Công tác xã hội với người nghiện ma túy

Một phần của tài liệu những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng (Trang 35 - 42)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1.3 Công tác xã hội với người nghiện ma túy

Công tác xã hội có lịch sử phát triển lâu đời trên thế giới, góp phần cải thiện cuộc sống của nhiều thành phần trong xã hội, đặc biệt là những người không may mắn. Tại Việt Nam, với tinh thần tương thân tương ái thì hoạt động từ thiện được xem là CTXH. Hiện nay thuật ngữ CTXH ngày một xuất hiện nhiều hơn ở các lĩnh vực, đã có nhiều người được đào tạo về mặt chuyên môn nghề nghiệp. CTXH là một hoạt động mang tính khoa học, nhằm giúp những người đang gặp vấn đề khó khăn, bằng cách khơi dậy những tiềm năng, thế mạnh của bản thân để họ tự giải quyết vấn đề của chính mình. Người làm CTXH luôn bên cạnh thân chủ, cùng làm với thân chủ nhưng không làm thay, làm giúp.

Công tác xã hội với người cai nghiện được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Người cai nghiện ma túy ở trong các cơ sở, trung tâm cai nghiện ma túy: Theo luật phòng chống ma túy thì thời gian cai nghiện ma túy bắt buộc với người cai nghiện là 24 tháng. Trong quá trình học tập về văn hóa và đào tạo nghề thì người cai nghiện cũng được học các kỹ năng phòng chống tái nghiện, phòng lây lan các bệnh như lao, HIV, xây dựng lối sống, nếp sống có văn hóa qua cách ứng xử và quan hệ xã hội… qua các chuyên đề và các buổi tham vấn, tư vấn. Trong các buổi nói chuyện thì các vấn đề thắc mắc của họ sẽ được giải đáp, giúp người cai nghiện yên tâm hơn và thực hiện quá trình cai nghiện tốt hơn. Trước khi được trở về thực hiện quản lý sau cai tại địa phương thì người cai nghiện ma túy được học chương trình 9 ngày mà Ủy Ban Phòng, chống HIV/AIDS dành cho người chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, nhằm cung cấp những kỹ năng phòng chống tái nghiện, các thông tin về việc làm, các vấn đề tâm lý và những khó khăn họ sẽ gặp phải.

- Giai đoạn 2: Người cai nghiện ma túy trở về cộng đồng. Giai đoạn này nhân viên CTXH thông qua việc kết hợp quản lý đối tượng cùng địa phương, liên kết với các cơ quan đoàn thể tạo điều kiện cho đối tượng có việc làm, ổn định cuộc sống. Cùng đối tượng và gia đình đối tượng xây dựng các chương trình hành động tăng

cường, củng cố việc hòa nhập cộng đồng. Hỗ trợ, giải đáp, cung cấp các thông tin về quyền lợi, nghĩa vụ của đối tượng khi trở về với cộng đồng.

1.2.5 Vận dụng một số lý thuyết trong lĩnh vực CTXH đối với việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên

1.2.5.1 Lý thuyết hành vi

Lý thuyết hành vi ra đời vào năm 1849, được bắt đầu nghiên cứu bởi Ivan Pavlov, sau đó là John B.Watson, tiếp đó là Skinner

Theo Pavlov, ông đưa ra khả năng phản xạ có điều kiện khi có tác nhân khác kích thích sẽ xuất hiện hành vi.

Theo John B.Watson và Skinner thì môi trường ảnh hưởng đến hành vi con người và hành vi có tính hoạt động.

Hành vi của mỗi cá nhân chịu ảnh hưởng bởi điều kiện xung quanh, môi trường sống, những kinh nghiệm sống mà người đó trải qua. Môi trường bao gồm các yếu tố như: Hoàn cảnh xung quanh về vật chất, tinh thần… Điều căn bản cho sự lớn lên và phát triển của con người là các nhu cầu căn bản được đáp ứng. Nhu cầu về tình cảm của con người là có thật, chúng không thể được đáp ứng hay bị loại trừ bằng sự lý giải của lý trí. Hành vi của con người thường có mục đích và hành vi này là sự thỏa mãn những nhu cầu về thể lý và tình cảm của cá nhân. Hành vi của người khác chỉ có thể hiểu được bằng sự thấu hiểu về lý trí và tình cảm của người đó[15, tr 19].

