Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
491 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài: “NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ TRONG QUÁ TRÌNH QUYẾT TOÁN THUẾ, HOÀN THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN tại Cục thuế TP,HCM” MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỤC LỤC CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu……………………………………1 2. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………….5 3. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………… 6 4. Đối tượng nghiên cứu……………………………………………… 6 5. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………… 6 CHƯƠNG II: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 1 1. Khái niệm sự hài lòng của khách hàng.………………………………………….…….7 2. Chất lượng dịch vụ…………………………………………………………………… 9 2.1 Định nghĩa………………………………………………………………………………….….9 2.2 Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ……………………………………………………….9 2.3 Đo lường chất lượng dịch vụ………………………………………………………………10 3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng……….………12 4. Khái niệm thuế TNCN………………… ………………………………………… 13 5. Đối tượng nộp thuế TNCN…………….…………………………………………….13 6. Đối tượng quyết toán thuế TNCN…………… …………………………………… 15 7. Quy trình quyết toán thuế TNCN…………………………………………………….16 8. Một số nghiên cứu về sự hài lòng của người nộp thuế 20 CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 1. Nghiên cứu định tính……………………………………………….22 2. Nghiên cứu định lượng…………………………………………….22 3. Phương pháp chọn mẫu…………………………………………….23 4. Mô hình nghiên cứu……………………………………………… 23 5. Thiết kế nghiên cứu……………………………………………… 24 CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đánh giá thang đo………………………………………………………30 2. Điều chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết…………………… 32 3. Các giả thuyết………………………………………………………… 33 3.1 Kiểm định mô hình…………………………………………………………….33 3.2 Kiểm định các giả thuyết của mô hình nghiên cứu………………………34 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN- GIẢI PHÁP 1. Kết luận………………………………………………………………………36 2. Ý kiến……………………………………………………………………… 37 3. Một số giải pháp tham khảo………………………………………………….37 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu: 2 Luật thuế TNCN có hiệu lực từ năm 2009 vẫn còn nhiều mới mẻ so với hầu hết mọi người dân. Sau một năm phổ biến những điều luật, quy định, thông tư nhưng đến thời điểm quyết toán thuế cuối năm vẫn làm bối rối nhiếu người, và điều này càng làm cho mọi người cảm thấy khó chịu hơn khi làm các thủ tục liên quan đến vấn đề quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN. Tâm lý của hầu hết mọi người dân Việt Nam đều rất ngại những vấn đề liên quan đến Thuế vì vậy việc tiếp xúc với các quy định cũng như phải làm việc với Cục thuế đối với mọi người là một việc rất khó khăn. Cả nước ước tính có hơn 2 triệu người thuộc diện nộp thuế TNCN và việc quyết toán thuế, hoàn thuế trở nên thực sự quá tải đối với cơ quan thuế. Có nhiều yếu tố khiến cho thủ tục thu nộp, hoàn thuế, quyết toán thuế trở nên phức tạp, chưa làm hài lòng người nộp thuế. Thuế là nguồn thu chủ yếu cuả Ngân sách Nhà nước, nộp thuế là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân. Tuy nhiên để tạo điều kiện cho người dân hiểu về quyền và nghĩa vụ khi nộp thuế cũng như cải cách các thủ tục thu nộp thuế tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế là yêu cầu bức bách, nhất là người dân, chưa quen với thuế TNCN. Vì thuế TNCN mới chỉ được áp dụng bắt đầu từ 01/01/2009, trước đó chỉ có những cá nhân thu nhập cao mới nộp thuế TNCN. Do đó, đứng trước nhu cầu tạo sự thuận lợi cho người nộp thuế và giảm tải cho cơ quan thuế trong quá trình thực hiện luật thuế TNCN nhất là ở khâu quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN, cần phải có một sự nghiên cứu nghiêm túc về vấn đề này. Đề tài được chọn nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân khi đến quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN tại Cục thuế TP.HCM. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm : - Tìm ra và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng quyết toán thuế, hoàn thuế tại Cục thuế TP. HCM. - Đóng góp một số ý kiến nhằm tạo sự hài lòng cho người nộp thuế khi thực hiện quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN. 3. Đối tượng nghiên cứu. 3 - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của đối tượng quyết toán thuế, hoàn thuế tại cục thuế TP. HCM. - Thực trạng chất lượng phục vụ tại cục thuế TP. HCM. - Đối tượng khảo sát: các cá nhân đến quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN tại TP. HCM 4. Phạm vi nghiên cứu. - TP. HCM có 18 quận, mỗi quận đều có một chi cục thuế, tuy nhiên cục thuế TP. HCM là đơn vị đi đầu và là đơn vị dẫn đường trong mọi hoạt động của ngành thuế và là nơi chịu nhiều áp lực nhất tại TP. HCM. Vì vậy nhóm chọn nghiên cứu trong phạm vi cục thuế TP. HCM. 5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu: Trước khi ban hành Luật thuế TNCN, nhà nước đã ban hành Pháp lệnh về thuế đối với người có thu nhập cao đề người dân làm quen, nhưng chỉ một số ít cá nhân có thu nhập cao hoặc các kế toán quan tâm, đa số người dân vẫn còn xa lạ với các quy định của luật thuế TNCN nhất là thủ tục quyết toan thuế, hoàn thuế TNCN. Vì vậy, nhóm chọn nghiên cứu đề tài nhằm giúp cơ quan thuế hoàn thiện quy trình, thu nộp, quyết toán thuế, hoàn thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế để nâng cao mức độ hài lòng của người nộp thuế giúp luật thuế TNCN được thực hiện nghiêm túc CHƯƠNG II TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 4 Việc quyết toán thuế và hoàn thuế TNCN là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi cá nhân. Quá trình này mang tính đặc thù riêng nhưng nếu xét đến mức độ hài lòng và các yếu tố ảnh hưởng thì chúng ta có thể xem như đó là quá trình thực hiện một dịch vụ. Trong đó chi cục thuế là người cung cấp dịch vụ và các cá nhân đến quyết toán thuế hoàn thuế là khách hàng. Vì thế ta có thể dực trên cơ sở lý thuyết và chất lượng dịch vụ và sự thỏa mãn của khách hàng trong kinh doanh để phân tích và xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài này. 1. Khái niệm sự hài lòng của khách hàng. Ngày nay trong bối cảnh kinh tế cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ đi kèm của doanh nghiệp mình. Để thu hút được khách hàng dùng sản phẩm của mình đã khó nhưng để khách hàng tiếp tục dùng và trung thành với sản phẩm của mình càng khó hơn. Bất kỳ một sản phẩm trong một ngành hay lĩnh vực nào đều có sản phẩm thay thế với chức năng tương đương, thậm chí còn có thể tốt hơn. Vì thế các doanh nghiệp tìm mọi cách làm hài lòng khách hàng của mình để giữ chân khách hàng lâu dài, cũng chính là để duy trì và phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đối với các dịch vụ công hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện sự cạnh tranh của các công ty tư nhân như trong dịch vụ y tế, và ngay cả dịch vụ công chứng giấy tờ Nhà nước cũng đã cho phép một số công ty tư nhân hoạt động tạo nên áp lực cho các cơ quan hành chính nhà nước phải thay đổi. Tuy nhiên nghiệp vụ Thuế là nghiệp vụ đặc biệt, chỉ có Nhà nước mới được phép thực hiện các chức năng liên quan đến Thuế. Và các doanh nghiệp, những người dân cho dù có hài lòng hay không cũng không có sự lựa chọn nào khác. Như vậy có nghĩa là các cơ quan thuế không có áp lực nào để thay đổi. Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay điều đó cũng không hoàn toàn đúng. Quá trình hội nhập quốc tế buộc nước ta phải cải cách hành chính theo xu hướng của các nước tiến bộ, không những vậy, đối với ngành Thuế nói riêng, nếu không cải cách, không thay đổi, không áp dụng công nghệ hiện đại thì chính họ đang lạc hậu và đang làm khó chính bản thân mình. Người dân không có sự lựa chọn chi cục thuế quản lý mình nhưng người ta có quyền tự do có ý kiến, đồng thời với tốc độ phát triển của xã hội thì các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, ngày càng nhiều, nếu các cục thuế, chi cục thuế 5 không cải tiến để làm hài lòng người doanh, doanh ngiệp thì họ sẽ phải chịu sức ép lớn từ dư luận, đồng thời trong công việc cũng sẽ gặp khó khăn khi khối lượng công việc nhiều như phương tiện cũng như công nghệ không đổi mới. Ngoài ra ở một nước coi trọng thành tích như nước ta thì đây cũng là một áp lực để các nhà lãnh đạo ngành thuế phải thay đổi, phải tìm mọi cách cho người dân hài lòng thì mới được dánh giá cao. Vậy thế nào là sự hài lòng của khách hàng. Có nhiều quan điểm khác nhau về sự hài lòng của khách hàng: - Sự thỏa mãn của khách hàng là phản ứng mang tính cảm xúc của khách hàng, đáp lại với kinh nghiệm của họ đối với một sản phẩm hoặc dịch vụ (Bachelet – 1995, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và ctg., 2003) - Sự thỏa mãn của khách hảng là mức độ của trạng thái cảm giác của một nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ một sản phẩm với những kỳ vọng của người đó (Kotler 2001). - Sự thỏa mãn của khách hàng là phản ứng của người tiêu dùng đối vời việc ước lượng sự khác nhau giữa những mong muốn trước đó (hoặc những chuẩn mực cho sự thể hiện) và sự thể hiện thực sự của sản phẩm như là một sự chấp nhận sau khi dùng nó. (dẫn theo Bùi Hoàng Phương, 2005). Như vậy có nhiều định nghĩa về sự thỏa mãn của khách hàng. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu sự thỏa mãn của khách hàng theo định nghĩa sau: “đây là phản ứng của người tiêu dùng đối với việc được đáp ứng mong muốn” (Oliver 1977, 13). Định nghĩa này có hàm ý rằng sự thỏa mãn chính là sự hài lòng của người tiêu dùng trong việc tiêu dùng sản phẩm hoặc dịch vụ do nó đáp ứng những mong muốn và cũng có thể là dưới mức mong muốn. Từ các định nghĩa về sự hài lòng của khách hàng nêu trên chúng ta có thể suy ra: sự hài lòng của một khách hàng đối với dịch vụ là sự phản ứng của khách hàng đối với việc dịch vụ đó đáp ứng những mong muốn của họ. 2. Chất lượng dịch vụ: Định nghĩa: 6 Từ các điểm khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ mà khái niệm chất lượng dịch vụ trở nên phức tạp. Khách hàng chỉ có thể cảm nhận được chất lượng dịch vụ sau khi đã “mua” và “sử dụng”. Do đó chất lượng dịch vụ được đánh giá dựa theo sự cảm nhận của khách hàng giữa những gì mà họ nhận được và những gí mà họ mong đợi. Zeithaml (1978) giải thích: Chất lượng dịch vụ là sự đánh giá của khách hàng về tính siêu việt và sự tuyệt vời nói chug của một thực thể. Nó là một dạng của thái độ và các hệ quả từ một sự so sánh giữa những gì mong đợi và nhận thức về những thứ ta nhận được. Lewis và Booms phát biểu: Dịch vụ là một sự đo lường mức độ dịch vụ được đưa đến khách hàng tương xứng với mong đợi của khách hàng tốt đến đâu. Việc tạo ra một dịch vụ chất lượng là đáp ứng mogn đợi của khách hàng một cách đồng nhất. Parasuraman. V.A Zeithaml và L.L Berry (Parasuraman và ctg.; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ và ctg.,2003) đã định nghĩa chất lượng dịch vụ là khoảng cách mong đợi về sản phẩm dịch vụ của khách hàng và nhận thức, cảm nhận của họ khi sử dụng qua sản phẩm dịc vụ đó. Parasuraman giải thích rằng để biết được dự đoán của khách hàng thì tốt nhất là nhận dạng và thấu hiểu những mong đợi của họ. Việc phát triển một hệ thống xác định được những mong đợi của khách hàng là cẩn thiết. Và ngay sau đó ta mới có một chiến lược chất lượng cho dịch vụ có hiệu quả. Đây được xem là khái niệm tổng quát nhất, bao hàm đầy đủ ý nghĩa của dịch vụ đồng thời cũng chính xác nhất khi xem xét đến chất lượng dịch vụ đứng trên quan điểm khách hàng, xem khách hàng là trung tâm. Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ: Dịch vụ có một số đặc thù hay tính chất mà nhờ đó chúng ta có thể phân biệt chúng với các sản phẩm hữu hình khác: - Dịch vụ là một hoạt động, một việc thực hiện bởi một bên này cho bên kia. Dịch vụ không vật chất, vô hình, khó xác định chính xác đã mua cái gì. Vì vậy, để giảm sự không chắc chắn, người mua sẽ tìm kiếm các bằng chứng của chất lượng dịch vụ từ những đối tượng họ tiếp xúc, trang thiết bị… mà họ thấy được. 7 - Tính hay thay đổi: Ở đây muốn nói đến mức độ khác nhau của việc thực hiện dịch vụ. Có nghĩa là dịch vụ có thể được xếp hạng từ rất kém đến rất hoàn hảo phụ thuộc vào người cung cấp dịch vụ, thời gian, địa điểm và cách thức dịch vụ được cung cấp. Tính biến thiên trong dịch vụ cũng dễ xảy ra và xảy ra thường xuyên hơn so với mức độ biến thiên chất lượng sản phẩm hàng hóa vật chất. - Tính không thể tách rời: Một dịch vụ không thể tách rời thành hai giai đoạn: giai đoạn tạo thành và giai đoạn tiêu thụ. Sự tạo thành và sử dụng hầu hết xảy ra đồng thời, cùng lúc với nhau. - Tính chất không tồn kho: dịch vụ khác với các hàng hóa thông thường ở chỗ nó không thể được cất giữ. Nói cách khác, dịch vụ nhạy cảm hơn các hàng hóa thông thường trước những thay đổi và sự đa dạng của nhu cầu. Khi nhu cầu thay đổi thì các công ty dịch vụ thường gặp khó khăn chính vì vậy các công ty dịch vụ luôn phải tìm cách để làm cung và cầu phù hợp nhau. Đo lường chất lượng dịch vụ: Việc đo lường chất lượng dịch vụ phải tùy thuộc vào đặc trung của dịch vụ mà sử dụng các mô hình và các thang đo khác nhau. Tuy nhiên chúng đều thể hiện một đặctrung chung đó là đo lường mức độ hài lòng mà khách hàng cảm nhận được khi sử dụng dịch vụ. Parasuraman, Zeithaml và Berry là những người đẩu tiên đã khái niệm hóa những thành phần của chất lượng dịch vụ để thiết kế thang đo đo lường nó. Theo các nhà nghiên cứu này thì có mười yếu tố của chất lượng dịch vụ: 1) Tiếp cận (access): liên quan đến việc tạo mọi điều kiện cho khách hàng tiếp cận được với dịch vụ một cách dễ dàng như rút ngắn thời gian chờ đợi của khách hàng, địa điểm, thời gian mở của thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng. 2) Thông tin (communication): liên quan đến việc giao tiếp với khách hàng, thông đạt cho khách hàng bằng ngôn ngữ họ dễ hiểu, và lắng nghe khách hàng về các vấn đề liên quan như như giải thích về các thủ tục, cách thức thực hiện, các thắc mắc của khách hàng. 3) Năng lực phục vụ (competence): nói lên trình độ chuyên môn để thực hiện dịch vụ. Khả năng chuyên môn này cần thiế cho nhân viện trực tiếp thực hiện dịch 8 vụ, tiếp xúc với khách hàng, khả năng nghiên cứu để nắm bắt thông tin cần thiết cho việc phục vụ khách hàng. 4) Lịch sự (courtesy): nói lên cách phục vụ niềm nở, lễ phép, tận tình, tôn trọng và thân thiện với khách hàng. 5) Tín nhiệm (credibility): nói lên khả năng tạo lòng tin cho khách hàng, làm khách hàng tin cậy vào tổ chức của mình. Khả năng nảy thể hiện qua tên tuổi, danh tiếng của tổ chức, nhân cách của nhân viên giao tiếp trực tiếp với khách hàng. 6) Tin cậy (reliability): nói lên khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay lần đầu tiên. 7) Đáp ứng (responsiveness): nói lên sự mong muốn và sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ khách hàng. 8) An toàn (security) liên quan đến khả năng đảm bảo an toán cho khách hàng, thể hiện qua sự an toàn về vật chất, tài chính cũng như sự bảo mật thông tin. 9) Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên phục vụ, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ. 