5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.10.2 Can thiệp của nhà công tác xã hội
2.10.2.1 Can thiệp tới môi trường
- Đối với trung tâm: Đặt vấn đề về việc chuẩn bị cho học viên THNCĐ, xác định rõ được ảnh hưởng của từng yếu tố để xây dựng và điều chỉnh các biện pháp phù hợp. Nhấn mạnh sự đổi mới, cải cách trong yếu tố “Giáo dục đào tạo
- Đối với gia đình, bạn bè, người thân: Tiếp xúc, trò chuyện, phân tích cho các thành viên trong gia đình hiểu rõ được tình trạng cảm xúc, tâm lý của học viên cai nghiện, giúp gia đình ý thức được tâm quan trọng của họ với con em mình. Gia đình, người thân cần phải yêu thương, hỗ trợ, cùng học viên vượt qua khó khăn, luôn là điểm tự tinh thần vững chắc. Để làm được điều này cần phân tích, cung cấp cho người thân gia đình học viên những phương pháp phù hợp mà họ cần sử dụng.
2.10.2.1 Can thiệp trực tiếp lên HV
- Trị liệu nhận thức:
+ Tiếp xúc, trò chuyện, phỏng vấn và khai thác thông tin từ phía học viên chuẩn bị THNCĐ: Thông qua việc lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, khó khăn, lo lắng của học viên, nhà CTXH xác định được tâm lý, những điều học viên cần và không cần lúc này. Qua đó gọi mở được nhận thức của học viên về việc chuẩn bị THNCĐ của chính bản thân họ.
+ Cung cấp thông tin trực tiếp cho học viên: Bên cạnh những thông tin mà học viên tiếp nhận thông qua các buổi tập huấn của trung tâm thì cũng cấp những thông tin chi tiết, cụ thể hơn về các kiến thức, kỹ năng để hòa nhập cộng đồng hiệu quả. Đặc biệt những thông tin liên quan trực tiếp đến đời sống cộng đồng dân cư, các chính sách, dịch vụ nơi mà học viên trở về sinh sống.
+ Can thiệp nhận thức của học viên về việc ổn định tâm lý, tinh thần khi trở về cộng đồng: Động viên, củng cố tinh thần cho học viên chuẩn bị THNCĐ, giúp họ xác định rõ những nguy cơ tiềm ẩn ngoài xã hội và hình thành các kỹ năng phản ứng lại các nguy cơ đó. Giúp học viên nhận thức rõ về tác hại và và những nguy cơ của việc thiếu kiên định, tái nghiện sẽ ra sao, giúp họ nâng cao nhận thức phòng, tránh tái nghiện.
- Trị liệu hành vi: Trong khoảng thời gian sắp kết thúc chương trình rèn luyện tại trung tâm, chuẩn bị THNCĐ, nhà CTXH kết hợp cùng các cán bộ tại trung tâm tổ chức các chương trình rèn luyện thực tế cho học viên. Xây dựng các tình huống đời thường khi học viên trở về với cộng đồng, hình thành cho
học kỹ năng phản ứng với các vấn đề trong cuộc sống. Các tình huống được xây dựng dựa trên những mô phỏng thực tế, từ chính những câu chuyện, chia sẻ của các học viên từng cai nghiện nhiều lần và những mô hình do các nhà CTXH đưa ra. Thông qua các buổi rèn luyện này sẽ giúp học viên có những kiến thức thực tế, không bị bỡ ngỡ, khó khăn khi trở về cộng đồng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về ma túy, cai nghiện ma túy và tái hòa nhập cộng đồng cho thấy có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau đã góp phần tạo ra cơ sở lý luận phong phú về vấn đề này. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về ma túy đã được quan tâm, tuy nhiên việc nghiên cứu, tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên 06 còn chưa nhiều.
Người nghiện ma túy là người có tâm sinh lý bị rối loạn trong một thời gian dài. Họ mang tâm trạng hai chiều: mâu thuẫn, vừa thèm muốn ma túy, vừa muốn chống lại hành vi sự thèm muốn đó. Tuy nhiên, những biểu hiện bên ngoài người nghiện thường hay che giấu, phủ nhận, không chú ý hay tỏ ra ít hiểu biết về ma túy.
Tái hòa nhập cộng đồng là một tiến trình hai chiều, về phía các học viên phải phấn đấu trở thành người tốt có ích, về phía cộng đồng phải mở rộng cánh cửa (đặc biệt về mặt tinh thần) để đón nhận học viên
Tâm lý học viên trong việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng được hiểu: “Là hiện tượng tinh thần của người sử dụng ma túy lặp đi lặp lại theo chu kỳ hoặc dùng kéo dài liên tục một thứ ma túy, trong quá trình chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng về phía học viên phải phấn đấu trở thành người tốt có ích, về phía cộng đồng phải mở rộng cánh cửa (đặc biệt về mặt tinh thần) để đón nhận HV”.
