NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ VÀ LO LẮNG CỦA HV CHUẨN BỊ THNCĐ

Một phần của tài liệu những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng (Trang 49 - 53)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.5 NHỮNG KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ VÀ LO LẮNG CỦA HV CHUẨN BỊ THNCĐ

THNCĐ

Trong quá trình phỏng vấn và quan sát học viên chúng tôi nhận thấy rằng, học viên gặp rất nhiều khó khăn trong việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Những khó khăn đó là: quan hệ với cán bộ trung tâm, quan hệ với các học viên, ý chí quyết tâm cai nghiện… Ngoài ra, học viên còn lo lắng : gia đình không tin tưởng hoặc bỏ rơi, cộng đồng kỳ thị, không có việc làm…

Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 2.5 dưới đây:

Bảng 2.5: Khó khăn tâm lý và lo lắng của HV khi THNCĐ

S TT Khó khăn tâm lý, lo lắng Học viên L ựa chọn % Khó khăn tâm lý khi tái hòa nhập cộng đồng

1 Trong mối quan hệ với cán bộ trung tâm 5 5

.2

2 Trong mối quan hệ với học viên khác 7 7

.3

3 Trong quan hệ với người thân gia đình 2

1

2 1.9

4 Ý chí quyết tâm cai nghiện của bản thân 6

1

6 3.5

5 Mọi thứ rối bời, hoang mang 2 2

.1

Tổng 9

6

1 00 Lo lắng khi tái hòa nhập cộng đồng

6 7.1 7 Bị cộng đồng kỳ thị 1 5 1 5.6 8 Không có việc làm 2 2 2 2.9

9 Phải đối mặt với việc bị nhiễm HIV 8 8

.3 1

0

Thiếu thông tin về dịch vụ chăm sóc, chữa bệnh miễn phí

2 2

.1 1

1

Phải làm quen với cộng đồng sau một thời gian xa cách

2 2

.1 1

2

Bị lôi kéo sử dụng lại ma túy 2

1 2 1.9 Tổng 9 6 1 00

Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, với học viên khó khăn tâm lý lớn nhất chính là “Ý chí quyết tâm cai nghiện của bản thân”. Có 63.54% học viên lựa chọn phương án này. Không phải tự nhiên mà đa số học viên lại cho rằng khóa khăn tâm lý lớn nhất với họ chính là “Ý chí cai nghiện của bản thân”. Việc tự chiến thắng bản thân là khó khăn hơn cả. Học viên Đ. V chia sẻ: “Khi ra khỏi trung tâm là đã cai nghiện thành công, nhưng khi trở về cộng đồng với bao cám dỗ, nhất là bạn bè cũ lôi kéo, rủ rê. Nếu không có ý chí quyết tâm cao thì chuyện đi lại con đường cũ là rất dễ dàng…”.

Tiếp đến là khó khăn: “Trong quan hệ với người thân gia đình”

(21.88%). Học viên tự nhận thấy gia đình là điểm tựa, là nơi giúp họ đứng dậy, làm lại cuộc đời. Suốt một thời gian dài họ đã làm mất niềm tin ở gia đình, thậm chí vợ con ly tán, cha mẹ ốm đau… Họ dằn vặt, băn khoăn khi trở lại gia đình phải làm như thế nào để giải quyết sự ngờ vực, mâu thuẫn…

Ngoài ra, học viên cho rằng họ gặp vấn đề “Trong mối quan hệ với học viên khác” (chiếm 7.29%) và “Trong mối quan hệ với cán bộ trung tâm” (chiếm 5.21%). Điều này cho thấy các học viên với nhiều thành phần khác nhau họ vẫn còn những khoảng cách và mẫu thuẫn nhất định. Nhưng khó khăn này chỉ chiếm một phần nhỏ,

có những học viên sau khi rời trung tâm liên lạc và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Bản thân học viên cảm thấy khó nói ra những khó khăn của mình khi trò chuyện với các học viên khác và cán bộ quản lý, tư vấn. Đặc biệt là những học viên mang trong mình bệnh tật. Điều đó sẽ thực sự là khó khăn để có thể nắm bắt được tâm tư, suy nghĩ của học viên nhằm giúp họ chuẩn bị tốt hơn trong việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Số học viên còn lại họ thấy: “Mọi thứ rối bời, không xác định và rất hoang mang” (2.08%). Theo thông tin của cán bộ phòng y tế thì đây là những trường hợp học viên bị tổn thương thần kinh nặng, đã được điều trị nhiều lần nhưng chưa thực sự đem lại hiệu quả.

Đó là những lo lắng của học viên khi chuẩn bị tái hoà nhập cộng đồng. Mặc dù khi được hỏi về phương hướng tương lai thì họ trả lời là sẽ xin việc làm, trở thành người lương thiện. Người có vợ thì nói rằng sẽ trở về với vợ, người chưa có vợ thì nói rằng trở về sẽ cưới vợ, sinh con rồi tạo thu nhập nuôi gia đình. Nhưng khi được hỏi là tái hòa nhập cộng đồng có tái nghiện hay không thì họ nói là tùy thuộc vào hoàn cảnh. “Khi gặp lại bạn bè cũ thì cũng không biết đâu được, khi bọn nó rủ đi chơi thì từ chối một lần còn được chứ từ chối nhiều lần quá cũng ngại”. (Học viên P.Q.M)

Anh Đ.T.H – cán bộ tư vấn thuộc phòng y tế tại trung tâm cho biết: “Ma túy chi phối não bộ con người, gợi cảm giác thèm nhớ, gây chứng hoảng loạn, phát sinh tính tự kỷ, thậm chí liều lĩnh vì ma túy. Học viên cai nghiện sau cắt cơn thì việc khó khăn lớn nhất với họ chính là chiến đấu với chính bản thân, tâm lý thèm nhớ ma túy ăn sâu trong trí não”… Học viên N. K cũng chia sẻ: “Bản thân em đã cai nghiện đến lần thứ 3, cắt cơn xong, rèn luyện tại trung tâm còn được ổn định, khi được về nhà vừa mừng, vừa lo. Mừng vì được về với gia đình, lo sợ mọi người không chấp nhận, coi thường, không xin được việc làm, sợ bị nghiện lại… Cứ về với cộng động chúng em băn khoăn nhiều lắm ạ” .