10) Sự hiểu biết khách hàng ( uderstanding/ knowing the customer): thể hiện qua khả năng hiểu biết nhu cầu của khách hàng thông qua việc tìm hiểu những đòi hỏi của khách hàng, quan tâm đến khách hàng và nhận dạng khách hàng thường xuyên. Ngoài ra chúng ta có thề xem sự mong đợi của khách hàng những là những yêu cầu quan trọng của họ về chất lượng dịch vụ và có thể dựa vào đó để tạo ra các chuẩn mực đo lường chất lượng dịch vụ. Từ đó có thể khái quát lại các yếu tố để đo lường mức độ hài lòng như sau: 1) Sự tin cậy (reliability): khả năng thực hiện và cam kết thực hiện dịch vụ đảm bảo và chính xác. 2) Sự đáp ứng (reponsiveness ): sự sẵn sàng giúp đỡ khách hàng và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng. 9 3) Bảo đảm (assurance): những phẩm chất của nhân viên tạo được sự tin cậy cho khách hàng: sự chuyên nghiệp, lịch sự, kính trọng khách hàng, khả năng giao tiếp. 4) Đồng cảm(empathy): sự quan tâm chăm sóc đối với từng cá nhân khách hàng. 5) Phương tiện hữu hình (tangibles): ngoại hình, trang phục của nhân viên, trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện thông tin của nhà cung cấp dịch vụ. Chất lượng dịch vụ không thống nhất với nhau trong các lĩnh vực khác nhau, tùy thuộc vào từng lĩnh vực mà mỗi yếu tố có sự quan trọng khác nhau. Vì vậy trênh mô hình chung khái quát này mà ta xây dựng mô hình phù hợp với lĩnh vực nghiên cứu của mình. 3. Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng: Thông thường các nhà cung cấp dịch vụ thường cho rằng chất lượng dịch vụ chính là mức độ hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng là hai khái niệm phân biệt. Sự hài lòng của khách hàng là một khái niệm tổng quát, nói lên sự hài lòng của khách hàng khi tiêu dùng một dịch vụ trong khi đó chất lượng dịch vụ chỉ tập trung vào các thành phần cụ thể của dịch vụ. Dựa trên phân tích mối quan hệ nhân quả chúng ta có thễ thấy rằng chất lượng dịch vụ chỉ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng. Ngoài nhân tố chất lượng dịch vụ còn có các nhân tố khác như giá cả, chất lượng sản phẩm, các nhân tố tình huống tác động đến sự hài lòng của khách hàng. Và ta có thấy thấy rằng sự hài lòng của khách hàng chính là yếu tố quyết định có chấp nhận một dịch vụ hay không hay là yếu tố để xác định chất lượng dịch vụ cao hay thấp. Bởi vì dịch vụ có tính chất vô hình nên khách hàng có xu hướng tìm kiếm những bằng chứng (hay là các yếu tố “hữu hình”) trong quá trình giao dịch thực hiện dịch vụ. Các yếu tồ này bao gồm con người, quá trình xử lý dịch vụ, các yếu tồ vật chất. Tất cả các yếu tố này ít nhiều xuất hiện trong quá trình giao dịch cụ thể giữa khách hàng với tổ chức cung cấp dịch vụ và là những yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng dịch vụ, tạo ra sự hài lòng cho khách hàng. 4. KHÁI NIỆM THUẾ TNCN : 10 [...]... cứu: KHẢO SÁT CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÁ NHÂN, DOANH NGHIỆP THỰC HIỆN QUYẾT TOÁN THU , HOÀN THU TNCN TẠI CỤC THU TPHCM Kính gửi: Cá nhân và doanh nghiệp thu c diện quyết toán, hoàn thu TNCN tại cục thu TPHCM Thu TNCN vừa đựợc triển khai thực hiện tại Việt Nam Đi cùng quá trình đó là không ít các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Với ham muốn tìm hiểu những khó khăn,... học: Các yếu tố ảnh hưởng đến mức dộ hài lòng của cá nhân, doanh nghiệp thực hiện quyết toán, hoàn thu TNCN tại cục thu TPHCM Với đề tài này, chúng tôi nỗ lực tìm kiếm các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quyết toán thu , hoàn thu TNCN, đăc biệt là các nhân tố bất lợi Từ đây chúng tôi sẽ đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định về quyết toán, hoàn thu TNCN, góp phần đưa chính... điều của Luật Thu thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 100/2008/NĐ-CP), đối tượng nộp thu thu nhập cá nhân bao gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thu theo quy định tại Điều 3 của Luật Thu thu nhập cá nhân và Điều 3 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP Phạm vi xác định thu nhập chịu thu của đối tượng nộp thu như sau: Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thu là thu. .. số thu nộp thừa vào kỳ sau; Cơ quan thu trực tiếp quản lý các đơn vị chi trả thu nhập, cá nhân nộp thu phải chủ động thông báo sớm nghĩa vụ quyết toán thu để các đối tượng phải quyết toán thu được biết; đồng thời phổ biến, hướng dẫn cho các đơn vị chi trả thu nhập và cá nhân thực hiện kê khai, nộp hồ sơ quyết toán thu theo đúng quy định 13 7 QUY TRÌNH QUYẾT TOÁN THU TNCN : Quy trình quyết toán. .. giữa các biến độc lập (hệ số phóng đại phương sai VIF < 10) d Phân tích ANOVA Sử dụng phân tích ANOVA nhằm tìm hiểu cảm nhận khác nhau của các đối tượng khác nhau đối với sự hài lòng của người đến quyết toán thu Cụ thể: a) Cá nhân tự quyết toán thu / Kế toán quyết toán thu cho doanh nghiệp b) Độ tuổi của người quyết toán thu c) Số lượng nguồn thu nhập của cá nhân đến quyết toán thu 3.2 Kiểm định các... hiểu quy trình quyết toán thu thu nhập cá nhân chúng ta cùng khái quát khái niệm thu thu nhập cá nhân : Thu thu nhập cá nhân là loại thu trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong nước và người nước ngoài cư trú thường xuyên hay không thường xuyên trên lãnh thổ Việt Nam được quy định theo pháp luật thu TNCN Thu TNCN là một sắc thu có tầm quan trọng lớn trong việc huy động nguồn thu cho... hội Thu TNCN đánh vào cả cá nhân kinh doanh và cá nhân không kinh doanh Thu này thường được coi là loại thu đặc biệt vì có lưu ý đến hoàn cảnh của các cá nhân có thu nhập phải nộp thu thông qua việc xác định miễn, giảm thu hoặc khoản miễn trừ đặc biệt 5 ĐỐI TƯỢNG NỘP THU TNCN: Theo quy định tại Điều 2 của Luật Thu thu nhập cá nhân, Điều 2 của Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 8/9/2008 của Chính... xe ô tô CS10 Khi đến liên hệ có nước uống miễn phí I BẢNG CÂU HỎI 1 Câu hỏi sơ bộ: Câu hỏi 1: Anh/chị đã quyết toán thu TNCN chưa? Anh / chị thấy việc quyết toán thu và hoàn thu thu nhập cá nhân tại cục thu như thế nào? Tại sao? Câu hỏi 2: Điều gì làm anh/chị hài lòng khi đến làm việc tại cục thu Tp HCM Câu hỏi 3: Điều gì làm anh/chị không hài lòng khi đến làm việc tại cục thu TP HCM 2 Câu hỏi... cách hoàn thu mới, nói chung thủ tục thu TNCN đều khá mới mẻ với mọi đối tượng nộp thu nên khó tránh khỏi những khó khăn cho người nộp thu và cả cơ quan thu Từ những vấn đề thực tiễn trên và cũng góp phần cải thiện thủ tục thu nhằm nâng cao sự hài lòng của người nộp thu để việc thu thu được cải thiện, nhóm 5 đêm 8 khóa 19 chúng tôi xin chọn đề tài nghiên cứu là Những yếu tố ảnh hưởng đến mức. .. hưởng đến mức độ hài lòng của người nộp thu trong quá trình quyết toán thu , hoàn thu thu nhập cá nhân tại Cục thu TP. HCM” Đề tài này khá mới mẻ trong bối cảnh Việt Nam ta thời điểm này, vì thế được sự chỉ dạy của Thầy nhóm em có tìm hiểu công trình nghiên cứu trước đó của Anang Rohmawan, một sinh viên Indonesia, bảo vệ luận văn ở Thái Lan đề tài tương tự nhóm chúng em là : Đề tài này có những thông . TẠO SAU ĐẠI HỌC Đề tài: “NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI NỘP THU TRONG QUÁ TRÌNH QUYẾT TOÁN THU , HOÀN THU THU NHẬP CÁ NHÂN tại Cục thu TP, HCM” MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN. hưởng đến sự hài lòng của đối tượng quyết toán thu , hoàn thu tại cục thu TP. HCM. - Thực trạng chất lượng phục vụ tại cục thu TP. HCM. - Đối tượng khảo sát: các cá nhân đến quyết toán thu , hoàn. triệu người thu c diện nộp thu TNCN và việc quyết toán thu , hoàn thu trở nên thực sự quá tải đối với cơ quan thu . Có nhiều yếu tố khiến cho thủ tục thu nộp, hoàn thu , quyết toán thu trở