Nhưng phải kể từ năm 1744 thuật ngữ “dư luận xã hội” mới được sử dụng phổ biến, ở Việt Nam thường được dung là những cụm từ sau: ý kiến công luận, ý kiến cộng đồng, ý kiến công chung, ý
Trang 1MỤC LỤC
A ĐẶT VẤN ĐỀ 1
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1
I Dư luận xã hội 1
1.1: Khái niệm dư luận xã hội 1
1.2: Đối tượng của dư luận xã hội 2
1.3: Chủ thể của dư luận xã hội 2
1.4: Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn 2
II Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội 3
2.1: Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội 3
2.2: Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của con người 4
2.3: Thông tin đại chúng 4
2.4: Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội 6
2.5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị- xã hội 6
2.6: các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội 7
III Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật 8
3.1 Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật 8
3.2 Sự tác động của dư luận xã hội đến tâm lý pháp luật 10
3.3.Sự tác động của dư luận xã hội đối với hoạt động xây dựng pháp luật: thể hiện ở các phương diện sau: 12
C KẾT LUẬN 13
Trang 2A ĐẶT VẤN ĐỀ
Là một hiện tượng đặc biệt thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần, dư luận xã hội
đã tồn tại và phát triển nhiều năm trong lịch sử song hành cùng với sự vận động phát triển của xã hội loài người Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội cũng đều có những ảnh hưởng nhất định và thông thường trong nhiều trường hợp tác động mạnh mẽ đến các quá trình chính trị, xã hội của đất nước, đến việc lãnh đạo
và quản lý xã hội Dư luận xã hội có sự tác động đối với lĩnh vực pháp luật, nhưng đồng thời pháp luật cũng có sự tác động trở lại với dư luận xã hội Việc nghiên cứu vấn đề này đã trở nên hết sức cần thiết để có thể hiểu và hoàn thiện thêm về nó Vì vậy em đã chọn đề tài: “ Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận
xã hội, cho ví dụ minh họa ở từng yếu tố? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật”
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Dư luận xã hội
1.1: Khái niệm dư luận xã hội
Về mặt thuật ngữ: dư luận xã hội xuất hiện từ rất sớm, nhưng đến tận thế kỷ thứ
12 thì mới được một nhà văn – nhà hoạt động người Anh tên là Solsbery đưa ra thuật ngữ “dư luận xã hội”, được ghép bởi 2 từ: Opinion (ý kiến) và Public (cộng đồng) Nhưng phải kể từ năm 1744 thuật ngữ “dư luận xã hội” mới được sử dụng phổ biến, ở Việt Nam thường được dung là những cụm từ sau: ý kiến công luận, ý kiến cộng đồng, ý kiến công chung, ý kiến quần chung,…
Dư luận xã hội là tập hợp các ý kiến, thái độ có tính chất phán xét, đánh giá của các nhóm xã hội hay của xã hội nói chung trước những vấn đề mang tính thời
sự có liên quan đến lợi ích chung, thu hút được sự quan tâm của nhiều người và được thể hiện trong các nhận định hoặc hành động thực tiễn của họ.