Áp dụng lý thuyết hành vi trong đề tài nghiên cứu nhằm giải thích cho những hành vi liên quan đến tâm lý của học viên trong việc rèn luyện tại trung tâm để chuẩn bị cho việc tái hòa nhập cộng đồng. Sử dụng lý thuyết hành vi để tìm hiểu về tâm lý học viên bởi có nhiều vấn đề học viên không nói ra bằng lời nhưng lại biểu hiện bằng hành vi không lời. Chính hành vi đó liên quan đến lời nói, suy nghĩ và hành động. Có những vấn đề nói không thể diễn tả được hoặc khó nói ra hay là vấn đề tế nhị, rất khó để ta có thể nhận biết nhưng nó sẽ biểu hiện ra thành hành vi và chỉ cần quan sát hành vi chúng ta có thể nhận ra được người đó có vấn đề hay không để tìm hiểu.

Dựa vào những hành vi quan sát được từ học viên để có thể tìm hiểu sâu hơn từ học viên về những mối quan hệ như: Gia đình, bạn bè và những mối quan hệ khác của họ hiện tại và trước đây.

Để có thể hiểu được một cách chính xác hành vi của học viên để đi tìm hiểu sâu hơn vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu thì cần tránh thái độ định kiến mà phải tìm hiểu lý do dẫn đến hành vi ở mọi khía cạnh của vấn đề.

1.2.5.2 Lý thuyết khủng hoảng

Giới thiệu về lý thuyết: Caplan (1964) nhấn mạnh đến những cảm xúc, bối rối, mơ hồ và mất thăng bằng cộng với sự thất bại trong việc đương đầu hay giải quyết vấn đề trong suốt giai đoạn khủng hoảng.

Taplin (1971) lại nhấn mạnh đến các thành tố về nhận thức, kinh nghiệm của giai đoạn khủng hoảng, được gọi là sự vi phạm các kỳ vọng cá nhân trong cuộc sống gây ra bởi một số sự kiện khủng hoảng, được gọi là sự vi phạm các kỳ vọng cá nhân trong cuộc sống gây ra bởi một số sự kiện khủng hoảng, hay sự bất lực của “bản đồ nhận thức” cá nhân trong việc kết nối với các tình huống mới và bi kịch[14, tr 21].

Những nhà lý thuyết khác thì tập trung vào sự tương tác tình huống khủng hoảng mang tính chủ quan và tình huống của môi trường mang tính khách quan (Schulberg & Sheldon, 1968).

Khủng hoảng là một giai đoạn bối rối, mơ hồ và mất tổ chức, đặc trưng bởi sự bất lực của cá nhân trong việc đương đầu với một tình huống nào đó bằng cách sử dụng những phương pháp “truyền thống” để giải quyết vấn đề và với sự tiềm tàng của những hậu quả, tác động hoặc quá tích cực hay tiêu cực.

Tất cả mọi người đều có thể trải qua giai đoạn khủng hoảng trong một vài thời điểm nào đó của cuộc đời mà khủng hoảng này được đặc trưng bởi những cảm xúc rất to lớn về sự mất tổ chức, sự bối rối, sự đổ vỡ của các khuynh hướng đương đầu thích hợp trước đó. Giai đoạn khủng hoảng là có giới hạn, thường được gây ra bởi một số sự kiện mang tính tích tụ, và tuân theo những nội dung phát triển liên tục thông qua các giai đoạn luôn có tiềm năng giải quyết nhằm hướng đến các cấp độ chức năng cao hơn hoặc thấp hơn. Giải pháp cuối cùng để

giải quyết khủng hoảng phụ thuộc vào số lượng các thành tố (sức mạnh, kinh nghiệm với các khủng hoảng trước đó) và nguồn lực xã hội của cá nhân (sự trợ giúp có sẵn từ các nguồn thân thiết).