Học viên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng có rất nhiều lo lắng và nghi ngờ về cuộc sống. Những lo lắng đó nó có thể tạo cho học viên những tư tưởng xấu, có những học viên luôn căng thẳng, tự ti, tự kỳ thị mình cho rằng mình là đồ bỏ đi, sẽ không có một nơi nào cần đến một người nghiện như mình. Do đó mà học viên cần sự quan tâm

từ rất nhiều phía khi còn đang rèn luyện trong trường. Lo lắng nhất của học viên khi tái hòa nhập cộng đồng là “Gia đình không tin tưởng, bỏ rơi” 31.25%. Số học viên trong trường 42.71% là đã có gia đình. Với những học viên đã có gia đình nay tan vỡ do mình nghiện phải đi cai nên cảm thấy mất mát, nuối tiếc và cô đơn hoặc cảm thấy buồn chán lạc lõng vì không còn bạn bè, người thân ở cộng đồng.

Lo lắng “Không có việc làm” cũng ám ảnh 34.37% học viên, họ sợ là gánh nặng của gia đình, người thân. Hơn ai hết những học viên cai nghiện, tái nghiện nhiều lần họ thấu hiểu cảm giác bị cho là kẻ ăn bám, phụ thuộc rồi từ đó cảm giác là người thừa… không có việc làm đồng nghĩa với việc họ dễ bị lôi kéo sa ngã, tái nghiện. Học viên lo lắng “Bị lôi kéo sử dụng lại ma túy” (chiếm 21.88%), họ không dám chắc mình có thể cưỡng lại những cám dỗ bên ngoài, đặc biệt là khi bạn bè cũ lôi kéo sử dụng lại ma túy.

Theo khảo sát thì học viên lo lắng sợ “Bị cộng đồng kỳ thị” (chiếm 15.63%), họ lo lắng khi trở về lại bị kỳ thị, hắt hủi, bỏ rơi. Hiện tại học viên trong trường đang đếm từng ngày để được ra khỏi trường bởi đối với họ ở trong trường là gò bó và buồn chán nhưng họ lại không có phương hướng khi sắp được tái hòa nhập cộng đồng. Điều mà học viên lo lắng hiện tại là không biết gia đình ở xa không bảo lãnh được thì có được về không, không biết nghị định mới là 24 tháng thì đúng 24 tháng có được về hay không. Học viên chỉ thắc mắc về chuyện có người bảo lãnh cho về không và hết thời hạn có thực sự được trở về không, còn nghĩ đến chuyện có tái nghiện hay không, sẽ làm gì để không bị lôi cuốn lại con đường cũ thì học viên không hề nghĩ đến. Họ để cho cuộc sống đưa đẩy và cam chịu. Có nhiều học viên được hỏi là khi tái hòa nhập cộng đồng thì có chắc là không tái nghiện hay không thì học viên trả lời là “hên xui thôi, cuộc sống nó phức tạp lắm làm sao mà bọn em biết được” (T.V.M). Theo cán bộ quản lý thì khi anh hỏi học viên là tái hòa nhập cộng đồng có bỏ được ma túy hay không? Có 5% học viên nói là bỏ được còn lại học viên nói là không chắc.

Học viên lo lắng “Phải đối mặt với việc bị nhiễm HIV” (chiếm 8.33%) đây là việc không khó hiểu tại trung tâm. Bởi lẽ tỷ lệ học viên nhiễm HIV khá cao, họ

có thể dễ dàng lây nhiễm cho nhau. Khi cai nghiện thành công có những học viên do sơ xuất trong quá trình lao động sản xuất, cũng có khi do xô xát với học viên nhiễm HIV mà phải ân hận mang trong mình căn bệnh thế kỷ. Ngoài ra học viên lo lắng “Thiếu thông tin về dịch vụ chăm sóc, chữa bệnh miễn phí”, “Phải làm quen với cộng đồng sau một thời gian xa cách” (chiếm 2.08%). Những học viên nhiễm HIV và một số bệnh nguy hiểm khác khi rèn luyện tại trung tâm được chăm sóc, điều trị đều đặn, họ sợ rằng khi về với cộng đồng sẽ không được hưởng các quyền lợi chăm sóc sức khỏe miễn phí. Một số ít học viên tinh thần chưa thực sự ổn định, ngại va chạm, họ sợ khoảng thời gian hơn 2 năm trong trung tâm làm họ không thích nghi được với cộng đồng bên ngoài.

Bản thân các học viên đều có những băn khoăn, lo lắng riêng, đặc biệt là những học viên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Trước những khó khăn tâm lý, lo lắng của học viên khi chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng, trung tâm cần tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ học viên giải quyết các vấn đề khó khăn.

Một phần của tài liệu những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w