Những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Tiên Lãng

MỤC LỤC

Phòng hậu cần

- Chủ trì đề xuất kế hoạch, xây dựng mức tiền ăn cho đối tượng, CBCNV, thực đơn bữa ăn hàng ngày đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng từng bữa ăn, quản lý giám sát thực đơn, thực phẩm không để nấm mốc, ôi thiu đưa vào bữa ăn hàng ngày, chấp hành nghiêm ngặt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. - Xây dựng kế hoạch phối hợp với phòng Y tế thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng bữa ăn chống ngộ độc thực phẩm cho đối tượng CBCNV.

NỘI DUNG BÁO CÁO

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Đàm thừa nhận một thực tế, trong 5 năm các địa phương tổ chức dạy nghề cho 2.507 người và tạo việc làm cho 4.756 người sau cai nghiện nhưng tỷ lệ tái nghiện vẫn cao, chiếm 80 – 90% tổng số người được cai. Nghiên cứu lý luận và thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên cai nghiện tại Trung tâm giáo dục lao động số 2 Tiên Lãng, đề xuất những biện pháp tác động góp phần giúp cho học viên chuẩn bị tốt hơn trong việc tái hòa nhập cộng đồng.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC CHUẨN BỊ TÁI HềA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC VIấN

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC TÁI HềA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC VIấN

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chúng tôi thống nhất cách hiểu nghiện ma túy theo định nghĩa của tổ chức y tế Thế giới (WHO): “Nghiện ma túy là tình trạng lệ thuộc về mặt tâm thần hoặc thể chất hoặc cả hai khi một người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy”[44]. Tâm lý học viên “cai nghiện”: “Là hiện tượng tinh thần của người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy và tình trạng lệ thuộc này làm thay đổi cách cư xử, bắt buộc đương sự luôn cảm thấy sự bức bách phải dùng ma túy để có những hiệu ứng ma túy về mặt tâm thần của ma túy và thoát khỏi sự khó chịu, vật vã do thiếu ma túy”. Phía đối tượng cần sống với con người thật của mình, tự giải phóng bản thân, duy trì sự thành công (cai nghiện thành công); Phía cộng đồng cần có sự tiếp nhận đối tường từ gia đình, tạo việc làm và điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng, xây dựng vị trí mối quan hệ trong cộng đồng tốt, chính quyền địa phương các cấp liên kết chặt chẽ quản lý và tạp điều kiện cho học viên.

Tâm lý học viên trong việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng được hiểu: “Là hiện tượng tinh thần của người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy, trong quá trình chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng về phía học viên phải phấn đấu trở thành người tốt có ích, về phía cộng đồng phải mở rộng cánh cửa (đặc biệt về mặt tinh thần) để đón nhận học viên”. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng đối với học viên, nhóm các yếu tố chủ quan như: Trình độ nhận thức của học viên về ma túy, niềm tin, nghị lực, quyết tâm của bản thân học viên…; các yếu tố khách quan như việc quản lý, giáo dục, tư vấn, chính sách, hoạt động vui chơi giải trí, gia đình và cộng đồng đối với các học viên… Trong đó, yếu tố chủ quan có. Lý thuyết sinh thái được sử dụng nhằm tìm hiểu về môi trường sống xung quanh các học viên để biết được những yếu tố tác động đến họ, môi trường sống của học viên với nhu cầu của học viên, sự tác động ngược trở lại của học viên tới môi trường để có thể nắm bắt được tâm lý học viên trong thời gian giáo dục, rèn luyện tại trung tâm.

THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC CHUẨN BỊ TÁI HềA NHẬP CỘNG ĐỒNG

MONG MUỐN CỦA HV KHI THNCĐ

Học viên hoàn thành xong khóa học sẽ được cấp bằng trung cấp, ngoài ra còn nhiều ngành nghề khác như làm gốm, làm giấy, đóng giầy, dệt may, làm mộc, chăn nuôi, trồng trọt… Với học viên khi rời trung tâm cần có một công việc ổn định để học tự chủ về kinh tế, chuyên tu xây dựng cuộc sống, xa rời những thói hư tật xấu. Khi trao đổi với học viên họ cho biết: “thực ra nhu cầu mong muốn có việc làm của họ là rất lớn, họ tự thấy cai nghiện xong không có việc làm ổn định, không tự chủ về kinh tế thì họ lại bị dè bỉu, bị cho là ăn bám, là người thừa” (N.V.A). Sau một thời gian dài ở trong trung tâm xa cách gia đình và cộng đồng, người tái hòa nhập cộng đồng sẽ có nhiều bỡ ngỡ, xa lạ với cuộc sống hiện nay của gia đình và xã hội, nhất là những thay đổi về kinh tế, xã hội trong thời gian qua.