Sự mất tổ chức và sự mất cân bằng: Một trong những mặt hiển nhiên nhất của khủng hoảng là sự bối rối trầm trọng trong cảm xúc hoặc sự mất thăng bằng, tùy theo trải nghiệm của cá nhân. Miller và Iscoe (1963) mô tả cảm giác căng thẳng, sự bất lực, sự bơ vơ của một người gặp khủng hoảng.

Tính tổn thương và giảm bớt sự phòng vệ: Một phần của tình trạng mất tổ chức trong giai đoạn khủng hoảng của cá nhân là khả năng bị thương tổn và tình dễ chấp nhận/tính dễ ám thị (Taplin 1971). Điều này cũng như việc giảm bớt sự phòng vệ (Halpern 1973). Khi một cá nhân không còn khả năng ứng phó và mọi thứ diễn ra dường như mất tính hòa nhập, mọi thứ dường như không còn gì để phòng vệ. Trong khung nhận thức của Taplin, sự quá tải của các sự kiện dồn dập làm cá nhân cảm thấy lúng túng và thường mở ra đón nhận các gợi ý. Các nhà lâm sàng cho rằng trong một thời điểm nhất định nào đó của khủng hoảng, các thân chủ rất sẵn lòng cho các khái niệm mới giúp họ giải nghĩa các dữ liệu và để hiểu cái gì đã và đang diễn ra. Như Tyhurst (1985) cho rằng tính dễ thương tổn, tính dễ chấp nhận hay sự giảm bớt tính phòng vệ là cơ hội để thay đổi đặc điểm của các khủng hoảng cuộc đời.

Sự sụp đổ khả năng ứng phó: Trọng tâm của tất cả các định nghĩa về khủng hoảng là ý tưởng về sự đổ vỡ của khả năng ứng phó, giải quyết vấn đề. Giả sử chúng ta thuần thục trong việc phát triển những phương cách ứng phó với khó khăn trong cuộc sống. Sự bắt đầu của các khủng hoảng dù là kết quả của một sự kiện đe dọa hay một loạt các sự kiện căng thẳng dồn nén như một gánh nặng mà cá nhân không thể gánh vác nổi. Nó vẫn diễn ra dù cho các phương sách giải quyết khó khăn đã có sẵn.

Áp dụng lý thuyết khủng hoảng để tìm hiểu các đặc điểm của học viên trong trung tâm cai nghiện. Từ các đặc điểm đó mà học viên biểu hiện ra hành vi hay hành động. Các học viên có thể trải qua rất nhiều biến cố trong cuộc đời mà

khó có thể vượt qua được: gia đình ly tán, sự mất mát người thân, thất bại trong công việc hay tình yêu, gia đình không quan tâm, gia đình gặp khó khăn, hoặc bị tác động bởi các yếu tố môi trường: bạn bè rủ rê, chơi với những nhóm bạn xấu… mà từ đó dẫn đến không tân bằng được tâm lý và tìm đến ma túy. Các học viên không có khả năng ứng phó với sự cám dỗ của ma túy mà tìm đến nó như một cách để quên đi tất cả. Khi được đưa vào trung tâm thì họ mới thức tỉnh và nhớ lại tất cả những gì mà mình đã làm, đã trải qua trong thời gian trước đó. Họ rất hoang mang, biểu hiện ra bằng tâm lý lo sợ, rụt rè hay hung hăng. Đứng trước vấn đề của mình họ cảm thấy thực sự khó khăn, bế tắc để có thể vượt qua. Vì vậy áp dụng lý thuyết khủng hoảng để biết được do đâu họ mất khả năng ứng phó, vấn đề gì khiến họ thấy mất thăng bằng để từ đó biết được những gì tác động đến tâm lý của họ mà nó biểu hiện ra thành cử chỉ, hành vi hay hành động mà họ có thể hoặc không muốn nói ra. Qua đó ta hiểu được vấn đề mà học viên gặp phải, cách học viên suy nghĩ để có thể hiểu được tâm lý của họ và những yếu tố ảnh hưởng tới học viên. Thấy được những yếu tố đó ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập cộng đồng của học viên ra sao để có những giải pháp thích hợp.

