5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.6 MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN VIỆC CHUẨN BỊ THNCĐ CỦA
CỦA HV
Việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau. Qua kết quả điều tra phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy, đánh giá của học viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng có sự khác nhau. Điều này được thể hiện ở bảng 2.6 (Phụ lục 1.7). Kết quả ở bảng 2.6 được minh họa bằng biểu đồ 2.1 dưới đây:
Biểu đồ 2.1:
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc chuẩn bị THNCĐ của HV
CHÚ THÍCH:
1: Nhận thức đúng hậu quả, tác hại ma túy và
việc tái nghiện
2: Nhận thức đúng cuộc sống lành mạnh, sự
tồn tại của bản thân
3: Lập trường vững vàng, niềm tin vào cuộc
sống 4: Trình độ học vấn của bản thân 5: Quản lý 6: Giáo dục 7: Tư vấn 8: Chính sách 9: Vui chơi, giải trí 10: Cộng đồng, gia
đình
Qua kết quả ở bảng 2.6 và biểu đồ 2.1, chúng tôi tập trung phân tích những yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến việc CBTHNCĐ của HV.
* Nhận thức của học viên
Nhận thức đóng vai trò quan trọng đối với học viên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng bởi khi học viên nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến hành vi, chuẩn mực xã hội đúng, cư xử đúng. Học viên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng nhận thức đúng đắn được hậu quả của việc tái nghiện và tác hại của ma túy ảnh hưởng đến mình trong những năm nghiện ngập trước đó sẽ giúp họ có quyết tâm cao hơn trong việc bỏ ma tuý. Để học viên nhận thức đúng đắn hơn, các trung tâm cai nghiện cần một hệ thống quản lý, giáo
dục, đào tạo, tư vấn, chính sách hỗ trợ, vui chơi giải trí có kết quả phù hợp để xây dựng cho học viên niềm tin vào cuộc sống hiểu được lợi ích của việc bỏ được ma túy và trở thành người công dân tốt.
Học viên nhận thức được việc mình đã cố gắng trong thời gian rèn luyện tại trường nên không muốn mất đi những gì mình đã đạt được và điều đó thể hiện ở việc học viên tiếp tục cố gắng trong thời gian chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, thực hiện tốt nội quy, không phạm lỗi. Học viên được giáo dục trong trường tâm lý ngày càng ổn định hơn theo thời gian và như thế cùng với nhận thức của học viên về việc tái hòa nhập cộng đồng sao cho không bị rơi vào con đường nghiện ngập thì hành vi, cách ứng xử của học viên cũng thay đổi rõ rệt.
Việc giáo dục, quản lý của trường là có kết quả, trang bị được cho học viên những kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều học viên còn chưa tiếp thu được những kỹ năng đó nhằm chuẩn bị cho việc tái hòa nhập cộng đồng và chính những học viên này cũng có một số học viên chưa có định hướng gì cho tương lai, cho rằng việc tái hòa nhập cộng đồng là còn xa xôi, không thực tế mà thực ra họ đã sắp hết thời gian tại trường và trở về với cộng đồng. Khi phỏng vấn sâu thì một học viên nói “Xã hội bây giờ chắc thay đổi nhiều lắm rồi, cứ được đến đâu thì tính tiếp đến đấy chứ bọn em còn đang ở trong này mà cứ phải tưởng tượng ra ngoài xã hội mình sẽ là người như thế nào thì mệt lắm” (P.Q.M). Điều này cho thấy học viên không muốn suy nghĩ về việc xây dựng cho mình kế hoạch khi tái hòa nhập cộng đồng như trường đã tổ chức dạy cho học viên và học viên cũng không muốn tự quyết định số phận của mình mà buông xuôi để cho hoàn cảnh đưa đẩy.