1.2 Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy: Nhận thức của học viên tại
trung tâm GDLĐXH số 1 Hải Phòng về tái hòa nhập cộng đồng chưa đầy đủ. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng của học viên, đó là các yếu tố: Nhận thức của HV, giáo dục, tư vấn...
1.3 Từ kết quả nghiên cứu thực trạng chúng tôi đề xuất một số biện pháp
tác động và sự can thiệp của nhà công tác xã hội với trung tâm, gia đình và đặc biệt là với chính các học viên chuẩn bị THNCĐ tại trung tâm GDLĐXH số 2 Tiên Lãng. Việc can thiệp giúp học viên ổn đinh về tinh thần, trang bị những kiến thức, kỹ năng để họ sẵn sàng trở về cộng đồng, xây dựng cuộc sống, làm lại cuộc đời.
2. KIẾN NGHỊ
Quá trình tái hòa nhập cộng đồng của HV gặp phải rất nhiều khó khăn, thử thách, đặc biệt là ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, để giúp cho việc THNCĐ đạt hiệu quả và giảm tỷ lệ tái nghiện chúng tôi có một số kiến nghị sau:
2.1 ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG
+ Các tổ chức đoàn thể: Cần có sự kết hợp chặt chẽ trong việc quản lý và tiếp nhận học viên hồi gia. Tạo điều kiện cho họ được sinh hoạt, lao động tại địa phương như một công dân bình thường. Thường xuyên quan tâm, động viên học viên và gia đình phấn đấu hỗ trợ giúp đỡ làm lại cuộc đời. Thông qua các buổi họp tổ dân phố, loa đài truyền thông, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về việc chống kỳ thị xa lánh học viên cai nghiện thành công, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, mỏ rộng tấm lòng đón nhận họ.
+ Các cơ quan, trường học: Tại các cơ quan, trường học nơi học viên làm việc học tập cần phải được tuyên truyền sâu rộng, ý thức về việc tái hòa nhập cộng đồng của các học viên. Mọi người cần tin tưởng và mở rộng tấm lòng với các học viên, tạo điều kiện cho họ quay trở lại làm việc học tập bình thường.
+ Cơ quan công an, các ban ngành chức năng liên quan: Cần tăng cường, đẩy mạnh triệt phá, trấn áp, thẳng tay trừng trị, tội phạm ma túy. Từng bước đẩy lùi ma túy, xây dựng xã hội trong sạch, vững mạnh.
+ Các trung tâm trợ giúp sau cai và dịch vụ y tế được mở rộng rãi nhưng cần chủ động liên kết chặt chẽ với các gia đình có người thân cai nghiện để trợ giúp họ khi hồi gia. Học viên ngại tìm đến các trung tâm này thì thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố, các chương trình truyền thông, cán bộ trung tâm trực tiếp đến từng gia đình có học viên hồi gia.
2.2 ĐỐI VỚI TRUNG TÂM
+ Thực hiện tốt chức năng của mình, tăng cường các liệu pháp ổn định tâm lý, triển khái các chương trình rèn luyện kỹ năng sống, áp dụng thực tế cho học viên được thực hành, trải nghiệm. Các bài học được xây dựng dựa trên những đóng góp thực tế của học viên. Thông qua những chia sẻ của các học viên
cai nghiện nhiều lần, cán bộ trong trung tâm xây dựng thành các tình huống, hoạt cảnh chia sẻ cho các học viên khác, và hướng dẫn họ kỹ năng để xử lý các tình huống đó, tránh việc mơ hồ đi lại vết xe đổ.
+ Kết hợp với các khu công nghiệp, các công ty, xí nghiệp bên ngoài đào tạo, dạy nghề và tạo điều kiện việc làm sau khi cai nghiện thành công. Kêu gọi đầu tư, hợp tác từ phía các công ty tiếp nhận học viên sau khi hoàn thành chương trình rèn luyện tại trung về làm việc.
+ Phối hợp chặt chẽ với gia đình, thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình để kịp thời hỗ trợ gia đình giải quyết các mâu thuẫn khó khăn, giúp học viên yên tâm rèn luyện cai nghiện thành công trở về gia đình hạnh phúc.