1.2.6 Lý thuyết hệ thống sinh thái

- Giới thiệu về lý thuyết: Lối tiếp cận lý thuyết sinh thái được đề xướng năm 1940 bởi nhà sinh vật học Ludwig Von Bertalanffy và theo lý thuyết này thì mỗi cá nhân đều chịu ảnh hưởng của môi trường sống, hoàn cảnh sống và họ cũng tác động lại môi trường, hoàn cảnh sống xung quanh [15, tr 10].

Lý thuyết sinh thái giúp cho người thực hành công tác xã hội tìm ra được các yếu tố tác động xung quanh thân chủ thông qua môi trường mà họ sống để từ đó có cách can thiệp phù hợp. Lý thuyết sinh thái giúp cho tìm ra sự hài hòa giữa con người với môi trường của họ như thế nào để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề của thân chủ. Lý thuyết sinh thái chỉ ra những hành vi của cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức cộng đồng và những quan hệ kết nối của họ tạo cho việc thực hành công tác xã hội được dễ dàng, thuận lợi hơn.

Lý thuyết sinh thái vận dụng nhiều lý thuyết đã có đóng góp rất quan trọng cho ngành công tác xã hội vào giải thích hành vi của con người. Lý thuyết sinh thái nhấn mạnh đến 3 cấp độ:

Cấp vi mô: Là hệ thống cá nhân cùng với những yếu tố sinh học, sinh lý, tâm lý của cá nhân và tác động lên cá nhân đó.

Cấp trung mô: Là hệ thống lớn hơn như: gia đình, ban bè, các nhóm nhỏ ảnh hưởng đến cá nhân, các nhóm xã hội khác.

Cấp vĩ mô: Hệ thống này nhằm nói đến môi trường lớn hơn gia đình và các nhóm nhỏ. Đó là địa phương, cộng đồng hay các chính sách, tổ chức xã hội có ảnh hưởng tác động đến cá nhân.

Lý thuyết sinh thái nhằm nói đến việc con người sống trong môi trường, chịu tác động của môi trường và cách con người đáp trả lại. Con người và môi trường không tách rời, có tác động qua lại lẫn nhau. Con người chịu ảnh hưởng nhiều bởi môi trường sống, có thể là môi trường vật chất, môi trường xã hội, môi trường văn hóa. Nếu môi trường đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của con người thì con người sẽ phát triển mạnh mẽ hơn. Ngược lại, nếu môi trường thiếu thốn, nghèo nàn về tài nguyên, không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của con người thì con người sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, thể chất, chức năng, tâm lý bị ảnh hưởng.

Lý thuyết sinh thái được sử dụng nhằm tìm hiểu về môi trường sống xung quanh các học viên để biết được những yếu tố tác động đến họ, môi trường sống của học viên với nhu cầu của học viên, sự tác động ngược trở lại của học viên tới môi trường để có thể nắm bắt được tâm lý học viên trong thời gian giáo dục, rèn luyện tại trung tâm. Môi trường ảnh hưởng đến học viên: cán bộ trung tâm, các học viên khác, dịch vụ y tế, các chính sách dành cho học viên. Cũng có thể tìm hiểu về môi trường sinh thái của học viên trước khi vào trung tâm: gia đình, ban bè, làng xóm, cộng đồng để nắm rõ hơn về tâm lý của học viên trong trung tâm.

Vận dụng một số các thuyết ứng dụng trong lĩnh vực CTXH đối với học viên cai nghiện ma túy nhằm tác động, hỗ trợ cho quá trình cai nghiện ma túy

của học viên thành công. Dựa trên các thuyết này giúp quá trình tái hòa nhập cộng đồng của học viên đạt hiệu quả cao, giảm tỉ lệ học viên tái nghiện.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC CHUẨN BỊ TÁI HÒA NHẬP CỘNG ĐỒNG CỦA HỌC VIÊN

Một phần của tài liệu những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w