Theo thời gian cùng với những cố gắng của đội ngũ cán bộ trường giáo dục đào tạo và giải quyết việc làm số 3 thì học viên đã đi vào nề nếp, quy định, thay đổi được thái độ, cách nhìn của học viên thoáng hơn, nhiều học viên nghĩ đến việc làm lại cuộc đời, trở thành người có ích cho xã hội hơn, ít học viên có trạng thái bi quan tuyệt vọng như khi mới được đưa vào trung tâm. Đó chính là sự tác động lớn nhất đến tinh thần người nghiện ma túy, giúp họ nghĩ đến cuộc
sống, nghĩ đến tương lai, gia đình và cộng đồng. Việc quản lý nghiêm khắc, giáo dục cho học viên nhận thức đúng đắn về một cuộc sống lành mạnh, nhận thức được mình luôn tồn tại, đào tạo nghề để học viên có thể xin được một công việc tạo thu nhập khi về với cộng đồng, tư vấn để giải tỏa những thắc mắc của học viên, tạo cho học viên niềm tin, các chính sách hỗ trợ để học viên yên tâm cai nghiện, cảm nhận được rằng xã hội vẫn quan tâm đến mình, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí để học viên có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Tất cả đều được trung tâm tổ chức, triển khai theo một trình tự nhất định để giúp học viên bỏ được ma túy một cách dễ dàng nhất, tạo cho học viên thực hiện các hoạt động trong một ngày và sinh hoạt giống như một gia đình để học viên cảm nhận được có những người xung quanh mình, biết quan tâm đến người khác, cần phải ứng xử đúng đắn, cần phải quan tâm đến người khác thì mới nhận được sự quan tâm và dễ dàng hơn cho học viên trong việc sinh hoạt với cuộc sống gia đình sau này. Những kết quả trung tâm đạt được qua chương trình giáo dục quản lý học viên là rất đáng kể, tuy nhiên vẫn còn một phần học viên chưa hiểu hết được ý nghĩa của những gì mà trung tâm trang bị cho mình. Điều này thể hiện ở việc học viên không muốn học nghề, không muốn đi học lớp xóa mù, vẫn còn trường hợp học viên không muốn tham gia các hoạt động do trường tổ chức, học viên chưa được tư vấn đến nơi (điều học viên thắc mắc chưa được giải tỏa, học viên gặp khó khăn về tâm lý chưa được tư vấn), nhiều học viên chưa nắm được chính sách. Tất cả những điều trên ảnh hưởng đến nhận thức của học viên rất nhiều khi đang rèn luyện trong trường với hy vọng làm lại cuộc đời. Do đó ngoài việc tổ chức tốt chương trình quản lý giáo dục thì trường cần phải quan tâm nhiều hơn đến học viên trong những hoạt động cụ thể để học viên có được niềm tin, quyết tâm cao trong việc từ bỏ ma túy trở thành người công dân có ích cho xã hội khi tái hòa nhập cộng đồng.
Khi học viên trở về cộng đồng thì yếu tố chủ quan giữ vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Trước những cám dỗ của cuộc sống, trước những khó khăn ban đầu nếu học viên không vững vàng, không đủ lý trí, nghị lực vươn lên thì họ dễ
dàng bị suy sụp, khủng hoảng và tái nghiện. Một học viên đã 3 lần cai nghiện tại trung tâm cho biết: “Nếu ở trong trung tâm thì còn cẩm giác an toàn, ra ngoài xã hội biết bao cám dỗ, sự kỳ thị, coi thường, khó mà vững vàng được” (L.C.T). Trước khi học viên hồi gia tại trung tâm có mời các chuyên gia về tập huấn rèn luyện tái hòa nhập cộng đồng. Trong chương trình này học viên sẽ được biết những điều cơ bản khi trở về với cộng đồng nhưng hiệu quả vẫn chưa thực sự cao khi tỷ lệ tái nghiện vẫn trên 90%. Dù có nhiều chương trình, nhiều buổi tập huấn được xây dựng nhưng bản thân học viên không chịu tiếp thu, không tự ý thức vươn lên học hỏi thì rất khó để đem lại chất lượng. Trong quá trình quan sát học viên tại trung và theo chia sẻ của cán bộ chúng tôi nhận thấy học viên khi rèn luyện tại trung tâm tỏ ra rất chăm chỉ, lễ độ, khi giao tiếp với bên ngoài họ rất khéo léo. Có cán bộ cho biết, đôi khi đó lại là những hành vi giả tạp, họ thường chống đối ngầm.
