mô: Là hệ thống cá nhân cùng với những yếu tố sinh học, sinh lý,

tâm lý của cá nhân và tác động lên cá nhân đó

Cấp trung mô: Là hệ thống lớn hơn như: gia đình, ban bè, các nhóm nhỏ

ảnh hưởng đến cá nhân, các nhóm xã hội khác

Cấp vĩ mô: Hệ thống này nhằm nói đến môi trường lớn hơn gia đình và

các nhóm nhỏ Đó là địa phương, cộng đồng hay các chính sách, tổ chức xã hội

có ảnh hưởng tác động đến cá nhân

Lý thuyết sinh thái nhằm nói đến việc con người sống trong môi trường, chịutác động của môi trường và cách con người đáp trả lại Con người và môi trườngkhông tách rời, có tác động qua lại lẫn nhau Con người chịu ảnh hưởng nhiều bởi môitrường sống, có thể là môi trường vật chất, môi trường xã hội, môi trường văn hóa.Nếu môi trường đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của con người thì con người sẽ pháttriển mạnh mẽ hơn Ngược lại, nếu môi trường thiếu thốn, nghèo nàn về tài nguyên,không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của con người thì con người sẽ gặp nhiều khókhăn trong quá trình phát triển, thể chất, chức năng, tâm lý bị ảnh hưởng

Lý thuyết sinh thái được sử dụng nhằm tìm hiểu về môi trường sống xungquanh các học viên để biết được những yếu tố tác động đến họ, môi trường sống củahọc viên với nhu cầu của học viên, sự tác động ngược trở lại của học viên tới môitrường để có thể nắm bắt được tâm lý học viên trong thời gian giáo dục, rèn luyện tạitrung tâm Môi trường ảnh hưởng đến học viên: cán bộ trung tâm, các học viên khác,dịch vụ y tế, các chính sách dành cho học viên Cũng có thể tìm hiểu về môi trườngsinh thái của học viên trước khi vào trung tâm: gia đình, ban bè, làng xóm, cộng đồng

để nắm rõ hơn về tâm lý của học viên trong trung tâm

Vận dụng một số các thuyết ứng dụng trong lĩnh vực CTXH đối với họcviên cai nghiện ma túy nhằm tác động, hỗ trợ cho quá trình cai nghiện ma túy

Ngày đăng: 13/04/2014, 22:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2: Mong muốn của HV chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng - những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng
Bảng 2.2 Mong muốn của HV chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng (Trang 44)
Bảng 2.3: Đánh giá của HV và CB về trợ giúp của TT cai nghiện - những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng
Bảng 2.3 Đánh giá của HV và CB về trợ giúp của TT cai nghiện (Trang 46)
Bảng 2.5: Khó khăn tâm lý và lo lắng của HV khi THNCĐ - những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng
Bảng 2.5 Khó khăn tâm lý và lo lắng của HV khi THNCĐ (Trang 49)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w