MONG MUỐN CỦA HV KHI THNCĐ

Một phần của tài liệu những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng (Trang 43 - 46)

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2 MONG MUỐN CỦA HV KHI THNCĐ

Chúng tôi đã lựa chọn những học viên chuẩn bị hồi gia, đang tham gia chương trình tái hòa nhập cộng đồng tại trung tâm và tìm hiểu về mong muốn nhu cầu của họ khi tái hòa nhập cộng đồng. Kết quả điều tra về mong muốn của HV chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng được thể hiện qua bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Mong muốn của HV chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng

S

TT Mong muốn của HV

Đánh giá của HV ĐT B M ức độ 1 Có việc làm thu nhập ổn định 2.6 2 3

2 Được hỗ trợ chống tái nghiện 2.3

7

3

3 Được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật 2.4 3 4 Được xã hội chấp nhận, gia đình tin tưởng, đón

nhận

2.3 6

3

Đối với học viên chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng thì tất cả các mong muốn trên đều quan trọng và cần thiết song điều mà học viên cho là cần thiết nhất đó chính là “Có việc làm thu nhập ổn định” (ĐTB 2.62đ). Theo các cán bộ tại trung tâm cho biết thì học viên thường có nhu cầu học nghề khá cao, họ thường đăng ký tham gia học nghề một cách rất tích cực và làm việc hăng say. Tại trung tâm hiện nay đào tạo rất nhiều ngành nghề, trong phải kể đến hai lớp trung cấp nghề là cơ khí hàn và kỹ thuật xây dựng. Học viên hoàn thành xong khóa học sẽ được cấp bằng trung cấp, ngoài ra còn nhiều ngành nghề khác như làm gốm, làm giấy, đóng giầy, dệt may, làm mộc, chăn nuôi, trồng trọt… Với học viên khi rời trung tâm cần có một công việc ổn định để học tự chủ về kinh tế, chuyên tu xây dựng cuộc sống, xa rời những thói hư tật xấu. Khi trao đổi với học viên họ cho biết: “thực ra nhu cầu mong muốn có việc làm của họ là rất lớn, họ tự thấy cai nghiện xong không có việc làm ổn định, không tự chủ về kinh tế thì họ lại bị dè bỉu, bị cho là ăn bám, là người thừa” (N.V.A).

Tiếp đến, học viên đánh giá sự cần thiết của việc “Được chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh tật” với ĐTB 2.4đ. Trên thực tế thì đa số học viên đều bị ma tuý làm cho sức khỏe yếu dần đi, gây ra nhiều bệnh tật, có cả HIV và những bệnh lây

truyền qua đường tình dục, gây khó khăn cho học viên trong việc tạo dựng một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Người tái hòa nhập cộng đồng cần được chăm sóc sức khỏe, chữa trị bệnh tật, chữa trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Ngoài ra, học viên còn mong muốn: “Được xã hội chấp nhận, gia đình tin tưởng, đón nhận”, “Được hỗ trợ chống tái nghiện” (ĐTB 2.36đ, 2.37đ). Kết quả phỏng vấn, một học viên chia sẻ: “Chúng em là những người thừa của xã hội, có cai nghiện xong về với gia đình, bạn bè nhưng không được chấp nhận thì cũng bỏ phí. Cai nghiện xong chúng em muốn làm lại cuộc đời, muốn sống tử tế nhưng không ai tin tưởng thì khó lắm, chán đời, lại nghiện lại là đương nhiên”(Đ.X.T). Họ tự nhận thấy sự chấp nhận của cộng đồng và gia đình là rất quan trọng, dù họ đã quyết tâm cai nghiện nhưng khi hồi gia mọi người lại quay lưng với họ thì khó mà họ có thể duy trì quyết tâm làm lại cuộc đời. Cán bộ tư vấn (L.T.A) cho biết, một số học viên tái nghiện quay lại trung tâm chia sẻ: “Trở về cộng đồng chúng em không biết làm thế nào để chống lại những cám dỗ bên ngoài. Ra ngoài xã hội khác với ở trong trung tâm lúc nào cũng có các cán bộ kèm cặp, hướng dẫn chúng em…”, học viên cần sự trợ giúp từ gia đình và xã hội. Họ cần được nâng đỡ, hỗ trợ về tinh thần, hỗ trợ chống tái nghiện. Qua phỏng vấn sâu, bạn N.V.H tâm sự “gia đình là nguồn an ủi lớn nhất đối với em, khi được gia đình an ủi em thấy yên tâm hơn”. Sau một thời gian dài ở trong trung tâm xa cách gia đình và cộng đồng, người tái hòa nhập cộng đồng sẽ có nhiều bỡ ngỡ, xa lạ với cuộc sống hiện nay của gia đình và xã hội, nhất là những thay đổi về kinh tế, xã hội trong thời gian qua. Do đó, người tái hòa nhập cộng đồng cần được nâng đỡ, hỗ trợ về tinh thần để họ có thể quen dần với cuộc sống mới.

Ước mong của học viên, gia đình và xã hội là họ sẽ bỏ được ma tuý để làm lại cuộc đời. Nhưng ma lực của ma tuý là rất lớn. Có thể khi tái hòa nhập cộng đồng học viên sẽ có những cơn thèm nhớ ma túy. Nếu khi không có đủ nghị lực của bản thân và sự giúp đỡ hiệu quả của gia đình và cộng đồng, người tái hòa nhập cộng đồng sẽ trở lại với ma túy, đánh mất hoàn toàn những cố gắng của nhiều năm rèn luyện tại trung tâm và cuộc

sống đang rộng mở với họ. Vì vậy học viên khi còn ở trong trung tâm cần phải có được tất cả các kỹ năng để đối phó với ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng.

Một phần của tài liệu những yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên tại trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tiên lãng (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w