Trang 31.2: Đối tượng của dư luận xã hội
Dư luận xã hội chỉ nảy sinh khi có các vấn đề có ý nghĩa xã hội đụng chạm tới những lợi ích chung của cộng đồng xã hội, có tầm quan trọng và có tính cấp bách, đòi hỏi phải có ý kiến phát xét đánh giá hoặc cần phải đề xuất phương hướng giải quyết cụ thể Đó có thể là một vấn đề chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội, văn hóa hay đạo đức
1.3: Chủ thể của dư luận xã hội
Chủ thể của dư luận xã hội là cộng đồng hay nhóm người mang dư luận xã
hộ Dư luận xã hội bao gồm mọi luồn ý kiến, luồn ý kiến của đa số cũng như thiểu
số Trong xã hội ở mỗi thời điểm nhất định sẽ có sự tồn tại của nhiều dư luận xã hội thuộc các cộng đồng lớn nhỏ Chủ thể của dư luận xã hội có thể là tập hợp những người thuộc các giai cấp, tầng lớp khác nhau, thậm chí đối lập nhau về lợi ích
1.4: Phân biệt dư luận xã hội với tin đồn
Tin đồn cũng là một hiện tượng tâm lí xã hội nhưng khác với dư luận xã hội
ở chỗ tin đồn không phải là sản phẩm của tư duy, phán xét của cá nhân mang đó Tin đồn chỉ là một tin tức về một sự việc, sự kiện hay hiện tượng có thể có thật, có thể không có thật hoặc chỉ có một phần sự thật được lan truyền từ người này sang người khác
Dư luận xã hội, ngược lại là sản phẩm của tư duy phán xét của cá nhân mang
nó thể hiện quan điểm, thái độ cá nhân mang nó trước các sự kiện, hiện tượng, vấn
đề mà cá nhân đó quan tâm Tin đồn có thể chuyển hóa thành dư luận xã hội khi trên cơ sở của tin đồn người ta đưa ra những phán xét, đánh giá, bày tỏ thái độ của mình, khi thông tin, sự kiện, hiện tượng được kiểm chứng và các nhóm xã hội có thể được tiếp cận với nguồn tin, trao đổi, bày tỏ ý kiến của mình thông qua con đường công khai
Trang 4II Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành dư luận xã hội
Sự hình thành dư luận xã hội phụ thuộc vào nhiều điều kiện, yếu tố khác nhau, cả chủ quan và khác quan về kinh tế, chính trị, xã hội, trình độ nhận thức… Dưới đây
là những yếu tố chính tác động đến sự hình thành của dư luận xã hội
2.1: Tính chất của các sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội, quá trình xã hội đang diễn ra trong xã hội
Trong thực tế xã hội luôn diễn ra đa dang, phong phú, phức tạp, luôn biến đổi không ngừng với nhiều sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội hay quá trình xã hội
Mà dư luận xã hội là hiện tượng tinh thần phản ánh sự tồn tại của xã hội Sự phản ánh đó phụ thuộc vào quy mô, cường độ và tính chất của sự việc, sự kiện, hiện tượng xã hội mà nó phản ánh; phụ thuộc vào ý nghĩa của các sự việc, sự kiện đó đối với các nhu cầu, lợi ích về vật chat hay tinh thần của cộng đồng người mang dư luận Cách thức để họ thực hiện điều này là bày tỏ sự tán thành, ủng hộ đối với những sự việc, sự kiện phù hợp với nhu cầu, lợi ích của mình và lên tiếng phê phán hay phản đối những sự việc, sự kiện đi ngược lại, xâm hại tới lợi ích của chính họ Qua thực tế, một sự việc, sự kiện xảy ra trong xã hội có thể ảnh hưởng tới một nhóm xã hội nhất định nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến nhiều nhóm xã hội Khi
đó, các nhóm xã hội sẽ bước vào cuộc trao đổi ý kiến, thảo luận tại các thời điểm khác nhau
Ví dụ như: Trường hợp tăng giá xăng dầu trong những năm gần đây Xăng dầu cung cấp nguyên liệu cho giao thông vận tải, cho gia dụng, các loại mày kỹ thuật… Tăng giá xăng dầu kéo theo nhiều mặt hàng tăng giá, trong đó tiền lương lại không tăng đồng nhất đã gây ra nhiều khó khăn cho người dân Việc tăng giá xăng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền lợi của đại đa số người dân vì vậy nó nhanh chóng tạo nên làn song dư luận xã hội, chiếm được nhiều sự quan tâm của xã hội
Trang 52.2: Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế
xã hội của con người