Nếu khi không có đủ nghị lực của bản thân và sự giúp đỡ hiệu quả của gia đình và cộng đồng, người tái hòa nhập cộng đồng sẽ trở lại với ma túy, đánh mất hoàn toàn những cố gắng của nhiều năm rèn luyện tại trung tâm và cuộc.

Bảng 2.2: Mong muốn của HV chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng
Bảng 2.2: Mong muốn của HV chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng

SỰ CHUẨN BỊ CỦA TT DÀNH CHO HV CHUẨN BỊ THNCĐ

Trò chuyện với ban giám đốc trung tâm chúng tôi được biết, khi hồi gia trung tâm trao cho học viên: một bộ quần áo mới – mong muốn học viên sẽ có một diện mạo mới tốt đẹp hơn; một đôi giầy mới – mong muốn học viên đứng vững trên đôi chân của mình tránh khỏi những cám dỗ; một chiếc thắt lưng mới – mong muốn học viên chăm chỉ làm việc biết “thắt lưng buộc bụng”, quý trọng đồng tiền, sức lao động của mình. Kết quả bảng 2.4 cho thấy, đa số học viên và cán bộ tại trung tâm đều cho rằng sự chuẩn bị của trung tâm dành cho học viên tái hòa nhập cộng đồng là: “Tổ chức dạy nghề, hướng nghiệp để có việc làm tự chủ về kinh tế sau cai nghiện”, (chiếm 38.5%. Hơn ai hết những học viên cai nghiện, tái nghiện nhiều lần họ thấu hiểu cảm giác bị cho là kẻ ăn bám, phụ thuộc rồi từ đó cảm giác là người thừa… không có việc làm đồng nghĩa với việc họ dễ bị lôi kéo sa ngã, tái nghiện.

Học viên chỉ thắc mắc về chuyện có người bảo lãnh cho về không và hết thời hạn có thực sự được trở về không, còn nghĩ đến chuyện có tái nghiện hay không, sẽ làm gì để không bị lôi cuốn lại con đường cũ thì học viên không hề nghĩ đến.

Bảng 2.5: Khó khăn tâm lý và lo lắng của HV khi THNCĐ
Bảng 2.5: Khó khăn tâm lý và lo lắng của HV khi THNCĐ

MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN VIỆC CHUẨN BỊ THNCĐ CỦA HV

Khi cai nghiện thành công có những học viên do sơ xuất trong quá trình lao động sản xuất, cũng có khi do xô xát với học viên nhiễm HIV mà phải ân hận mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Những học viên nhiễm HIV và một số bệnh nguy hiểm khác khi rèn luyện tại trung tâm được chăm sóc, điều trị đều đặn, họ sợ rằng khi về với cộng đồng sẽ không được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe miễn phí. Một số ít học viên tinh thần chưa thực sự ổn định, ngại va chạm, họ sợ khoảng thời gian hơn 2 năm trong trung tâm làm họ không thích nghi được với cộng đồng bên ngoài.

Trước những khó khăn tâm lý, lo lắng của học viên khi chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, trung tâm cần tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ học viên giải quyết các vấn đề khó khăn.

KIẾN NGHỊ

    + Phối hợp chặt chẽ với gia đình, thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình để kịp thời hỗ trợ gia đình giải quyết các mâu thuẫn khó khăn, giúp học viên yên tâm rèn luyện cai nghiện thành công trở về gia đình hạnh phúc. + Học viên hồi gia, gia đình và người thân là cầu nối học viên với mọi người xung quanh, giới thiệu việc làm, liên hệ với các trung tâm trợ giúp sau cai nghiện để học viên được trợ giúp chống tái nghiện và được chăm sóc sức khỏe. + Khi hồi gia các học viên nên mạnh dạn tham gia các nhóm, câu lạc bộ của những người cai nghiện thành công trở về cộng đồng để cùng nhau chia sẻ những tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm trong cuộc sống, giúp nhau vươn lên khẳng định bản thân.

    Do điều kiện có hạn về thời gian và trình độ nên đề tài nghiên cứu thực tâp không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện, đạt kết quả cao hơn.