Rất khó để đưa ra nhiều chính sách, nhiều chương trình khi bản thân học viên không tự ý thức vươn lên, chống chọi, phản kháng với những cám dỗ của cuộc sống. Bên cạnh tỷ lệ tái nghiện rất cao thì cũng đã có những học viên cai nghiện thành công, trở về cộng đồng lập nghiệp, mở cửa hàng, xưởng gỗ kinh doanh, làm giàu bằng chính sức lực của bản thân. Không những vậy họ giúp đỡ những người cùng cảnh ngộ khi trở về cộng đồng. Học viên cần được trang bị những kiến thức, kỹ năng thực tế cuộc sống, rèn luyện để ổn định tinh thần, kiên trì phấn đấu thành người có ích cho xã hội.
* Yếu tố giáo dục
Qua kết quả khảo sát chúng tôi thấy, học viên tại trung tâm đánh giá cao mức độ ảnh hưởng của yếu tố giáo dục đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, với số điểm TB 2.65đ, cao nhất là về “Đào tạo nghề” 2.86đ.
Qua phỏng vấn cán bộ chúng tôi được biết, chương trình dành cho học viên tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội Hải Phòng (Thủy Nguyên) bao gồm: giáo dục chính trị, tư tưởng và truyền thống, giáo dục pháp luật, giáo dục sức khỏe, giáo dục nhân cách và lối sống. Tất cả các học viên trong trường đều phải hoàn thành
hết chương trình trên khi còn rèn luyện trong trường. Báo cáo viên người dạy cho học viên được tập huấn trước 3 tháng và dạy cho học viên theo chuyên đề. Theo từng chuyên đề, báo cáo viên sẽ dạy cho học viên nắm rõ về những ngày lễ lớn của dân tộc, truyền thống của dân tộc Việt Nam và do đâu có những ngày lễ đó. Là công dân của nước Việt Nam thì phải biết trân trọng những thành quả đã đạt được của ông cha, giáo dục cho học viên có tư tưởng vững vàng xây dựng một xã hội giàu mạnh, văn minh. Học viên được giáo dục về luật phòng chống ma túy để biết rằng sử dụng ma túy là phạm pháp. Ngoài ra, học viên còn được học về Luật Hôn nhân gia đình, Luật Hình sự. Trong chuyên đề về giáo dục sức khoẻ, báo cáo viên dạy cho học viên về vệ sinh thường thức, HIV và cách phòng chống, các bệnh thường gặp ở người nghiện ma túy: hô hấp, tim mạch, rối loạn nội tiết, chuyển hóa gây thiếu oxy, thần kinh (rối loạn cảm xúc, tai biến quá liều (co giật), bệnh lao và cách phòng chống, viêm gan siêu vi, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, hút thuốc lá có hại, kiến thức về sức khỏe sinh sản, bệnh phụ khoa thường gặp.
Về giáo dục nhân cách và lối sống có văn hoá học viên được học về lao động, nhận thức được vai trò của lao động là tạo ra của cải vật chất và hoàn thiện con người. Trên cơ sở quan niệm về lao động sản xuất để hiểu về nhân cách, lối sống và các quan hệ xã hội khác trong ứng xử hàng ngày. Học viên cũng học một số phẩm chất về nhân cách cần rèn luyện để nắm được khái niệm về lòng tự trọng, trung thực, tính kỷ luật giúp học viên nhận thức đúng đắn về sự quan trọng của lòng tự trọng, trung thực và tính kỷ luật trong mỗi con người đặc biệt là trong các mối quan hệ xã hội, góp phần xây dựng ý thức, nhân cách cho học viên. Giúp học viên biết được cách thức rèn luyện cho mình những đức tính: tự trọng, trung thực, kỷ luật và ý thức, trách nhiệm của bản thân học viên đối với gia đình và xã hội cũng rất quan trọng. Đây là một phần trong giáo dục nhân cách và lối sống có văn hóa giúp học viên hiểu được trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội. Từ đó giúp học viên có thái độ đúng đắn trong học tập, rèn luyện, lao động sản xuất hoạt động tập thể.