Hệ tư tưởng, trình độ học vấn, kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm thực tế xã hội của các cá nhân, các nhóm xã hội là mức độ chuẩn bị của cộng đồng người để tiếp nhận các sự việc, sự kiện, hiện tượng cần thiết Con người càng có hiểu biết, thông tin về đối tượng bao nhiêu thì tranh luận càng ít kéo dài bấy nhiêu, thông tin không đầy đủ thì sẽ dẫn đến tranh luận sẽ kéo dài, không hình thành dư luận xã hội Khuynh hướng, chiều sâu, tính chất phản ánh đúng hay sai của các ý kiến, các quan điểm phán xét, đánh giá đối với các sự việc, sự kiện cũng chịu ảnh hưởng của yếu
tố này Nhóm xã hội có trình độ học vấn thấp có thể dễ dàng tin tưởng vào những tin tức thất thiệt, tham gia vào những tin đồn nhảm, gây hậu quả xấu cho xã hội Ngược lại, nhóm xã hội có trình độ học vấn cao có thể tiếp cận dễ dàng nguồn thông tin, phân tích một cách khoa học về các sự việc, sự kiện…đưa ra những phán xét, đánh giá phù hợp góp phần hình thành dư luận xã hội tích cực
Ví dụ: tình trạng người dân sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng trong trồng rau, quả Theo nhận định của giới chuyên gia: việc sử dụng chất tăng trưởng quá lớn thì sẽ dẫn tới nguyên nhân gây ung thư Trong khi đó người nông dân do có trình độ học vấn thấp không nhìn thấy được hậu quả mà thuốc gây ra cho con người
mà chỉ thấy được những loại thuốc này rất rẻ, có độc lực cao, tiêu diệt sâu bọ tốt hơn, kích thích sinh trưởng nhiều hơn và làm cho rau quả xanh hơn, rút ngắn thời gian thu hoạch nên người nông dân đổ xô vào dùng thuốc tăng trưởng cho cây
2.3: Thông tin đại chúng
Hoạt động của hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng bao gồm báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình, ấn phẩm in, mạng máy tính có tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự hình thành dư luận xã hội điều đó thể hiện trên các phương diện sau:
Trang 6Các phương tiện thông tin đại chúng cung cấp thông tin, truyền tải kịp thời
và đầy đủ thông tin về các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội: việc đáp ứng nhu
cầu và sở thích thông tin của công chúng được coi là những tiền đề cơ bản cho sự phát triển của hệ thống truyền thông đại chúng Trên phương diện này, hệ thống truyền thông đại chúng ở đất nước ta đã có những bước tiến nổi bật trong những năm đổi mới các chương trình phát thanh, truyền hình, xuất bản phẩm trở nên đa dạng, phong phú hơn, cập nhật hơn với các thông tin về đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, chính trị của đất nước; sự phản ánh của các thông tin cũng chân thực và khách quan hơn
Các phương tiện thông tin đại chúng là diễn đàn ngôn luận công khai : ngày
nay, trình độ dân trí của người dân được nâng cao Các tầng lớp nhân dân cũng ngày càng tham gia rộng rãi hơn vào đời sống chính trị xã hội của đất nước Trong bối cảnh đó, các phương tiện thông tin đại chúng có trách nhiệm truyền tải thông tin về các ý kiến phán xét, đánh giá, thái độ của công chúng đối với các sự kiện, hiện tượng, diễn ra trong đời sống xã hội bằng cách này, công chúng sẽ có được
cơ hội tham gia ngày càng tích cực và có trách nhiệm hơn vào quá trình chuẩn bị, thực hiện và giám sát và đánh giá các chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước cũng như các hoạt động cụ thể, thường xuyên của các tổ chức chính quyền
Các phương tiện thông tin đại chúng điều chỉnh, định hướng sự phát triển
của dư luận xã hội:hệ thống truyền thông đại chúng phải dành phần thích đáng cho
việc đăng tải các thông tin được kiểm chứng và mang tính định hướng xây dựng Đặc biệt, khi các sự việc, sự kiện diễn ra có tầm quan trọng và liên quan đến lợi ích của đất nước, của dân tộc, đụng chạm đến các giá trị chuẩn mực của xã hội cơ bản, khi đó định hướng thông tin phải phản ánh được quan điểm của Đàng và Nhà nước,
ý kiến chính thức của cơ quan chức năng và phản ánh được sự phán xét, đánh giá chung của xã hội
Trang 7Ví dụ: Trước đây chủ yếu là báo in nhưng ngày nay sự phát triển của báo điện