2.3 ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH, BẠN BÈ
+ Phải thực sự thương yêu, cảm thông chia sẻ với học viên từ khi họ đang cai nghiện đến khi trở về gia đình. Đặc biệt vợ con hay người yêu không nên kỳ thị, xa lánh, đòi chia tay, ly dị, như vậy sẽ tạo cứ sốc lớn cho học viên. Gia đình cần tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia tư vấn, tham vấn để được hỗ trợ. Người thân và gia đình phải là những người đầu tiên luôn tin ở khả năng hoàn lương của các học viên, động viên, khuyến khích họ thông qua các buổi viếng thăm hàng tháng.
+ Học viên hồi gia, gia đình và người thân là cầu nối học viên với mọi người xung quanh, giới thiệu việc làm, liên hệ với các trung tâm trợ giúp sau cai nghiện để học viên được trợ giúp chống tái nghiện và được chăm sóc sức khỏe.
2.4 ĐỐI VỚI BẢN THÂN HỌC VIÊN
+ Luôn tự ý thức mình cần phải cố gắng vươn lên làm lại cuộc đời, trở về cộng đồng tìm việc làm phù hợp để lập nghiệp. Cách tốt nhất là mạnh dạn tìm đến các trung tâm sau cai để được hướng dẫn và trợ giúp tốt nhất.
+ Chấm dứt quan hệ với những người bạn xấu, nguy cơ bị dụ dỗ, lôi kéo sa ngã. Nắm chắc các kỹ năng được học tập tại trung tâm để áp dụng vào cuộc sống. Phải biết dứt khoát, từ chối thẳng thắn với những lời dụ dỗ, lôi kéo. Chủ động giao lưu, học hỏi những người tốt xung quanh để lạp nghiệp và vươn lên.
+ Khi gặp vấn đề khó khăn, lo lắng, băn khoăn không thể chia sẻ cùng ai thì học viên cần mạnh dạn tìm đến các trung tâm tư vấn hoặc tìm đến người đáng tin cậy để có được sự trợ giúp, giải quyết vấn đề.
+ Khi hồi gia các học viên nên mạnh dạn tham gia các nhóm, câu lạc bộ của những người cai nghiện thành công trở về cộng đồng để cùng nhau chia sẻ những tâm tư, tình cảm, kinh nghiệm trong cuộc sống, giúp nhau vươn lên khẳng định bản thân.
+ Thường xuyên tham gia các chương trình rèn luyện sau cai để củng cố tinh thần, quyết tâm làm lại cuộc đời, ổn định cuộc sống, trau dồi thêm các kỹ năng cần thiết.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm xã Hồng Ngự - Đồng Tháp (2011), Kế hoạch cai nghiện phục hồi quản lý sau cai cho người cai nghiện ma túy.
2. Gustave Le Bon (1985), Tâm lý học đám đông, Nxb Tri thức.
3. Bộ LĐ – TB & XH (2004), Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện quyết định 151 của Thủ tướng chính phủ về cai nghiện – phục hồi.
4. Công an tỉnh Bắc Kạn (2011), Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý người sau cai nghiện trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
5. Nguyễn Thành Công (2003), Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cai nghiện ma túy và sau cai.
6. Cục phòng chống tệ nạn xã hội (2007), Giới thiệu và hướng dẫn mô hình cai nghiện hiệu quả.
7. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, Nxb Khoa học xã hội.
8. Đinh Phương Duy (1998), Tâm lý học đại cương, Trường ĐH mở bán công TPHCM.
9. Margaret O. Hyde (2009), Giới trẻ và ma túy, Nxb Tri thức.
10. Morimura Makotoichi (2004) (Dương Thu Ái, Nguyễn Kim Hạnh dịch), Danh vọng và tội ác, Nxb Công an nhân dân Hà Nội.
11. Nguyễn Thị Oanh và nhóm tác giả (1997), An sinh xã hội và các vấn đề xã hội, Trường ĐH mở bán công TPHCM.
12. Đào Ngọc Phong và Lê Anh Tuấn, Xây dựng mô hình dịch vụ y tế dự phòng các nhiễm trùng cơ hội (OI) cho các đối tượng nghiện ma túy tại Ba Vì.
13. Hoàng Phê (1988), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách khoa. 14. Võ Thị Anh Quân (2009), Công tác xã hội cá nhân, Trường ĐH Đà Lạt.
15. Võ Thị Anh Quân (2009), Kỹ năng thực hành Công tác xã hội, Trường ĐH Đà Lạt.
16. Nguyễn Hương Ngọc Quỳnh (2009), Hiệu của hoạt động tái hòa nhập cộng đồng đối với những người sau cai nghiện.
17. Sinh viên tình nguyện trường ĐH KHXH & NV (ĐH Quốc gia TP HCM) (2006), Tìm hiểu nhu cầu tái hòa nhập cộng đồng của học viên cai nghiện tại trung tâm Bình Đức.