Trường tổ chức đào tạo cho học viên các nghề cơ bản như: cơ khí, xây dựng, mộc, đóng giầy, làm gốm… Học nghề đối với học viên là thực sự cần thiết
để họ có thể tái hòa nhập cộng đồng được tốt hơn. Học viên sẽ cảm thấy tự tin hơn với những gì mình đã được trang bị để đi về với gia đình và xã hội nhằm sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, ít tái nghiện hơn, có thể biết cách từ chối khi bị rủ rê. Học nghề có thể giúp học viên tìm được việc làm, tạo ra thu nhập, tránh cho học viên có thời gian nhàn rỗi (nhàn cư vi bất thiện). Tìm hiểu học viên trong trung tâm qua phỏng vấn sâu và quan sát, học viên được hỏi có một số trả lời rằng sẽ quay lại nghề cũ (nghề mà trước đây họ đã từng làm). Học viên vẫn còn chưa hiểu được hết mục đích và lợi ích của việc học nghề đối với việc tái hòa nhập cộng đồng nên chỉ học nghề theo quy định của trường. Hơn nữa, sau khóa học nghề học viên không thực hành thường xuyên cũng không được nhắc lại những gì mình đã được học mà thời gian từ khi học nghề đến khi tái hòa nhập cộng đồng là quá xa nên khi tái hòa nhập cộng đồng học viên sẽ quên hết những gì mình đã được học. Học viên còn cho rằng “Những nghề mà trường dạy cho bọn em không thể đáp ứng kịp với sự phát triển của xã hội bên ngoài nên khi bọn em ra chắc cũng không áp dụng nghề mà trường đã dạy để phục vụ cho cuộc sống sau này. Em phải tìm một việc khác và khi đó thì người ta sẽ phải chỉ dạy cho em làm việc nên rất khó” (P.Q.M).
Học viên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng còn mong muốn có được một công việc mình ưa thích chứ không đơn giản là tạo ra thu nhập phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Vì vậy sẽ khó khăn gấp bội cho học viên khi tái hòa nhập cộng đồng bởi tìm việc đã khó, mong muốn có được công việc phù hợp càng khó hơn nên học viên có thể sẽ không xin được việc khi tái hòa nhập về với cộng đồng. Học viên sẽ cảm thấy bế tắc rồi sinh ra chán nản rất dễ dẫn đến tái nghiện. Việc đào tạo nghề của trường là có đầu ra nhưng trong quá trình đào tạo kết hợp với giáo dục cán bộ cần tạo cho học viên nhận thức được rằng những việc để trở thành một người lương thiện thì không khó chỉ cần mình không chê công việc đó buồn tẻ hay thu nhập ít mà cần có một tinh thần yêu lao động thì sẽ làm được tất cả.
Đối với học viên thì yếu tố giáo dục ảnh hưởng rất nhiều đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của họ, đặc biệt là trong giáo dục đào tạo nghề. Nếu được giáo dục, đào tạo nghề phù hợp, có tính ứng dụng cao sẽ giúp học viên trở về cộng đồng có việc làm, thu nhập ổn định, tự chủ kinh tế. Khi hăng say làm việc sẽ giúp học viên hồi gia tu chí làm ăn, tránh được những cám dỗ quay lại con đường sai lầm.
* Yếu tố tư vấn
Học viên cho rằng, tư vấn là yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến việc chuẩn bị THNCĐ, với ĐTB 2.4đ. Trong đó, việc “Tư vấn tâm lý trực tiếp cho học viên gặp vấn đề” ảnh hưởng cao với điểm TB 2.44đ. Khi học viên rèn luyện tại trung tâm hay trở vê cộng đồng thì việc tư vấn giúp học viên ổn định tâm lý là không thể thiếu. Chính vì vậy, trong dự án thử nghiệm chương trình tái hòa nhập cộng đồng cho học viên thì công tác tư vấn được đưa vào triển khai. Tư vấn sau cai giúp học viên giải đáp được các thắc mắc khi trở về cộng đồng, họ có thể chia sẻ những khó khăn đang gặp phải về phía gia đình, công việc, bạn bè… từ những chia sẻ này mà cán bộ tua vấn trợ giúp tâm lý, tham vấn cho học viên giải quyết vấn đề của mình. Nếu như các học viên mạnh dạn chia sẻ vấn đề của mình thì sẽ nhận được sự trợ giúp tâm lý từ phía các cán bộ cũng như các trợ giúp khác từ phía các tổ chức, địa phương. Thực tế bản thân các học viên còn e dè, ngại ngùng và họ không chịu nói ra vấn đề khó khăn mình gặp phải, thường tự chịu đựng