tử đã nhanh chóng đưa thông tin đến người dân, họ nắm bắt thông tin, bày tỏ những suy nghĩ trên diễn đàn vì thế dư luận xã hội nhanh chóng được tạo ra là lan truyền với tốc độ chóng mặt
2.4: Những nhân tố thuộc về tâm lí xã hội
Trạng thái tâm lí xã hội biểu hiện ở thói quen, nếp sống, ý chí, tâm trạng hay tình cảm của nhóm xã hội, cộng đồng người đã được hình thành do ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện sống, sinh hoạt hàng ngày hoặc do tác động của công tác tuyên truyền, giáo dục Ảnh hưởng của nhân tố này có nhiều mặt đôi khi khó nhận bết, tùy từng thời điểm, tâm trạng của con người…Người đang trong tâm trạng chán nản, bi quan thì nội dung phán xét, đánh giá về sự kiện, hiện tượng xã hội khác với người đang trong tâm trạng phấn chấn, hồ hởi
Ví dụ: Trước đây, việc tình yêu đồng tính không được coi trọng, dư luận xã hội lúc bấy giờ không công nhận việc hai người đồng tính có tình cảm và bị phản đối kịch liệt Nhưng bây giờ tâm lý xã hội đã đổi mới, ở một số nước người ta đã công nhận tình yêu đồng tính, và hai người đồng tính có thể kết hôn với nhau theo quy định của pháp luật Như vậy, tâm lý xã hội đã ảnh hưởng trực tiếp đến dư luận
xã hội
2.5 Hoàn cảnh sinh hoạt chính trị- xã hội
Mức độ dân chủ hóa đời sống xã hội, khả năng và sự tham gia thực tế của người dân vào các sinh hoạt chính trị- xã hội của đất nước có ảnh hưởng rất quan trọng tới sự hình thành dư luận xã hội trong điều kiện xã hội có dân chủ rộng rãi,
có thông tin đa dạng, phong phú thì mọi người dân sẵn sàng thẳng thắn, cởi mở, bộc lộ các ý kiến, quan điểm của mình, tham gia bàn bạc các vấn đề chung, do vậy,
dư luận xã hội có điều kiện hình thành thuận lợi ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, thậm chí bị cắt xén, xuyên tạc thì dư luận xã
Trang 8hội thường hình thành khó khăn, chậm chạp Dưới các chế độ độc tài, phát xít, mọi quyền dân chủ bị tiêu diệt, dư luận xã hội càng khó hình thành và phát huy tác dụng, khi nó thường biểu hiện dưới dạng hình thức biểu tượng, hò vè, tiếu lâm, châm biếm
Ví dụ: Trong thời Pháp thuộc, người dân Việt Nam không có tự do dân chủ, cũng như không được phép can thiệp vào những việc mang tính chính trị và xã hội Nhưng khi đất nước thống nhất, nước ta là một nước dân chủ, người dân có thể tự
do bày tỏ ý kiến, bàn bạc, thảo luận, bày tỏ nguyện vọng, yêu cầu về nhưng vấn đề liên quan đến chính trị, văn hóa, xã hội… Lúc này, xã hội có nhiều dư luận khách quan hơn
2.6: các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội
Các phong tục tập quán, hệ thống các giá trị, chuẩn mực xã hội đang hiện hành trong xã hội trong chừng mực nhất định tác động tới sự hình thành dư luận xã hội về cơ bản, các phong tục tập quán, các giá trị, chuẩn mực xã hội hiện hành, tạo
ra những khuôn mẫu tư duy, khuôn mẫu hành động làm cơ sở cho việc phán xét, đánh giá, khác nhau về cùng vấn đề Điều này thể hiện rõ nét qua sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ đối với những biểu hiện của lối sống hiện đại như cách
ăn mặc, các sản phẩm ca nhạc và phim ảnh, cách sinh hoạt, vui chơi, giải trí
Ví dụ: Việc có thai trước hôn nhân hiện nay, dư luận xã hội về vấn đề này rất phức tạp Có người cho rằng việc có thai trước hôn nhân là không chấp nhận được vì nó đi lại với thuần phong, mỹ tuc, quan niệm trinh tiết của người phụ nữ Nhưng một số người khác lại ủng hộ việc có thai trước hôn nhân vì nó giải quyết được vấn đề có con, vì hiện nay có nhiều đôi vợ chồng sau khi lấy nhau một trong hai người vô sinh khiến họ không có con nên việc có thai trước hôn nhân là vấn đề thiết thực Như vậy, phong tục, tập quán cũng tác động đến sự hình thành dư luận
Trang 9xã hội song trong cùng một xã hội không phải ai cũng nhìn vào chuẩn mực để đánh giá vì thế dẫn đến sự nhìn nhận khác nhau giữa các thế hệ
III Tác dụng của dư luận xã hội đối với lĩnh vực pháp luật.