18. Sinh viên tình nguyện trường ĐH KHXH & NV (ĐH Quốc gia TP HCM) (2006), Thực trạng phương pháp quản lý học viên cai nghiện tại trung tâm Bình Đức.
19. Sinh viên tình nguyện trường ĐH KHXH & NV (ĐH Quốc gia TP HCM) (2006), Tìm hiểu những chuẩn bị cho học viên cai nghiện tại trung tâm chữa bệnh Phú Văn.
20. Nguyễn Hữu Toàn (2004), Tìm hiểu tự ý thức của thanh niên tái nghiện ma túy tại Hà Nội.
21. Thông báo ý kiến kết luận của phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng tại cuộc họp thường kỳ của ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS, phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm.
22. Nguyễn Quang Uẩn (2001), Tâm lý học đại cương, Nxb Quốc gia Hà Nội.
23. Ủy ban nhân dân TPHCM - Ủy ban phòng chống AIDS TPHCM (2008),
Tài liệu chia sẻ kinh nghiệm chương trình 3 tháng chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng.
24. Ủy ban phòng chống AIDS TPHCM – Dự án phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam tại TPHCM, (2008), Nghiệp vụ quản lý, hỗ trợ người sau cai tái hòa nhập cộng đồng phòng chống HIV/AIDS và Dự phòng tái nghiện.
25. Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS & phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm (2002), Kế hoạch tổng thể cai nghiện phục hồi, giai đoạn 2001 – 2010.
26. Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS & phòng chống tệ nạn ma túy mại dâm (2006), Tổng kết công tác phục hồi giai đoạn 2001 – 2005, phương hướng nhiệm kỳ 2006 – 2010.
27. Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb Công an nhân dân Hà Nội.
28. Nguyễn Xuân Yêm, Trần Văn Luyện (2002), Hiểm họa ma túy và cuộc chiến mới, Nxb Công an nhân dân Hà Nội.
Tài liệu tham khảo từ internet
29. Author Archives, “Cai nghiện ma túy tại cộng đồng: Hiệu quả thấp”, www.Oxfamhk.org.vn, 2010.
30. Nguyễn Duy, “Chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho học viên sau cai nghiện và một số kinh nghiệm”,
www.lamdong.gov.vn/viVN/a/phongchongmatuy/thongtin/pages/chuan-bi-tai- hoa-nhap.aspx.
31. Trí Đường, “Thế giới có hơn 200 triệu người nghiện ma túy”, http://vietbao.vn/Suc-khoe/The-gioi-co-hon-200-trieu-nguoi-nghien-ma-
tuy/70005679/248/, Thứ hai, 14/03/2005.
32. Lê Thị Bích Hà, “Trăn trở của người làm công tác cai nghiện”, http://tuoitre.vn/Ban-doc-viet/286583/tran-tro-cua-nguoi-lam-cong-tac-cai- nghien.html, Thứ 5, 06/11/2008.
33. Nguyễn Thanh Hòa, “Báo cáo công tác cai nghiện ma túy Việt Nam thời gian qua”, www.thuvienphapluat.vn/archive/van-ban-khac/bao-cao-69- BC-LDTBXH-cong-tac-cai-nghien-ma-tuy-tai-Viet-Nam-thoi-gian-qua,
08/09/2011.
34. Nguyễn Ngọc Lâm, “Tâm lý người nghiện ma túy” , http://www.slideshare.net/foreman/tam-ly-nguoi-nghien-matuy.
35. Nguyễn Lê, “Lời tự bạch của một người nghiện ma túy”, http://www.dongnai.gov.vn/cong-dan/tin_vanhoa-xahoi/20081231/view, Thứ 4, 12/10/2005.
36. Bích Ngọc, “Công tác xã hội với người cai nghiện ma túy”, www.sdrc.com.vn/chitiet.aspx?id=1134&language-VN.
37. Trung Nguyên, “Một số vấn đề về cai nghiện ma túy”, http://blog.yume.vn/xem-blog/mot-so-van-de-cai-nghien-ma-
tuy.trungnguyenct.35CDB52E.html, Thứ 7, 03/04/2010.
38. Nguyễn Thị Oanh, “Tái hòa nhập cộng đồng sau cai nghiện: Cánh cửa chỉ hé mở”, http://tuoitre.vn/Ban-doc-viet/286115/Tai-hoa-nhap-sau-cai- nghien-Canh-cua-chi-he-mo.html, Thứ 2, 03/11/2008.