Trong bất kỳ một xã hội nào, dư luận xã hội đều có ảnh hưởng nhất định và trong nhiều trường hợp còn có tác động mạnh mẽ đến các quá trình chính trị, xã hội, đến việc lãnh đạo và quản lý xã hội Trong lịch sử xã hội loài người, dư luận
xã hội đóng vai trò là yếu tố điều hoà các mối quan hệ xã hội và điều chỉnh hành vi của con người Trong xã hội chưa có giai cấp, nhà nước và pháp luật, dư luận xã hội chỉ tồn tại với tư cách những ý kiến, quan điểm thái độ, sự phán xét chung của cộng đồng người, giữ vai trò vừa là phương tiện giáo dục vừa là công cụ định hướng, đieèu tiết hành vi của con người Trong xã hội có giai cấp, vai trò điều hòa các quan hệ xã hội của dư luận xã hội được thể hiện cùng với pháp luật
3.1 Sự tác động của dư luận xã hội đến hệ tư tưởng pháp luật.
Hệ tư tưởng pháp luật là tổng hợp các tư tưởng, quan điểm, quan niệm có tính chất lý luận và khoa học về pháp luật, phản ánh về pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, tự giác dưới dạng các khái niệm, các phạm trù khoa học
Dư luận xã hội tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự hình thành và phát triển của hệ tư tưởng pháp luật Với tư cách một hiện tượng xã hội, dư luận xã hội phản ánh tồn tại xã hội nói chung, đồng thời phản ánh các sự kiện, hiện tượng pháp lý xảy ra trong đời sống xã hội Sự bàn luận, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong
xã hội về các sự kiện, hiện tượng pháp lý đưa tới kết quả là, họ đạt tới sự nhận thức chung, thống nhất trong các phán xét, đánh giá về sự việc, sự kiện pháp Khi đã hình thành, dư luận xã hội biểu thị thái độ, quan điểm, cảm xúc, ý chí tập thể của đại đa số người trong cộng đồng xã hội trước thực tiễn đời sống pháp luật của xã
Trang 10hội, thể hiện trình độ nhận thức cao, có tính hệ thống về các vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật
Như vậy, dư luận xã hội làm nảy sinh trong nhận thức của mọi người những khái niệm cơ sở, mang tính bề ngoài, ngẫu nhiên và sau đó là những tri thức phản ánh đúng đắn bản chất của các hiện tượng pháp lý Từ đó, hình thành nên các quan điểm, quan niệm, tư tưởng phản ánh những vấn đề có liên quan đến pháp luật và các hiện tượng pháp luật một cách sâu sắc, có tính hệ thống trong xã hội Điều đó nói lên sự tác động mạnh mẽ của dư luận xã hội đối với quá trình hình thành và phát triển của hệ tu tưởng pháp luật
Một trong những đặc điểm cơ bản của dư luận xã hội là tính lan truyền Dư luận
xã hội lan truyền càng rộng thì càng có xu hướng thống nhất về nội dung các phán xét, đánh giá, càng làm cho mọi người trong xã hội nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề mang tính bản chất của pháp luật và các hiện tượng pháp luật Do đó, dư luận xã hội tham gia vào việc phổ biến, tuyên truyền trong các tầng lớp xã hội những giá trị pháp luật, các tư tưởng, quan điểm pháp luật
Hệ tư tưởng pháp luật chính thống của một xã hội nhất định bao giờ cũng là hệ
tư tưởng của giai cấp thống trị Khi giai cấp thống trị là lực lượng tiến bộ trong xã hội, có lợi ích giai cấp phù hợp với lợi ích cơ bản của các lực lượng xã hội khác thì tính dân chủ, tính khoa học và tính xã hội của hệ tư tưởng pháp luật sẽ thể hiện nổi trội, rõ nét Trong điều kiện như vậy, ý chí của giai cấp cầm quyền có nhiều nét tương đồng với dư luận xã hội của các tầng lớp nhân dân Qua đó, dư luận xã hội
có tác động mạnh mẽ và tích cực tới sự hình thành, phát triển và phổ biến hệ tư tưởng pháp luật trong xã hội
Đối với đại đa số quần chúng nhân dân, lợi ích quốc gia, dân tộc luôn có tầm quan trọng hàng đầu Dư luận xã hội đóng vai trò là "người lính canh giữ", bảo vệ